intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam mô hình chuyển đổi số của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam mô hình chuyển đổi số của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay" sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các cơ quan ban ngành và sử dụng cách tiếp cận định tính thông qua phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam mô hình chuyển đổi số của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

  1. 322 THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Cashless payment in Vietnam - digital converter model of the banking industry in the presentation TS. Lê Thị Mai Hương Trường Đại học Văn Hiến Email: HuongLTM@vhu.edu.vn Tóm tắt Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các cơ quan ban ngành và sử dụng cách tiếp cận định tính thông qua phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam phát triển mạnh kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ- TTg về đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn khá thấp do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, khi so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thì tỷ lệ thanh toán thông qua sử dụng kỹ thuật số, số máy rút tiền tự động ATM và số thẻ ghi nợ của người dân của Việt Nam vẫn còn khá thấp. Qua đó, bài viết phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn thấp. Từ khóa: thanh toán, không dùng tiền mặt, chuyển đổi số Abstract The article uses data which is collected from agencies and it uses a qualitative approach through descriptive statistics to assess the current situation of cashless payments in Vietnam. Research results show that the situation of cashless payment in Vietnam has grown strongly since the Government issued Decision No. 291/2006/QD-TTg on the scheme of non-cash payment. However, the rate of cashless payment in Vietnam is still quite low due to the high proportion of people's habit of using cash. Besides, when we compared with countries in Southeast Asia, the proportion of people paying through digital, the number of ATMs and the number of debit cards of Vietnamese people is still quite low. Thereby, the article analyzes a number of reasons for the low status of cashles payments in Vietnam. Keywords: payment, cashless, digital transformation 1. Giới thiệu Trong những năm vừa qua ngành ngân hàng đã có nhiều thay đổi đáng kể thông qua hoạt động chuyển đổi số nhằm chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra như hiện nay. Chuyển đổi đổi số trong ngành ngân hàng được thực hiện qua chuyển đổi toàn bộ mô hình, chiến lược và văn hóa kinh doanh của ngân hàng trên nền tảng đổi mới công nghệ, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành ngân hàng nước ta là một minh chứng rõ nét cho mô hình chuyển đổi số của ngành ngân hàng mà cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đây là một trong những hình thức thanh toán ngày càng phổ biến và phát triển mạnh ở nước ta vì những tiện ích của nó đối với cả ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế. Đối với khách hàng, đây là một phương thức thanh toán đơn @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 323 giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Đối với ngân hàng, đây là một phương tiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng giúp cho việc thanh toán được thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn và dễ kiểm soát tiền tệ hơn. Đồng thời huy động được các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Đối với nền kinh tế, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt giúp tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền như chi phí in tiền, chi phí kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách v.v. Chính vì vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế mà xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động này. Trên cở sở đó bài viết nhằm đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay ở Việt Nam, phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động này, từ đó có cơ sở đề xuất một số hàm ý quản trị góp phần nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. 2. Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số 2.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Theo khoản 1, điều 4 của nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt: “Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng”. Nguyễn Thị Thùy Hương (2021) nêu Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác không phải tiền mặt, như: tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương… Người tiêu dùng có thể sử dụng các giấy tờ có giá, tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ để thanh toán, nhưng chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng thay vì người tiêu dùng và người bán trực tiếp trao đổi với nhau” 2.2. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số (digital transformation) là việc sử dụng công nghệ số hay ứng dụng công nghệ số trên cơ sở các dữ liệu số hoặc dữ liệu đã được số hóa để thay đổi mô hình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội và giá trị mới, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp (Pham Huy Giao, 2020). 2.3 .Mối liên hệ giữa chuyển đổi số và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Chuyển đổi số trong đời sống kinh tế không chỉ là tiếp nối sự phát triển của nhân loại mà còn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng, trong đó phát triển các dịch vụ số nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Ngoài ra, Chuyển đổi số, hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa góp phần phục hồi, tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện. 3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là xu hướng tất yếu của các quốc gia trước bối cảnh công nghệ 4.0. Do những yêu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển nền kinh tế, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển mạnh vì làm hạn chế lượng tiền mặt lưu @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 324 thông trong nền kinh tế, từ đó làm giảm thiểu chi phí xã hội. Ở Việt Nam, hoạt động này đã và đang phát triển mạnh trong những năm vừa qua và hoạt động này được công nhận chính thức kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”, được coi là hành lang pháp lý đầu tiên đề cập tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và nội dung cơ bản đề án này đề cập là nhằm đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển kết cấu hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tạo sự chuyển biến làm thay đổi tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã giao cho các Bộ, Ban ngành có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam đến năm 2020 đạt mức 10%. Tính đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, chỉ thị, nghị quyết nhằm phát triển mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, điển hình là Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam của Thủ tướng chính phủ vào ngày 26/5/2020. Theo số liệu công bố của Vụ thanh toán - Ngân hàng nhà nước (trích theo Lê Anh Dũng, năm 2022), Đến cuối năm 2021, cả nước có trên 80 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động. Trong 10 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng; giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 49,39% về số lượng và 29,14% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 72,67% về số lượng và 85,09% về giá trị; giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 54,24% về số lượng và 120,64% về giá trị, so với cùng kỳ năm 2020. Cũng trong 10 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 4,13% về số lượng và tăng 43,36% về giá trị; giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 96,37% về số lượng và 132,05% về giá trị, so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối tháng 11 năm 2021, đã có 21 ngân hàng triển khai mở tài khoản thanh toán cho cá nhân bằng eKYC với khoảng 2,7 triệu tài khoản đang hoạt động. Riêng đối với ngành ngân hàng thì đến cuối năm 2021 có gần 95% ngân hàng đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số; số hóa hoạt động thanh toán đi đầu trong chuyển đổi số ngân hàng với nhiều nghiệp vụ, dịch vụ thanh toán đã được số hóa triệt để 100% như mở và sử dụng tài khoản thanh toán; mở và sử dụng thẻ ngân hàng; thanh toán - chuyển tiền giữa khách hàng với ngân hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số. Về hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta đã được cải thiện đáng kể. Số lượng máy rút tiền tự động ATM, số lượng thẻ ghi nợ và các hình thức thẻ ngân hàng khác có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao, phần lớn đều đã liên kết với các tổ chức, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước như các hãng vận tải, hàng không, siêu thị, trường học, bệnh viện. Hiện nay máy ATM phục vụ cho rút tiền tự động đã phát triển mạnh, nhưng so với các quốc gia trong khu vực thì số máy ATM ở Việt Nam vẫn còn khá thấp. Theo số liệu công bố của Worldbank thì số lượng máy rút tiền ATM ở Việt Nam đạt 26,26 ATM/100000 người lớn. Trong khi đó số lượng này ở Thái Lan là 115,82, Singapore là 54,01, Indonesia là 51,. Số lượng máy rút tiền tự động ATM ở Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các quốc gia trong khu vực. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 325 Bảng 1: Số máy rút tiền ATM và số thẻ ghi nợ năm 2020 của các quốc gia khu vực Đông Nam Á Máy rút tiền tự động Quốc gia Số lượng thẻ ghi nợ/1000 người lớn ATM/100000 người lớn Bruney 73,97 - Campuchia 26,35 135,7 Lao 27,39 - Indonesia 51,66 645,8 Malaysia 55,56 1863,6 Myanma 6,86 364,8 Philipine 27,72 736,4 Singapore 54,01 2942,4 Thai Lan 111,82 895,4 VietNam 26,26 892,1 Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/FB.CBK.BRCH.P5?view=chart Ngoài ra, theo nghiên cứu của Ngân hàng Standard Chartered công bố tháng 5/2019 về chủ đề “Số hóa tiền mặt tại ASEAN - Ý nghĩa đối với các nhà quản lý nguồn vốn doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tương lai” thì tỷ lệ người dân (từ 15 tuổi trở lên) ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ATM khá thấp so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam chỉ đạt 30,8%, trong khi tỷ lệ khách hàng chọn trả tiền mặt khi mua hàng trực tuyến lên tới 90,17%. Điều này cho thấy thói quen còn dùng tiền mặt trong thanh toán ở Việt Nam là rất lớn. Bảng 2: Tỷ lệ thanh toán tiền thông qua sử dụng kỹ thuật số ở lao động 15 tuổi trở lên ở các nước Đông Nam Á năm 2020 Trong đó Tỷ lệ thanh toán thông Quốc gia qua sử dụng kỹ thuật số 40% dân số có thu nhập 60% dân số có thu nhập (%) nghèo nhất tính từ 15 giàu nhất tính từ 15 tuổi tuổi trở lên trở lên Bruney - - - Campuchia 15,6 10,8 18,8 Lao 13,3 5,8 18,3 Indonesia 34,6 21,5 43,4 Malaysia 70,4 61,4 76,4 Myanma 7,7 4,7 9,7 Philipine 25,1 10,1 34,9 Singapore 90,1 85,9 92,9 Thai Lan 62,3 10,8 18,8 VietNam 22,7 12,6 29,5 Nguồn: G20 Financial Inclusion Indicators https://databank.worldbank.org/reports.aspx?source=g20-basic-set-of-financial-inclusion-indicators Thanh toán thông qua sử dụng công nghệ số tức sử dụng các công nghệ thanh toán mới đang trở nên phổ biến với các hình thức thanh toán như hình thức thanh toán qua các ứng dụng, sử dụng các công nghệ thanh toán không tiếp xúc thông qua việc chạm thẻ vào thiết bị thanh toán, thanh toán bằng mã QR. Theo số liệu ở bảng trên cho thấy vào năm 2020 tỷ lệ thanh toán thông qua sử dụng kỹ thuật số ở lao động 15 tuổi trở lên ở Việt Nam đạt tỷ lệ 22,7%. trong đó 40% dân số có @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 326 thu nhập nghèo nhất tính từ 15 tuổi trở lên có tỷ lệ sử kỹ thuật số đạt tỷ lệ 12,6% và tỷ lệ này là 29% ở 60% dân số có thu nhập giàu nhất tính từ 15 tuổi trở lên. Trong khi đó Singapore có tỷ lệ cao nhất là 90,1%; 40% dân số có thu nhập nghèo nhất tính từ 15 tuổi trở lên ở Singapore có tỷ lệ sử dụng thanh toán bằng kỹ thuật số đạt tỷ lệ 85,9% và ở 60% dân số có thu nhập giàu nhất tính từ 15 tuổi trở lên đạt tỷ lệ sử dụng là 92,9%. Maylaysia xếp vị trí thứ hai với tỷ lệ sử dụng thanh toán bằng kỹ thuật số đạt 70,4%; 40% dân số có thu nhập nghèo nhất tính từ 15 tuổi trở lên ở Malaysia có tỷ lệ sử dụng thanh toán bằng kỹ thuật số đạt tỷ lệ 61,4% và ở dân số có thu nhập giàu nhất tính từ 15 tuổi trở lên đạt tỷ lệ sử dụng là 76,4%. Quốc gia có tỷ lệ sử dụng thanh toán bằng kỹ thuật số ở lao động 15 tuổi thấp nhất trong khu vực là Myanma 7,7%, 40% dân số có thu nhập nghèo nhất tính từ 15 tuổi trở lên ở Myanma có tỷ lệ sử dụng thanh toán bằng kỹ thuật số chỉ đạt tỷ lệ 4,7% và ở 60% dân số có thu nhập giàu nhất tính từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt tỷ lệ sử dụng là 9,7%. So với các quốc gia trong khu vực thì Việt Nam có tỷ lệ thanh toán bằng kỹ thuật số ở lao động 15 tuổi trở lên vẫn còn khá thấp, chỉ hơn Campuchia, Lào và Myanma và còn khoảng cách khá xa so với các quốc gia phát triển như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Tuy có tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số không cao, nhưng các giao dịch dựa trên ví điện tử và điện thoại di động ngày càng tăng trưởng nhanh ở Việt Nam. Đặc biệt, giao dịch thông qua điện thoại di động phát triển mạnh và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, giao dịch thông qua dịch vụ ngân hàng di động tăng trưởng 126% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1,032 ngàn tỷ đồng (tương đương 44.5 tỷ USD). Theo cuộc khảo sát của FT Confidential Research, ứng dụng Momo dễ dàng trở thành ví điện tử thông dụng nhất ở Việt Nam và là ứng dụng tăng trưởng thị phần nhanh chóng nhất. Trong tháng 11/2018, Momo có tới 10 triệu người dùng, đánh dấu mức tăng gấp 10 lần so với thời điểm 2 năm trước đây. Tiếp theo là dịch vụ ví điện tử ZaloPay, dịch vụ này tăng trưởng nhanh chóng sau khi được đưa vào Việt Nam cuối năm 2017. Trong đó phổ biến là ứng dụng vì tính phổ biến và tiện lợi của nó mang đến cho người dùng. Cu thể MOMo cho phép người dùng tạo và nạp tiền vào tài khoản MoMo để thanh toán cho hơn 200 dịch vụ như nạp tiền điện thoại, thanh toán điện nước, thanh toán vay tiêu dùng, v.v...Ngoài ra MoMo còn sử dụng công nghệ xác thực bằng vân tay cho phép người dùng quét vân tay khi đăng nhập. Điều này giúp cho thông tin của chủ tài khoản được bảo mật, đảm bảo tính chính xác và an toàn trong giao dịch. Chính vì vậy, MoMo hiện đang là ứng dụng điện tử thông minh nhất ở Việt Nam hiện nay. Nguồn: https://vietstock.vn/2019/01/dieu-gi-dang-can-buoc-thanh-toan-ky-thuat-so-o-viet- nam-757-651608.htm @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 327 Cũng ở khu vực ASEAN, hoạt động thanh toán thông qua kỹ thuật số ở Việt Nam phát triển mạnh nhất trong những năm gần đây theo khảo sát của FT Confidential Research. Các ứng dụng thanh toán ngày càng đa dạng và phổ biến như sử dụng hình thức thanh toán Momo, ZaloPay, BankPlus, ViettelPay, Payoo v.v. Momo là hình thức thanh toán điện tử thông dụng nhất ở Việt Nam hiện nay. Vào tháng 1/2019, Chính phủ Việt Nam đã ban hành văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra các biện pháp mới nhằm khuyến khích người dân sử dụng ví điện tử như cho phép người dân nạp thêm tiền vào ví điện tử mà không cần thông qua một tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phê chuẩn đề án thử nghiệm cho phép chuyển tiền và mua hàng hóa thông qua tài khoản trên điện thoại di động cho các giao dịch có giá trị thấp. Điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển mạnh ở nước ta, tỷ lệ sử dụng tiền mặt ở Việt Nam đang có xu hướng giảm thay vào đó là các phương thức thanh toán mới thông qua việc ứng dụng công nghệ thanh toán thẻ không tiếp xúc, thanh toán trên các thiết bị di động và thương mại điện tử. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều đã công nghệ thông tin hóa các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, 100% các NHTM đã triển khai hệ thống Core banking, các chỉ tiêu còn lại đạt tỷ lệ khá cao theo bảng số liệu sau: Bảng 3: Một số chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2016 1 Tỷ lệ ngân hàng đạt chứng chỉ về an toàn thông tin % 43,8 27,6 2 Tỷ lệ ngân hàng đã triển khai Core banking % 100 100 3 Mức độ tự động hóa khi xử lý các giao dịch của hệ % 78,1 75,9 thống Corebanking 4 Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) % 53,1 48,3 5 Triển khai hệ thống quản lý rủi ro % 59,4 65,5 6 Quản trị nguồn nhân lực (ERP) % 50 65,5 7 Gửi tiết kiệm online cá nhân % 90,6 89,7 8 Thanh toán hóa đơn online cá nhân % 93,8 93,1 9 Chi trả lương online khách hàng doanh nghiệp % 87,5 82,8 10 Mobile banking % 100 93,1 11 SMS banking % 93,8 96,6 Nguồn: Báo cáo Việt Nam ICT Index năm 2017, trích theo Lê Duy Khánh. Mặc dù hoạt động thanh toán tiền mặt ở mặt ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận trong những năm vừa qua và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Song tỷ lệ thanh toán tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn khá thấp, nguyên nhân có thể kể đến như sai: Do thói quen và tâm lý người dân sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt phổ biến trong các giao dịch hàng ngày, vẫn còn tồn tại tâm lý lo ngại về an ninh, an toàn và chi phí khi sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trình độ dân trí của một bộ phận người dân thành thị và nông thôn vẫn thấp, đặc biệt là về kiến thức tài chính. Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến người dân nhất là người dân ở vùng nông thôn, không tiếp cận đến với dịch vụ ngân hàng. Không có kiến thức tài chính sẽ không hiểu được lợi ích của các dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền tự @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 328 động, rút tiền tự động qua máy ATM, tín dụng…Tâm lý người dân nông thôn vẫn thích cất giữ tiền mặt, vàng, tài sản ở nhà mà không cần đến dịch vụ của ngân hàng . Mặt khác, đối với người nghèo thu nhập và nhu cầu chi tiêu của họ là không lớn nên cũng chưa có nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán tiền mặt ở Việt Nam ngày một phát triển và mở rộng, song hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đòi hỏi của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho các hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán tiền mặt ngày một gia tăng như hiện nay. Vấn đề về đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, vấn đề chia sẽ thông tin tài chính trong và ngoài nước vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt, gây nên tâm lý lo ngại và chưa hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống bảo mật trong than toán không dùng tiền mặt. Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiềm mặt chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. 4. Kết luận Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là xu hướng tất yếu nhằm của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và của sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, song tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn khá thấp khi so sánh với các quốc gia trong khu vực và hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế do thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá lớn và hệ thống công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động thanh toán tiền mặt hiện nay ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Lê Anh Dũng (2022) “Thanh toán điện tử góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt” Tạp chí Ngân hàng, truy cập 2/6/2022 < https://tapchinganhang.gov.vn/thanh-toan-dien- tu-gop-phan-day-manh-thanh-toan-khong-dung-tien-mat.htm> 2. Lê Duy Khánh (2019) “Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 9/2021 3. Nguyễn Thị Thùy Hương (2021) “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22, tháng 8/2021 4. Nguyễn Thanh Thảo (2020) “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam” Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 3/2020. 5. Pham Huy Giao (2020). Digital transformation: Nature, practice and application, Petrovietnam Journal, 12, 12-16 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện đề án Thanh toán không dùng tiền mặt @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2