intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ chế đo sáng và phơi sáng của đèn flash rời (Phần II)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

E-TTL (Evaluative - through the lens) – chế độ flash tự động "Ước lượng - qua ống kính" Trong phần II này chúng tôi nói về Công nghệ đo sáng E-TTL và E-TTL II của Canon, các công nghệ này đã xuất hiện từ khá lâu (năm 1995 và 2004) và hiện được áp dụng hầu hết trên các sản phẩm của Canon. .Công nghệ này ra đời năm 1995. Công nghệ này có khả năng tự động ước lượng ánh sáng thu vào qua ống kính và cảm biến để quyết định xung lượng ánh sáng cần thiết mà flash...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ chế đo sáng và phơi sáng của đèn flash rời (Phần II)

  1. Cơ chế đo sáng và phơi sáng của đèn flash rời (Phần II) E-TTL (Evaluative - through the lens) – chế độ flash tự động "Ước lượng - qua ống kính" Trong phần II này chúng tôi nói về Công nghệ đo sáng E-TTL và E-TTL II của Canon, các công nghệ này đã xuất hiện từ khá lâu (năm 1995 và 2004) và hiện được áp dụng hầu hết trên các sản phẩm của Canon.
  2. Công nghệ này ra đời năm 1995. Công nghệ này có khả năng tự động ước lượng ánh sáng thu vào qua ống kính và cảm biến để quyết định xung lượng ánh sáng cần thiết mà flash sẽ phát ra. Cơ chế hoạt động là khi bấm nút chụp xuống một nửa, hệ thống đèn flash sẽ phát ra một hoặc vài lần ánh sáng nhẹ (pre-flash) để cùng với ánh sáng có sẵn của môi trường, máy sẽ tính toán độ sáng hợp lý mà flash chính thức (xung flash – flash pulse) sẽ phát ra. Sau đó cửa trập mở ra và flash đánh sáng theo cường độ đã được quyết định trước đó. Thời gian phơi sáng được tính từ khi màn trập mở ra đến khi màn trập đóng lại. Một vài nhược điểm của E-TTL: - Do cơ chế nháy sáng phát ra trước khi flash chính được kích hoạt có thể dẫn đến đối tượng bị chớp mắt theo phản ứng tự nhiên để tránh ánh sáng bất ngờ chiếu đến, nhất là khi chụp với một nhóm người thì sự kiểm soát nháy mắt của mọi người sẽ khó hơn. - Việc đồng bộ với màn trập đóng lại khi chụp ở tốc độ chậm cũng là một yếu tố khó mà điều chỉnh tốt được. - Những người hay chụp ảnh thiên nhiên, khi chụp những động vật nhút nhát và nhanh nhẹn thì cũng khá bất lợi vì ánh sáng nháy trước có thể khiến chúng hoảng sợ, bỏ chạy.
  3. - Cơ chế này cũng có thể gây ảnh hưởng khi dùng đèn flash để nhại theo nguồn sáng. Nghĩa là khi sử dụng chế độ nhại sáng với đèn master (đèn chính) và đèn slave (đèn phụ), nếu các đèn phụ được kích hoạt quá sớm, xung flash được tính toán phát ra sẽ không chính xác. - Và không phải thân máy nào cũng hỗ trợ tính năng E-TTL kết hợp giữa thân máy và đèn flash. E-TTL II Cơ chế đánh flash tự động E-TTL II xuất hiện vào năm 2004. So với E- TTL thì cơ chế E-TTL II cải tiến ở hai yếu tố chính là Thuật toán đo sáng và Tích hợp dữ liệu tính toán khoảng cách. Cải tiến thuật toán đo sáng: Đầu tiên, E-TTL II sử dụng các thuật toán đánh giá để đo sáng các khu vực trước và sau khi pre-flash đi qua. Chế độ đo sáng flash E-TTL trước đây hỗ trợ khá tốt khi chụp ở chế độ Auto Focus, tuy nhiên điểm lấy nét không phải lúc nào cũng bao trùm toàn bộ chủ thể nên E-TTL II so sánh mức độ sáng ở môi trường xung quanh và pre-flash ngay khi bấm một nửa nút chụp. Thường thì chủ thể ở gần và sáng hơn nên sẽ lấy tập trung vào các khu vực này. Ngoài ra các điểm chói sáng quá mức ví dụ như bề mặt phản chiếu sẽ được phân tích và bỏ qua. Tích hợp dữ liệu tính toán khoảng cách:
  4. Thứ hai, E-TTL có thể sử dụng dữ liệu khoảng cách đã được tích hợp sẵn trên ống kính (hầu hết các ống kính của Canon). Các ống kính lúc này có thể phát hiện khoảng cách lấy nét vào đối tượng, dựa vào đó để xác định xung lượng flash phù hợp. Có 3 trường hợp chủ yếu (trừ trường hợp ống kính không hỗ trợ) mà dữ liệu khoảng cách không sử dụng được đó là: bounce flash (dội sáng), macro flash (chụp ở cự ly gần) và wireless E-TTL flash (chụp với flash không dây).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2