Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 6
download
Bài viết tập trung phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Lê Việt Hà Trƣờng Đại học Thƣơng mại TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ là dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet toàn diện đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc triển khai hệ thống thông tin kế toán nhằm quản lý các hoạt động tài chính kế toán có hiệu quả là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa ngành xây dựng Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống này. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp xây dựng, hệ thống thông tin kế toán. 1. MỞ ĐẦU Khái niệm cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 được đề cập lần đầu trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Theo (Klaus Schwab, 2016), CMCN 4.0 là thuật ngữ gồm tập hợp những công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo nhằm nói tới ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Những tiến bộ từ cuộc CMCN 4.0 giúp các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực và trên thế giới. Cuộc CMCN 4.0 được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng kỹ thuật số 3.0, sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin để tự động hóa hơn nữa quá trình sản xuất (Larry Hatheway, 2016). CMCN 4.0 đã kéo theo sự thay đổi về ngành công nghiệp phần cứng, phần mềm, tác động lớn đến hệ thống thông tin kế toán (HTTT) như các máy tính xử lý thế hệ mới thu hẹp không gian phần cứng, máy tính cá nhân ảo. Trong đó, hoạt động quản lý tài chính kinh tế đóng vai trò nền tảng, có tác động lớn đến nhịp độ và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ảnh hưởng của CMCN 4.0 mà cụ thể là Internet di động, điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, Internet vạn vật sẽ giúp doanh nghiệp định hình lại mô hình kinh doanh, quản trị tài chính. Mạng máy tính đã kết nối các máy trạm của doanh nghiệp tạo thành một mô hình thống nhất và hoạt động liên tục, khắc phục được trở ngại về không gian và thời gian, tiết giảm chi phí, tạo điều kiện cho kế toán viên thực hiện nghiệp vụ thuận lợi, nhanh chóng. Với hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, việc lập báo cáo tài chính kế toán theo phương thức từ xa, qua video-call trở nên dễ dàng, thuận tiện. Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực xây dựng ngày càng có nhiều thuận lợi, nhờ việc xây dựng được những trung tâm dữ liệu lớn. Việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định phù hợp, giảm được chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh. CMCN 4.0 mang lại cơ hội cho mọi ngành nghề ở Việt Nam. Bộ Xây dựng là một trong những đơn vị dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin (04 năm liên tiếp đứng đầu về chỉ số Vietnam ICT Index từ năm 2013 đến 2016) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016). Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 6/2017 có tới 90,84% doanh nghiệp xây dựng đã ứng dụng và triển khai phần mềm kế toán và HTTT kế toán. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát về quan điểm đối với cuộc CMCN 4.0 (Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2017) cho thấy, mới chỉ 35,2% doanh nghiệp xây dựng đã chuẩn bị và sẵn sàng cho cuộc CMCN lần này, 58,7% đã tìm hiểu nhưng chưa sẵn sàng và 6,1% chưa tìm hiểu. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động quản lý tài chính kế toán luôn đồng hành xuyên suốt với quá trình hoạt động của doanh nghiệp xây dựng. Sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của hoạt động này đã làm cho dữ liệu về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh 685
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG trở nên đa dạng và phong phú. Khi đó việc hoàn thiện HTTT kế toán trong doanh nghiệp xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính kế toán là rất cần thiết. 1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp xây dựng Trên quan điểm kỹ thuật và công nghệ, (Romney và Steinbart, 2012) định nghĩa: “Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu kế toán và các dữ liệu liên quan khác nhằm tạo ra thông tin kế toán hữu ích phục vụ cho việc lập kế hoạch, phân tích, phối hợp, kiếm soát và hỗ trợ ra quyết định trong một tổ chức”. Cụ thể, HTTT kế toán gồm năm thành phần là con người, phần cứng và hệ thống mạng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các thủ tục để thực hiện việc thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin kế toán, nhằm nhiệm vụ cung cấp thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp và cho các đối tác bên ngoài. Phần cứng và Phần mềm hệ thống mạng Thông tin Dữ liệu kế Con người kế toán toán (hóa (Báo cáo đơn, quản trị, chứng từ) báo cáo tài chính) Cơ sở dữ liệu Các thủ tục Hệ thống thông tin kế toán Hình 1. Mô hình hệ thống thông tin kế toán Nguồn: Tác giả tổng hợp Hệ thống thông tin kế toán có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế. Việc ứng dụng HTTT kế toán sẽ cải tiến chất lượng báo cáo đầu ra, giảm thời gian, chi phí xử lý và lưu trữ thông tin. HTTT kế toán đóng vai trò trung gian cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp và môi trường ngoài, giữa hệ thống quyết định và hệ thống tác nghiệp. HTTT kế toán hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức các nhà quản lý ra quyết định, nhà lãnh đạo lập kế hoạch và việc quyết định sản phẩm, dịch vụ nào được đưa vào sản xuất. HTTT kế toán đã góp phần làm thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện rõ nhất ở phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán có những ưu điểm lớn so với quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây. Hiệu quả HTTT kế toán hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ kế toán được thể hiện qua: Hiệu quả về thu thập dữ liệu: Kế toán viên sử dụng HTTT kế toán đa dạng về nội dung, hình thức và thao tác nhập liệu. Ngoài hình thức thu thập qua chứng từ, điện thoại, fax, có thể sử dụng hỗ trợ của thiết bị như: máy quét mã vạch, trao đổi dữ liệu điện tử, dữ liệu lấy từ hệ thống khác, chứng từ điện tử. Ngoài nhập liệu kế toán qua bàn phím, hệ thống hỗ trợ một số kỹ thuật và thiết bị cho phép tự động nhập liệu một cách nhanh chóng. Hiệu quả xử lý dữ liệu: HTTT kế toán được thiết kế theo hướng mở cho phép tích hợp với các hệ thống khác trong toàn doanh nghiệp như một bút toán thay đổi có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Ngược lại xử lý kế toán cũng được cập nhật khi có phân hệ khác thay đổi như phân hệ kế toán nhân sự, sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Một số bút toán được thực hiện tự động trong hệ thống như ghi nhận doanh thu, giá vốn hay thực hiên khấu hao hàng tháng. Với việc tự động tính toán, đối chiếu, kiểm soát truy cập hệ thống và tự động xử lý nghiệp vụ sẽ cho kết quả xử lý kế toán có độ tin cậy cao. Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời: Hệ thống tự động tạo báo cáo một cách linh hoạt tùy theo đối tượng, đồng thời có thể truy xuất từ nhiều nơi khác nhau, hỗ trợ việc ra quyết định liên quan đến tài chính kế toán trong doanh nghiệp một cách chính xác 686
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG về cả nội dung thông tin tài chính, phi tài chính và hình thức báo cáo. Thông tin kế toán được cung cấp thống nhất, đầy đủ và liên tục. 1.2. Đặc điểm hệ thống thông tin trong doanh nghiệp xây dựng Ngành xây dựng hoạt động ở một số lĩnh vực chủ yếu như thiết kế, thi công và quản lý các công trình xây dựng dân dụng, nhà ở và công nghiệp. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây dựng và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến đặc điểm khác biệt của HTTT kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác như HTTT kế toán chủ yếu thực hiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình. Chức năng này được thực hiện qua sự kết hợp của ba loại hạch toán: hạch toán kỹ thuật nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán. Ngoài ra: - Sản phẩm là những công trình xây dựng và vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thực hiện lâu. Khi đó, ngoài các chức năng kế toán cơ bản, hệ thống cần có chức năng lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công), quản lý tài sản cố định (điều chỉnh khấu hao tài sản và hao mòn lũy kế hàng năm), ngoài chức năng kế toán hành chính sự nghiệp còn cần chức năng kế toán chủ đầu tư, kế toán đội công trình. - Sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ. Sản phẩm cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe thi công, thiết bị, vật tư, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho chức năng kiểm soát chất lượng, số lượng vật tư đã xuất kho cho hoạt động thi công khó thực hiện; chức năng quản lý tài sản, vật tư, lao động tại hiện trường thi công cũng như hạch toán chi phí sản xuất rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của môi trường xây dựng. - Sau khi hoàn thành, sản phẩm được sử dụng lâu dài và rất khó thay đổi nên khi nghiệm thu nếu không đạt chất lượng như thiết kế thì phải phá đi làm lại làm chi phí sản xuất tăng lên. Vì vậy, chức năng quản lý, giám sát quá trình thi công và hạch toán cần được xây dựng chi tiết, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng công trình phù hợp với dự toán thiết kế. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong v ngo i nƣớc Các nghiên cứu về HTTT kế toán được bắt đầu từ những năm 1960 (Boudreau và cộng sự, 2001), trong nghiên cứu này khái niệm và ranh giới giữa HTTT và HTTT kế toán chưa được định nghĩa rõ ràng. Tới công trình (McMickle, 1989), khái niệm HTTT kế toán được phân biệt rõ với HTTT quản lý bằng những đặc điểm riêng của thông tin xử lý. Theo đó, HTTT kế toán sẽ nghiên cứu và giải quyết các vấn đề hỗ trợ quản lý quy trình nghiệp vụ cho mục đích kế toán tại doanh nghiệp. Về mặt ứng dụng và triển khai, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ phần mềm, hiện nay nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Úc đã đầu tư nghiên cứu và triển khai thành công HTTT kế toán trên nền điện toán đám mây. Trong bối cảnh phát triển của ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động giao dịch kinh doanh, (Suryawanshi và Mueedh, 2014) đã nghiên cứu tác động của thương mại điện tử đến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán và kiểm soát nội bộ. Những năm gần đây việc ứng dụng quản lý quy trình kinh doanh (Business Process Management) được rất nhiều nhà nghiên cứu đề xuất như (Gailly và Geerts, 2014) nhằm đưa ra được các kỹ thuật và phương pháp áp dụng trong mô hình phân tích quy trình nghiệp vụ kế toán tại doanh nghiệp. Đây được coi là hướng nghiên cứu mới trong HTTT kế toán. Công nghệ được sử dụng phổ gồm: xây dựng bằng công nghệ Web-Base, truy xuất CSDL bằng công nghệ điện toán đám mây, thực hiện các thao tác sử dụng hệ thống trên thiết bị di động, công nghệ nhận dạng ký tự quang học OCR giúp kế toán chuyển đổi tài liệu giấy hoặc hình ảnh đã quét thành các tệp tin máy tính giúp tối ưu hóa quá trình nhập liệu. Tại Việt Nam, vấn đề xây dựng và triển khai hệ thống thông tin kế toán được nhiều tác giả cũng như tổ chức nghiên cứu. Khái niệm về HTTT kế toán theo cách tiếp cận HTTT đã 687
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây (Thiều Thị Tâm và cộng sự, 2008) tương tự như khái niệm HTTT kế toán phổ biến trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ những năm 1970, khái niệm HTTT kế toán ra đời với 2 hoạt động nghiệp vụ chính là kế toán tài chính và kế toán chi phí. Một vài nghiệp vụ kế toán như lập bảng kê, lập hóa đơn được thực hiện trên máy tính (Dương Quang Thiện, 2007). Một số doanh nghiệp đã triển khai phần mềm bảng tính điện tử như QUATTRO, LOTUS hỗ trợ hoạt động lập phiếu thu chi, lập bảng lương, thống kê xuất nhập tồn kho (Đặng Kim Giao, 2000). HTTT kế toán trên nền máy tính được ứng dụng chủ yếu từ năm 2000 đến nay. Đầu những năm 2000, nhiều doanh nghiệp xây dựng đã sử dụng phần mềm kế toán được thiết kế chuyên cho ngành xây dựng như phần mềm Fast, Misa, Bravo. Một số doanh nghiệp triển khai HTTT kế toán được tích hợp trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Vũ Hữu Đức, 2009) 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả thực hiện kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, đồng thời phân tích số liệu thứ cấp từ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và Website của các doanh nghiệp xây dựng về thực trạng triển khai HTTT kế toán. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn 28 chuyên gia về tác động của CMCN 4.0 đến HTTT kế toán trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghiên cứu định lượng chính thức sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp và người trả lời điền vào bảng hỏi được gửi qua đường dẫn trên Google doc trên mẫu khảo sát gồm với 305 bảng hỏi và sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Ngoài ra, bài viết có sử dụng phương pháp nghiên cứu DSRM (Design Science Research Methodology for Information Systems Research) để mô hình hóa HTTT kế toán. 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 2.1. Những tác động chính của CMCN 4.0 đối với hệ thống thông tin kế toán Dù không nằm trong 9 lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của CMCN 4.0 (Ban Kinh tế Trung ương, 2016) nhưng xây dựng được coi là ngành đứng đầu về ứng dụng CNTT nên không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng của CMCN 4.0. Theo kết quả nghiên cứu định tính, tác động của CMCN 4.0 lên hoạt động quản lý tài chính, kế toán của doanh nghiệp thể hiện ở khía cạnh: Phân tích dữ liệu: Bên cạnh excel thường được sử dụng trước đây, sự phát triển của công nghệ sẽ cung cấp nhiều công cụ, phần mềm hiện đại hơn như phần mềm SPSS, Tableau, Eview, Stata, SmartPLS. Công nghệ đám mây: Lưu trữ thông tin theo thời gian thực, khối lượng lớn và không bị giới hạn nhiều về bộ nhớ như trước đây. Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết. Quy trình tự động hóa: Đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã chuẩn hóa, do vậy công nghệ tự động hóa có thể thay thế bộ phận tài chính, kế toán nhiều trong các thao tác này. Trí thông minh nhân tạo: Bên cạnh công tác ghi chép đơn giản, trí thông minh nhân tạo có thể giảm thiểu và thay thế con người cả với những nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng. Xử lý dữ liệu lớn: Việc áp dụng các công nghệ trong CMCN 4.0 để giải quyết vấn đề liên quan đến giao diện lập trình ứng dụng, phân tích thông minh sẽ là những ứng dụng phổ 688
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG biến trong hoạt động phát triển HTTT kế toán. Trong đó, dữ liệu lớn và phân tích hành vi khách hàng sẽ là xu hướng tương lai cho thời đại công nghệ số khi có thể thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài thông qua tổ chức phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định (Hermann và cộng sự, 2015). CMCN 4.0 đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp xây dựng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kiểm soát việc minh bạch về thông tin tài chính, thanh toán trực tuyến, quản lý chất lượng công trình, chống thất thoát thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân). Xu hướng văn phòng không giấy sẽ trở nên phổ biến sẽ là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xây dựng trong việc giảm dần vai trò của kế toán viên. HTTT kế toán tự động nhập dữ liệu, chứng từ kế toán, cuối tháng/quý tự động in báo cáo và gửi tới ban giám đốc hay cơ quan thuế. CMCN 4.0 tạo ra sự cạnh tranh lớn trong lĩnh vực dịch vụ xây dựng, dịch vụ thanh toán (Bộ Tài chính, 2016). Ứng dụng công nghệ di động nhằm hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ kế toán trực tuyến qua giao diện phần mềm trên website, kế toán viên có thể sử dụng hệ thống mọi lúc mọi nơi bằng máy tính, các thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh) thông qua mạng Internet. 2.2. Thực trạng triển khai hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp xây dựng Việt Nam Trước áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng, các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng tin học trong công tác kế toán. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, tùy theo nhu cầu, quy mô hoạt động, khả năng tài chính và khả năng cung ứng các sản phẩm công nghệ mà doanh nghiệp lựa chọn mức độ ứng dụng phù hợp. Ứng dụng tin học trong công tác kế toán được biểu hiện cụ thể qua các mức dưới đây: Quản lý nghiệp vụ kế toán thủ công Quản lý nghiệp vụ kế toán bằng bảng tính Excel Quản lý nghiệp vụ kế toán bằng phần mềm kế toán Quản lý nghiệp vụ kế toán bằng HTTT kế toán Hình 2. Các mức ứng dụng tin học trong công tác kế toán Nguồn: Tác giả tổng hợp Có thể chia thành 4 nhóm mức độ ứng dụng tín học trong công tác kế toán gồm: doanh nghiệp tự hoạch toán kế toán trên giấy tờ, có sự trợ giúp của bảng tính Excel, sử dụng phần mềm chuyên dụng và triển khai HTTT kế toán. Kết quả khảo sát 262 doanh nghiệp cho kết quả như hình dưới đây: 689
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG .763% 8.397% 18.321% Hạch toán kế toán thủ công Excel Phần mềm kế toán riêng lẻ 72.519% HTTT kế toán Hình 3. Kết quả ứng dụng tin học trong công tác kế toán tại doanh nghiệp xây dựng Nguồn: kết quả phân tích định lượng Mặc dù hầu hết doanh nghiệp đều trang bị máy tính để bàn và kết nối mạng Internet, tuy nhiên các ứng dụng tin học trong việc hỗ trợ nghiệp vụ kế toán chưa cao. Có 22 doanh nghiệp làm sử dụng phần mềm bảng tính điện tử Excel trong quá trình hạch toán kế toán chiếm 8,40%. 190 doanh nghiệp khảo sát đã và đang ứng dụng một phần mềm kế toán riêng lẻ hỗ trợ nghiệp vụ kế toán, chiếm 72,52%. Chỉ có 48 doanh nghiệp triển khai HTTT kế toán chiếm 18,32%. Cá biệt có 2 doanh nghiệp (chiếm 0,76%) vẫn hạch toán kế toán theo hình thức kế toán thủ công bằng việc ghi chép sổ sách hàng ngày mà không có sự trợ giúp của máy tính. Trong lĩnh vực xây dựng, kế toán doanh nghiệp thường gặp phải những khó khăn trong việc hạch toán chi phí và xuất kho vật tư, nguyên vật liệu chi tiết theo công trình, hạng mục công trình từ đó bóc tách chi phí, tập hợp, phân bổ chi phí lên giá thành công trình, hạng mục công trình. Ngoài ra cần phải lập báo cáo doanh thu, chi phí, lãi lỗ, sổ giá thành chi tiết theo công trình sản phẩm, đối chiếu với số liệu phần mềm dự toán công trình phục vụ công tác quản lý và đấu thầu. Kết hợp với kết quả phỏng vấn 28 doanh nghiệp nêu trên, tác giả nhận thấy doanh nghiệp xây dựng sẽ quyết định ứng dụng tin học theo 2 hướng: - Đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có quy mô nhỏ, không có đơn vị hoạch toán phụ thuộc, không có chi nhánh hoặc ít lĩnh vực hoạt động và chỉ quan tâm tới việc hỗ trợ một số thao tác tính toán nghiệp vụ kế toán đơn giản, chi phí đầu tư cho ứng dụng tin học không lớn (thường nhỏ hơn 200 triệu đồng/năm) thì họ có xu hướng lựa chọn cài đặt phần mềm kế toán. Cụ thể theo kết quả thống kê, những doanh nghiệp quan tâm tới đặc điểm phần mềm (52,64%), chuẩn hóa dữ liệu kế toán (86,84%) và chi phí xây dựng (55,27%) đều đã sử dụng phần mềm kế toán xây dựng. Phần mềm này cung cấp số liệu kế toán để phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế theo từng mặt cụ thể. - Đối với doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, nhiều chi nhánh con hoặc lĩnh vực hoạt động đa dạng và quan trọng hơn là có kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm sử dụng máy tính, có chiến lược tin học hóa toàn bộ hoạt động nghiệp vụ kế toán thì họ có xu hướng triển khai HTTT kế toán. Theo kế quả thống kê, những doanh nghiệp này thường quan tâm tới yếu tố đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (86,85%), quy trình chuẩn hóa dữ liệu (45,21%) và nhân tố đổi mới công nghệ (55,26%) mà ít quan tâm tới đặc điểm của phần mềm hay chi phí xây dựng và triển khai. Tuy nhiên, HTTT kế toán hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ cho ứng dụng Web trên nền tảng thiết bị di động mà chưa phát triển thành các ứng dụng Mobile Apps để tăng thêm các tiện ích cho người sử dụng. Một phần nguyên nhân của hạn chế này là vấn đề bảo 690
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG mật thông tin trên các thiết bị di động và bảo mật kết nối từ Mobile Apps vào hệ thống xử lý tập trung chưa có các giải pháp triển khai hiệu quả. Theo đánh giá của (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016), mức độ triển khai HTTT kế toán của các doanh nghiệp xây dựng còn nhiều hạn chế. Việc triển khai ứng dụng HTTT thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào tầm nhìn cũng như quyết tâm của doanh nghiệp. Các HTTT kế toán hiện đang được triển khai có khoảng 66% thời gian của kế toán viên dành cho việc xử lý chứng từ, trong khi đó mô hình lý tưởng trong tương lai tỷ lệ này chỉ khoảng 11%. Để thực hiện được mô hình lý tưởng đó, HTTT kế toán vần có những giải pháp cụ thể được trình bày trong phần dưới đây. 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM Kết quả phân tích trên cho thấy để thích ứng với CMCN 4.0, doanh nghiệp xây dựng cần hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là kết nối băng thông rộng trong quy hoạch kinh tế để đạt được tăng trưởng bền vững. Doanh nghiệp cần hiểu rõ lợi ích thiết thực mà điện toán đám mây mang lại từ những đơn vị cung cấp nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới như: Microsoft, IBM, GE. Những doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây lớn ở Việt Nam như FPT, Viettel. Đồng thời, cần có chính sách ưu tiên cho điện toán đám mây như là một chất xúc tác mạnh, để kích hoạt quá trình chuyển đổi số thông qua ứng dụng dữ liệu lớn. Một số giải pháp công nghệ có thể được ứng dụng trong HTTT kế toán gồm: - Dịch vụ điện toán đám mây: giải quyết vấn đề lập báo cáo theo luật định và cung cấp báo cáo theo thời gian thực. Dịch vụ điện toán đám mây thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và lớn, là xu hướng xây dựng HTTT chung của các công ty đa quốc gia và tập đoàn lớn. Những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Google, Amazone, IBM sẽ cung cấp dịch vụ điện toán, máy chủ và nền tảng công nghệ xử lý dữ liệu. Việc ứng dụng dịch vụ này yêu cầu doanh nghiệp có một đội ngũ kỹ thuật riêng có thể thiết lập mô hình kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây đã được cung cấp. Việc thuê ngoài máy chủ và trung tâm dữ liệu giúp các doanh nghiệp đa quốc gia tiết kiệm được chi phí bảo trì và triển khai hệ thống trên khắp thế giới, giúp doanh nghiệp tập trung vào mô hình kinh doanh chính của họ. - Dịch vụ quản lý kế toán trên Web/Internet: Dịch vụ HTTT kế toán trên nền Web được xây dựng thành các mô hình hỗ trợ kế toán doanh nghiệp hướng dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp sẽ đăng ký 1 tài khoản trên nền tảng của dịch vụ và sử dụng công cụ được cung cấp thông qua giao diện trình duyệt trên máy tính cá nhân hoặc thiết bị di động. Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của bên cung cấp dịch vụ nên doanh nghiệp không mất thêm chi phí triển khai hệ thống và bảo trì. Dịch vụ này thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ không yêu cầu những chức năng kế toán chuyên biệt. - Dịch vụ quản lý kế toán trên điện thoại: Ứng dụng thiết bị di động là xu hướng mới nhất hiện nay trong ngành công nghệ nên việc xây dựng HTTT kế toán cũng không thoát khỏi xu hướng đó. Việc cho phép kết nối 24/7 từ thiết bị di động đến mạng dữ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp giải phóng được không gian và thời gian làm việc của các nhân viên và nhân sự chủ chốt. Việc sử dụng thiết bị di động trong HTTT kế toán giúp cho hoạt động cập nhật dữ liệu diễn ra theo thời gian thực. - Khai phá dữ liệu lớn: dữ liệu lớn có được khi số hoá toàn bộ thông tin dự án, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phân tích và xử lý để hình thành tri thức doanh nghiệp. Đây là điểm giao thoa giữa ngành kế toán và khoa học máy tính và hệ thống thông tin. Khai thác dữ liệu lớn sẽ giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh. Khai phá dữ liệu lớn được ứng dụng trong việc giải quyết các vấn đề kế toán như tự động tạo báo cáo tương tác, kết hợp kế toán chi phí hiện hành và giá gốc, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro. - Tích hợp mô hình quản lý kế toán và quản lý xây dựng sử dụng nền tảng BIM (Building Information Model) cho ngành xây dựng: BIM là mô hình dữ liệu số của toàn bộ 691
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG một dự án xây dựng (1 căn hộ, 1 toà nhà..), bao gồm tất cả thông tin của những thành phần nhỏ nhất như kết cấu, kiến trúc, nội thất. BIM thường được xem như là một bảng vẽ kỹ thuật 3D của công trình kết hợp với các dữ liệu khác liên quan đến việc xây dựng và hình mẫu công trình khi hoàn thiện. Sử dụng mô hình MIN khi tích hợp mô hình quản lý kế toán và quản lý xậy dựng sẽ tập hợp được toàn bộ thông tin liên quan đến dự án. Điều này giúp cho việc hạch toán công trình trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. - Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán: Việc đảm bảo HTTT kế toán hoạt động đúng và cung cấp thông tin kế toán tin cậy là yêu cầu tiên quyết đối với mỗi doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn luôn có bộ phận kiểm toán hệ thống kế toán nhằm kiểm soát rủi ro. Các hướng nghiên cứu kiểm soát HTTT kế toán cần các giải pháp ngay trong giai đoạn xây dựng cũng như triển khai HTTT kế toán như quyết định lựa chọn mô hình phát triển, ngôn ngữ lập trình, lựa chọn hệ quản trị CSDL, kiểm soát hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn và toàn vẹn cho thông tin kế toán. 4. KẾT LUẬN Thế giới đang chuyển mình để hòa vào dòng chảy của cuộc CMCN 4.0. Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn. Các doanh nghiệp xây dựng đang từng bước chủ động chuẩn bị những nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết để tiếp cận thành tựu công nghệ mới từ cuộc cách mạng này. Bài báo đề xuất một số giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính kế toán, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và tạo ra động lực cạnh tranh mới tại các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ban Kinh tế Trung ương (2016), 'Cuộc CMCN lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam'. 2. Bộ Tài chính (2016), Đánh giá tác động của cuộc CMCN lần thứ tư đến kinh tế - tài chính Việt Nam. 3. Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức. 4. Đặng Kim Giao (2000), Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp xây dựng, Tạp chí Xây dựng,Trang: 20-21. 5. Dương Quang Thiện (2007), Hệ thống thông tin kế toán, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong doanh nghiệp,, Viện Tin học doanh nghiệp. 7. Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng và Phạm Quang Huy (2008), Hệ thống thông tin kế toán, Nhà xuất bản NXB Thống kê, Hà Nội. TIẾNG ANH 1. Boudreau M.C., D. Gefen và Straub D. W. (2001), Validation in Information Systems Research: A State of the Art Assessment, Tạp chí MIS Quarterly, Số 25,Trang: 1-16. 2. Gailly F; và G. L.; Geerts (2014), Business process modeling: an accounting information systems perspective, Tạp chí International Journal of Accounting Information Systems, Số 15(3),Trang: 185-192. 692
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 3. Hermann, Pentek và Otto (2015), Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios. 4. Larry Hatheway (2016), Mastering the Fourth Industrial Revolution, Project Syndicate. 5. McMickle P.L. (1989), Accounting systems: Past, present anf future, Tạp chí The Accounting Systems Journal, Số 1(1). 6. Romney và Steinbart (2012), Accounting Information Systems, Nhà xuất bản New Jersey: Prentice Hall, 7. Suryawanshi và Mueedh (2014), Impact of E-Commerce on Accounting Information System in State Bank of India in Nanded City, Tạp chí Asian Journal of Management Sciences, Số 2(3),Trang: 211-213. SOLUTIONS FOR IMPROVING ACCOUNTING INFORMATION SYSTEMS IN VIETNAM CONSTRUSCTION COMPANIES IN THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION Abtract: The fourth industrial revolution, with its large data technology platform, cloud computing and comprehensive Internet connectivity, is becoming a concern of many countries in the world. The implementation of accounting information system to manage the financial accounting activities is a priority task in the roadmap industrialization of construction industry in Vietnam. This paper focuses on analyzing the impact of the 4.0 technology revolution on accounting information system in Vietnamese construction companies and proposes solutions to improve this system. Keywords: The fourth industrial revolution, construction companies, accounting information system. 693
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
6 p | 528 | 194
-
Hệ thống kế toán công ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
4 p | 214 | 16
-
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Bê tông Hồng Hà
4 p | 66 | 10
-
Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam
3 p | 113 | 10
-
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
7 p | 79 | 8
-
Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
4 p | 17 | 8
-
Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán
5 p | 74 | 5
-
Tiếp cận hệ thống thông tin kế toán theo chu trình: Góc nhìn từ thực tiễn hoạt động kinh doanh tại một số công ty xăng dầu khu vực Miền Trung
9 p | 45 | 4
-
Giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
8 p | 122 | 3
-
Kiểm soát chi phí tại Bưu điện thành phố Thủ Dầu Một - thực trạng và giải pháp hoàn thiện
6 p | 35 | 3
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với kế toán và thuế: Phần 2
140 p | 79 | 3
-
Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
5 p | 60 | 2
-
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
5 p | 4 | 2
-
Kế toán thuê tài sản của Việt Nam - những vấn đề cần hoàn thiện
11 p | 12 | 2
-
Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam
9 p | 16 | 2
-
Hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
4 p | 44 | 1
-
Cơ sở pháp lý và giải pháp hoàn thiện hoạt động Fintech ngành ngân hàng ở Việt Nam định hướng đến năm 2030
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn