intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ chế sinh bệnh của ĐTĐ type 2

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

467
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại thời điểm được phát hiện bệnh, có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường typ 2 đã có biến chứng. Do vậy, việc điều trị trở nên rất nặng nề, cũng như khả năng hồi phục rất khó khăn. Khởi phát âm thầm Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 khởi phát âm thầm. Bởi vậy, các bệnh nhân khi phát hiện ra mình mắc bệnh ĐTĐ thì hầu hết đã mắc bệnh từ 5-15 năm trước. Thế giới cũng đưa ra nhận định: số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ được phát hiện và số mắc không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ chế sinh bệnh của ĐTĐ type 2

  1. Cơ chế sinh bệnh của ĐTĐ type 2 Tại thời điểm được phát hiện bệnh, có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường typ 2 đã có biến chứng. Do vậy, việc điều trị trở nên rất nặng nề, cũng như khả năng hồi phục rất khó khăn. Khởi phát âm thầm Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 khởi phát âm thầm. Bởi vậy, các bệnh nhân khi phát hiện ra mình mắc bệnh ĐTĐ thì hầu hết đã mắc bệnh từ 5-15 năm trước. Thế giới cũng đưa ra nhận định: số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ được phát hiện và số mắc không được phát hiện theo tỷ lệ 50-50 - nghĩa là, khi một người đã được phát hiện mắc ĐTĐ cũng đồng thời còn một người khác chưa biết mình đang
  2. mắc bệnh. Theo thống kê mới nhất của Bộ y tế thì hiện nay 2,7% dân số Việt Nam mắc bệnh ĐTĐ. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này lên đến 4,4 % và chiếm 90% trường hợp là bệnh nhân bị ĐTĐ typ 2. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư: Người mắc thường có những biểu hiện như: khát nước, tiểu nhiều, nước tiểu ngọt kiến bâu, sụt cân nhanh... Khi người bệnh đã có các biểu hiện nói trên thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Thực tế cho thấy, trong cộng đồng đã hiểu và lo ngại về ĐTĐ, nhưng còn chưa biết cách nào để chữa và làm sao phát hiện sớm bệnh này. Yếu tố, nguy cơ mắc bệnh Cũng theo PGS.TS Tạ Văn Bình, nhóm người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ typ 2 trước hết là những người ở lứa tuổi sau 40. Điều đáng lưu ý, một vài năm trước, bệnh nhân mắc ĐTĐ thường sau 45 tuổi, nhưng đến thời điểm này, "đỉnh" mắc được ghi nhận ở tuổi 40 và 60. Thừa cân béo phì cũng là yếu tố nguy cơ đã được đề cập. Các chuyên gia nêu rõ: thừa cân béo phì, đặc biệt là béo "trung tâm" - béo bụng có thể gây nhiễm mỡ nội tạng, mỡ trong gan, tụy, tác động xấu đến việc tiết insulin ở tuyến tụy. Insulin là chất có vai trò đưa glucose - một loại đường trong
  3. máu đến các tế bào của cơ thể, giúp cho tế bào hoạt động và đồng thời giúp duy trì tỷ lệ đường trong máu ở mức cân bằng. Khi việc sản xuất ra insulin bị ngưng trệ hoặc bị rối loạn sẽ dẫn đến bệnh ĐTĐ. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ còn liên quan đến yếu tố gia đình. Chẳng hạn, trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ thuộc thế hệ cận kề như: khi con mắc ĐTĐ thì bố mẹ và anh chị của bệnh nhân cũng cần đi kiểm tra. Những điểm lưu ý Với phụ nữ, nên lưu ý trong những trường hợp sản khoa đặc biệt như sinh con nặng ký (trên 3,6 kg). Còn ở người bình thường, khi huyết áp đột ngột tăng cao trên 130/90 mmHg cũng cần lưu tâm đến đường trong máu. PGS.TS Tạ Văn Bình đặc biệt lưu ý nhóm người ít vận động. Theo ông, kinh tế phát triển, chế độ dinh dưỡng và điều kiện môi trường làm việc hiện nay khiến cho nhiều người ít vận động - đây cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh ĐTĐ.
  4. Đạp xe có thể giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ Ở người ít vận động, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn gấp 3-4 lần so với nhóm người lao động chân tay. Cũng nên biết rằng, nội tiết tố có vai trò quan trọng với việc ngăn chặn mắc bệnh ĐTĐ, điều này thấy rất rõ với nữ giới, đó là số mắc ĐTĐ ở phụ nữ tuổi mãn kinh cao hơn hẳn so với phụ nữ tuổi sinh nở. "Không nên bỏ qua khi răng bạn bỗng dưng rủ nhau đau từng đợt" - chuyên gia về nội tiết nhắc nhở. Có bệnh nhân đau răng, răng bị lung lay chỉ biết đi khám
  5. nha. Nhưng thực ra, họ đã bị biến chứng của ĐTĐ. Cũng tương tự như vậy với bệnh nhân mờ mắt, giảm thị lưc, khi đi khám mắt, làm các xét nghiệm mổ mắt mới phát hiện ĐTĐ. Để giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, mỗi người nên chọn hình thức vận động như đi bộ hoặc đạp xe đạp khoảng 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2