Cơ chế điều hoà vốn ở các tập đoàn doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 17
download
Tham khảo luận văn - đề án 'cơ chế điều hoà vốn ở các tập đoàn doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ chế điều hoà vốn ở các tập đoàn doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp
- Cơ chế điều hoà vốn ở các tập đoàn doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp 1
- MỤCLỤC Lời giới thiệu Nội dung I. Khái quát chung về vốn 1. Vốn và yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả 2. Tầm quan trọng của vốn với hoạt động của doanh Nghiệp 2.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2.2. Tầm quan trọng của vốn đối hoạt động của doanh Nghiệp II. Cơ chếđiều hoà vốn trong các tập đoàn kinh doanh 1. Sự cần thiết phải tiến hành điều hoà vốn 2. Các hình thức điều hoà vốn 2.1. Các tập đoàn điều hoà vốn thông qua các tổ chức tài chính 2.2. Các HOLDING COMPANY 3. Các nhân tốảnh hưởng đến cơ chếđiều hoà vốn 3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô III Thực trạng và giải pháp 1. Thực trạng 2. Giải pháp Kết luận Tài liệu tham khảo. 2
- LỜIGIỚITHIỆU Việt Nam đã&đang có sự chuyển mình từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, bao gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo. Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, các doanh nghiệp thương mại đã bộc lộ những yếu kém trong việc nắm giữ vai trò các lĩnh vực kinh tế màĐảng & Nhà nước giao phó. Chính vì vậy Nhà nước ta đã có những quyết định về tài chính để tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Điều hoà vốn là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động tài chính của các doanh nghiệp; là nội dung không thể thiếu đểđả m bảo cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung & phân phối vốn hiệu quả vốn nói riêng. Vốn làđiều kiện tiên quyết cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Do đó nó phải được đầu tư vào những nơi có khả năng sinh lợi cao nhất nhưng ít rủi ro nhất. Tuy nhiên thực hiện điều hoà vốn sao cho có hiệu quả lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Xuất phát từ tầ m quan trọng của vấn đề, sau một thời gian ngắn học tập & nghiên cứu tôi đã chọn đề tài: “Cơ chếđiều hoà vốn ở các tập đoàn doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp” là m tiểu luận thương mại của mình. Bố cục của tiểu luận như sau: Ngoài phần lời giới thiệu, kết luận, mục lục & danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương : 3
- Chương I : Khái quát chung về vốn. Chương II : Cơ chếđiều hoà vốn. Chương III : Thực trạng & giải pháp. Do thời gian có hạn, tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được học viện và thầy côđóng góp ý kiến quý báu để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Hy vọng tiểu luận này có thể giúp ích nhỏ trong việc nhận thức được những tồn tại với tính chất thời sựđang hiện diện trong công tác quản lý Nhà nước để từđó có thểđề ra được những giải pháp khắc phục. 4
- NỘIDUNG I. KHÁIQUÁTCHUNGVỀVỐN 1. Vốn và yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả Vốn có vai trò vô cùng quan trọng, cóý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, do vậy nóđược đặc biệt quan tâ m. Khái niệm về vốn cho đến nay vẫn làđề tài gây nhiều tranh luận. Tuỳ theo cách tiếp cận cũng như những mục đích khác nhau mà khái niệ m về vốn được đưa ra, song nhìn chung có một số khái niệm đáng chúý sau: Theo quan điểm của Marx, dưới góc độ là các yếu tố của sản xuất, ông cho rằng “ Vốn (tư bản) là giá trịđem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất ’’. Định nghĩa này có tính khái quát cao, song do hạn chế của trình độ phát triển của nền kinh tếđương đại, ông cho rằng chỉ có khu vực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư. Paul.A.Samuelson- nhà kinh tế học hiện đại cho rằng “ Vốn” là một loại hàng hoáđược sản xuất ra để phục vụ một quá trình sản xuất mới; làđầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm máy móc, vật tư, trang thiết bị, nguyên liệu... Quan niệ m của ông là một bước tiến lớn so với các bậc tiền bối của ông, song ông không đề cập đến các tài sản tài chính, giấy tờ có giá trịđem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, ông đãđồng nhất vốn với tài sản cốđịnh của doanh nghiệp. Trong cuốn “ Kinh tế học” của David Begg- tác giảđưa ra hai định nghĩa “vốn hiện vật “ và “ vốn tài chính” của doanh nghiệp. Vốn hiện 5
- vật là dự trữ hàng hoáđể sản xuất ra hàng hoá khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá khác. Vậy ởông đã bổ sung thêm một khoản mục vào định nghĩa của P.Samuelson. Nhìn chung, trong hai khái niệ m về vốn trên, các tác giảđều thống nhất ở một điểm chung cơ bản là: vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các tác giảđãđồng nhất vốn với các tài sản của doanh nghiệp. Thực chất vốn là biểu hiện bằng tiền; là toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắ m giữ. Vốn và tài sản là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trịứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này chỉ ra vốn là một yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất. Nó cũng đề cập đến vốn không chỉ trong quá trình riêng biệt, chia cắt mà trong toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, kéo dài từ khi bắt đầu quá trình kéo dài quá trình sản xuất đầu tiiên tới chu kỳ cuối cùng. Vai trò vốn được thể hiện quá rõ qua khía cạnh đó. Ngoài ra, khái niệm còn cho thấy sự khác biệt cơ bản trọng quan niệ m về vốn và tài sản khi khẳng định vốn là “ các giá trị”. Tóm lại, có thể nhận định “ vốn là giá trịđược biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.” 2.Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp 6
- 2.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Xã hội loài người đẫ từng trải qua nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Trong nền kinh tế này, sản phẩ m là m thoả mãn nhu cầu của từng cá nhân, từng gia đình cụ thể. Khi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động được mở rộng, nền kinh tế hàng hoá ra đời. Kinh tế hàng hoáđược điều tiết bởi thị trường hay ta còn gọi là kinh tế thị trường. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh đây là cơ chế tốt nhất, điều tiết nền kinh tế hàng hoá có hiệu quả cao. Kinh tế thị trường cóưu điể m là hết sức năng động, mềm dẻo, tự cân đối, tựđiều chỉnh, tạo môi trường công bằng, kích thích sự phát triển. Tuy nhiên, thị trường cũng có những khuyết tật cố hữu của nó như làm xuất hiện tình trạng độc quyền, sự phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế... Cần có sự can thiệp ở quy mô rộng do một thế lực đủ mạnh, đó là Nhà nước. Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý, cho phép các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp. Trong nền kinh tế thi trường, ba vấn đề kinh tế cơ bản : “ sản xuất cái gì ? “, “sản xuất như thế nào? “, “ sản xuất cho ai? “ được giải quyết hoàn toàn khác so với các hình thái kinh tế xã hội khác. Để giải quyết ba vấn đề trên, doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn nhất định, tuỳ thuộc vào quy mô cũng như ngành nghề kinh doanh của mình. 2.2 Tầm quan trọng của vốn với hoạt động của doanh nghiệp Sản xuất giống như một cỗ máy mà vốn là bộ phận quan trọng hàng đầu. Vốn làđiều kiện không thẻ thiếu được để thành lập doanh nghiệp & tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hình thành doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp bao giờ cũng phải đầu tư một số vốn tối thiểu gọi là vốn pháp định. Mức vốn này quy định cho từng 7
- ngành nghề kinh doanh & mục tiêu của nóđòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị những điều kiện vật chất tối thiểu sao cho hoạt động kinh doanh sau đó có thể diễn ra trôi chảy bình thường, vừa bảo đả m lợi ích của doanh nghiẹp, vừa bảo đảm quyền lợi của các đối tác có quan hệ. Với vốn đó, doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư ban đầu, mua sắm các tài sản phục vụ cho hoạt động & tăng trưởng của doanh nghiệp. Chu kỳ sản xuất đầu tiên đã bắt đầu, các chu kỳ khác nối tiếp nó, ngày càng mở rộng & phát triển. Trong quy trình phức tạp đó, doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên tục nảy sinh mà vốn luôn là vấn đề bức xúc hàng đầu: có vốn mới có thểđổi mới máy móc, nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng phương thức quản lý mới, đào tạo thu hút nhân tài... Qua đó nâng cao chất lượng sản xuất một cách toàn diện. Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng xét cho cùng cũng vì lợi nhuận. Thế nhưng một quy luật phổ biến trong kinh tế làởđâu có lợi nhuận ởđó có rủi ro. Rủi ro xảy ra đe doạ hoạt động của doanh nghiệp, làm hao hụt & thất thoát vốn, là m doanh nghiệp có thể bị phá sản. Để tránh hậu quả này đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất. II CƠCHẾĐIỀUHOÀVỐNTRONGCÁCTẬPĐOÀNDOANHNGHIỆP. 1. Sự cần thiết phải tiến hành điều hoà vốn. “ Điều hoà vốn “ có thểđược hiểu là toàn bộ những hoạt động nhằ m phân bổ vốn giữa các bộ phận trong một tổng thểđể tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, có hiệu quả. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tại mỗi thời điểm đều đồng thời có các doanh nghiệp thừa vốn& thiếu vốn trong một thời gian 8
- nhất định. Với chức năng nắ m giữ, hỗ trợ nhau về tài chính , các TĐDN đứng ra dàn xếp cho các doanh nghiệp cần có thể vay vốn & ngược lại.Sở dĩ nói điều hoà vốn là rất quan trọng vì có những lợi thế sau: lợi về thời hạn khoản vay& cho vay; lợi về tính thuận tiện; lợi về chi phí vay; về thời gian vay... “ Điều hoà vốn “ - sự cần thiết của mỗi doanh nghiệp nói riêng & tập đoàn doanh nghiệp nói chung. 2. Các hình thức điều hoà vốn trong các tập đoàn doanh nghiệp 2.1. Điều hoà vốn thông qua các tổ chức tài chính ngành Các tổ chức tài chính như công ty tài chính, ngân hàng của tập đoàn có hoạt động vô cùng năng động. Và với hoạt động của mình, cóđạt được một lúc nhiều mục tiêu.Về khía cạnh tài chính, các tổ chức trung gian tài chính ngành có các hoạt động: Thu hút vốn bằng cách phát hành thương phiếu, trái phiếu; cho vay chủ yếu là trung hạn & dài hạn; thực hiện các nhiệm vụ cho thuê và thuê mua; mua bán chuyển nhượng chứng khoán...Như vậy các trung gian tài chính này giải bài toán điều hoà vốn toàn diện & có hiệu quả hơn. Với các hoạt động đa dạng của mình, các trung gian tài chính trong các tập đoàn doanh nghiệp có lợi thế: cho phép khai thác nhiều nguồn vốn phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh của tập đoàn; giúp các tập đoàn quản lý một cách tối đa ưu hiệu quả các nguồn vốn thông qua việc đảm bảo đầu tưđúng định hướng phát triển, đúng công trình & dựán, vừa có hiệu quả kinh tế cao, vừa đáp ứng được nhiệm vụ chính trị xã hội trong quá trình phát triển của tập đoàn, từđó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn; cho phép tập đoàn khai thác triệt để sức mạnh của nó trên thị trường tài chính tiền tệ thông qua việc quản lý tập trung thống 9
- nhất các nguồn vốn, điều hoà linh hoạt, có hiệu quả; giúp tập đoàn phát huy được tối đa thế mạnh về các nguồn lực vật chất cũng như nguồn lực con người, tận dụng thành tựu khoa học công nghệ thông qua việc thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tham gia thị trường tài chính tín dụng. Thị trường vốn trong & ngoài nước. 2.2 Các HOLDING COMPANY Holding company của tập đoàn được hình thành trên cơ sở xác lập sự thống nhất về tài chính và kiểm soát tài chính. Các công ty thành viên ký kết các hiệp địnhvề tài chính chung, gọi là Holding Company. Đây là hình thức phát triển cao của TĐDN. Trong TĐDN không còn hạn chế các hoạt động mà lúc này đã mở ra nhiều lĩnh vực tài chính đến các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ,...khác nhau. Công ty mẹ chỉ quan tâm đến lĩnh vực tài chính của tập đoàn ,thực chất nó là một công ty nắm giữ cổ phần cuả các công ty thành viên. Nó xem xét, theo dõi tình hình tài chính của các công ty thành viên trong tập đoàn để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp. Holding Company có những lợi thế sau : Tạo ra một thế lực tài chính lớn, phát triển kinh doanh và gây ảnh hưởng tới chính trị, xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn; Đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhằ m phân tán rủi ro; Đầu tư cho các công ty hiệu quả nhất; Tập trung vốn, đầu tư vốn vào những dựán tạo ra sức mạnh quyêt định cho sự phát triển của tập đoàn; Vốn của công ty này được huy động vào công ty khác và ngược lại đã giúp cho các công ty liên kết vỡi nhau chặt chẽ hơn, quan tâm đến hiệu quả nhiều hơn, giúp nhau phát huy hiệu quả nguồn vốn của công ty và của cả tập đoàn. 3. Các nhân tốảnh hưởng đến cơ chếđiều hoà vốn trong các tập đoàn. 10
- 3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Có rất nhiều nhân tốảnh hưởng đến cơ chếđiều hoà vốn trong các tập đoàn kinh doanh. Trước tiên phải kểđến là chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở pháp luật & các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo môi trường & hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh chính sách của Nhà nước ảnh hưởng lớn đến hoạt động điều hoà vốn của mỗi doanh nghiệp: nếu là những nghành nghề, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích thì công tác điều hoà vốn được thực hiện dễ dàng, thuận lợi & có hiệu quả. Thực trạng nền kinh tếảnh hưởng lớn đến hoạt động điều hoà vốn của doanh nghiệp. Khi nền kinh tếở tình trạng suy thoái, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoạt động điều hoà vốn cũng gặp khó khăn & kém hiệu quả. Sản xuất bị thu hẹp theo đó chính sách điều hoà vốn của tập đoàn cũng phải thay đổi cho phù hợp. Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tăng lên, tích luỹ lớn, việc điều hoà vốn cũng được tiến hành dễ dàng hơn. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều hoà vốn của các doanh nghiệp. Nền kinh tế cao với hành lang pháp lý chặt chẽ, đầy đủ, việc điều hoà vốn của các doanh nghiệp qua các ngân hàng, công ty tài chính của tập đoàn hay qua công ty mẹ sẽ cho kết quả tốt hơn, toàn diện hơn. Tập đoàn tiến hành điều hoà vốn đều phát triển cao với nhiều hình thức giúp cho doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với mình nhất. 3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 11
- Tình hình tài chính của tập đoàn- đây là một trong những yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của việc điều hoà vốn. Hiệu quả sử dụng vốn- có tác động rất lớn đến hoạt động điều hoà vốn của tập đoàn, với vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm việc huy động vốn của tập đoàn. Lãi suất nội bộ- là nhân tố tác động mạnh mẽđến việc điều hoà vốn của tập đoàn. Không phải tự nhiên mà doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh mà phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau& phải trả bằng những chi phí khác nhau. Điều đó giúp các nhà quản trị tài chính có thể giải các bài toán vềđiều hoà vốn một cách dễ dàng. Định hướng phát triển của tập đoàn. Nếu dự kiến trong tương lai tập đoàn sẽ mở rộng đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì việc điều hoà vốn sẽ phải khẩn trương hơn để tìm kiếm nguồn vốn cho đầu tư phát triển& ngược lại . III. THỰCTRẠNGVÀGIẢIPHÁP 1. Thực trạng Việc thực hiện hoạt động điều hoà vốn của các tập đoàn doanh nghiệp đã góp phần giải quyết được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp thành viên, đáp ứng vai trò to lớn cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện hoạt động điều hoà vốn còn mang nhiều hạn chế. Công tác điều hoà vốn còn mang nặng tính chủ quan, chưa có phương pháp đánh giá hiệu quả công tác điều hoà vốn, chưa phát huy vai trò của việc vay vốn lẫn nhau trong nội bộ tập đoàn, 12
- chưa xây dựng được hệ thống thông tin tài chính nội bộđể hỗ trợ cho công tác điều hoà vốn. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chếđiều hoà vốn ở TĐ DN. Tiến tới thành lập những công ty tài chính, công ty bảo hiểm...Ban hành những chính sách cụ thể, công khai về kế hoạch & phương thức điều hoà vốn; Đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên kinh doanh có hiệu quả; Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác điều hoà vốn; Xây dựng hệ thống thông tin tài chính nội bộ kết hợp sự quản lý, điều tiết vốn của tập đoàn với việc thúc đẩy mạnh phân cấp quản lý vốn giữa doanh nghiệp thành viên; Phải cổ phần hoá một số doanh nghiệp vừa & nhỏ bên cạnh xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đấy nhà nước cũng phải có những sự hỗ trợ nhất định song phải kiểm tra chặt chẽ nguồn ngân sách. KẾTLUẬN Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường các doanh nghiệp nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phải đối mặt với thực trạng yếu kếm, gai góc để tồn tại. Nhất là khi sự cạnh tranh thị trường diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là khi VN gia nhập AFTA. Vì 13
- vậy các tập đoàn phải không ngừng nỗ lực đổi mới toàn diện để tồn tại & phát triển, đặc biệt là chú trọng công tác quản lý tài chính trong đó có công tác điều hoà vốn. Đểđạt mục tiêu này phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tập doanh nghiệp với các ngành, Bộ có liên quan. Trong quá trình học tập, nghiên cứu ,nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu: cơ chếđiều hoà vốn ở các tập đoàn doanh nghiệp VN, với hy vọng bổ sung thê m kiến thức đã học ở nhà trường. Mặc dù rất cố gắng song do nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn không tránh khổi những thiếu sót. Một lần nữa, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô trong việc hoàn thiện chuyên đề này. TÀILIỆUTHAMKHẢO 14
- 1. Kinh tế học 2. Kinh tế học < David Begg, NXB Thống kê- 1994> 3. Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp < NXB, Thống kê- 1994> 4. Giáo trình thương mại 5. Tạp chí tài chính 6. Tạp chí kinh tế phát triển, đầu tư... 15
- 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương"
36 p | 1667 | 892
-
Đề án “Thực trạng về cổ phần hoá và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá ở Việt Nam”
60 p | 1428 | 580
-
Luận văn tốt nghiệp "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp "
81 p | 960 | 535
-
Luận văn tốt nghiệp “Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 206”
89 p | 708 | 441
-
Đề án kinh tế "Những hoạt động huy động vốn và các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay"
26 p | 1721 | 429
-
Đề tài luận văn tốt nghiệp "Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244"
73 p | 854 | 401
-
Báo cáo "Đổi mới tư duy về kế hoạch vốn kinh doanh trong doanh nghiệp’’
17 p | 216 | 63
-
Đề tài ‘’ Đổi mới tư duy về kế hoạch vốn kinh doanh trong doanh nghiệp’’
17 p | 125 | 25
-
Đề tài: Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến
65 p | 91 | 19
-
Đề tài: Cơ chế điều hoà vốn ở các tập đoàn doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp
14 p | 100 | 18
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II
74 p | 70 | 15
-
Đề tài về: Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và những biên pháp tạo điều kiện phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ. ”
32 p | 74 | 14
-
Luận văn: “Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây”
75 p | 81 | 12
-
Đề án: Đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
21 p | 59 | 11
-
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP: NHỮNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
25 p | 62 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam
91 p | 39 | 7
-
Báo cáo "Bàn về quy chế điều chỉnh vốn của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp "
4 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn