intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình hải quan thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số, xem chuyển đổi số là “xương sống” và trở thành xu thế tất yếu của cuộc CMCN 4.0; đây là một trong những động lực rất quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, việc đẩy mạnh chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, là chìa khóa và là cơ sở vô cùng quan trọng để xây dựng Hải quan số và Hải quan thông minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình hải quan thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” XÂY DỰNG MÔ HÌNH HẢI QUAN THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ThS. Lưu Mạnh Tưởng Phó Tổng cục trưởng TCHQ Trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số, xem chuyển đổi số là “xương sống” và trở thành xu thế tất yếu của cuộc CMCN 4.0; đây là một trong những động lực rất quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, việc đẩy mạnh chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, là chìa khóa và là cơ sở vô cùng quan trọng để xây dựng Hải quan số và Hải quan thông minh. Hải quan thông minh “Smart customs” manh nha hình thành trên cơ sở phát triển của hải quan điện tử, hải quan số và trong khuôn khổ của mô hình Biên giới thông minh. Mô hình Hải quan thông minh là mô hình có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo tính minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả. Mô hình này cũng thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan, yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin với các Bộ, ngành, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp. Đặc điểm của mô hình Hải quan thông minh Đặc điểm cơ bản của mô hình Hải quan thông minh gồm: Quản lý biên giới thông minh; quản lý theo chuỗi và hệ sinh thái số; cung cấp dịch vụ tối ưu; kết nối và xử lý thông minh; minh bạch, công bằng, nhất quán. Đặc biệt là ứng dụng các công nghệ mới hiện đại cũng được áp dụng để hỗ trợ cơ quan Hải quan. Công nghệ quản lý chuỗi cung ứng tích hợp theo hướng dẫn tại khung an ninh và tạo thuận lợi thương mại (SAFE) của WCO được áp dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo hàng hóa sử dụng đúng mục đích đã kê khai với cơ quan Hải quan dựa trên nguyên tắc rủi ro, lấy phân tích dữ liệu làm nền tảng trên cơ sở ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo. Mô hình Hải quan thông minh đảm bảo kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, dữ liệu tích hợp từ khi hàng hoá đến cửa khẩu trong thời gian lưu giữ tại kho, bãi, cảng đến khi thông quan, đưa ra khỏi khu vực giám sát, đưa vào sản xuất hoặc sử dụng theo đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Đặc biệt, mô hình này thiết lập môi trường dịch vụ số thân thiện, dễ dàng tiếp cận, có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện, có thể theo dõi được kết quả xử lý, cũng như cung cấp các tính năng hỗ trợ doanh nghiệp, tổ 140
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” chức, người dân trong thực hiện thủ tục hành chính. Cùng với đó là phát triển các công cụ, tiện ích có khả năng đo lường, giám sát và đánh giá hiệu quả trong việc thực thi công tác quản lý của các cơ quan nhà nước; chất lượng dịch vụ công; điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng thông qua việc đo thời gian thực hiện các công đoạn trong chuỗi cung ứng. Các công nghệ mới hiện đại cũng được áp dụng để hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc tự động phân tích, xử lý thông tin; sẵn sàng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước; trao đổi dữ liệu hải quan với các nước; tích hợp, kết nối thông tin từ các phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về hải quan với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Lợi ích của mô hình Hải quan thông minh Việc triển khai thành công Mô hình Hải quan thông minh sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về hải quan và cả cộng đồng doanh nghiệp. Thông quan hàng hóa nhanh, hiệu quả hơn Quá trình thông quan hàng hoá hiệu quả là một trong những lợi ích chính mà tự động hoá mang lại bằng cách tạo ra: năng suất cao hơn cho cả cơ quan Hải quan và các đối tác kinh doanh; sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn; giảm chi phí cho cả cơ quan Hải quan và các đối tác thương mại; thông tin kịp thời và chính xác hơn; khả năng kiểm soát tốt hơn; giảm tình trạng tắc nghẽn tại cảng và sân bay. Mặt khác, tự động hoá thủ tục hải quan gắn liền với trao đổi thông tin điện tử như dữ liệu về hàng hoá và khai báo về hàng hoá, cho phép xử lý thông tin trước khi hàng đến và/hoặc trước khi hàng đi. Vì vậy, xử lý thông tin thường xuyên trước khi hàng hoá thực tế vào lãnh thổ hải quan hoặc sắp rời lãnh thổ hải quan cho phép cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin và tiến hành đánh giá rủi ro về hàng hoá. Với thông tin đã có sẵn, quyết định giải phóng hàng hoá có thể được chuyển đi ngay khi hàng hoá đến thông qua sử dụng phương thức điện tử. Cùng với đó, khi hệ thống CNTT được cả cơ quan Hải quan, các cơ quan pháp luật và các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả thì tất cả các bên liên quan tới một giao dịch xuất nhập khẩu có thể chuyển dữ liệu tới một hệ thống xử lý tập trung. Cơ quan Hải quan sẽ có thể gửi dữ liệu theo yêu cầu của các đơn vị thông quan tại cửa khẩu biên giới, vì vậy, tạo ra cho ngành Hải quan cơ chế thông quan “một cửa” nhanh chóng. Áp dụng quy định thống nhất, nâng cao chất lượng dữ liệu Thực hiện thành công mô hình Hải quan thông minh góp phần áp dụng thống nhất Luật Hải quan, thu thuế hiệu quả hơn, phân tích dữ liệu chính xác hơn, thống kê hải quan chính xác và kịp thời, nâng cao chất lượng dữ liệu. Cụ thể: Về áp dụng thống nhất Luật Hải quan, toàn bộ giao dịch được xử lý theo cách thức thống nhất, đảm bảo áp dụng nhất quán các quy định luật pháp trong nước và đối xử ngang bằng với tất cả các đối tác thương mại. Việc sử dụng các kỹ thuật lập mẫu mô hình kinh doanh và dữ liệu theo chuẩn mực quốc tế cho phép áp dụng thống nhất hơn và đối xử công 141
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” bằng trong phạm vi các quy tắc thương mại khi luật pháp thay đổi thì bản thân các quy tắc cũng thay đổi. Đối với thu ngân sách, việc tự động hoá quy trình thu thuế góp phần đảm bảo thuế được thu và tính toán kịp thời. Các khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu có thể được xác định và xử lý nhanh chóng bởi trong thực tế, trong môi trường làm việc thủ công, việc điều hòa các khoản thuế nhận được và các khoản thuế còn nợ thường chậm và có lỗi. Về việc phân tích dữ liệu, tự động hoá các hệ thống hải quan cho phép cơ quan Hải quan truy cập ngay lập tức các thông tin cập nhật và cùng với việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, có thể sử dụng thông tin này một cách hữu ích. Tự động hoá hải quan còn tạo khả năng kiểm soát sau thông quan hiệu quả hơn ở cả cấp độ địa phương và toàn quốc. CNTT cho phép người khai hải quan gửi đến cơ quan Hải quan dữ liệu không có lỗi một cách kịp thời. Dữ liệu được gửi và tiếp nhận theo phương thức điện tử có thể chính xác hơn do trong hệ thống nhận thông tin tự động có các chức năng kiểm tra giá trị và độ tin cậy của dữ liệu. Điều này giúp đảm bảo bất kỳ phân tích dữ liệu nào được thực hiện cũng sẽ chính xác hơn. Về thống kê hải quan, quá trình khai báo tự động diễn ra giúp cho số liệu thống kê thương mại đã có trong dữ liệu thống kê nhận được tại thời điểm xuất khẩu và nhập khẩu theo cách thức đã cơ cấu. Điều này rất hiệu quả về chi phí và các số liệu thống kê có được theo cách này sẽ chính xác và cập nhật hơn. Nhờ đó, các cơ quan khác thuộc Chính phủ có thể nhanh chóng thực hiện các biện pháp khi cần thiết. Đáng chú ý, một lợi ích lớn hơn nữa của hệ thống CNTT là dữ liệu có độ chính xác cao hơn nhờ có các chức năng kiểm tra giá trị và độ tin cậy trong quá trình tiếp nhận dữ liệu. Do việc này được thực hiện khi hàng hoá vẫn nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan Hải quan nên có thể xử lý các sai lệch dễ dàng hơn. Các thao tác kiểm tra này đảm bảo độ tin cậy của các dữ liệu cơ bản dạng thô, những dữ liệu này sẽ được lưu trong hệ thống máy tính của cơ quan Hải quan… Mục tiêu của Hải quan Việt Nam Những năm gần đây, trước yêu cầu xây dựng mô hình Hải quan thông minh, việc ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan đã có bước tiến nhảy vọt. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan luôn đứng đầu trong số các cơ quan của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã xây dựng được một hệ thống CNTT bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan. Tuy nhiên, hệ thống CNTT này đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục; vẫn còn một số lĩnh vực vẫn chưa được tin học hóa và tự động hóa… Do vậy, hiện nay Tổng cục Hải quan đang khẩn trương xây dựng hệ thống CNTT đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, tích hợp với các hệ thống khác và ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nghiệp vụ hải quan (như IoT, AI, Big Data...) nhằm đáp ứng mục tiêu tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 là xây dựng mô hình Hải quan thông minh với mức độ số hóa, tự động hóa ngày càng cao... 142
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022, trong đó đặt ra mục tiêu: - Tiếp tục xây dựng nền tảng pháp luật về Hải quan hiện đại, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xây dựng, triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. - Tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh theo khuyến nghị của WCO. - Xây dựng Hệ thống CNTT hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới, thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia, Cơ chế Một cửa ASEAN, kết nối với các đối tác thương mại của Việt Nam... nhằm tập trung hóa tối đa xử lý thủ tục hành chính, kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan với các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và đơn vị có liên quan tham gia chuỗi cung ứng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. - Phát triển nguồn nhân lực tinh thông nghiệp vụ, liêm chính, chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh và các nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan. Hải quan Việt Nam đặt ra chỉ tiêu đến năm 2030, có tới 100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa; 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Theo đó, kết quả, hình ảnh, thông tin được truyền trực tiếp về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan và chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu. 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan. 100% các cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới. 100% các doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, kết nối chia sẻ dữ liệu quản lý sản xuất với cơ quan Hải quan. 143
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Phấn đấu 100% doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan; 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được số hóa. Phấn đấu mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 95% trở lên đối với các chỉ tiêu chính thuộc các nội dung: tiếp cận thủ tục hành chính hải quan, thực hiện thủ tục hành chính hải quan, sự phục vụ của công chức hải quan. Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, Tổng cục Hải quan đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ để xây dựng mô hình Hải quan thông minh gồm: Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý trên cơ sở rà soát sửa đổi, bổ sung toàn diện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu mô hình hải quan thông minh, số hóa các nghiệp vụ hải quan. Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hải quan trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực quản lý hải quan hiện đại. Tinh giản bộ máy tổ chức hải quan tại các cấp cơ sở hướng tới xây dựng mô hình hải quan tập trung, phù hợp với địa bàn quản lý và yêu cầu công việc, giảm bớt các khâu trung gian, hạn chế sự chồng chéo, không thống nhất, tiêu cực, nhũng nhiễu trong thực thi nhiệm vụ của công chức hải quan, tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ hải quan. Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp trao đổi thông tin để tiếp cận với mô hình quản lý của một số nước tiên tiến và mô hình hải quan hiện đại do Tổ chức Hải quan Thế giới khuyến nghị và đề xuất, mô hình quản lý rủi ro, mô hình quản lý tuân thủ. Thứ tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cách mạng công nghiệp 4.0 như kết nối internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích thông minh (BI), điện toán đám mây (Cloud), di động (Mobility),... Thứ năm, tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin tổng thể của ngành Hải quan, xây dựng các công cụ về các giải pháp công nghệ thông tin hỗ trợ các yêu cầu quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo hướng quản lý điều hành tập trung tại cơ quan Hải quan. Thứ sáu, hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin, đẩy mạnh trao đổi thông tin thông qua Cơ chế Một cửa ASEAN, trao đổi C/O điện tử...; tăng cường công tác phối hợp trao đổi thông tin với các Bộ, ngành. Thứ bảy, nghiên cứu đề xuất các mô hình hải quan dịch vụ theo hướng xã hội hóa, tăng cường kết nối hải quan - doanh nghiệp; đề xuất các hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực hải quan./. 144
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2