intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Logistics Việt Nam

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cho các ngành nghề trong xã hội phải chuyển đổi theo hướng “thông minh” hơn để có thể đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Với vai trò quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và của một quốc gia nói chung, logistics cũng phải bắt kịp xu thế của thời đại kỹ thuật số. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Logistics Việt Nam

  1. Taäp 06/2021 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Logistics Việt Nam Nguyễn Tố Thi - CQ55/05.03 Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cho các ngành nghề trong xã hội phải chuyển đổi theo huớng “thông minh” hơn để có thể đáp ứng đuợc các nhu cầu của xã hội. Với vai trò quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và của một quốc gia nói chung, logistics cũng phải bắt kịp xu thế của thời đại kỹ thuật số. Logistics là gì? Điều 233 Luật Thƣơng mại 2005 quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thƣơng mại, theo đó thƣơng nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hƣởng thù lao.” Logistics 4.0 (Năm 2000 - nay): Là giai đoạn phát triển mới nhất của logistics, chủ yếu dựa trên sự phát triển của Mạng lƣới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things - IoT) và Dữ liệu khổng lồ (Big Data). Mục đích chính của Logistics 4.0 là tiết kiệm lao động và tiêu chuẩn hóa lực lƣợng lao động trong quản trị chuỗi cung ứng (Kesheng Wang, 2016). Các công nghệ nhƣ robot kho và tự động lái xe đang cố gắng thay thế các quy trình không đòi hỏi phải vận hành và quyết định bởi sức lao động của con ngƣời. Mục đích là sự cân bằng hoàn hảo giữa tự động hóa và cơ giới hóa (Laura Domingo, 2016). Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Theo Gartner, Cách mạng công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng công nghiệp lần thứ Tƣ) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, cinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào sự phát triển của ngành Logistics Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là nền tảng cốt lõi để phát triển ngành Logistics trong tƣơng lai. Nó không chỉ tham gia giải quyết bài toán về logistics cho các công ty, nghiªn cøu khoa häc 34 Sinh viªn
  2. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 06/2021 doanh nghiệp lớn mà còn cả các công ty start-up có thể vận dụng và đƣa ra đƣợc những giải pháp đột phá cho từng khâu cung ứng nói chung và logistics nói riêng. Nhờ Cách mạng công nghiệp 4.0 mà các công ty, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Khi một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, họ phải đảm bảo tất cả các khâu, công đoạn cần thiết để đƣa kiện hàng tới tay khách hàng, trong đó, có dịch vụ đƣa hàng về các kho tập trung hoặc kho riêng lẻ. Tuy nhiên, lƣợng hàng hóa chứa trong 1 container 40 feet là quá lớn, chƣa kể lƣợng hàng hóa đó cần đƣa về hàng trăm kho khác nhau của mỗi khách hàng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần có hàng trăm vận đơn. Nếu nhƣ trƣớc đây, doanh nghiệp Logistics phải làm từng chi tiết gửi cho hãng tàu, sau đó lại chờ hãng tàu gửi lại vận đơn, gây lãng phí thời gian, thì nay nhờ ứng dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange – EDI) mà các bên có thể rút ngắn đƣợc rất nhiều thời gian chờ đợi. Cụ thể: các doanh nghiệp Logistics có thể dễ dàng cập nhật toàn bộ thông tin đơn hàng đã đƣợc mã hóa vào hệ thống EDI rồi gửi cho hãng tàu, sau đó hãng tàu cũng thông qua hệ thống này để giải mã và cập nhật những thông tin đó cũng nhƣ kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin mà không phải tốn quá nhiều thời gian chờ đợi và hạn chế đƣợc những rủi ro sai sót trong quá trình làm vận đơn. Những cơ hội và thách thức cho Logistics 4.0 tại Việt Nam Cơ hội Cũng giống nhƣ những cuộc Cách mạng công nghiệp truớc đây, Cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích to lớn. Đối với ngành Logistics, Cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần làm giảm chi phí vận chuyển và chi phí thông tin liên lạc, từ đó làm chi phí kinh doanh đuợc tối ƣu hóa, đồng thời hệ thống logistics và chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cũng trở nên minh bạch hơn. Một cơ hội nữa mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cho logistics Việt Nam là sự xuất hiện các loại hình dịch vụ mới liên quan đến hoạt động logistics. Năm 2017, công ty cổ phần Ifreight đã cho ra mắt hệ thống booking trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Hệ thống ifreight.net bao gồm Website và Mobile app giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị vận chuyển với danh sách trên 40 hãng tàu để quyết định mức giá thấp nhất tại từng thời điểm, từ đó có thể booking trực tuyến thay vì thủ công nhƣ truớc đây. Thách thức Tuy nhiên, ngành Logistics Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ trong công cuộc chuyển đổi theo xu hƣớng 4.0 này. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics gặp phải một số vấn đề sau: nghiªn cøu khoa häc 35 Sinh viªn
  3. Taäp 06/2021 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Ở tầm vi mô (trong các doanh nghiệp): các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đã có chú trọng đầu tƣ vào hệ thống công nghệ thông tin, tuy nhiên hiệu quả mang lại chƣa thực sự cao. Bên cạnh đó, do chi phí đầu tƣ lớn nên các doanh nghiệp chỉ đầu tƣ vào các hệ thống nhƣ quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS)... một cách nhỏ lẻ và chƣa có tính đồng bộ cho toàn bộ doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô: tuy hạ tầng và trình độ công nghệ thông tin tại Việt Nam có phát triển nhƣng vẫn còn thiếu nhiều ứng dụng cho chuyên ngành, nhất là cho Logistics. Đối với hệ thống thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu, nhu cầu kết nối với nhiều bên liên quan hơn giữa cơ quan Hải quan, Thuế, Cơ quan quản lý chuyên ngành và ngƣời khai hải quan đang là một vấn đề cấp thiết. Một số đề xuất để Logistics Việt Nam bắt kịp xu thế của thế giới Một là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải nhƣ hệ thống đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Đặc biệt là, hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực, giải pháp tiết giảm chi phí, thúc đẩy phát triển logistics cho từng lĩnh vực giao thông (đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng thủy, đƣờng sắt, đƣờng không), cho từng vùng, miền, địa phƣơng. Cùng với đó, triển khai các nhóm giải pháp tổng thể trong các lĩnh vực thuế, phí, hải quan… nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lƣợng, giảm chi phí cho các hoạt động logistics. Hai là, hoàn thiện hệ thống thông tin xuất nhập khẩu để đảm bảo sự kết nối của các bên liên quan trong hoạt động logistics. Xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng phục vụ cho ngành Logistics. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống Một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử hƣớng tới Chính phủ số và nền kinh tế số, với cốt lõi là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Ba là, hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics và các doanh nghiệp chế tạo các sản phẩm công nghệ phục vụ cho logistics. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ một phần vốn đầu tƣ cho doanh nghiệp logistics và chính sách khuyến khích các nghiệp công nghệ cao có hình thức cho thuê, để các doanh nghiệp logistics không phải đầu tƣ lớn ban đầu cho công nghệ. nghiªn cøu khoa häc 36 Sinh viªn
  4. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 06/2021 Bốn là, các doanh nghiệp logistics trong nƣớc cần tăng cƣờng ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại theo xu hƣớng hình thành ngành Logistics trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và giảm giá, phí các dịch vụ. Sớm hình thành ngày càng nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics có năng lực cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Năm là, trong một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng dịch vụ và yêu cầu nguồn nhân lực trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới ngày càng cao, ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam cần phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao cả về kỹ năng thực tế, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh chuyên ngành Logistics. Về việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao này, ngoài các chƣơng trình giảng dạy truyền thống, các trƣờng đại học, cao đẳng cần đầu tƣ vào các phòng mô phỏng, các phần mềm giả định để sinh viên có thể thực hiện đƣợc các thí nghiệm, bài tập về các giải pháp logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Tài liệu tham khảo: Luật Thương mại 2005. Logistics 4.0 Solution-New Challenges and Opportunities, Kesheng Wang, 2016. The Challenges of Logistics 4.0 for the Supply Chain Management and the Information Technology, Laura Domingo, 2016. https://www.gartner.com/en/newsroom/press-releases/2015-05-18-what-is-industrie-4-and-what- should-cios-do-about-it https://vneconomy.vn/nganh-logistics-viet-nam-dich-chuyen-theo-cach-mang-cong-nghiep-40- 20190703095310909.htm nghiªn cøu khoa häc 37 Sinh viªn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2