CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ
lượt xem 6
download
Tôi chẳng có tuổi thơ đầy ắp những tiếng cười, cũng chẳng có tuổi thanh xuân đầy mơ mộng. Tôi có ba người anh em, tôi là con gái gút. Cô gái út xinh xắn, dễ thương đáng lẽ phải được cha mẹ thương yêu chiều chuộng, được chăm sóc chu đáo… Thế mà mới năm tuổi, mẹ đã bỏ chúng tôi để đi lấy Mỹ. Trong ký ức non nớt ngày ấy và cho đến tận bây giờ, hình ảnh mỗi lần mẹ về thăm anh em tôi một cách nhạt nhẽo, rồi vội vàng ra đi, mặc cho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ
- CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ ( CÁNH RỪNG TUỔI THƠ) Tôi chẳng có tuổi thơ đầy ắp những tiếng cười, cũng chẳng có tuổi thanh xuân đầy mơ mộng. Tôi có ba người anh em, tôi là con gái gút. Cô gái út xinh xắn, dễ thương đáng lẽ phải được cha mẹ thương yêu chiều chuộng, được chăm sóc chu đáo… Thế mà mới năm tuổi, mẹ đã bỏ chúng tôi để đi lấy Mỹ. Trong ký ức non nớt ngày ấy và cho đến tận bây giờ, hình ảnh mỗi lần mẹ về thăm anh em tôi một cách nhạt nhẽo, rồi vội vàng ra đi, mặc cho tôi gào thét dữ dội trong vòng tay yếu ớt của chị gái. Không nỗi đau nào hơn nỗi đau mất mẹ. Mẹ đi rồi tôi buồn lắm, nhất là những buổi trưa ngủ thức dậy nhớ mẹ quá, tôi thường ra ngồi trước hiên nhà rồi thút tha thút thít khóc. Hồi ấy ba thì cũng đi lính xa ít khi về nhà, ba gởi chúng tôi cho người chị ruột của ba nuôi giùm. Ba buồn mẹ nên lâm vào con đường nghiện rượu, nhưng ba thương tôi nhất nhà, mỗi khi về phép ba thường cõng tôi đi nhậu, lúc say ba cõng tôi về, bước thấp bước cao, cha con đều ngả nghiêng làm tôi sợ té vô cùng. Ba là người giàu tình cảm ba rất thích làm thơ, ba có cả một tập thơ, ba thường đọc thơ cho tôi nghe, tuy còn nhỏ nhưng tôi rất thích nghe những bài thơ của ba và tôi thuộc rất nhiều bài trong tập thơ ấy: Trăng vỡ lung linh rơi đầu súng Trăng hỡi biên cương có lạnh lùng Cô đơn ta kết trăng làm bạn Trăng yêu tình đời nhân thế không ( Tình Trăng và lính ) Năm mười tuổi tôi vừa học xong lớp nhất, cũng là năm nối liền hai bờ Nam - Bắc, ba đi cải tạo rồi được về sớm. Sau ngày chiến tranh chấm dứt, cuộc sống người dân Sài Gòn rất khó khăn, những người không có công ăn việc làm thì được Nhà nước cho đi vùng kinh tế mới để lập nghiệp, cha con tôi cùng hòa vào dòng người để đi xây dựng vùng kinh tế
- mới ở xã Tân Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé . Nơi đây toàn rừng là rừng, ban ngày thì nắng như lửa đốt, ban đêm thì lạnh cóng, thiếu lương thực thuốc men, sợ nhất là sốt rét rừng, cả ba cha con thay phiên nhau sốt rét... Tất cả bắt đầu với cuộc sống mới, hàng ngày chúng tôi theo ba vào rừng khai hoang, chặt cây làm củi bán, và để trống đất ra làm rẫy, những năm này không đủ gạo ăn, ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều. Đất rừng thật tốt, rừng như thấu hiểu và ưu đãi những con người khốn khó, mọi người ra sức trồng trọt, những củ khoai to, những trái bắp thơm lừng sau mùa thu hoạch làm tôi thích thú vô cùng. Trong rừng thỉnh thoảng người ta bắt gặp xe tăng bị cháy, máy bay rơi, các đồn bót bỏ hoang, những hố bom loang lỗ , cảnh vật đó càng làm cho khu rừng thêm phần ảm đạm. Ở chốn rừng âm u này mọi sự hiểm nguy luôn rình rập, hòa bình rồi mà người ta vẫn cứ chết, chết đủ cách, chết vì bệnh tật, bị rắn cắn, chết vì đạp phải mìn, vì cuộc sống mưu sinh bất chấp mọi hiểm nguy người ta vào rừng để gỡ dây kẽm gai ở xung quanh đồn, cưa cánh máy bay để lấy nhôm bán phế liệu, công việc này cũng kiếm được ít tiền để cải thiện đời sống, nhưng họ luôn phải đối mặt với tử thần, ngày ngày diễn ra trước mắt tôi là những gì tôi không kể hết, trong tâm trí tôi vẫn còn ám ảnh về những cái chết đạp phải mìn , hình ảnh những con người ốm o, gấy guộc bởi thiếu ăn và bệnh tật còn quằn quại, giãy giụa trong vũng máu, hình như họ còn khát vọng để được sống!. Trời ơi! ở đây không có xe cứu thương, cũng không có bệnh viện, chỉ có con đường mòn âm u xa khuất, mọi người chỉ biết im lặng đau đớn nhìn nhau, nhiều người òa lên khóc.... Dù cuộc sống vất vả là vậy nhưng tôi yêu rừng lắm, rừng đã gắn liền tuổi thơ của tôi, có lẽ cảnh đẹp của núi rừng hoang vu đã tạo nên tôi : " Cô gái của rừng xanh, mềm mại như đồng cỏ, ngọt ngào như dòng suối, tươi tắn như cánh hoa rừng, cam chịu như những cây rừng ...", rừng nuôi tôi khôn lớn, che chở cho tôi vượt qua những trận đói vì thiếu ăn, vì sốt rét rừng, nếu không vì định mệnh trớ trêu chưa bao giờ tôi có ý định rời xa nơi dấu yêu ấy. Rồi ngày tháng cũng qua đi và tôi cũng đã lớn lên như một phép nhiệm màu, những lúc lên rừng băng qua mấy con suối, tôi thường đứng lại soi mình dưới nước, rồi tôi cười một mình, nụ cười rất hồn nhiên trong sáng, nụ cười thật rạng rỡ. Tôi bước vào tuổi mười bảy cũng là lúc anh cả và chị gái lần lượt lập gia đình. ba thấy con gái út nay
- đã lớn cũng xinh gái mà để ở chốn rừng rú này thì tội nghiệp quá, ba dẫn tôi về quê ngoại ở Cần Thơ và giao tôi cho mẹ với hy vọng tôi có được cuộc sống tốt hơn ở thành phố này. Nhưng mọi việc đã không như ba và tôi mong muốn, mẹ tôi là một người phụ nữ nhưng không có trái tim của một người mẹ, mẹ chỉ biết sống cho riêng mình, mẹ thích tự do, sự hiện diện của tôi làm mẹ thêm bực bội. Mẹ rất thích đi nhậu với đàn ông trong xóm. Tôi thật xấu hổ mỗi khi bước ra đường gặp bọn con trai, chúng nó thường trêu chọc “ con gái bà Út xỉn kìa “ vì mẹ tôi thứ út lại hay say xỉn nên có biệt danh là “ Bà Út xỉn “ Tôi rất buồn và mặc cảm, vì là con gái mới lớn. Rồi một hôm mẹ bỏ tôi đi đâu không biết, chỉ nói là đi làm ăn xa. Tôi ở nhà một mình trong nhà chẳng có cái gì để ăn, ở trên rừng đói thì cũng còn có củ khoai, trái bắp, còn ở đây giữa trung tâm thành phố này chẳng biết làm gì mà sống, mọi người xa lạ, cảnh vật xa lạ, cái gì cũng xa lạ, chỉ có mẹ là người thân yêu nhất của tôi mà người cũng bỏ tôi đi rồi. Tôi chỉ còn biết nằm thoi thóp trên giường, vừa đói vừa nhớ rừng quá, nhớ những ngày mưa lũ nước trên rừng chảy xuống như thác đổ, nhớ tiếng suối reo róc rách xăn quần lội suối đi bắt cá, nhớ đêm đêm nghe tiếng thú hoang vọng về, nhớ những khu rừng bạt ngàn tre xanh, chui vào bụi tre lấy măng rồi bị con vắt nó bò đầy cổ sợ hết hồn, nhớ tiếng chim kêu hốt hoảng giật mình đập cánh bay loạn xạ khi nghe mìn nổ vang rền, nhớ những cây rừng tôi đã khắc tên lên đó, nước mắt tôi chảy ra theo dòng kỉ niệm, nỗi nhớ theo tôi chìm vào trong giấc ngủ. Cũng may hồi ấy sau nhà có cây xoài đang mùa ra trái, ban đêm gió thổi xoài rụng kêu lộp bộp tôi chạy ra nhặt xoài ăn cho đỡ đói. Nhà bên có cô gái tên Tuyết cũng bằng tuổi tôi, mẹ Tuyết mất sớm để lai bốn anh em đều còn tuồi đi học, cha Tuyết làm thầy giáo một buổi, còn một buổi đi bán vé số để kiếm thêm tiền nuôi anh em Tuyết ăn học. Tuyết thường qua chơi với tôi, biết hoàn cảnh tôi Tuyết thương lắm, nhưng nhà Tuyết nghèo quá, muốn giúp tôi Tuyết đã nghĩ ra một cách, cô ta đem chuyện của tôi kể cho một anh chàng nhà giàu trong xóm là con trai cả của bà Hai nhà lầu ( vì lúc đó trong xóm chỉ có nhà Bà Hai có lầu nên người ta gọi thế ), không biết Tuyết đã nói gì mà ngay hôm đó anh chàng nhà giàu đến nhà tôi và đưa cho tôi 50 đồng ( 50 đồng hồi đó cũng mua được rất
- nhiều đồ ăn và gạo nữa ), nhưng tôi xấu hổ quá không dám nhận, như hiểu tâm trạng tôi, anh ta để tờ giấy bạc 50 đồng trên bàn rồi ra về, anh ta nói coi như anh cho em mượn khi nào có trả anh, em đừng ngại. Khoảng gần hai tháng sau, mẹ dẫn về một người con trai và cha mẹ anh ta, mẹ nói họ đến để xem mắt tôi. Tôi vừa sợ lại vừa buồn vì hiểu rằng mẹ chỉ muốn tống khứ tôi đi cho rảnh nợ, Trong lúc còn chưa biết tính sao, thì Tuyết đã hay chuyện cô ta đến báo tin cho anh chàng nhà giàu trong xóm biết, nghe tin anh ta liền gặp tôi và nói: “ Em đừng lấy người ta mà hãy lấy anh ”. Lúc đó tuy không yêu anh ta, nhưng trong lòng tôi có chút cảm động, tôi nghĩ dù sao tôi cũng mang ơn anh ta, 50 đồng tuy không nhiều nhưng “ một miếng khi đói bằng một gói khi no “ anh đối với tôi như một ân nhân, nghĩ thế nên tôi đã bằng lòng, trước để đền ơn, sau cũng có cơm ăn không sợ đói. Tôi đem chuyện này nói với mẹ, mẹ tôi biết anh ta là con Bà Hai nhà lầu giàu nhất xóm nên cũng đồng ý ngay. Đám cưới được tiến hành ngay trong tháng đó, vì nhà tôi và nhà anh ta cách nhau có một con hẻm nên rước dâu đi bộ, khi đi ngang nhà hàng xóm nhiều người xầm xì: “ Tội nghiệp con bé, còn nhỏ vậy mà gả sớm quá! ”, tâm trạng của tôi hôm ấy buồn lắm, tôi có linh cảm những điều không may sẽ đến với mình và điều linh cảm đó đã thành thành sự thật, chồng tôi hơn tôi bốn tuổi, bởi quen sung sướng anh chẳng lo làm ăn, anh ta chỉ thích rong chơi, tôi về nhà chồng chưa đầy 1 năm, gia đình chồng tôi phá sản, mẹ chồng tôi đã phải bán nhà để trả nợ và chúng tôi ra ở riêng, cuộc sống thật cơ cực, tôi sanh con trai đầu lòng trong cảnh cô đơn, khốn khó tột cùng, chẳng được chăm sóc thuốc men như bao người phu nữ khác, con tôi thì không có quần áo, tôi phải lấy quần áo của tôi ra cắt nhỏ lại rồi may bằng chỉ tay cho con nó mặc tạm. Chồng tôi không nghề nghiệp, lại không có trình độ văn hóa nên rất khó kiếm việc làm, cuộc sống càng khó khăn, hai mẹ con tôi như gánh nặng trên vai anh ấy, gia đình không bao giờ được yên vui, tôi thường khóc cho số phận của mình. Rồi cái gì đến cũng sẽ đến, khi chúng tôi không còn có thể sống chung với nhau được nữa, hai đứa quyết định chia tay. Anh đi xa xứ làm ăn, còn tôi đi bán thuốc lá dạo ở bến xe, ban đêm tôi đi học thêm văn hóa cấp 2, thời gian này thật quá khổ đối với tôi, nhưng mọi cố gắng nỗ lực đã không phụ tôi. Giờ đây tôi đã là một cô giáo cuộc sống đã ổn định, con trai tôi nay đã khôn lớn
- có nghề nghiệp đàng hoàng, con tôi cũng là niềm hãnh diện của tôi đối với mọi người. Chiều nay soi mình trước gương, tôi thấy tôi đã già tự bao giờ, tôi cười một mình, nụ cười vẫn rạng rỡ như xưa. ( tháng 5 năm 2008 ) thay đổi nội dung bởi: Chúa chổm, 07-16-2009 lúc 01:19 PM. #2 06-11-2009, 03:49 AM Tham gia ngày: Jun 2009 Chúa chổm Nơi Cư Ngụ: Can Tho Junior Member Bài gởi: 21 Chuyện đời Tự Kể CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ ( Tiep theo ) ( THẰNG BỎ ) Sau 10 năm chung sống với cuộc hôn nhân không hạnh phúc, tôi đã chia tay với người chồng đầu tiên và quyết định ra đi tìm cuộc sống mới. Rời Cần Thơ tôi đến một huyện xa xôi hẻo lánh, nơi đó tôi xin vào làm Lao Công cho một bệnh viện nghèo ở huyện. Thấy tôi không có nhà ở, bệnh viện đã sắp xếp cho tôi một chỗ ở ngay trong bệnh viện, nhờ vậy mà đi làm cũng tiện, hàng ngày tôi phải làm những công việc như lau chùi, quét dọn,
- hồi ấy chưa có nước máy nên hàng ngày còn phải xách nước dưới sông lên bệnh viện để sinh hoạt, cũng may tôi được phân công dọn dẹp vệ sinh ở khoa Bảo Hiểm, nhờ vậy cũng sạch sẹ hơn, các bệnh nhân đa số là thầy cô giáo và cán bộ, họ ăn nói cư xử rất tế nhị. Hàng ngày tôi thường phải thức vào 4 giờ sáng để làm vệ sinh các phòng bệnh trước khi có Bác sĩ đến khám bệnh. Tôi rất ngại mỗi lần đến lau chùi phòng bệnh nhân nam, họ cứ hay nhìn tôi chằm chằm mỗi khi tôi cầm cây chổi đi lại gần chỗ họ, chẳng biết trong đầu họ đang nghĩ gì về tôi, nên mỗi khi tiếp xúc với họ tôi thường cúi xuống không dám nhìn lên, nhiều người cũng bắt chuyện với tôi, họ hỏi về đời tư của tôi, sau lưng tôi họ thường bảo nhau: ” tội nghiệp quá, đẹp gái vậy đáng lẽ phải cho ngồi bàn giấy, chứ ai lại cho đi quét nhà chứ ! ”, những lời người ta nói làm tôi nghe buồn quá, tôi tự an ủi mình quét nhà chứ có phải ăn trộm đâu mà mắc cỡ chứ? nói vậy nhưng cũng buồn lắm vì tôi biết tôi có thể làm được những việc hơn thế. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp vài người bệnh nhân tốt bụng, có đồ ăn ngon họ biếu cho tôi ăn, không cho tôi quét nhà, họ bảo để họ tự làm được. Tôi rất buồn và luôn nghĩ phải tìm một công việc khác cho phù hợp, ban đêm tôi lại tiếp tục đi học văn hóa cấp 3, cũng may thời gian này có phong trào học bổ túc văn hóa, nhờ vậy tôi cũng còn cơ hôi để đi học. Trong bệnh viện có một anh bảo vệ kiêm sửa điện cho bệnh viện, vợ anh ta cũng làm Y Sĩ ở đó, thấy tôi mới vào làm anh cũng hay trò chuyện cho tôi vui, những khi anh đi sửa điện cho bệnh viện anh thường gọi tôi theo để vịn thang, lúc làm việc hai anh em cũng thường tâm sự, chúng tôi kể những chuyện vui, chuyện buồn cho nhau nghe, anh là phật tử thường hay đi chùa nên anh giảng sách kinh nhà Phật cho tôi nghe, anh nói : “ Cuộc đời là bể khổ, mỗi người chúng ta là những chiếc thuyền trôi trong bể khổ đó, cho nên ai cũng khổ, nhà giàu cũng còn phải khóc mà em”, nghe anh nói tôi thấy trong lòng nhẹ nhõm, phấn chấn hơn, tôi cũng nói vui: Để em đọc thơ cho anh nghe nhé! “ Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công “
- Anh khen bài thơ hay quá, anh nói anh muốn học thuộc bài thơ này, thế là hai anh em vừa làm vừa đọc bài thơ cho đến khi anh đã thuộc. Thời gian cũng thấm thoát trôi đi, mọi công việc và mặc cảm cũng quen dần, công việc vất vả là vậy mà tiền lương thì chẳng có bao nhiêu, vì tôi không có trình độ, nên chỉ làm hợp đồng với mức lương thấp nhất, mỗi tháng chỉ được gần một trăm ngàn ( ở những năm 93 – 94 ), hà tiện lắm cũng vẫn cứ thiếu trước hụt sau. Ngoài giờ làm việc trên bệnh viện ra tôi còn phải tranh thủ làm thêm đủ thứ, ai kêu gì làm nấy, giặt đồ hay gội đầu giùm cho các bệnh nhân, cho thuê mùng, chiếu, nấu cơm bưng tận nơi bán cho bệnh nhân, rồi làm móng dạo để kiếm thêm tiền. Phía sau bệnh viện có khoảng đất trống tôi tranh thủ trồng rau ăn cho đỡ phải mua. Phải nói thời gian này tôi cảm thấy vất vả quá! Một đêm trời nóng nực không sao ngủ được, tôi bèn đi ra công viên của bệnh viện để hóng gió, tìm một ghế đá mát lạnh tôi ngồi xuống, ngả lưng nhìn lên bầu trời, trời đêm nay tối quá, trong khoảng không đen ngòm lấp lánh những vì sao, sao gì thế nhỉ? Một sao, hai sao, ba sao… tôi lẩm bẩm đếm như đang nói chuyện với những người bạn. Thỉng thoảng vài ngọn gió từ bờ sông thổi vào mát lạnh làm tôi cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhõm vô cùng, đêm đã khuya mọi người như yên giấc, chỉ còn tôi ngồi đây tâm sự với những vì sao đêm. Tôi đang thả hồn vào khoảng không trầm lắng, bỗng một giọng nói cất lên làm tôi giật mình. - Cô ơi làm ơn cho tôi hỏi thăm! Tôi quay sang một người đàn bà ngoài năm mươi tuổi, đang tiến đến gần - Có chuyện gì không bà? - Ờ, số là con dâu tôi vừa sinh non nên thằng nhỏ đã chết, tôi muốn hỏi thăm ở đây có ai nhận đem thằng nhỏ đi chôn giùm không, tôi trả tiền công cho. Hơi bị bất ngờ, nhưng nghe bà ta nói “ trả tiền công “ thì tôi trong đầu tôi chợt nghĩ, mình cũng đang cần tiền để mua sắm một ít vật dụng trong nhà. Tôi liền hỏi: - Thế, bà trả cho cháu bao nhiêu? - Năm mươi ngàn! Tôi nhẩm tính năm mươi ngàn cũng được nửa tháng lương, cũng nhiều đấy, nghĩ thế tôi
- liền nhanh nhẩu: - Vậy thằng nhỏ đâu? Nghe tôi hỏi bà ta chỉ vào trong cái giỏ và nói: Nó trong cái giỏ này nè! Cô chôn giúp tôi với, bà ta dặn tôi khi chôn xong nhớ đặt tên cho nó là thằng BỎ nhé!( sau này nghe người ta nói tôi mới biết theo quan niệm của một số người là con nít chết non hay về phá phách, nên nhiều người không muốn đem về nhà là vậy, và phải đặt tên cho nó nữa). Tôi về nhà lấy cái cuốc vẫn dùng trồng rau, tôi vác cuốc trên vai, tay xách cái giỏ, vừa đi tôi vừa suy nghĩ không có tiền thì làm liều vậy, nhưng biết chôn ở đâu bây giờ? Nhưng đã lỡ nhận lời rồi thì cứ phải làm vậy. Tôi cứ đi dọc theo con đường mòn sát bờ sông, trời càng lúc càng như tối hơn bởi cạnh bờ sông cây cối um tùm quá, thỉnh thoảng một vài ngọn gió thổi qua làm những bụi tre gai cọ vào nhau nghe kèn kẹt, giống như ai đó đang nghiến răng, bất giác tôi chợt rùng mình, da gà nổi lên, nhưng tôi cố gắng bình tĩnh, mình đang làm kiếm tiền mà, phải cố lên mới được. Tôi tự trấn an như vậy và tiếp tục bước đi, nhưng nỗi sợ hãi như bao trùm lấy tôi, khi sau lưng tôi đã xa dần những ánh đèn của bệnh viện, xa dần những ngôi nhà trong xóm… Đến một đoạn đường vắng, tôi nghĩ đây là nơi thích hợp nhất. Nghĩ thế nên tôi đứng lại quan sát, A! thì ra Đất Thánh ( chỗ nghĩa trang dành cho những người đạo thiên Chúa), khu đất này trống quá xa xa có vài đốm trắng, tôi đoán đó là những nấm mồ. Chọn lấy một chỗ, tôi cầm cuốc, cuốc lấy cuốc để. Trời ơi! sao dai thế nhỉ? Toàn là cỏ chỉ không sao cuốc được, hì hục mãi mồ hôi tuôn ra như tắm, sau một hồi lâu tôi cũng đã đào được một cái hố nhỏ, mệt quá tôi chống cây cuốc xuống đất và thở, tôi nhìn cảnh vật xung quanh thật vắng vẻ, tiếng côn trùng ở đâu đồng thanh vang lên như nghe thê lương quá, tiếng gió thổi nghe xào xạc, tiếng ai đó nghiến răng từ bụi tre gai… vội vàng tôi ngồi xuống lấy tay bới đất cho cái hố cho sâu hơn, đến phần việc cuối cùng, tôi thò tay vào giỏ một cảm giác lạnh toát sương sống, thằng bé được bọc trong một cái khăn, tôi bế nó ra khỏi cái giỏ, tim tôi đập mạnh, cái khăn bọc nó bỗng dưng tuột ra, trong bóng tối lờ mờ, tôi chỉ kịp nhìn thấy một khuôn mặt nhỏ xíu, xanh xao, ngây thơ như còn đang say ngủ,
- tôi vội đặt nó xuống hố, sợ quá tôi vội cầu nguyện: “ Xin Chúa cho em được lên thiên đàng, chị đặt cho em cái tên là thằng Bỏ, em phù hộ cho chị! ”, nói xong tôi vội lấp đất lại và cầm cuốc chạy thật nhanh về phía bệnh viện, sau lưng tôi tiếng côn trùng đồng loạt vang lên giống tiếng ai đó đọc kinh nguyện cầu, tiếng gió thồi xào xạc trên những bụi tre gai, tiếng ai đó nghiến răng nghe kèn kẹt, tôi chạy nhanh hơn, trong bóng đêm phía trước, khuôn mặt thằng Bỏ như đang hiện dần lên trên bầu trời đầy sao. Sau khi khi học xong lớp 12 bổ túc văn hóa, tôi giã từ bệnh viện để đi học sư phạm. Bây giờ tôi đã là một cô giáo, cuộc sống đã ổn định, điều làm tôi vui nhất là những thầy, cô giáo năm xưa tôi phục vụ ở bệnh viện, thì nay lại là những đồng nghiệp, gặp lại tôi ai cũng ngạc nhiên và vui lắm, họ hỏi tôi đủ chuyện trên đời. Hôm tình cờ trong quán ăn, tôi gặp lại anh chàng bảo vệ kiêm thợ sửa điện của bệnh viện, anh ta cũng nghỉ làm ở bệnh viện lâu rồi và cuộc sống hiện tại cũng đã khá giả, gặp lại tôi anh vui lắm, chúng tôi kể lại những chuyện hồi còn làm ở bệnh viện, anh nói vui: Trên đời này người anh sợ nhất là em, tôi hỏi tại sao? Tại em lì quá, làm đủ thứ chuyện, nhất là còn dám làm “ đạo tì ”nữa chứ! Chúng tôi cùng cười thật to. Giờ đây những khi nhớ về quá khứ trong lòng tôi luôn ngập tràn cảm xúc. Ôi cái nghèo, cái nghèo thật đáng sợ! ( Tháng 10 2008 ) HOÀNG LAM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện của bé: Thỏ nói dối
5 p | 989 | 108
-
Chuyện Xứ Lang Biang (Nguyễn Nhật Ánh) - Tập 1 Pho tượng của Baltalon
234 p | 188 | 51
-
KẺ XẤU XÍ NHẤT LOÀI NGƯỜI - Zarathustra đã nói như thế
12 p | 127 | 10
-
Ba câu chuyện ngụ ngôn về mèo
6 p | 97 | 10
-
Con Dơi Trắng Khổng Lồ
7 p | 98 | 6
-
Mẹ cho con cuộc đời này
4 p | 116 | 6
-
Truyện ngắn Câu chuyện đêm Giáng Sinh
11 p | 74 | 6
-
Chuyện
14 p | 42 | 5
-
Biển Và Người Đàn Bà
3 p | 77 | 4
-
Ước mơ từ thuở xa xăm
11 p | 70 | 4
-
Chỉ một phút, cho một đôi, từ một ngày, với một Mắt Cụp Mi cùng một Kẻ Mê Muội.
6 p | 51 | 3
-
Chuyện kể trong nước mắt
8 p | 70 | 3
-
Biển Đời Muôn Thuở
5 p | 61 | 3
-
Bắt Ðầu... Từ Một Ðêm Trăng
6 p | 57 | 3
-
Câu chuyện đêm Giáng sinh
6 p | 87 | 3
-
Người Bắt Rắn Cuối Cùng
3 p | 92 | 2
-
Đồng Làng
10 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn