Chuyển đổi số ngành ngân hàng hướng đến phát triển bền vững - kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Nam Á
lượt xem 2
download
Bài viết đề cập đến vấn đề chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng nói riêng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, Nam A Bank không đi ngược với xu thế đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số ngành ngân hàng hướng đến phát triển bền vững - kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Nam Á
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 151 CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - KINH NGHIỆM TỪ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á Trịnh Dương Chinh(1) TÓM TẮT: Bài viết đề cập đến vấn đề chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng nói riêng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, Nam A Bank không đi ngược với xu thế đó. Hiện tại, với sự đầu tư bài bản về công nghệ số trong việc phát triển sản phẩm, quản trị vận hành, Nam A Bank đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Góc nhìn chuyển đổi số từ Nam A Bank. Từ khóa: Chuyển đổi số, Nam A Bank. ABSTRACT: The article deals with digital transformation in general and digital transformation in the banking industry, towards the goal of sustainable development particularly. Digital transformation is an inevitable trend of banks, and Nam A Bank is not against that trend. Currently, with the methodical investment in digital technology in product development and operation management, Nam A Bank has achieved many remarkable successes. Digital transformation perspective from Nam A Bank. Keywords: Digital transformation, Nam A Bank. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số ngân hàng hay chuyển đổi số là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Nói cách khác, chuyển đổi số là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và cách thức hoạt động của ngân hàng thông qua công nghệ. Tác giả đưa 1. Ngân hàng TMCP Nam Á.
- 152 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ra góc nhìn đi từ tổng quan chuyển đổi số, chuyển đổi số ngành Ngân hàng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, theo đúng chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nam Á nhận thức sâu sắc chuyển đổi số là việc làm cấp thiết và là định hướng đúng đắn của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, chủ trương thay đổi mạnh mẽ về ứng dụng chuyển đổi số trong các sản phẩm dịch vụ, phương thức vận hành và quản trị hệ thống để góp phần vào sự phát triển bền vững trong công cuộc chuyển đổi số của ngành Ngân hàng nói riêng và của Việt Nam nói chung. II. NỘI DUNG 1. Tổng quan về chuyển đổi số và chuyển đổi số ngành Ngân hàng Chuyển đổi số là khái niệm thường được nhắc đến mạnh mẽ trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, được biết đến như là một sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó, cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại. Nói cách khác, chuyển đổi số thường được hiểu theo nghĩa “là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing),... nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Đối với mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau thì quá trình chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt nhất định, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái cũng như mức độ ưu tiên thực hiện. Có thể hiểu khái niệm chuyển đổi số là việc thực hiện số hóa, ứng dụng công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm tăng hiệu quả hoạt động, phát huy tối đa năng suất lao động và mang lại giá trị kinh tế cao cho các ngành nghề, lĩnh vực khi áp dụng chuyển đổi số. Trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng. Theo các chuyên gia, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm các công nghệ và các vấn đề pháp lý liên quan: trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu (data analytics), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, sinh trắc học, công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), xác minh thông tin nhận biết khách hàng không gặp mặt trực tiếp thông qua phương tiện điện tử (e-KYC), QR Code, công nghệ tài chính (Fintech),... Trong đó, ngân hàng số được nhắc đến nhiều nhất. Theo đó, ngân hàng số là việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số. Ngân hàng số chủ yếu được
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 153 thực hiện thông qua Internet, điện thoại di động thông minh, máy tính bảng và có thể cả mạng xã hội. Do vậy, có thể hiểu, ngân hàng số là hình thức số hóa các hoạt động của ngân hàng truyền thống; có tất cả các chức năng của một ngân hàng đích thực với các tính năng nổi bật như chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng, gửi tiết kiệm kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, quản lý tài khoản, thanh toán hóa đơn, vay nợ ngân hàng. Để làm như vậy, ngân hàng số cần dựa trên ứng dụng tài chính hoặc website cho phép thực hiện hầu hết các giao dịch như tại một ngân hàng thông thường bằng hình thức trực tuyến thông qua mạng Internet. Theo báo cáo ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng thường chia theo 3 giai đoạn: Giai đoạn số hóa (các ngân hàng áp dụng công nghệ vào việc quản trị dữ liệu, quản trị tài nguyên, quy trình vận hành, thay đổi các dịch vụ, quy trình thủ công, truyền thống sang các sản phẩm, quy trình trực tuyến hoặc qua máy tính); Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số (các ngân hàng bắt đầu thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số toàn bộ hoạt động ngân hàng, bao gồm việc tích hợp và kết nối các quy trình số ở giai đoạn số hóa để mang đến trải nghiệm khách hàng); Giai đoạn tái tạo số (các ngân hàng kết hợp công nghệ và nền tảng kỹ thuật số chưa từng có trước đây để tạo ra doanh thu, kết quả thông qua các chiến lược sản phẩm cùng trải nghiệm sáng tạo). 2. Chuyển đổi số ngành Ngân hàng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Đẩy mạnh chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ, là hướng đi tất yếu trong kỷ nguyên 4.0. Đối với ngành Ngân hàng, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu ban hành và triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng như Quyết định số 810/QĐ-NHNN, ngày 11/5/2021 về Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 810 đã đề ra chi tiết lộ trình để đạt được các mục tiêu theo từng đối tượng cụ thể như sau: Mục tiêu đến năm 2025, 100% các dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa của Ngân hàng Nhà nước được xác thực điện tử,... Đối với các tổ chức tín dụng: Ít nhất 50% các nghiệp vụ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số vào năm 2025 và đến năm 2030 là 70%; chỉ tiêu về số lượng giao dịch của khách hàng trên các kênh số đạt ít nhất 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; chỉ tiêu về tỷ lệ quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân
- 154 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA được thực hiện theo hướng số hóa, tự động đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 70%. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và dự thảo Nghị định về Cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; ban hành và hướng dẫn triển khai việc mở tài khoản, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử eKYC; triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) theo Quyết định số 316/ QĐ-TTg, ngày 9/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu các phương án kết nối, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chíp phục vụ việc định danh, xác thực khách hàng chính xác, an toàn, nhanh chóng (tại ATM, quầy giao dịch và trên ứng dụng đi động), tiến tới làm sạch dữ liệu khách hàng, phục vụ đối sánh thông tin tin cậy, kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý. Xác định chuyển đổi số là tất yếu, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động thực thi với 95% các ngân hàng tham gia khảo sát đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số. Nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; nhiều ngân hàng chuyển đổi số ở tốp đầu đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức tối ưu, chỉ từ 30 - 40%, phản ánh hiệu quả từ chuyển đổi số, phát triển dịch vụ ngân hàng số. Việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng về số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch với công nghệ cao và an toàn bảo mật thông tin cho khách hàng. Các ngân hàng thương mại đã xem việc phát triển mô hình ngân hàng số là mục tiêu trong chiến lược kinh doanh, trong đó, đa số các ngân hàng thương mại (chiếm 90%) lựa chọn chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách hàng và nghiệp vụ nội bộ. Cùng với đó, nhiều ngân hàng đã xây dựng kho dữ liệu, chuẩn hóa hạ tầng số tập trung, cho phép chia sẻ, tích hợp, tạo hệ sinh thái số với nhiều ngành, lĩnh vực như: hệ sinh thái Mobile Banking kết nối với các dịch vụ công, dịch vụ tài chính, viễn thông, điện lực, giao thông, y tế,... trên cơ sở ứng dụng Mobile Banking, khách hàng có thể sử dụng được nhiều tiện ích so với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Thời gian qua, số lượng, giá trị giao dịch ngân hàng qua kênh số trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Xu hướng dịch chuyển sang sử dụng các kênh số trong dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày một tăng lên, đa số các ngân hàng đều tin tưởng trong thời gian tới, tỷ lệ khách hàng sử dụng kênh số sẽ tăng nhanh. Bên cạnh đó, các ngân hàng
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 155 cũng hợp tác với các công ty Fintech và kết nối với các hệ sinh thái số của các đơn vị thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau để giúp khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ một cách đầy đủ và thuận tiện nhất, qua đó tạo sự gắn kết bền vững. Các ứng dụng ngân hàng số đang được khách hàng sử dụng thường xuyên trong các giao dịch như: Openbanking của Nam A Bank, VCB DigiBank của VietcomBank, iPay của VietinBank, Smart Banking của BIDV, eBank X của TPBank; Omni-Channel của OCB, LiveBank của TPBank, LienViet24h của LienVietPostBank,... Có thể thấy rằng, thời gian qua, các ngân hàng tại Việt Nam đã chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào các hoạt động ngân hàng, phát triển mô hình ngân hàng số, tạo lập hệ sinh thái số cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, chất lượng nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế số, xã hội số, đi đúng hướng mục tiêu quốc gia phát triển bền vững. 3. Kinh nghiệm chuyển đổi số từ Nam A Bank 3.1. Chuyển đổi số giúp Nam A Bank định vị thương hiệu Kỷ niệm 30 năm thành lập, Nam A Bank đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân mỗi năm 25%. Cụ thể, các chỉ tiêu tài chính quan trọng đến năm 2025 của Nam A Bank hướng đến là tổng tài sản đạt 380.000 tỷ đồng, số lượng khách hàng 3 triệu người, lợi nhuận trước thuế 5.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 16.573 tỷ đồng. Trước mục tiêu và thách thức tăng trưởng quy mô gấp 3 lần hiện tại, Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc Nam A Bank luôn kiên định và không ngừng nâng cao sự kết hợp giữa 2 yếu tố nòng cốt là nhân lực và công nghệ. Năm 2022, được xem là dấu mốc đáng nhớ của Nam A Bank khi vừa tròn 30 năm thành lập (21/10/1992 - 21/10/2022). Những ngày đầu, Nam A Bank chỉ có một số chi nhánh, với vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 nhân viên. Đến nay, trải qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Nam A Bank không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gần 150 điểm kinh doanh và gần 100 điểm giao dịch số tự động OneBank trên cả nước, thiết lập quan hệ với 330 ngân hàng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng hơn 1.680 lần, số lượng cán bộ, nhân viên tăng hơn 104 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao. Ông Trần Ngọc Tâm - Tổng Giám đốc Nam A Bank cho biết: “Việc Nam A Bank liên tục mở rộng mạng lưới, hệ sinh thái số là minh chứng rõ ràng cho hoạt động hiệu quả, ổn định trên thị trường, đồng thời, thu hút ngày càng đông khách hàng quan tâm sử dụng dịch vụ. Ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu giao dịch tài chính - ngân hàng cho hàng triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, kết nối các thành phần kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng đáng kể tại các địa phương trên cả nước”.
- 156 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Theo báo cáo xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin hằng năm - Vietnam ICT Index, Nam A Bank nằm trong tốp các ngân hàng dẫn đầu ở các tiêu chí đánh giá như xếp hạng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin nội bộ (gồm Core banking, ứng dụng, thanh toán điện tử). Những năm gần đây, Nam A Bank không chỉ tạo những bước chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc đua “số hóa” mà còn là kiến tạo số, liên tục ra mắt thị trường những sản phẩm công nghệ mới như hệ sinh thái ngân hàng số Robot OPBA, Open Banking, OneBank giúp khách hàng giao dịch 365+, nhanh chóng, an toàn, tiện ích. Thương hiệu Nam A Bank được định vị là ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng tiên phong trong chiến lược chuyển đổi số bằng việc triển khai mô hình siêu thị tài chính “Một điểm đến - Đa tiện ích”. Trong đó, OneBank là ví dụ điển hình cho mô hình này. Thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục đón đầu những bước tiến mới của công nghệ để mang đến các tiện ích hiện đại cho quý khách hàng. Nam A Bank dự kiến phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, kết hợp với việc đa dạng hóa kênh phân phối nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mọi khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính. Nam A Bank cũng sẽ tiếp tục ứng dụng nhiều hơn các thành tựu công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh bằng việc số hóa toàn bộ sản phẩm, dịch vụ, quy trình,... nhằm đảm bảo tính chính xác, bảo mật, an toàn và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Ngoài ra, Nam A Bank đặt mục tiêu tăng cường liên kết với các công ty Fintech, bảo hiểm, chứng khoán, tập đoàn kinh tế, chuỗi bán lẻ,... nhằm phát triển thị trường, khai thác đa dạng nguồn khách hàng của đối tác để cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên hệ thống siêu thị tài chính. Về công tác quản trị rủi ro, Nam A Bank sẽ nâng cao hơn, nhất là công tác giám sát cảnh báo từ xa và tiếp tục kiện toàn cấu trúc của hệ thống để tiếp tục vững bước trên thị trường tài chính. 3.2. Nam A Bank nâng cao số hóa để mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích tại Hệ sinh thái Ngân hàng số Để chứng minh những nỗ lực của Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, dựa trên nhu cầu cá thể hóa để hiểu sâu và thay đổi hành vi của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ bằng những sản phẩm, dịch vụ mang hàm lượng công nghệ cao, Nam A Bank đã và đang xây dựng và phát triển Hệ sinh thái Ngân hàng số hiện đại và mang tính ứng dụng cao. Các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như Robot OPBA, Tablet, ứng dụng Open Banking tích hợp tính năng định danh điện tử eKYC dễ dàng mở tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính,...
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 157 Nam A Bank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong tích hợp công nghệ đọc thông tin trên căn cước công dân gắn chip qua công nghệ kết nối không dây trên ứng dụng này. + OneBank: Là điểm giao dịch tự động của Nam A Bank. Khách hàng có thể thực hiện tất cả các giao dịch mà không cần đến quầy như: mở tài khoản, nạp/rút tiền mặt không cần thẻ, gửi tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, cùng nhiều tiện ích khác. Với các ưu điểm: Không gian giao dịch số hiện đại, thân thiện. An toàn, bảo mật. Tiện lợi, chủ động thời gian: Giao dịch ngân hàng vào bất cứ khi nào, bất kỳ thời gian nào. Thực hiện giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng. Chính sách ưu đãi hấp dẫn: mở tài khoản số đẹp, miễn phí sử dụng dịch vụ Openbanking, miễn phí chuyển tiền trong hệ thống, ngoài hệ thống (24/7),... và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Giao dịch số tự động OneBank của Nam A Bank mở cửa hoạt động xuyên Tết và tất cả các ngày trong tuần từ 5 giờ 30 phút đến 22 giờ 30 phút, với mạng lưới gần 100 điểm trên toàn quốc. + Robot OPBA: được cải tiến những chức năng thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng, tích hợp công cụ Chat GPT,... như một nhân viên ngân hàng thực thụ, tư vấn, đưa ra giải pháp và chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, hiệu quả. Robot OPBA được đánh giá là một trong những thế mạnh giúp tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng của Nam A Bank trên thị trường tài chính. + Ứng dụng Open Banking: Open Banking - ngân hàng số đa kênh, đa tiện ích của Nam A Bank với nhiều tính năng độc đáo, giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ tài chính đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Đối với khách hàng cá nhân: Mở tài khoản thanh toán trực tuyến (Green Account) bằng phương thức định danh điện tử (eKYC) thông qua các thiết bị di động thông minh như smartphone, iPad,... có kết nối internet mà không cần đến trực tiếp quầy giao dịch. Mở tài khoản thanh toán số đẹp trên Open Banking: Khách hàng được tự do lựa chọn số tài khoản theo số điện thoại di động hoặc số thẻ căn cước công dân, số đẹp 6 số, 9 số theo nhu cầu.
- 158 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tiết kiệm trực tuyến (tiết kiệm online): Là dịch vụ cho phép tất cả các khách hàng cá nhân mở tài khoản tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi, với thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian và có cơ hội nhận được lãi cao hơn tại quầy, khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc quản lý, theo dõi tài khoản tiết kiệm, thông tin cá nhân, mà không phải lo lắng các vấn đề an ninh bảo mật. Ứng dụng đặt sân và mua sắm dịch vụ Golf VGS Booking. Các dịch vụ thanh toán: QR Code, POS, thanh toán hóa đơn tự động. Và rất nhiều ứng dụng tiện ích hiện đại khác,... Đối với khách hàng tổ chức: Nam A Bank cung cấp dịch vụ Ngân hàng số Open Banking KHDN được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại và phát triển trên cả 2 phiên bản là website và ứng dụng mang đến trải nghiệm giao dịch liền mạch và đồng nhất. Khách hàng trực tiếp thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi,... quản lý tài khoản mọi lúc mọi nơi, an toàn và bảo mật. Tiện ích: Linh hoạt các hình thức chuyển tiền qua tài khoản, số thẻ, mã QR và theo lô. Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trực tuyến với lãi suất cạnh tranh và đa dạng kỳ hạn. Khởi tạo giao dịch: Ngay tức thì với danh sách người thụ hưởng và mẫu giao dịch. Phê duyệt giao dịch: Nhận thông tin phê duyệt giao dịch qua email; giao dịch cần phê duyệt được hiển thị rõ ràng theo từng cấp người dùng. Quản lý tài khoản: Truy vấn chi tiết thông tin giao dịch phát sinh. Tiện ích khác: Vấn tin hạn mức giao dịch, thông tin tỷ giá/lãi suất, điểm giao dịch,... Với ứng dụng công nghệ số cao, tỷ lệ khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số của Nam A Bank ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ khách hàng giao dịch qua kênh số chiếm 92%. Hệ thống mạng lưới Nam A Bank đã phủ sóng khắp các tỉnh, thành với gần 250 điểm, trong đó có các điểm giao dịch số OneBank phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Đây là một thành công lớn của tập thể lãnh đạo và nhân viên Nam A Bank trong công cuộc chuyển đổi số theo đúng định hướng phát triển bền vững. 3.3. Một số kinh nghiệm của Nam A Bank trong quá trình chuyển đổi số 3.3.1.Ứng dụng công nghệ đón đầu xu hướng công nghệ 4.0 Nam A Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer. Giải pháp này sẽ hỗ trợ Nam A Bank tiếp tục hiện đại hóa nền tảng cơ sở dữ liệu Oracle theo định hướng điện toán đám mây, giúp ngân hàng nhanh chóng
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 159 đi đầu trong số hóa sản phẩm, dịch vụ một cách liên tục, đa kênh, đa không gian giao dịch cho khách hàng. Đồng thời, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin hoạt động an toàn, ổn định, liên tục xuyên suốt, hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến dữ liệu ngân hàng cũng như đảm bảo tuân thủ về an toàn hoạt động ngân hàng. Một số sản phẩm, ứng dụng tiêu biểu: ứng dụng Openbanking, ứng dụng in mã QR trên sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi, ứng dụng QR Code trong thanh toán không dùng tiền mặt,... 3.3.2. Đẩy mạnh trí tuệ nhân tạo song song với bảo mật Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa robot vào giao dịch - Robot OPBA. Đây là một trong những thiết bị ưu việt trong không gian giao dịch số của ngân hàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI vào sản phẩm dịch vụ, hướng đến chất lượng dịch vụ 5 sao. Với những cử động đã được lập trình tự động hóa, ngay khi khách hàng bước vào giao dịch, Robot OPBA sẽ tự động di chuyển tới, chào hỏi khách hàng, đồng thời nhận diện khách hàng thông qua tính năng Face detection hiện đại. Ngoài ra, Robot còn có chức năng thu thập thông tin của khách hàng để lưu trữ, đồng thời sử dụng những thông tin từ AI để tăng sự hiểu biết với khách hàng đang tương tác, từ đó có sự tư vấn, hướng dẫn phù hợp. Điều này không chỉ giúp khách hàng có những trải nghiệm mới nhất về công nghệ số mà còn tiết kiệm thời gian đáng kể khi đến giao dịch. 3.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển của công nghệ Nam A Bank đã đầu tư hàng loạt trang thiết bị hiện đại như: Tablet (vận hành bằng cử chỉ), LCD touch screen (màn hình cảm ứng),... Đặc biệt, VTM OPBA (máy giao dịch ngân hàng tương tác bằng hình ảnh, tích hợp ATM) Nam A Bank đưa vào hoạt động được coi là “chi nhánh số” có thế mạnh hoạt động 24/7, đáp ứng hầu hết các giao dịch ngân hàng, kết nối với tư vấn viên theo thời gian thực qua video call, tối ưu hóa thời gian và tiết kiệm chi phí... Ứng dụng trợ lý ảo thông minh chatbot tích hợp trên fanpage, website hay ứng dụng di động với tốc độ phản hồi thắc mắc, tư vấn trong tích tắc. Việc này đã giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Liên kết với các đối tác nước ngoài trong việc cung ứng dịch vụ triển khai giải pháp Nền tảng điện toán đám mây Exadata đặt tại Khách hàng của Oracle (Oracle Exadata Cloud at Customer) như Tập đoàn Oracle, Công ty Cổ phần phát triển Công nghệ viễn thông tin học Sun Việt (SVTECH),... Đầu tư cơ sở vật chất vận hành hiện đại với không gian giao dịch trẻ trung, thân thiện. Công tác nhân sự được đào tạo và tuyển dụng chuyên nghiệp, bài bản, phù hợp với sự phát triển và ứng dụng công nghệ hiện tại.
- 160 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3.3.4. Mục tiêu an toàn bảo mật Chuyển đổi số là hành trình bắt buộc với tất cả các ngân hàng, trong đó, an toàn thông tin là mối quan tâm lớn của các ngân hàng khi nói tới hoạt động chuyển đổi số. Cùng với việc đặt mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu trong thị phần công nghệ, Nam A Bank cũng luôn đặt trọng tâm vấn đề an toàn, bảo mật lên hàng đầu. Đặc biệt, với Nam A Bank, chuyển đổi số không đơn thuần là đưa ra các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu trải nghiệm hoàn hảo của khách hàng mà việc ứng dụng AI còn giúp Nam A Bank tự động phát hiện các hoạt động bất thường, đưa ra các phản ứng nhanh để chủ động trong công tác quản lý rủi ro, giúp ngân hàng đồng bộ các quy trình, nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống. Chú trọng ứng dụng AI vào phục vụ khách hàng cũng là một trong những hình thức đồng bộ hóa dữ liệu, bảo mật thông tin khách hàng. Đồng thời, AI không chỉ giảm rủi ro trong ngân hàng mà còn có thể thay thế các quy trình của con người bằng tự động, các ngân hàng có thể áp đặt kiểm soát và kiểm soát quy định mà trước đây không thể. Đây là một trong những lý do để Nam A Bank đẩy mạnh ứng dụng AI vào phát triển ngân hàng số. Với những nỗ lực không ngừng trong việc số hóa ngân hàng để tạo ra những trải nghiệm hoàn hảo và bảo mật thông tin cho khách hàng, Nam A Bank đã vinh dự nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Việt Nam Digital Awards 2019, hạng mục Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc. Đây là giải thưởng do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các đơn vị, cá nhân xuất sắc trong việc phát triển công nghệ số để giải quyết kịp thời nhu cầu thực tiễn, gia tăng trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng; đồng thời góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi và phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Nam A Bank cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng về chuyển đổi số: Ngân hàng số thế hệ mới tốt nhất Việt Nam năm 2021, Ngân hàng Kiến tạo số tốt nhất Việt Nam năm 2022; nhiều năm liền đạt vị trí top đầu Vietnmam ICT Index,... III. KẾT LUẬN Trong xu thế tất yếu, chuyển đổi số là mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, ngành Ngân hàng không thể tách khỏi xu thế chuyển mình đó. Thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, thông tư hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để các ngân hàng thành viên đi đúng định hướng phát triển chung. Ngân hàng Nam Á xác định tập trung nguồn lực, chú trọng đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để tạo ra những làn sóng công nghệ mới, tiên phong trong lĩnh vực tài chính theo hướng số hóa để tạo nên những bước đột phá mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 161 sử dụng ngân hàng mọi lúc mọi nơi của từng đối tượng khách hàng, tiếp tục khẳng định vị thế của mình với nhiều thành công và thắng lợi vẻ vang. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020, về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), Quyết định số 810/QĐ-NHNN, ngày 11/5/2021 về phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. 3. “Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và đề xuất”, https:// tapchitaichinh.vn/ngan-hang/phat-trien-ngan-hang-so-o-viet-nam-thuc-trang-va-de- xuat-329780.html. 4. Website của Ngân hàng TMCP Nam Á.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triển khai chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Việt Nam và các giải pháp
11 p | 13 | 8
-
Tác động của chuyển đổi số và các bước chuyển đổi đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam
8 p | 54 | 7
-
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
6 p | 14 | 6
-
Công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng - Một khuôn khổ phân tích
15 p | 23 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo ngành kế toán trong bối cảnh chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng
14 p | 8 | 4
-
Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số
9 p | 12 | 4
-
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam mô hình chuyển đổi số của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
7 p | 11 | 4
-
Kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số ngành ngân hàng tại một số quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam
13 p | 4 | 4
-
Hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số
6 p | 5 | 2
-
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý cho vay bằng phương tiện điện tử của ngân hàng thương mại
11 p | 12 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
7 p | 5 | 2
-
Thay đổi nhân sự trong ngành ngân hàng trước áp lực chuyển đổi công nghệ số
9 p | 49 | 2
-
Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 12 | 2
-
Tác động của Fintech đối với chiến lược chuyển đổi số của ngành ngân hàng
9 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển đổi số và nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
6 p | 5 | 1
-
Xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho các ngân hàng Việt Nam
5 p | 3 | 1
-
Phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn