intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số: Xu hướng và ứng dụng công nghệ - Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

36
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Chuyển đổi số: Xu hướng và ứng dụng công nghệ: Phần 1 gồm các nội dung chính như Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng; chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề chuyển đổi số đối với ngành tài chính; các yếu tố đánh giá hiện trạng năng lực chuyển đổi số;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số: Xu hướng và ứng dụng công nghệ - Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phần 1

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Kỷ yếu Hội thảo khoa học CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH THÁNG 5 NĂM 2023
  2. BAN CHỈ ĐẠO NỘI DUNG TS Lê Trung Đạo TS Trương Thành Công CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG TS Trương Thành Công PGS.TS Phan Thị Hằng Nga BAN BIÊN TẬP PGS.TS Phan Thị Hằng Nga TS Trương Thành Công ThS Vũ Thị Thanh Hương ThS Bùi Hồng Trang
  3. ĐỀ DẪN Kỷ yếu Hội thảo khoa học CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Nó bao gồm việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để tạo ra, chia sẻ và quản lý thông tin, cũng như tự động hóa quy trình kinh doanh và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Chuyển đổi số ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, chính phủ và xã hội. Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Tài chính – Marketing tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề: “Chuyển đổi số: Xu hướng và ứng dụng công nghệ”. Hội thảo nhận được hơn 30 bài tham luận từ các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia, tập trung phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi số trong các xu hướng và ứng dụng công nghệ phù hợp với xu thế chuyển đổi số. Sau đó, đã được chọn lựa 25 bài để đăng trong Kỷ yếu. Các chủ đề trọng tâm của Hội thảo gồm: – Thực trạng và xu hướng trong chuyển đổi số. – Các công nghệ nền tảng phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. – Vai trò của chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp. – Thực tiễn chuyển đổi số tại các doanh nghiệp. – Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho môi trường số. – Cơ hội và thách thức khi thực hiện chuyển đổi số tại các tổ chức. – Chuyển đổi số trong giáo dục đại học. – Và các vấn đề khác có liên quan đến chủ đề hội thảo. Hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng một diễn đàn nơi các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia có thể tương tác, trao đổi quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp bằng chứng khoa học và đề xuất giải pháp về xu hướng, ứng dụng công nghệ và các vấn đề phát
  4. IV KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC sinh trong quá trình chuyển đổi số hiện tại. Mục tiêu của hội thảo là đóng góp ý kiến hữu ích cho quá trình chuyển đổi số tại các tổ chức, doanh nghiệp và cũng như cho công tác đào tạo sinh viên trong Trường Đại học Tài chính – Marketing nói chung, và đặc biệt là trong ngành Hệ thống thông tin quản lý nói riêng. BAN TỔ CHỨC
  5. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ V MỤC LỤC ĐỀ DẪN..........................................................................................................................................iii 1. CHUYỂN ĐỔI SỐ: CƠ SỞ VÀ ỨNG DỤNG................................................................. 1 Tôn Thất Hoà An 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH...................................................................................... 19 Nguyễn Cương 3. CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ ........ 28 Nguyễn Quốc Huy, Phan Tấn Quốc 4. ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ, GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................... 38 Bùi Thanh Tùng 5. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................................... 47 Vũ Thanh Tùng 6. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP.......................................................................................................................... 63 Hoàng Trung Dũng 7. MÔ HÌNH ĐẠI HỌC THÔNG MINH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA SINGAPORE VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM...............................................................70 Lê Đức Thọ 8. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM..................................... 79 Trần Thị Mơ 9. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC............................................................................................................................. 97 Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt 10. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP.........................................................106 Bùi Mạnh Trường 11. NĂNG LỰC THÔNG TIN TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ................124 Trương Thành Công
  6. VI KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 12. CHỐNG GIẢ MẠO GIẤY TỜ TRONG XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ............134 Bùi Mạnh Trường 13. TRIỂN KHAI AI TRONG DẠY HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THEO XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ................................................147 Trương Xuân Hương 14. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP GIA TĂNG KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP.....................................................160 Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt 15. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI...................................................................................................................172 Lê Thị Kim Thoa 16. VAI TRÒ CỦA ERP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ.......................................................................................182 Lâm Hoàng Trúc Mai 17. CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN.................................................................................................196 Lê Thị Kim Thoa 18. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING.........................................................................................206 Thái Thị Ngọc Lý 19.  HỆ THỐNG LƯU TRỮ VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ DỰA TRÊN CHUỖI KHỐI...................................................................................................................219 Thái Thị Ngọc Lý 20. GIẢI THUẬT METAHEURISTIC BÀI TOÁN XẾP THỜI KHÓA BIỂU PHÙ HỢP VỚI NĂNG LỰC SINH VIÊN.............................................................................231 Nguyễn Thị Phương Trâm, Nguyễn Dũ 21. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHUYẾN NGHỊ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC DỰA TRÊN NHU CẦU TUYỂN DỤNG..........................262 Nguyễn Thái Anh, Phan Hồ Viết Trường
  7. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VII 22. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÁT HIỆN CHỦ ĐỀ BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH CẢM XÚC NGƯỜI DÙNG ĐIỆN THOẠI TRÊN DỮ LIỆU LỚN.............276 Lê Ngọc Lợi, Lê Thị Thanh Ngân, Nguyễn Thái Anh, Phan Hồ Viết Trường 23. APPLICATION PROGRAMMING INTERFACE (API) – CHÌA KHÓA MỞ KHO DỮ LIỆU CHO CÁC ỨNG DỤNG ĐA NỀN TẢNG.............................288 Nguyễn Minh Sang, Mạnh Thúy Uyên, Nguyễn Thị Giang 24. SIRI – XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG MỚI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19..................................................................................300 Nguyễn Thị Hồng Vân 25. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MACHINE LEARNING VÀ DEEP LEARNING TRONG PHÁT HIỆN TIN GIẢ ..........................................307 Nguyễn Trung Kiên, Phạm Quang Trường, Đặng Châu Anh, Cao Lý Hoàng My, Trần Thị Phương Linh, Trương Thành Công
  8. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 1 CHUYỂN ĐỔI SỐ: CƠ SỞ VÀ ỨNG DỤNG TS Tôn Thất Hoà An* TÓM TẮT Bài báo trình bày các vấn đề cơ bản của chuyển đổi số: Tại sao phải chuyển đổi số; Chuyển đổi số là gì; Các công nghệ và ứng dụng; Các chủ trương, chính sách và mục tiêu, giải pháp về chuyển đổi số của nước ta hiện nay; Chuyển đổi số trong giáo dục đại học nước ngoài và trong nước cùng với hiện trạng chuyển đổi số của Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM); Một số lý do thất bại hoặc hiệu quả thấp trong chuyển đổi số; Cuối cùng là các chiến lược phát triển dựa trên chuyển đổi số. Từ khóa: chuyển đổi số, số hóa, ứng dụng số hóa 1. Giới thiệu về chuyển đổi số 1.1. Tại sao phải chuyển đổi số Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp lần này dựa trên ba nền tảng chính là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý. Trong đó trụ cột Kỹ thuật số nghĩa là thế giới đang hướng tới trao đổi dữ liệu, điều khiển tự động và sản xuất thông minh dựa vào máy điện toán. Nếu không theo xu hướng này thì đất nước đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Hình 1 minh họa các cuộc cách mạng công nghiệp. Hình 1. Minh họa các cuộc cách mạng công nghiệp1 * Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing 1 https://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/huyennhoquan/1223/27423/38453/99807/cai-cach-hanh-chinh/cach- mang-cong-nghiep-4-0-la-gi.aspx
  9. 2 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Một số bài học thất bại của các công ty lớn không theo kịp chuyển đổi số: – Bài học từ Kodak: được George Eastman thành lập từ năm 1888 là biểu tượng thành công lớn nhất trong lĩnh vực phim ảnh của Mỹ. Sau 131 năm phát triển đã nộp đơn xin phá sản vì không ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh. Trong khi đó, hãng Fuji của Nhật chuyển đổi số kịp thời vẫn vươn lên mạnh mẽ. – Bài học từ Yahoo: đã từng là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất. Nhưng đã có những sai lầm trong chuyển đổi số nên đã tụt hậu nhường chỗ cho các mạng xã hội khác đi theo đúng xu hướng chuyển đổi số như: Facebook, Twitter, Zalo,... Tác động và lợi ích của chuyển đổi số mang lại: Một số nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số tác động đến sự phát triển kinh tế như sau: – Nghiên cứu của Microsoft cho thấy:  Trên thế giới, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.  khu vực Châu Á TBD, năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho Tại GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%. – Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng:  năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là Vào khoảng 25%, với Brazil là 35%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.  1.2. Chuyển đổi số là gì Chuyển đổi số (Digital transformation) giúp các tổ chức, công ty xem xét lại mọi thứ họ làm, từ hệ thống nội bộ đến tương tác của đối tác, khách hàng cả trực tuyến và trực tiếp. Chuyển đổi số là một quá trình hoàn thiện bao gồm nhiều bước khác nhau với nhiều mục tiêu trung gian được kết nối nhằm tối ưu hóa liên tục qua các quy trình, bộ phận và hệ sinh thái kinh doanh của thời đại siêu kết nối. Chuyển đổi số là một khái niệm rộng lớn và có nhiều góc nhìn, sau đây là một số quan điểm về chuyển đổi số. Theo công ty tư vấn CNTT Gartner: Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Theo Cẩm nang chuyển đổi số: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.2 Theo Thomas M. Siebel: Chuyển đổi số là sự giao thoa giữa Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả công việc và giá trị kinh tế. Bộ Thông tin Truyền thông, Cẩm nang Chuyển đổi số, 2021. 2
  10. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 3 Theo Microsoft: Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Cuối cùng, Chuyển đổi số hiểu theo cách tổng quát là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của kỹ thuật, công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề. Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn tổ chức, doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. 1.3. Các khái niệm cơ bản của chuyển đổi số Có ba khái niệm chủ yếu cần phân biệt là Số hóa (Digitization), Ứng dụng số hóa (Digitalization) và Chuyển đổi số (Digital transformation). Sự liên quan của các khái niệm này được minh họa trong Hình 2 và nội dung các khái niệm được trình bày bên dưới đây. Chuyển đổi mô hình Chuyển kinh doanh đổi số Sử dụng dữ liệu số hóa Ứng dụng số hóa để tối ưu hoạt động Số hóa Số hóa thông tin, quy trình, công việc Hình 2. Minh họa mối liên hệ giữa các khái niệm 1.3.1. Số hóa Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Khái niệm số hóa đề cập đến công việc cụ thể là: chuyển thể các dạng thông tin truyền thống như giấy, âm thanh, hình ảnh thành những dữ liệu số trên máy tính. Hay nói cách khác là chuyển mọi thông tin sang dạng kỹ thuật số. Việc số hóa đã diễn ra và đang được dùng phổ biến hiện nay với hình thức nhập liệu hoặc các thiết bị số hóa khác như máy scan, máy ghi âm, camera,... Đây cũng là bước bắt buộc phải có nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào chuyển đổi số. Số hóa rất quan trọng trong việc xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu. Nó cho phép tất cả các dạng thông tin (vật lý) được lưu trữ dưới dạng dữ liệu số để dễ dàng truy cập, chia sẻ và truyền đi rất thuận tiện, nhanh chóng. Một vài ví dụ về số hóa là scan tài liệu giấy hoặc chuyển đổi hình ảnh thực sang dữ liệu số của hệ thống camera để lưu trữ trên các đám mây như Hình 3.
  11. 4 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Camera DVR Router Cloud Thu nhận ảnh thực Số hóa ảnh Truyền ảnh số Lưu trữ ảnh số Hình 3. Chuyển đổi ảnh thực sang tín hiệu số và lưu trên đám mây 1.3.2. Ứng dụng số hoá Ứng dụng số hóa là quy trình sử dụng thông tin đã được số hóa để làm cho cách thức hoạt động đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sau khi có những dữ liệu ở dạng số hóa, công việc của ứng dụng số hóa là dùng những phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ để xử lý hoặc tối ưu số liệu. Những công việc trước đây được làm thủ công như đếm, ghi chú, thống kê, tìm kiếm thông tin,... nay sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa vì có sự trợ giúp của công nghệ thông tin thông qua các phần mềm máy tính. Ví dụ: ứng dụng hệ thống Moodle trong quản lý đào tạo của một trường đại học là một ứng dụng số hóa như minh họa trong Hình 4. Hình 4. Hình ảnh minh họa phần mềm quản lý đào tạo Moodle 1.3.3. Chuyển đổi số Chuyển đổi số là sự thay đổi toàn diện của mô hình và tổ chức kinh doanh bằng các thông tin kỹ thuật số. Nó làm thay đổi cách thức kinh doanh và có thể tạo ra các lớp doanh nghiệp hoàn toàn mới. Hình 5 minh họa chuyển đổi số tạo ra một lớp doanh nghiệp hoàn toàn mới.
  12. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 5 Nhà bán lẻ lớn Nhà cung cấp Nhà chiếu Công ty taxi Mạng xã hội nhất thế giới chỗ ở lớn nhất phim lớn nhất lớn nhất thế phổ biến nhất thế giới thế giới giới thế giới Hình 5. Lớp doanh nghiệp hoàn toàn mới dựa trên chuyển đổi số 2. Các lĩnh vực ứng dụng chuyển đổi số 2.1. Vạn vật kết nối (Internet of things) Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là  Mạng lưới vạn vật kết nối Internet  (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị truyền tải, thiết bị kết nối, và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu thực hiện cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu. Hệ thống IoT cho phép  đồ vật  có thể được điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng,  làm cho thế giới thực được tích hợp trực tiếp vào hệ thống điện toán, hệ quả là việc giảm thiểu sự can dự của con người và tăng cường hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh tế. Khi IoT được gia tố cảm biến và cơ cấu vận hành, công nghệ này trở thành một dạng thức của hệ thống ảo-thực với tính tổng quát cao hơn, bao gồm luôn cả những công nghệ như điện lưới thông minh, đường giao thông thông minh, nhà ở thông minh, vận tải thông minh và thành phố thông minh. Mỗi vật trong hệ thống IoT được nhận dạng riêng biệt trong  hệ thống điện toán nhúng  và có khả năng phối hợp với nhau trong cùng hạ tầng Internet hiện hữu. Hình 6 minh họa Internet vạn vật kết nối. Hình 6. Minh họa Internet vạn vật kết nối
  13. 6 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.2. Điện toán đám mây (Cloud computing) Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing) là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ hạ tầng, nền tảng và phần mềm từ một nhà cung cấp tài nguyên điện toán mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức IEEE: “Cloud computing là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay...”. Hình 7 minh họa mô hình điện toán đám mây. Hình 7. Minh họa mô hình điện toán đám mây 2.3. Dữ liệu lớn (Big data) Dữ liệu lớn thường bao gồm tập hợp dữ liệu với kích thước vượt xa khả năng của các công cụ phần mềm thông thường để thu thập, hiển thị, quản lý và xử lý dữ liệu trong một thời gian có thể chấp nhận được. Dữ liệu lớn yêu cầu một tập các kỹ thuật và công nghệ được tích hợp theo hình thức mới để khai phá từ tập dữ liệu đa dạng, phức tạp, và có quy mô lớn. Khai thác dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp nắm giữ được toàn bộ thông tin khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh. Hình 8 minh họa về dữ liệu lớn.
  14. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 7 Hình 8. Minh họa về dữ liệu lớn 2.4. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) Trí tuệ nhân tạo (tiếng Anh: Artificial Intelligence, viết tắt là AI), còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” thường được sử dụng để mô tả các loại máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” mà con người thường phải dùng trí óc như “học tập” và “giải quyết vấn đề”. Nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra những cỗ máy thông minh, hoạt động và phản ứng như con người. Chẳng hạn có thể nhận dạng được giọng nói, học tập, lập kế hoạch, chơi cờ và giải quyết các vấn đề. 2.5. Thực tế tăng cường (Augmented Reality) Thực tế tăng cường (tiếng Anh: Augmented Reality, viết tắt là AR) là sự kết hợp giữa âm thanh, văn bản và màn hình tạo ra hiệu ứng với trải nghiệm thế giới thực của người dùng. Thực tế tăng cường làm thay đổi một hiện tại của nhận thức về một thế giới thực môi trường, trong khi thực tế ảo thay thế giới thực môi trường với một mô phỏng. AR được sử dụng để tăng cường môi trường tự nhiên hoặc các tình huống và cung cấp trải nghiệm làm giàu cảm tính. Với sự trợ giúp của các công nghệ AR tiên tiến, thông tin về thế giới thực xung quanh của người sử dụng sẽ trở nên tương tác và thao túng kỹ thuật số. Hình 9 minh họa về Thực tế tăng cường.
  15. 8 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Hình 9. Minh họa về thực tế tăng cường 2.6. In 3D In 3D (tiếng Anh: Three Dimensional Printing) là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong In 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể. Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được tạo ra từ một mô hình 3D hoặc các nguồn dữ liệu điện tử khác. Máy in 3D thật ra là một loại robot công nghiệp. Do đó, nó khác với quy trình gia công loại bỏ vật liệu thông thường, In 3D sản xuất đắp dần một đối tượng ba chiều từ mô hình thiết kế có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính (AutoCAD) hoặc là các tập tin AMF, thường bằng cách thêm vật liệu theo từng lớp. Hình 10 là một minh họa về in 3D. Hình 10. Một minh họa về in 3D
  16. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 9 3. Các chủ trương, chính sách và mục tiêu, giải pháp về chuyển đổi số 3.1. Các chủ trương, chính sách Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Quyết định 1911/QĐ-TTg ngày 15/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Thông báo 331/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ngày 30/11/2021. Theo Bộ Thông tin và truyền thông, năm 2020 được xác định là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số được thay đổi đột biến. Năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát biểu rằng: Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia, nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại và bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng của nước ta trên thế giới. Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chuyển đổi số giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng – dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Chuyển đổi số y tế sẽ cho phép người dân, thông qua các nền tảng số tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất 24/7 từ những bác sĩ giỏi nhất, giải quyết vấn đề giảm tải cho các cơ sở y tế. Còn có rất nhiều ví dụ khác về các ngành, lĩnh vực có tiềm năng chuyển đổi số.
  17. 10 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là chuyển đổi chính phủ số, kinh tế số và xã hội số quốc gia. Ở cấp độ địa phương, chuyển đổi số là chuyển đổi sang chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của địa phương đó. Địa phương chuyển đổi số thành công sẽ đóng góp vào thành công chung của chuyển đổi số quốc gia. Do vậy, chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương. Chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng của toàn dân. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Chuyển đổi số mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế,...) tới từng người dân để phục vụ người dân tốt hơn. Chuyển đổi số tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp “không ai bị bỏ lại phía sau”. 3.2. Một số mục tiêu, giải pháp của Chính phủ Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, Kinh tế số đóng góp 30% GDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh, không ai bị bỏ lại phía sau. Bốn mục tiêu lớn được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra: Thứ nhất, vấn đề làm chủ hạ tầng số; thứ hai, vấn đề làm chủ các nền tảng số; thứ ba, vấn đề làm chủ không gian mạng quốc gia hướng tới phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, nhân văn và rộng khắp; thứ tư, vấn đề làm chủ công nghệ sản xuất “Make in Viet Nam”, hướng tới mục tiêu hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu. Trong giai đoạn tới, định hướng của ngành Thông tin và Truyền thông là chuyển đổi từ gia công lắp ráp thành phát triển sản phẩm. Chương trình Make in Viet Nam, với trọng tâm là nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, IoT, điện thoại thông minh, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam thay vì gia công, lắp ráp thì tập trung làm sản phẩm. Dựa vào lực lượng doanh nghiệp công nghệ số đông đảo trong nước để xây dựng và làm chủ một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số. Đây là tiền đề vững chắc để hình thành nên một ngành công nghiệp không khói, hàm lượng chất xám cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; là động lực để thực hiện các đột phá chiến lược, chuyển đổi số, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế số, xã hội số vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Xây dựng lộ trình và hướng đi đúng đắn, bền vững để Chuyển đổi số và công nghệ “Make in Viet Nam” sẽ vươn tầm thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP quốc gia.
  18. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 11 4. Các ứng dụng trụ cột trong chuyển đổi số 4.1. Chính phủ số Chính phủ số là Chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của Chính phủ. Có thể nói rằng: Chính phủ số là chính phủ điện tử, thêm “bốn Có”, có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Hình 11 dưới đây minh họa chương trình chuyển đổi số quốc gia. Hình 11. Chương trình chuyển đổi số quốc gia 4.2. Kinh tế số Kinh tế số được hiểu là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...) mà công nghệ số được áp dụng. Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau bao gồm: Xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2