Cơ học đất - Thí nghiệm chảy deo TCVN 4197
lượt xem 44
download
Sự có mặt của nước trong lỗ rỗng có thể làm thay đổi một cách đáng kể hành vi của đất. Vì thế, người ta không chỉ cần biết độ ẩm của mẫu đất mà còn cần phải định vị độ ẩm trên thang độ ẩm. Các giới hạn Atterberg là một chỉ tiêu quan trọng trong địa kỹ thuật cho phép thực hiện mục đích trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ học đất - Thí nghiệm chảy deo TCVN 4197
- CƠ HỌC ĐẤT THÍ NGHIỆM CHẢY DẺO - TCVN 4197 Determination of plastic limit and liquid limit 30/10/2009 OR ATTERBERG LIMIT
- NỘI DUNG LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM TÍNH TOÁN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM PHÂN LOẠI ĐẤT THEO TCVN
- LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM Sự có mặt của nước trong lỗ rỗng có thể làm thay đổi một cách đáng kể hành vi của đất. Vì thế, người ta không chỉ cần biết độ ẩm của mẫu đất mà còn cần phải định vị độ ẩm trên thang độ ẩm. Các giới hạn Atterberg là một chỉ tiêu quan trọng trong địa kỹ thuật cho phép thực hiện mục đích trên. Khi ta so sánh độ ẩm của một mẫu đất với giới hạn Atterberg ta sẽ có những dấu hiệu chỉ định về hành vi của đất. Các giới hạn Atterberg là những độ ẩm tới hạn dùng để xác định một số hành vi tới hạn tức là ứng với độ ẩm đó, hành vi của đất sẽ thay đổi.
- LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM Giới hạn dẻo Wd: Giới hạn dẻo tương ứng với độ ẩm đủ để cho các hạt có thể dịch chuyển tương đối với nhau nhưng độ ẩm này vẫn còn quá thấp để làm cho các hạt rời xa nhau nhằm giảm mạnh lực liên kết giữa các hạt. Giới hạn chảy Wch: Giới hạn chảy tương ứng với độ ẩm đủ để cho phép tăng khoảng cách giữa các hạt nhằm triệt tiêu hoàn toàn lực liên kết giữa các hạt. Do đó, chúng có thể di chuyển một cách tự do.
- LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
- LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM Khi độ ẩm tăng, vật liệu sẽ chuyển từ trạng thái cứng đến dẻo và sau đó là chảy. Biểu đồ σ-ε cho thấy: nếu B < 0: đất có hành vi tương tự vật liệu giòn; nếu 0 < B < 1: đất có hành vi tương tự vật liệu dẻo; và nếu B > 1: đất sẽ có hành vi như một chất lỏng nhớt (khi không có lực tác dụng, đất còn thể hiện một độ bền ít nhiều nhưng khi có lực tác dụng vào thì cấu trúc của đất bị phá hủy và đất chảy như một chất lỏng nhớt).
- LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
- THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM Xác định giới hạn chảy, cần dùng các dụng cụ chủ yếu sau đây (hình ): 1. Quả dọi thăng bằng mà bộ phận chủ yếu của nó là một khối hình nón nhẵn bằng thép không rỉ, có góc đỉnh 300 và cao 25mm. Trên quả dọi, theo chiều cao của hình nón, cách đỉnh l0mm có khắc một ngấn tròn. 2. Bộ phận thăng bằng gồm hai quả cầu bằng kim loại gắn vào hai đầu một thanh thép nhỏ uốn thành hình nửa vòng tròn, đường kính 85mm, lồng qua và gắn chặt với đáy quả dọi. Để tiện sử dụng và đặt thẳng đứng khi thí nghiệm, ở đáy quả dọi có một núm tay cầm. Khối lượng của dụng cụ là 76g; 3. Khuôn hình trụ bằng kim loại không rỉ có đường kính lớn hơn 40mm và chiều cao lớn hơn 20mm để thăng bằng; đựng mẫu đất thí nghiệm; 4. Đế gỗ hoặc inox để đặt khuôn đựng mẫu thí nghiệm.
- THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM Để xác định giởi hạn dẻo, cần dùng các tấm kính nhám có kích thước khoảng 40 x 60cm (hoặc vật có khả năng thấm, hút nước). Thanh chuẩn kim loại có kích thước: dài 10mm, đường kính 3mm.
- THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
- TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM Chuẩn bị mẫu thí nghiệm - Lấy 300g đất được hong khô trong điều kiện tự nhiên, loại bỏ vật lớn, dùng chày và cối để nghiền nhỏ; - Cho đất nghiền qua rây 1mm và loại bỏ phần trên rây; - Cho đất lọt qua rây vào chén, rót nước cất vào và dùng dao trộn đều đến trạng thái nhão, đặt mẫu thí nghiệm vào bình thuỷ tinh, đậy kín trong khoảng thời gian không ít hơn 2 giờ trước khi đem thí nghiệm. - Nếu là đất ẩm ướt tự nhiên, lấy khoảng 150cm3 cho vào chén, nhào kỹ. Sau đó đặt mẫu vào bình thuỷ tinh đậy kín, sau ít nhất 02 giờ mới làm thí nghiệm.
- TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM Thí nghiệm Xác định giới hạn dẻo Wd - Dùng dao trộn mẫu đất với nước cất, trộn sao cho mẫu đất có thể lăn được; - Lấy mẫu đất, lấy mặt phẳng của lòng bàn tay hoặc các ngón tay đ ể se đất trên tấm kính nhám phẳng đến khi thành que tròn đường kính 3mm; - Với đường kính đó mà que vẫn không bị đứt, thì tiếp tục lăn đến khi que đạt đường kính 3mm và đứt thành đoạn dài từ 3 - 10mm thì đạt (độ ẩm đất đạt tới giới hạn dẻo); - Nhặt các đoạn đứt bỏ vào hộp nhôm để xác định độ ẩm (khối lượng đất > 10g); - Cần tiến hành không ít hơn hai lần thí nghiệm song song để lấy giá trị trung bình làm kết quả thí nghiệm; - Sai lệch kết quả không được lớn hơn 2%.
- TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM Thí nghiệm Xác định giới hạn chảy (Wch) bằng phương pháp Vaxiliev - Lấy đất sau khi trộn kỹ với nước cất cho vào khuôn trụ, cho thành từng lớp và gõ nhẹ khuôn lên mặt đàn hồi; - Dùng dao gạt bằng mẫu đất với mép khuôn; - Đặt khuôn lên giá gỗ và đưa quả dọi thăng bằng lên mặt mẫu đất đựng trong khuôn, thả nhẹ nhàng để nó tự lún vào trong đất; - Sau 10 giây mà hình nón lún vào đất chưa được 10mm, thì độ ẩm của đ ất chưa đạt tới giới hạn chảy; - Lấy mẫu đất ra, cho thêm ít nước và nhào trộn, sau đó tiếp t ục thí nghiệm (lập lại các bước trên). Cho đến khi độ lún của hình nón sau 10 giây đạt đúng 10mm, thì độ ẩm mẫu đất đạt tới giới hạn chảy; - Dùng dao lấy > 10g đất để xác định độ ẩm mẫu đất; - Cần tiến hành không ít hơn hai lần thí nghiệm song song để lấy giá trị trung bình làm kết quả thí nghiệm; - Sai lệch kết quả không được lớn hơn 2%.
- TÍNH TOÁN KẾT QUẢ Sau khi xác định được giới hạn dẻo Wd và chảy Wch ta xác định được chỉ số dẻo (Id) và độ sệt (B) theo công thức: I d = Wch − Wd W − Wd B= Wch − Wd
- PHÂN LOẠI ĐẤT THEO TCVN
- PHÂN LOẠI ĐẤT THEO TCVN
- PHÂN LOẠI ĐẤT THEO TCVN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUI HOẠCH TRỰC GIAO CẤP II
14 p | 1624 | 248
-
Những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tầng hầm nhà cao tầng ở Việt Nam
7 p | 324 | 151
-
Một số kinh nghiệm về đào tạo cơ điện tử ở khoa cơ khí trường đại học bách khoa Tp. HCM
4 p | 362 | 110
-
Bài Giảng Môn Học Vật Liệu Điện - TỔN HAO ĐIỆN MÔI
7 p | 475 | 98
-
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG ĐỘNG TRONG CÁP HÀNG CỦA CẦN TRỤC TRÊN HỆ CẦN TRỤC - PHAO NỔI
5 p | 266 | 58
-
Giáo án Công nghệ lớp 9 - Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
5 p | 402 | 47
-
HỆ THỐNG ĐIỆN - AN TOÀN ĐIỆN VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - 3
20 p | 220 | 41
-
Phân loại xử lý nền móng yếu và phạm vi áp dụng khi đúc ép cọc bê tông
9 p | 160 | 28
-
Giáo án Công Nghệ lớp 8: Thực hành vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
5 p | 426 | 24
-
Xử lý nền đất yếu khi ép cọc bê tông
10 p | 123 | 21
-
Đặt ti vi khoa học và thẩm mỹ
8 p | 99 | 19
-
CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐẤT
3 p | 297 | 18
-
Cơ chế hưởng lợi về gỗ và củi: Các thủ tục hành chính và kỹ thuật trong quản lý rừng cộng đồng tỉnh Dak Lak
17 p | 189 | 17
-
Cọc tre – Tìm hiểu về cọc tre
7 p | 178 | 13
-
Thử bàn về cách thiết lập một hệ thống danh từ khoa học tiếng Việt cho các kỹ thuật trong ngành gia cố nền đất
9 p | 81 | 10
-
Hệ thống ghi dữ liệu giá rẻ phù hợp với các quốc gia đang phát triển để quan trắc độ dẫn điện trong một cột đất
8 p | 116 | 9
-
Các loại đá trở nên “nguy hiểm” khi đặt trong ngôi nhà của bạn
5 p | 74 | 5
-
Giáo án Công nghệ lớp 7 : Tên bài dạy : TH XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
4 p | 147 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn