intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức đặt ra cho lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo "Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức đặt ra cho lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam", nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích những cơ hội và thách thức do xu hướng này đem lại cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp gợi mở để giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số mà các bên liên quan phải đối mặt trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức đặt ra cho lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO LĨNH VỰC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM DIGITAL TRANSFORMATION: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR ACCOUNTING AND AUDITING FIELD IN VIETNAM TS. Nguyễn Hữu Mạnh1, TS. Vương Thị Hương Giang2, TS. Nguyễn Thành Cường3 1,3 Trường Đại học Nha Trang, 2Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Ngày 3/6/2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích những cơ hội và thách thức do xu hướng này đem lại cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp gợi mở để giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số mà các bên liên quan phải đối mặt trong thời gian tới. Từ khóa: Toàn cầu hóa, Chuyển đổi số; Kế toán - Kiểm toán; Việt Nam. ABSTRACT On June 3, 2020, the Government of Vietnam issued Decision No. 749 / QD-TTg on the National Digital Transformation Program to 2025, with a vision to 2030. Basic objectives in the digital development strategy of Vietnam is to comprehensively renovate operating activities in the direction of digitization of the economy. This article will analyze the opportunities and challenges brought by this trend for management agencies, businesses and employees in the field of Accounting - Auditing in Vietnam. At the same time, we also propose some suggestive solutions to remove difficulties in the process of digital transformation that stakeholders will encounter in the future. Keywords: Globalzation, Digital Transformation; Accounting and Auditing; Vietnam. 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số (Digital Transformation) trong doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi căn bản về mặt cơ cấu, tổ chức của doanh nghiệp từ mô hình truyền thống sang mô hình mới áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại. Mục đích của chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhằm gia tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực của doanh nghiệp trên thị trường. Vấn đề này cũng được Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh và đặc biệt chú trọng trong thời gian gần đây thông qua công cuộc Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 749/QĐ-TTg. 128
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sự phát triển của công nghệ số cho phép đơn giản hóa quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo trong doanh nghiệp (Lombardi and Secundo, 2020). Báo cáo trong doanh nghiệp có thể được biết đến như: các báo cáo tài chính kế toán, báo cáo quản trị, các báo cáo công bố, báo cáo lưu hành nội bộ … chúng được lập để phục vụ các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do tác động của cuộc cách mạng Công nghệ 4.0, có năm xu hướng chính được chỉ ra trong hoạt động tại lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán tại Việt Nam trong thời gian tới (Đỗ Tất Cường, 2020). Trong đó, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong doanh nghiệp nói riêng được dự báo sẽ mang đến những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán được hiểu là việc ứng dụng kỹ thuật - công nghệ số vào các nghiệp vụ Kế toán - Kế toán, giúp cho các nghiệp vụ Kế toán - Kiểm toán được triển khai đồng bộ, nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí cho người làm công tác Kế toán – Kiểm toán, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về Kế toán – Kiểm toán. Troshani và cộng sự (2018) chứng minh rằng báo cáo số được thiết lập thay thế báo cáo truyền thống sẽ giảm thiểu gánh nặng hành chính không cần thiết nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả của các quy định của Kế toán. Công nghệ số hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng vào trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán có thể kể đến như: Phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán điện tử, phần mềm bán hàng điện tử, phần mềm văn phòng điện tử, phần mềm kê khai thuế điện tử… Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán được coi là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh hiện nay. Rõ ràng, việc thực hiện chuyển đổi số hóa sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người làm công tác Kế toán – Kiểm toán, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Kế toán – Kiểm toán. Tuy nhiên, công cuộc Chuyển đổi số được diễn ra tại một thị trường đang trên đà phát triển như Việt Nam cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức cho các bên liên quan đến hoạt động Kế toán – Kiểm toán. Do đó, trong bài viết này các tác giả phân tích những lợi ích và bất cập do công cuộc Chuyển đổi số đem lại để từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán trong bối cảnh của Việt Nam. 2. Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán trong quá trình thực hiện Chuyển đổi số 2.1. Cơ hội đối với lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán trong quá trình Chuyển đổi số 2.1.1. Đối với Kế toán – Kiểm toán viên Chuyển đổi số trong hệ thống Kế toán – Kiểm toán, các kế toán viên trong doanh nghiệp sẽ có môi trường làm việc số hóa hiện đại. Chuyển đổi số giúp nâng cao năng suất lao động của kế toán viên. Nhờ có các sản phẩm ứng dụng công nghệ số, các kế toán viên có thể làm việc độc lập hơn, chủ động giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả, thông qua các phần mềm ứng dụng, qua đó tạo ra giá trị cao hơn cho doanh nghiệp và cho chính kế toán viên. (1) Sử dụng phần mềm văn phòng điện tử cho bộ phận kế toán Kế toán viên trong doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối, thu ngắn khoảng cách với các bộ phận khác của doanh nghiệp, dễ dàng trao đổi và xử lý công việc thuận tiện và hiệu quả giữa các bộ phận kế toán với nhau khi sử dụng phần mềm văn phòng điện tử. Mọi công việc phát sinh trong doanh nghiệp nhờ đó có thể được giải quyết từ xa qua công nghệ điện toán đám mây. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra ở nước ta hiện nay, việc sử dụng phần mềm văn phòng 129
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 điện tử thật sự cần thiết cho các bộ phận văn phòng. (2) Sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử (E-invoice) có nhiều lợi thế hơn so với sử dụng hóa đơn giấy truyền thống như: Tiết kiệm chi phí in ấn, bảo quản, sao lưu, thu thập thông tin so với hóa đơn giấy; Rút ngắn quy trình lập - xuất hóa đơn; Giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra khi sử dụng hóa đơn giấy (mất, rách, thất thoát); Dễ dàng lưu trữ, kiểm tra, quản lý hóa đơn mọi lúc mọi nơi; Tự động gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng; Hỗ trợ tính năng nhắc thanh toán qua E-banking, thúc đẩy quá trình thu hồi công nợ cho doanh nghiệp; Gia tăng tính thuận tiện cho kế toán viên trong việc hạch toán kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán. (3) Sử dụng các phần mềm giải pháp Kế toán – Kiểm toán Tại Việt Nam có rất nhiều phần mềm kế toán khác nhau được sử dụng (MISA, Bravo, 3TSoft, Fast, …) để hỗ trợ việc nhập số liệu từ các chứng từ để đưa ra các báo cáo tài chính một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả dựa trên các quy trình thủ tục được lập trình sẵn. Sử dụng các phần mềm Kế toán – Kiểm toán giảm thiểu sai sót khi làm kế toán thủ công và đưa ra các báo cáo tài chính một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, các phần mềm kế toán hiện nay đều được thiết kế chuyên biệt cho từng phần hành kế toán riêng biệt thuận tiện cho việc lập báo cáo bộ phận và đối chiếu số liệu kế toán trong công ty. Áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ giảm thiểu công việc đối với các kiểm toán viên bởi những lí do sau: Thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán luôn sẵn có và minh bạch hơn; Việc kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán với các bên liên quan cũng được tiến hành thuận tiện hơn, chính xác, nhanh chóng hơn trên nền tảng số; Kết quả kiểm toán của kiểm toán viên trở nên trung thực và đáng tin cậy hơn do hệ thống thông tin daonh nghiệp được cung cấp đồng bộ, minh bạch. 2.1.2. Đối với phía doanh nghiệp Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán cũng đem lại lợi ích cuối cùng cho chính doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp xét trên hai góc độ: (1) Giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp Như đã phân tích trong mục 2.1.1, chuyển đổi số hỗ trợ rất lớn cho công việc của Kế tóan viên và Hệ thống kế toán vận hành trong doanh nghiệp. Thông qua đó, hoạt động kế toán dưới nền tảng công nghệ số giúp tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động so với công việc kế toán truyền thống vẫn thường làm trước đây. Chính bởi vậy, hiệu quả lao động của nhân sự kế toán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện một cách đáng kể. (2) Gia tăng khả năng nắm bắt thông tin và ra quyết định cho các nhà quản lý doanh nghiệp Với hệ thống thông tin kế toán dựa trên nền tảng số, việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ra quyết định được thực hiện nhanh chóng chính xác trên các mặt: nội dung, hình thức, thời gian, đối tượng được cung cấp và sử dụng thông tin. Thông tin cung cấp bao gồm cả thông tin tài chính (tài sản, nguồn vốn, công nợ phải thu – phải trả, hàng tồn kho, doanh thu và chi phí) và thông tin phi tài chính (danh sách khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng). Thông tin được cung cấp một cách thống nhất, đầy đủ và liên tục theo yêu cầu của nhà quản lý. Tổ chức dữ liệu mang tính tập trung cho phép cung cấp thông tin ở nhiều mức độ, cấp độ khác nhau. Hệ thống thông tin kế toán linh hoạt và đa dạng về hình thức và đối tượng, đồng thời các nhà quản lý doanh nghiệp có thể truy xuất từ nhiều nơi khác nhau nhờ công nghệ điện toán đám mây. 130
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2.1.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán, chuyển đổi số tại Việt Nam được thực hiện đồng bộ ở cả hai phía doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của Nhà Nước. Các phần mềm số hóa cũng đã được đưa vào sử dụng tại các cơ quan quản lý trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán nhằm hỗ trợ các hoạt động giữa doanh nghiệp và cơ quản quản lý như: phần mềm hỗ trợ kê khai thuế trực tuyến, quản lý hóa đơn điện tử, quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước, quản lý hải quan điện tử ... Sử dụng hệ thống công nghệ vào các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Mặt khác, chính sự thay đổi này giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước bằng cách giảm thiểu đi những thủ tục hành chính cồng kềnh, phức tạp, thủ công. 2.2. Thách thức đặt ra đối với lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán trong quá trình Chuyển đổi số (1) Sự phát triển như vũ bão của công nghệ số được kỳ vọng sẽ nhanh chóng xóa sổ một số vị trí công việc truyền thống của Kế toán – Kiểm toán trước đây. Ứng dụng công nghệ số vào hệ thống kế toán doanh nghiệp và công việc của kế toán viên đòi hỏi đội ngũ nhân viên kế toán phải đạt trình độ công nghệ nhất định để tiếp cận công nghệ mới, làm chủ công nghệ, biến công nghệ trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động kế toán nói viên riêng và hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung. Mặt khác, chính các kế toán – kiểm toán viên cần phải am hiểu quá trình thủ tục vận hành kế toán tại đơn vị mình để kịp thời phát hiện ra những quy trình ứng dụng công nghệ nào là chưa phù hợp để loại bỏ nếu như quy trình đó không thực sự cần thiết. (2) Chi phí đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số là vấn đề các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm. Chuyển đổi số cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chủ động đầu tư công nghệ vào quá tình hoạt động của mình. Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp này nếu buộc phải lựa chọn giành một số vốn để đầu tư công nghệ và đào tạo đội ngũ kế toán so với số vốn bỏ ra để đầu tư công nghệ với lợi ích mang lại còn khá khập khiễng, do những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chưa thể khai thác hết năng lực đầu tư công nghệ. Thêm nữa, tính bảo mật và an toàn của thông tin là một vấn đề quan trọng. Trong khi hạ tầng kỹ thuật số tại Việt Nam còn yếu kém, các quy định cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ các phần mềm, phần cứng, dữ liệu của cả doanh nghiệp và các khách hàng đối tác là rất cần thiết cho doanh nghiệp để tránh việc bị đánh cắp thông tin. Đây là một nguy cơ lớn mà các kế toán và doanh nghiệp cần nhận thức được và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra, khi ứng dụng các công nghệ mới. (3) Chuyển đổi số tạo ra thị trường cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ Kế toán – Kiểm toán. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Kế toán – Kiểm toán có quy mô lớn có lợi thế trong việc áp dụng công nghệ số và cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Do đó, những doanh nghiệp này thường có khả năng thâu tóm được một lượng khách hàng lớn, gia tăng mức độ chiếm lĩnh thị trường và khả năng kết nối với các khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, khả năng này lại bị hạn chế đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Kế toán – Kiểm toán nhở và vừa. (4) Chuyển đổi số cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán (cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thu – chi ngân sách, …). Sự thiếu hụt lực lượng cán bộ có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện tiến trình chuyển đổi số. Trong khi đó, việc xây dựng một lực lượng cán bộ có chuyên môn 131
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiệp vụ và hiểu biết về công nghệ là rất cần thiết đối với bất kỳ chiến lược chuyển đổi số của bất cứ tổ chức, cơ quan nào. Quy trình đầu tư và triển khai hạ tầng kỹ thuật số của cơ quan quản lý chưa phù hợp với tiến trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam hiện nay. Các quy tắc, quy định liên quan đến quản lý hành chính nhà nước về Kế toán – Kiểm toán vẫn còn khá cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa thật sự phù hợp. Những vấn đề này đã hạn chế cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận, triển khai và ứng dụng kịp thời các sản phẩm công nghệ mới vào những hoạt động liên kết với cơ quản lý Nhà nước về Kế toán – Kiểm toán. (5) Tồn tại những vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế tại Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, thông tin tài chính đòi hỏi phải minh bạch, đáng tin cậy và được trình bày theo chuẩn mực quốc tế chung. Trí tuệ nhân tạo (AI), Robot thông minh, công nghệ blockchain, điện toán đám mây, kỹ thuật số đã tác động nhất định đến chu trình và phương pháp kế toán, kiểm toán nhưng cần hướng chúng theo một chuẩn mực chung cho các báo cáo đầu ra. Kế toán Việt Nam sử dụng 26 chuẩn mực (VAS), mặc dù chúng đã được xây dựng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế cũng như tình hình các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng giữa VAS và IAS vẫn còn vài điểm khác biệt, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập của kế toán, kiểm toán Việt Nam và quốc tế. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 hệ thống này được biểu hiện cụ thể ở nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính lập theo IFRS và VAS. Báo cáo tài chính được lập theo IFRS được đánh giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu, nhưng lập theo VAS lại ghi là theo giá gốc. Điều này làm cho giá trị tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn của doanh nghiệp chưa phản ánh đúng như diễn biến thực tế của thị trường. Vấn đề lớn thứ hai, một số Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) và Chuẩn mực Trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được đưa ra nhưng tuy nhiên Chuẩn mực kế toán Việt Nam lại chưa hề được đề cập đến (IAS 19, IAS 20, IFRS 01, IFRS 07, …). 3. Một số giải pháp cho các bên liên quan trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán trong bối cảnh Chuyển đổi số quốc gia Theo chiến lược chuyển đổi số quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, mục tiêu phát triển lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam sẽ được định hướng theo: Tiếp tục hoàn thiện hành lang, khuôn khổ pháp lý về kế toán - kiểm toán trên cơ sở thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam; Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng và được quốc tế thừa nhận; Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về kế toán - kiểm toán, phát triển đội ngũ nhân lực vừa có chuyên môn nghiệp vụ quản lý vừa thành thạo sử dụng công nghệ trong công việc; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong sử dụng phần mềm Kế toán – Kiểm toán; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ; Chú trọng đào tạo Kế toán – Kiểm toán chất lượng cao theo chuẩn mực kế toán quốc tế tại các cơ sở đào tạo. Để có thể triển khai hiệu quả Chiến lược trên, thời gian tới cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau: (1) Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về kế toán - kiểm toán với các nội dung đổi mới về nguyên tắc, quy trình phù hợp với ứng dụng công nghệ số và thông lệ quốc tế. Quan trọng nhất là các báo cáo tài chính và việc trình bày các báo cáo tài chính phải đảm bảo tính chuẩn mực, dễ hiểu năm bắt thông tin cho dù báo cáo được công bố ở trong hay ngoài nước. Yêu cầu đặt ra là các báo cáo tài chính cần phải được trình bày theo những nguyên tắc, những chuẩn mực, đảm bảo sự thống nhất chung, sát với chuẩn mực và quy tắc trình bày báo cáo tài chính quốc tế. (2) Nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán viên, nhà quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kế 132
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toán - kiểm toán trong các cơ quan quản lý. Mục tiêu hướng đến không chỉ nằm ở vấn đề nâng cao trình độ, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, mà còn đảm bảo năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Rõ ràng, các doanh nghiệp không thể dễ dàng thay đổi một đội ngũ kế toán mới có hiểu biết về công nghệ thay cho đội ngũ hiện có thông qua quá trình tuyển dụng mới hoàn toàn, do vậy phía doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao sự hiểu biết vận hành được hệ thống công nghệ. Để triển khai vấn đề quản lý số giữa cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng dịch vụ, cơ quan quản lý cần thiết phải tổ chức các buổi tập huấn nhằm phổ cập các vẫn đề liên quan đến sử dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý của mình, đồng thời phải có đội ngũ tư vấn viên có trình độ cao để tư vấn, giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng dịch vụ quản lý công của các cơ quan trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. (3) Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, chính phủ nên khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng các phần mềm công nghệ trong thực hiện công tác kế toán, tập huấn, đào tạo kế toán, chuyên gia có trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. (4) Đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời, để tăng cường phát triển các ứng dụng công nghệ, phục vụ cho hoạt động kế toán - kiểm toán; phục vụ công tác kiểm tra giám sát tính tuân thủ pháp luật và các hoạt động dịch vụ về kế toán, kiểm toán. Đồng thời, chú trọng hệ thống an ninh mạng, đảm bảo mức bảo mật cao dữ liệu kế toán, kiểm toán. (5) Các cơ sở đào tạo kế toán - kiểm toán nên chú trọng đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Phát triển chương trình giảng dạy ngoại ngữ để sinh viên có thể có bằng cấp quốc tế dễ dàng hơn, tiếp cận gần hơn với định hướng môi trường kế toán quốc tế. Đồng thời, cơ sở đào tạo Kế toán – Kiểm toán cũng cần phát triển nội dung đào tạo gắn liền với chuyển đổi số giúp sinh viên sau khi ra trường thích ứng kịp thời với thời đại công nghệ số. 4. Kết luận Chuyển đổi số đang từng bước đi sâu vào mọi mặt kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Sự thay đổi nhanh chóng này diễn ra trên cả lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Theo đó, công việc của kế toán cũng như cách thức hoạt động của hệ thống kế toán doanh nghiệp cũng đang dần chuyển đổi. Tự động hóa quá trình nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích đã thay đổi công việc của kế toán thủ công như trước đây và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, chuyển đối số giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp, hệ thống kế toán số hóa đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời hơn cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vữ Kế toán – Kiểm toán giúp giảm tải sự cồng kềnh, quá tải trong việc giải quyết các thủ tục hành chính giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân phù hợp với lộ trình xây dựng chính phủ điện tử trong lộ trình xây dựng. Chuyển đổi số đặt ra khó khăn cho người làm công tác kế toán – kiểm toán, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Nó cũng tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức tài chính, kế toán không ngừng phát triển dịch vụ tài chính, kế toán chuyên nghiệp hơn. Góp phần công khai minh bạch các thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân. Chuyển đổi số là quá trình tất yếu của xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán – kiểm toán nói riêng. Đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện của các bên liên quan từ Kế toán – Kiểm toán viên, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán và toàn hệ thống chính trị. 133
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Tất Cường (2020), Dự báo những xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Tạp chí tài chính, Kỳ (1), Tháng 4/2020, NXB Tài chính. [2] Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. [3] Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB. [4] Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), Ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB. [5] Lê Thủy Tiên (2019), Tác động cuộc cách mạng 4.0 đến ngành Kế toán – Kiểm toán tại Việt Nam, Tạp chí Kế toán – Kiểm toán, Tháng 8/2019, NXB Trung ương Hội Kế toán – Kiểm toán Việt Nam. [6] Lombardi, R., and Secundo, G. (2020). The digital transformation of corporate reporting–a systematic literature review and avenues for future research. Meditari Accountancy Research. [7] Quyết định Số: 749/QĐ-TTg, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Ban hành bởi Thủ tướng chính phủ [8] Troshani, I., Janssen, M., Lymer, A., & Parker, L. D. (2018). Digital transformation of business- to-government reporting: An institutional work perspective. International Journal of Accounting Information Systems, 31, 17-36. 134
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2