intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến số thu ngân sách từ hoạt động XNK và chuyển đổi số trong công tác thu thuế của ngành hải quan

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến số thu ngân sách từ hoạt động XNK và chuyển đổi số trong công tác thu thuế của ngành hải quan" gồm có những nội dung chính sau: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu của ngành Hải quan; tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu; chuyển đổi số trong công tác thu thuế của ngành Hải quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến số thu ngân sách từ hoạt động XNK và chuyển đổi số trong công tác thu thuế của ngành hải quan

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN SỐ THU NGÂN SÁCH TỪ HOẠT ĐỘNG XNK VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ CỦA NGÀNH HẢI QUAN Lê Phương Hà, Kiểm tra viên Cục Thuế xuất nhập khẩu I. Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu của ngành Hải quan 1. Các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tham gia Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và 2 Hiệp định thương mại song phương (PTA) với độ bao phủ hơn 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Chính những Hiệp định thương mại tự do này đã tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại - đầu tư song phương, cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, trong những năm qua, chính sách mở cửa hội nhập, tham gia vào các FTA đã đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển, cải cách kinh tế đất nước. Cụ thể, hội nhập đã góp phần tạo ra cơ hội to lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch luồng vốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với các khoản vốn ưu đãi đầu tư. Việc thực hiện các cam kết trong FTA tạo động lực để doanh nghiệp đẩy nhanh cải cách, tự sắp xếp lại, chủ động chuyển hướng đầu tư, chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tạo ra tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người dân và đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều không gian phát triển mới cho kinh tế đất nước. Minh chứng rõ nét trong những năm trở lại đây, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, chiến tranh Nga-Ucraina hay sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ, GDP của cả nước trong năm 2022 tăng 8,02%, tăng 210% so với năm 2021 (2,58%) và tăng 175% so với năm 2020 (2,91%); kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao, năm 2020 đạt trên 545 tỷ USD, năm 2021 vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng đạt hơn 731 tỷ USD. 65
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Việc mở rộng FTAs với nhiều đối tác không những giúp Việt Nam tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống mà còn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là lợi thế thương mại từ các thị trường mới. Cán cân thương mại tăng nhanh, duy trì ở trạng thái xuất siêu trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam xuất siêu 19,9 tỷ USD; năm 2021 xuất siêu 3,3 tỷ USD; năm 2022 xuất siêu 12,2 tỷ USD. 2. Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu Ngày 08/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (gọi tắt là Danh mục AHTN 2022). Nhằm thực hiện thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và thực hiện cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, căn cứ nguyên tắc, thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất tại Điều 10, Điều 11 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các FTA/PTA giai đoạn 2022-2027 để thay thế các Nghị định cho giai đoạn 2018-2022 có hiệu lực từ ngày 30/12/2022, theo đó đảm bảo thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế, hải quan, phù hợp với cam kết quốc tế. Cam kết ưu đãi thuế giai đoạn mới sẽ giúp tiếp tục cơ cấu nguồn thu bền vững hơn, giảm tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu; tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực và cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu kinh tế, đồng thời gia tăng cạnh tranh của hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Cụ thể hơn, Cục Thuế xuất nhập khẩu xin báo cáo tác động của từng Hiệp định thương mại tới hoạt động xuất nhập khẩu như sau: a) Hiệp định Việt Nam - Chi Lê (VCFTA) Nhập khẩu hàng hóa nước ta từ thị trường Chi Lê rất ít, chỉ chiếm 0,1% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước, rơi vào khoảng 290 triệu USD/năm. Số thu của Việt Nam từ thị trường Chi Lê trong năm 2021 đạt 101,4 tỷ VNĐ, giảm 7,3% so với năm 2020 (109,4 tỷ VNĐ) và giảm 35,7% so với năm 2018 (157,2 tỷ VNĐ). Mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trung bình qua các năm như sau: năm 2022 là 4,44%; năm 2023 là 3,71%; năm 2024 là 2,12%; năm 2025 là 2,03%; năm 2026 là 1,94%; năm 2027 là 1,84%. Xét tương quan với biến động kim ngạch thì cắt giảm thuế quan theo lộ trình có tác động không nhỏ đến giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu của thị trường này. b) Hiệp định Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN-EAEU) Kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định VN-EAEU đã đóng góp cho sự phát triển thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước thành viên EAEU. Trong năm 2021, tổng kim 66
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước Liên minh đạt 5,96 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD, tăng 15,3%, nhập khẩu từ EAEU đạt 2,4 tỷ USD, tăng 15,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực EAEU (chủ yếu sang Liên bang Nga) gồm: Điện thoại và linh kiện, hàng nông sản, máy vi tính, da giày, thiết bị máy móc phụ tùng, cà phê. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ khu vực này (chủ yếu từ Liên bang Nga) gồm: hải sản đông lạnh, các mặt hàng từ thép và hợp kim, máy móc thiết bị, phụ tùng. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bình quân cho từng năm là: Năm 2022 là 3,25%, 2023 là 2,95%; năm 2024 là 2,66%, năm 2025 là 2,36%, năm 2026 là 2,36% và năm 2027 là 2,34%. c) Hiệp định Việt Nam - Cuba Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2020. So sánh số liệu kim ngạch nhập khẩu năm 2020 với năm 2021, việc thực hiện Hiệp định đã thể hiện nhiều tác động tích cực trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Cuba. Theo số liệu thống kê hải quan năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 35,4 triệu USD từ Cuba. Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thế giới, nhưng mức nhập khẩu này đã tăng mạnh đạt mức 92% (tương đương với khoảng 32,4 triệu USD) so với kim ngạch nhập khẩu từ Cuba năm 2020. Mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường Cuba tập trung chủ yếu vào các nhóm hàng dược phẩm và nguyên phụ liệu thuốc lá. Số thu của Việt Nam từ thị trường Cuba trong năm 2021 đạt 775 triệu VNĐ, giảm 31,2 so với năm 2020 (1,1 tỷ VNĐ). Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trung bình năm 2022 là 2,4%; năm 2023 là 2,1%. Hiệp định thương mại Việt Nam - Cuba sẽ về cuối lộ trình vào năm 2023. d) Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với nhóm thị trường này chưa có nhiều đột phá do phần lớn các nước tham gia CPTPP là các đối tác đã có FTA với Việt Nam, cũng như Hiệp định này hiện đang ở giai đoạn cắt giảm ban đầu. Trên thực tế, các đối tác mới hiện chỉ có Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Theo đó, nhập khẩu từ 2 thị trường này đạt lần lượt 726 triệu USD và 523 triệu USD vào năm 2020, 760 triệu USD và 499 triệu USD vào năm 2021. Hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Ca-na-đa chủ yếu gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; lúa mì; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; than đá; đậu tương; phân bón. Sản phẩm nhập khẩu chính từ Mê-hi-cô gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; hóa chất. Mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi trung bình qua các năm: năm 2022 là 8,3%, 67
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 2023 là 7,9 %; năm 2024 là 7,4%; năm 2025 là 7%; năm 2026 là 6.6%; năm 2027 là 3,6%. Một số mặt hàng quan trọng sẽ tiếp tục được duy trì thuế xuất khẩu và áp dụng một mức trần thuế suất thuế xuất khẩu gồm: than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trung bình năm 2022 là 2,18 %, năm 2023 là 1,77%; năm 2024 là 1,36%; năm 2025 là 1,06%; năm 2026 là 0,74%; năm 2027 là 0,4%. đ) Hiệp định Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2020. Về cam kết thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu với hàng hóa xuất khẩu sang EU với lộ trình lên đến 15 năm, trừ những mặt hàng được duy trì thuế xuất khẩu như dầu thô, than đá,… Về cam kết thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU, và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm (tối đa là 15 năm) hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan của WTO. Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2021, đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU, số thuế xuất khẩu phải thu là 117 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2020, số thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU giảm 13,4% (tương ứng với 18,17 tỷ đồng). Đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ EU trong năm 2021, số thuế nhập khẩu phải thu là 8.833 tỷ đồng (trong đó thu thuế nhập khẩu áp dụng mẫu xuất xứ EVFTA là khoảng 3.090 tỷ đồng, thu thuế MFN là 5.737,5 tỷ đồng...), số thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của EU nhập khẩu vào Việt Nam tăng 2,1% (tương ứng với 180,6 tỷ đồng so với năm 2020). Số thu thuế giá trị gia tăng (VAT) và số thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tương ứng là 17.131 tỷ đồng và 2.967 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2020, số thu thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU vào Việt Nam năm 2021 tăng 5,5% (tương ứng với 901 tỷ đồng) và số thu thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU vào Việt Nam năm 2021 tăng 23% (tương ứng với 557 tỷ đồng). e) Hiệp định Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) Hiệp định UKVFTA được ký kết ngày 29/12/2021 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Về cam kết cắt giảm thuế quan trong Hiệp định UKVFTA: - Đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh: Vương quốc Anh về cơ bản kế thừa các cam kết trong EVFTA. Theo đó, sau 06 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, phía Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế. 68
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Vương quốc Anh: Việt Nam kế thừa toàn bộ các cam kết trong EVFTA. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế. Tiếp đó, sau 06 năm, 91,8% số dòng thuế sẽ được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 9 năm, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế. Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 3/2022, Vương quốc Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu, và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng tích cực trong giai đoạn 2016 - 2021 và duy trì ở mức trên 5,6 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam hiện xếp thứ 26 trong số các nước ngoại khối EU cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường Vương quốc Anh với kim ngạch đạt 5-6 tỷ USD/năm. Hiệp định UKVFTA đã có tác động tích cực trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa giữa hai nước. Mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi bình quân cho từng năm là: năm 2022 là 14,8%; năm 2023 là 10,1 %; năm 2024 là 9,6%, năm 2025 là 8,4%, năm 2026 là 8% và năm 2027 là 7,5%. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bình quân cho từng năm là: năm 2022 là 6,3%, năm 2023 là 4,7%; năm 2024 là 3,5%, năm 2025 là 2,3%, năm 2026 là 1,7% và năm 2027 là 1%. f) Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) Về số thu thuế nhập khẩu theo form AKFTA, số thu của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 đạt mức trung bình khoảng 87,7 tỷ VND. Trong đó có giai đoạn giảm từ 153 tỷ VND (năm 2018) xuống còn 46 tỷ đồng (năm 2020) và phục hồi đạt hơn 90 tỷ năm 2021. Như vậy, có thể thấy việc thực hiện cam kết trong AKFTA đồng nghĩa với việc giảm thuế theo lộ trình, cùng với sự ảnh hưởng của dịch bệnh, số thu giai đoạn 2018 - 2020 giảm. Năm 2021 là năm cuối lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo AKFTA, tuy nhiên nhờ có sự tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu khiến cho số thu tăng đột biến gần gấp đôi năm 2020. Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết theo AKFTA từ năm 2021, do đó thuế suất cam kết cho giai đoạn 2022 - 2027 không thay đổi qua các năm. Nếu giả định tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định AKFTA là tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc bình quân giai đoạn 2018-2021 (6%/năm); tỷ lệ sử dụng C/O là 3,85% theo tỷ lệ trung bình thực tế đạt được cho giai đoạn 2018-2021 thì tổng thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam của những nhóm hàng chịu tác động điều chỉnh sẽ tăng/giảm không đáng kể. g) Hiệp định ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) Số thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo form AJ giai đoạn 2018 - 2021 đạt mức trung bình khoảng 60,25 tỷ đồng/năm. Trong đó, có giai đoạn giảm từ 84 tỷ đồng (năm 69
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 2018) xuống còn 47 tỷ đồng (năm 2020) và xuống mức 35 tỷ năm 2021. Có thể thấy việc thực hiện cam kết trong AJCEP đồng nghĩa với việc giảm thuế theo lộ trình, cùng với sự ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế nên số thu giai đoạn 2020 giảm mạnh so với thời kỳ trước. Theo cam kết trong Hiệp định AJCEP, đến năm cuối lộ trình 2025, 86,5% số dòng thuế trong biểu thuế thuộc danh mục thông thường của Việt Nam đạt mức 0%, tập trung chủ yếu nằm ở các nhóm: bánh kẹo, bông các loại, cao su, phân bón, thủy sản, thức ăn gia súc, hàng rau quả, giấy, gỗ, linh kiện phụ tùng, phương tiện vận tải, chất dẻo, hóa chất, dầu mỏ, sắt thép, máy móc thiết bị, sữa, lúa mì, chế phẩm, dầu mỡ động thực vật, đậu tương... Theo lộ trình cắt giảm thuế quan ASEAN - Nhật Bản, mức thuế suất bình quân cho giai đoạn 2023 - 2028 rơi vào khoảng 1,34%. Việt Nam đã hoàn thành cơ bản cam kết thuế trong AJCEP (thời điểm cuối lộ trình là năm 2025), do đó thuế suất cam kết cho giai đoạn 2023 - 2028 không có sự thay đổi lớn. h) Hiệp định ASEAN - Ôt-xtrây-lia - Niu Di-lân (AANZFTA) Theo lộ trình cắt giảm thuế quan ASEAN - Ôt-xtrây-lia - Niu Di-lân, mức thuế suất bình quân cho giai đoạn 2022 - 2027 rơi vào khoảng 1,69%. Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết theo AANZFTA từ năm 2022, do đó thuế suất cam kết cho giai đoạn 2022 - 2027 không thay đổi qua các năm. Nếu giả định tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định AANZFTA giai đoạn tiếp theo là tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2021 (11%/năm); tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là 7% theo tỷ lệ trung bình thực tế đạt được cho giai đoạn 2018- 2021 thì tổng thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam của những nhóm hàng chịu tác động điều chỉnh sẽ tăng/giảm không đáng kể. i) Hiệp định ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) Số thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo form AIFTA giai đoạn 2018 - 2021 đạt mức trung bình khoảng 512 tỷ đồng/năm, tăng dần qua các năm. Trong đó, năm 2018 là 356 tỷ đồng, tăng 92% lên 684 tỷ đồng vào năm 2021. Mặc dù thực hiện cam kết trong AIFTA đồng nghĩa với việc giảm thuế theo lộ trình, tuy nhiên lại giúp thúc đẩy việc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường AIFTA và tăng thu thuế nhập khẩu. Theo cam kết trong Hiệp định AIFTA, 100% số dòng thuế trong biểu thuế thuộc danh mục thông thường của Việt Nam đạt mức 0% vào 2022. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan ASEAN - Ấn Độ, mức thuế suất bình quân dự kiến giảm cho giai đoạn 2022 - 2027 vào khoảng 1,86% (năm 2022), 1,81% (năm 2023), 1,78% (năm 2024) và 1,67% vào năm 2025 - năm cuối lộ trình cắt giảm của Hiệp định AIFTA. 70
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Nếu giả định tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định AIFTA là tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 2018- 2021 (10%/năm); Tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là 1,75% theo tỷ lệ trung bình thực tế đạt được cho giai đoạn 2018-2021 thì tổng thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam với những nhóm hàng chịu tác động điều chỉnh sẽ tăng/giảm không đáng kể. k) Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) Số thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo form VJ giai đoạn 2018 - 2021 đạt mức trung bình khoảng 114 tỷ đồng/năm. Trong đó có giai đoạn giảm từ 214 tỷ đồng (năm 2019) xuống còn 141 tỷ đồng (năm 2020), và tiếp tục giảm, đạt 100 tỷ vào năm 2021. Lý do chính ở đây là sự ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế nên số thu giai đoạn 2020 giảm mạnh so với thời kỳ trước. Theo cam kết trong Hiệp định VJEPA, đến năm cuối lộ trình 2026, 89,4% số dòng thuế trong biểu thuế thuộc danh mục thông thường của Việt Nam đạt mức 0%, tập trung chủ yếu nằm ở các nhóm: bánh kẹo, bông các loại, cao su, phân bón, thủy sản, thức ăn gia súc, hàng rau quả, giấy, gỗ, linh kiện phụ tùng, phương tiện vận tải, chất dẻo, hóa chất, dầu mỏ, sắt thép, máy móc thiết bị, sữa, lúa mì, chế phẩm, dầu mỡ động thực vật, đậu tương... Theo lộ trình cắt giảm thuế quan Việt Nam - Nhật Bản, mức thuế suất bình quân cho giai đoạn 2022 - 2028 rơi vào khoảng 0,95%. Việt Nam đã hoàn thành cơ bản cam kết thuế trong VJEPA (thời điểm cuối lộ trình là năm 2026), do đó thuế suất cam kết cho giai đoạn 2022 - 2028 không có sự thay đổi lớn. l) Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) Hiệp định VKFTA có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2015. Theo cam kết của Hiệp định, thuế nhập khẩu được cắt giảm đều theo lộ trình, bắt đầu từ năm 2015 trở đi. Đến năm 2018, mức thuế suất thuế nhập khẩu trung bình toàn biểu là 4,43%, đến năm 2021 là 3,77%. Thuế suất cuối lộ trình (năm 2029) là 3,76%. Về kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc, số liệu nhập khẩu trung bình giai đoạn 2018 - 2021 đạt 49,3 tỷ USD. Nhập khẩu giai đoạn 2018 - 2021 từ Hàn Quốc chiếm trung bình 18,9% tỷ trọng nhập khẩu thế giới. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Thuế suất cam kết trong VKFTA cho giai đoạn 2022 - 2027 không thay đổi lớn, thuế suất trung bình toàn biểu giảm từ 3,8% xuống 3,78%. Nếu giả định tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA là tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc bình quân giai đoạn 2018-2021 (6%/năm); Tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là 3,62% theo tỷ lệ trung bình thực tế đạt được cho 71
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” giai đoạn 2018-2021 thì tổng thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam của những nhóm hàng chịu tác động điều chỉnh sẽ giảm/tăng không đáng kể. m) Hiệp định Thương mại Hàng hóa (ASEAN) Số thu thuế nhập khẩu theo C/O Mẫu D của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 đạt mức trung bình khoảng 345 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn giảm từ 40,6 tỷ đồng (năm 2018) xuống 21,7 tỷ đồng (năm 2019) và tăng đột biến vào năm 2020 đạt 607,7 tỷ đồng và tiếp tục tăng đạt 711,6 tỷ đồng vào năm 2021. Về việc chuyển đổi từ AHTN 2017 sang AHTN 2022, do biểu thuế được xây dựng trên cơ sở bám sát cam kết tại Hiệp định nên về cơ bản thuế suất không thay đổi so với lộ trình đã cam kết. Tuy nhiên, do tác động của việc nhập dòng thuế, nguyên tắc tuân thủ các hướng dẫn chuyển đổi của các Uỷ ban thực thi Hiệp định, một số dòng thuế sau khi nhập dòng có mức thuế suất thấp hơn, đồng thời việc phân mã số và mô tả hàng hoá theo AHTN 2022 đòi hỏi chi tiết hoá thêm một số dòng thuế ở cấp độ trên 8 số để bảo lưu cam kết gốc của Việt Nam tại các Hiệp định. Nếu giả định tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA là tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN bình quân giai đoạn 2018-2021 (8%/năm); tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là 43,6% theo tỷ lệ trung bình thực tế đạt được cho giai đoạn 2018-2021 thì tổng thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam của những nhóm hàng chịu tác động điều chỉnh sẽ tăng/giảm không đáng kể. n) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) Sau khi thực hiện chuyển đổi từ Danh mục AHTN 2012 sang AHTN 2017 và AHTN 2022 Việt Nam dành mức mở cửa thị trường hàng hóa cho các đối tác ở mức trong RCEP ở mức hơn 61% số dòng thuế tại năm đầu thực hiện. Trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2027, mức thuế suất trung bình tại Hiệp định RCEP dành cho các đối tác như sau: Bảng: Mức giảm thuế suất nhập khẩu (%) Đối tác 2022 2023 2024 2025 2026 2027 ASEAN 7,90 7,49 7,08 6,68 6,27 5,86 Ốt-xtrây-lia, 7,90 7,50 7,49 6,70 6,30 5,90 Niu Di lân Nhật Bản 5,71 5,38 5,04 4,71 4,38 4,04 72
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Hàn Quốc 5,68 5,32 4,95 4,58 4,22 3,85 Trung Quốc 7,38 7,01 6,63 6,26 5,88 5,51 Giả sử tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ RCEP bằng với giai đoạn 2018- 2021, theo đó, mặc dù thuế ưu đãi đặc biệt trung bình trong Hiệp định RCEP giảm trong giai đoạn 2022 - 2027, tuy nhiên nhờ sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu, tỷ lệ sử dụng Form C/O thống kê thực tế theo từng năm tăng đã bù đắp mức giảm số thu từ hoạt động nhập khẩu. Giả định mức tận dụng ưu đãi form C/O từ Hiệp định RCEP đạt tỷ lệ 35%, số thu ngân sách từ thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP với các đối tác tăng qua các năm như sau: Bảng: Mức thu ngân sách (đơn vị: tỷ VND; tỷ giá 1 USD= 23.000 VND) Năm 2022 2023 2024 2025 2026 2027 Số thu thuế 50.982 55.543 60.611 65.834 71.525 77.502 Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan do các Hiệp định thương mại tự do FTAs có thể làm giảm nguồn thu bởi 2 tác động sau: - Tác động giảm thu trực tiếp: là phần giảm thu đơn thuần do thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước đã ký FTA giảm xuống do thực hiện các cam kết cắt giảm thuế. - Tác động giảm thu gián tiếp từ chuyển hướng thương mại: là khi các nhà nhập khẩu thay thế hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài FTA và xoay sang nhập từ các nước trong FTA để được hưởng ưu đãi về thuế. Tính thay thế giữa các sản phẩm chế tạo tại các nước khác nhau không cao do việc chọn nhập khẩu từ nước nào còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như chất lượng, thương hiệu, mẫu mã… II. Chuyển đổi số trong công tác thu thuế của ngành Hải quan 1. Tình hình triển khai chuyển đổi số trong công tác thu thuế Theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì công tác quản lý thuế cần được hiện đại hóa về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại để kiểm soát được tất cả đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu ngân sách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Thực hiện quy định này, trong thời gian qua, cơ quan Hải quan đã tích cực xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế và hỗ trợ 73
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” hoạt động giao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan quản lý thuế và giữa cơ quan quản lý thuế với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc chuyển đổi số trong công tác thu thuế đã được Cục Thuế XNK tích cực triển khai tại các lĩnh vực sau: - Hệ thống miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế điện tử (Hệ thống MGH): Trước khi có Hệ thống MGH, công tác miễn, giảm, hoàn thuế được hỗ trợ bởi hệ thống VNACCS tại khâu thực hiện thủ tục miễn thuế XNK trong thông quan; các nghiệp vụ quản lý miễn và công tác giảm, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa vẫn thực hiện theo phương thức thủ công. Hệ thống MGH đã đem đến nhiều lợi ích không chỉ cho người nộp thuế, cơ quan Hải quan, mà còn hỗ trợ các đơn vị liên quan như Kho bạc Nhà nước và cơ quan Thuế. Người nộp thuế chủ động, linh hoạt trong việc chuyển yêu cầu đề nghị miễn, giảm, hoàn, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa tới cơ quan Hải quan vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, không phụ thuộc vào thời gian làm việc của cơ quan Hải quan. Quá trình giải quyết miễn, giảm, hoàn, không thu thuế được công khai, minh bạch, giảm thiểu việc người nộp thuế phải tiếp xúc với cơ quan chức năng, qua đó cũng giảm các hành vi tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Hệ thống MGH còn hỗ trợ cán bộ hải quan rút ngắn thời gian, công sức trong việc tra cứu, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với các hệ thống của cơ quan Hải quan, với hồ sơ của người nộp thuế; Giảm bớt nhân lực cần bố trí để thực hiện công tác miễn, giảm, hoàn, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa; Giảm áp lực cho cơ quan Hải quan về thời hạn giải quyết miễn, giảm, hoàn, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định. Hệ thống đảm bảo đáp ứng nhanh chóng, chính xác khi thống kê số liệu miễn, giảm, hoàn, không thu và xử lý tiền thuế nộp thừa, đặc biệt là khi có yêu cầu báo cáo số liệu miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa, từ đó giúp cơ quan Hải quan cấp Cục và Tổng cục kịp thời đưa ra chính sách phù hợp, đảm bảo sự quản lý của nhà nước. Theo báo cáo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong năm 2022, tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền thuế được xử lý trên Hệ thống MGH đạt tỷ lệ bình quân chung toàn Ngành là 96%. - Danh mục hàng hóa XK, NK rủi ro về trị giá được cập nhật thường xuyên trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan, là căn cứ để hệ thống tự động xác định đối tượng có chỉ dẫn rủi ro về trị giá, góp phần giảm thời gian cho công chức hải quan trong việc xác định đối tượng thực hiện kiểm tra trị giá trong thông quan, xác định được đúng đối tượng cần phải kiểm tra trị giá hải quan, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra trị giá hải quan. 74
  11. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý: Cục Thuế XNK đã tích cực phối hợp với Cục Công nghệ thông tin đưa ra bài toán nghiệp vụ để xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu giá GTT02 đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý trị giá hải quan. Cụ thể: Thông qua Hệ thống cơ sở dữ liệu giá GTT02, Cục Thuế XNK đã thực hiện kiểm tra công tác giá tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố để chỉ đạo kịp thời các trường hợp chưa thực hiện đúng quy định về trị giá hải quan. - Cục Thuế XNK đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa công tác thu thuế điện tử và thông quan 24/7, đến nay đã có 39 ngân hàng triển khai; thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu với 45 ngân hàng; có 7 ngân hàng đã triển khai công tác nhờ thu. Chủ động phối hợp với Cục CNTT & TKHQ thực hiện chương trình doanh nghiệp nhờ thu. Công tác này đã cho phép người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế, giấy nộp tiền trực tiếp trên hệ thống điện tử mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử giúp cơ quan Hải quan giảm bớt số lượng hồ sơ giấy, giảm thời gian thực hiện thủ tục và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt 99% với tổng số thu ngân sách qua Cổng thanh toán điện tử hải quan. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nhỏ các khoản thu của cá nhân, hộ gia đình khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nộp tiền bằng tiền mặt hoặc một số đơn vị nộp tiền mặt tại ngân hàng chưa sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại. Để phát triển và gia tăng tiện ích cho người nộp thuế, mang lại cho người dân, doanh nghiệp nhiều trải nghiệm khi sử dụng tài khoản mở tại các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến các khoản thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời gia tăng thói quen sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử, ngày 18/01/2023, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-TCHQ về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”. Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ mở ra một kênh thanh toán mới, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp. Người nộp thuế chủ động nộp tiền vào ngân sách nhà nước không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm như Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng; tránh sai sót các chỉ tiêu thông tin trong việc lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thống nhất với dữ liệu gốc của hải quan, đảm bảo trừ nợ chính xác, đảm bảo thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế. 2. Định hướng triển khai trong thời gian tới Tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 là: “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực 75
  12. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả. Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.” Thực hiện chủ trương nêu trên, ngày 04/05/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 707/QĐ-TCHQ về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát và định hướng đến năm 2030 như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các Bộ, ngành trong triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia và Cơ chế Một cửa ASEAN nhằm hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (phi giấy tờ); Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành Hải quan số, trong đó thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về hải quan với hệ thống CNTT có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng toàn diện nhu cầu xử lý tự động tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối, thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc - mọi nơi - trên mọi phương tiện và nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thông tin trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; Hoàn thành các mục tiêu nêu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan. Thứ hai, quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu “đến năm 2030, hoàn thành Hải quan thông minh” với 100% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa; 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Kết quả, hình ảnh, thông tin được truyền trực tiếp về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan và chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu; 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan; 100% các cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập 76
  13. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới; 100% các doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, kết nối chia sẻ dữ liệu quản lý sản xuất với cơ quan Hải quan; Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, phấn đấu 100% các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan; 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được số hóa. Đặc biệt, phấn đấu mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 95% trở lên đối với các chỉ tiêu chính thuộc các nội dung: Tiếp cận thủ tục hành chính hải quan, thực hiện thủ tục hành chính hải quan, sự phục vụ của công chức hải quan. Trong tương lai, khi hệ thống hải quan số được hoàn thiện và triển khai sẽ hỗ trợ rất lớn cho cơ quan hải quan trong công tác quản lý thu thuế, tạo thuận lợi cho người khai hải quan trong kê khai nộp thuế./. 77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2