intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên gia điêu khắc tượng đài: Việt Nam quá thừa các công trình kém chất lượng

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá về chất lượng các công trình tượng đài của Việt Nam, TS Đinh Hồng Hải (ĐH Quốc gia Hà Nội) và TS Phạm Hoàng Vân (ĐH Mỹ thuật công nghiệp) cho rằng, có quá nhiều công trình tượng đài ở Việt Nam kém chất lượng trong khi công trình tượng đài xứng tầm, có ý nghĩa xã hội lại thiếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên gia điêu khắc tượng đài: Việt Nam quá thừa các công trình kém chất lượng

Chuyên gia điêu khắc tượng đài: Việt Nam quá thừa các công trình <br /> kém chất lượng<br /> Đánh giá về chất lượng các công trình tượng đài của Việt Nam, TS Đinh <br /> Hồng Hải (ĐH Quốc gia Hà Nội) và TS Phạm Hoàng Vân (ĐH Mỹ thuật <br /> công nghiệp) cho rằng, có quá nhiều công trình tượng đài ở Việt Nam <br /> kém chất lượng trong khi công trình tượng đài xứng tầm, có ý nghĩa xã hội  <br /> lại thiếu.<br /> Trao đổi với VnExpress, TS Đinh Hồng Hải (ĐH Quốc gia Hà Nội) – <br /> người có gần 20 năm nghiên cứu về tính biểu tượng, nghệ thuật, tôn <br /> giáo… ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ cho biết, Việt Nam không có <br /> truyền thống làm tượng đài mà chỉ có tượng thờ, tượng trang trí. Tượng <br /> đài bắt đầu du nhập vào nước ta từ giai đoạn thuộc Pháp, chẳng hạn như <br /> tượng bà đầm xoè ở Hồ Gươm (năm 1887). <br /> Thời kỳ hưng thịnh của tượng đài ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 60 <br /> của thế kỷ 20, theo truyền thống của Liên Xô với rất nhiều tác phẩm <br /> tượng đài chiến thắng hoặc tượng đài mang ý nghĩa quốc gia, tôn vinh <br /> chủ nghĩa xã hội hoặc tượng lãnh tụ. Trong số đó có một số tượng đài có <br /> ý nghĩa xã hội tốt như củng cố tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, <br /> niềm tự hào quốc gia… Từ giai đoạn mở cửa trở lại đây, tượng đài được <br /> xây dựng rầm rộ ở khắp nơi song ý nghĩa xã hội lại ít được quan tâm. Giá <br /> trị nghệ thuật của nhiều tác phẩm không cao bởi chưa toát lên tính biểu <br /> tượng ­ một trong những đặc tính quan trọng nhất của tượng đài. <br /> “Trong hơn 10 năm trở lại đây, tượng đài được xây dựng ồ ạt theo phong <br /> trào, mang tính dự án, phải chạy theo thời hạn hoàn thành nhưng thiếu đi <br /> ý nghĩa biểu tượng và ý nghĩa xã hội. Đó là chưa kể đến những tượng đài <br /> có chất lượng cực kỳ thấp như tượng Phật ở Thái Bình, tượng đài bị sét <br /> đánh tại Quảng Ninh, thậm chí không ít tượng đài được nhà nước đầu tư <br /> cũng chỉ mang tính phong trào,” TS Hải nói. Ông chia sẻ thêm, việc tượng <br /> đài ở nhiều tỉnh cứ chép đi chép lại theo một mẫu giống nhau cũng là khó <br /> có thể chấp nhận về mặt nghệ thuật. <br /> Ông lấy ví dụ đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở Washington DC <br /> không phải là một khối điêu khắc to lớn mà chỉ là một bức tường đen <br /> khoét sâu xuống mặt đất hình chữ V nhưng lại mang giá trị biểu tượng <br /> sâu sắc, ý nghĩa xã hội rất lớn. Nó như một vết sẹo lớn, nổi bật giữa màu <br /> xanh của cỏ cây và các công trình kiến trúc khác, gợi nhớ đến nỗi đau <br /> chiến tranh của nước Mỹ và cả thế giới, là vết nhơ về cuộc chiến tranh <br /> Việt Nam với quá nhiều mất mát sinh mạng và là một trong những “trang <br /> đen” của lịch sử nước Mỹ.<br /> Ngoài ra TS Hải cho rằng, Việt Nam đang bị lúng túng, lộn xộn trong quy <br /> hoạch và thiếu quy trình xây dựng một tượng đài – không xác định trước <br /> mục đích, ý nghĩa chính trị, xã hội, văn hoá của tượng đài sẽ xây, nên “đẻ <br /> ra các công trình không có mục đích rõ ràng”. Ví dụ thực tế được ông Hải <br /> đưa ra là tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam. Do không xác <br /> định được quy mô tượng đài từ ban đầu nên khi bản thiết kế tượng đài <br /> khổng lồ được đưa ra, ngốn đến 411 tỷ, nhưng vẫn phải chạy theo vì đó <br /> là dự án. Mặc dù ý tưởng là có thể không sai nhưng quy trình thực hiện sai <br /> dẫn đến hậu quả nói trên. <br /> TS khoa học nghệ thuật Phạm Hoàng Vân với 18 năm học tập,  nghiên <br /> cứu  về chuyên ngành điêu khắc tượng đài tại Liên Bang Nga ­ một đất <br /> nước có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tượng đài, <br /> cũng chia sẻ, sở dĩ các tượng đài ở Việt Nam hay bị chê trách bởi chất <br /> lượng nghệ thuật và chất lượng công trình chưa đảm bảo. <br /> Về chất lượng nghệ thuật, theo TS Vân, có liên quan đến một số khái <br /> niệm mà người Việt Nam thường bị sai lầm ­ cái gì to, cao là tượng đài. <br /> Thực tế, tượng đài có tầm vóc không thể hiện bằng kích thước lớn mà  <br /> bằng tư tưởng, ý nghĩa biểu tượng. Một tượng đài rất nhỏ nhưng mang ý <br /> nghĩa lớn, tính biểu tượng cao thì vẫn là tượng đài có giá trị và có “tầm <br /> vóc”. Lấy ví dụ thực tiễn, ông chỉ ra tượng đài Chiến thắng Điện Biên <br /> Phủ bị thất bại về mặt nghệ thuật vì thiếu  tính biểu tượng. Nguyên nhân <br /> do nó được phóng to từ tác phẩm tượng trang trí của tác giả Nguyễn Hải <br /> vốn được sáng tác để trưng bày bảo tàng mang nhiều tính cổ động và <br /> diễn giải chứ không phải bản thiết kế riêng cho  một tượng đài ở ngoài <br /> trời với  ý nghĩa xã hội, lịch sử và tôn vinh xứng  tầm.<br /> Một số tượng đài có giá trị nghệ thuật tốt như tượng Trần Hưng Đạo ở <br /> Nam Định lại bị đặt vào không gian kiến trúc  chưa tốt nên làm giảm giá <br /> trị nghệ thuật. Việc biến các tượng đài thành tượng thờ phổ biến ở Việt <br /> Nam cũng khiến giá trị nghệ thuật bị thấp và mất đi ý nghĩa bản chất của <br /> tượng đài. <br /> Chất lượng công trình của các tượng đài ở Việt Nam theo TS Vân, đang <br /> có nhiều vấn đề như: tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội), tượng nữ tướng Lê <br /> Chân (Hải Phòng), tượng đài Điện Biên Phủ (Điện Biên), tượng Trần <br /> Hưng Đạo (Nam Định) đều bị rỉ xanh cục bộ mà khó có thể khắc phục <br /> được. Đặc biệt, nhiều công trình xây dựng xong bị nứt trên thân hoặc sụt <br /> lún chân đế… như tượng đài Điện Biên Phủ, tượng đài ở Quảng Ninh bị <br /> sét đánh. <br /> Nguyên nhân do quy trình thực hiện chưa đúng và công nghệ, kỹ thuật <br /> không đảm bảo. Chuyên gia tượng đài này một lần nữa nhấn mạnh đến <br /> việc nhìn nhận công trình tượng đài như một dự án cần gấp rút hoàn <br /> thành gây ảnh hưởng đến chất lượng.<br /> Việc thiếu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cũng là yếu tố rất quan trọng <br /> khiến chất lượng công trình tượng đài của Việt Nam chưa được đảm <br /> bảo. Chuyên gia tượng đài chỉ ra thực tế, tượng đài của nước ta đang bị <br /> đẩy về cho các làng nghề với công nghệ thủ công thực hiện. Những lò <br /> đúc ở đây không đáp ứng được lượng đồng lớn mà phải sử dụng nhiều lò <br /> nhỏ. Trong khi đó  khuôn đúc lớn, lại không được gia tăng nhiệt khiến quá <br /> trình đông kết diễn ra nhanh, làm mỗi mẻ đồng được rót vào sau sẽ không <br /> thể “hòa tan” với mẻ đồng trước. Điều đó khiến giữa chúng không có sự <br /> đồng nhất về kết cấu phân tử, tạo ra ranh giới giữa các mẻ đồng, là tiền <br /> đề  nảy sinh các vết rạn, nứt. <br /> “Không phải chúng ta không có kinh phí đầu tư cho công nghệ mà là vì <br /> công nghệ, kỹ thuật để sử dụng cho xây dựng tượng đài không được đánh <br /> giá đúng tầm. Việt Nam có cả nhà máy đúc chân vịt tàu ở Hải Phòng được <br /> đầu tư máy móc, công nghệ đúc đồng khá tốt, nhưng không có sự liên kết <br /> giữa lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật ở đây nên ta không tận dụng được <br /> nhà máy này để đúc đồng nghệ thuật”, TS Vân chia sẻ.<br /> Việc không có chuẩn hợp kim phù hợp với điều kiện thời tiết của mỗi <br /> khu vực đặt tượng đài hoặc điều kiện chung của Việt Nam, cũng khiến <br /> các công trình tượng đài bị rỉ đồng, chảy nước xanh cục bộ rất bẩn. Điển <br /> hình là tượng đài nữ tướng Lê Chân (Hải Phòng), tượng đài Chiến thắng <br /> Điện Biên Phủ (Điện Biên)… <br /> Phương pháp dùng thuốc nổ để phá núi xử lý, san phẳng mặt bằng  thay <br /> vì  các phương pháp khoa, cắt, ủi truyền thống…, theo TS Vân là yếu tố <br /> lớn khác ảnh hưởng đến chất lượng công trình tượng đài. Lượng thuốc <br /> nổ lớn sẽ gây rung chấn, tạo các khoảng rỗng trong lòng đất mà qua thời <br /> gian mới lộ ra hậu quả. Ví dụ điển hình tác hại của dùng thuốc nổ giải <br /> phóng mặt bằng là tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ bị lún chân đế <br /> gây nứt, rỉ xanh phần đồng. <br /> “Người ta nhìn thấy quá nhiều bất cập ở tượng đài nên mới nghĩ Việt <br /> Nam đã quá thừa tượng đài. Thực tế là chúng ta thừa tượng đài kém chất <br /> lượng nhưng lại thiếu rất nhiều tượng đài xứng tầm, có giá trị thực sự <br /> với xã hội. Thủ đô Hà Nội cũng đâu đã có một biểu tượng điêu khắc <br /> riêng”, TS Vân trăn trở. <br /> Quỳnh Trang <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2