intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ hội của mô hình trường đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Quang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích mô hình phát triển và phương án quốc gia hóa của Trường Đại học An Giang trong thời gian vừa qua và đưa ra một vài giải pháp mang tính khuyến nghị cho các trường đại học địa phương còn lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ hội của mô hình trường đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. CƠ HỘI CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Mậu Hùng Hiển Duy Quảng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết chỉ ra rằng Trường Đại học An Giang là một trong những trường đại học địa phương được ra đời dựa trên cơ nâng cấp từ các trường cao đẳng sư phạm địa phương. Trong khi sự ra đời của Trường Đại học An Giang phản ánh quá trình đại học hóa và đa ngành hóa hệ thống các trường trung cấp và cao đẳng sư phạm địa phương, thì sự phát triển của trường này trong khoảng 2 thập kỷ qua đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng lên cao của người dân và giải quyết phần nào bài toán nhu cầu về một đội ngũ nguồn nhân chất lượng cao của địa phương cũng như khu vực. Mặc dù vậy, những khó khăn trong công tác tuyến sinh và giải quyết đầu ra cho các sản phẩm dịch vụ của mình từ năm 2016 đến nay đã chuyển cơ quan chủ quản của Trường Đại học An Giang từ Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang sang Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động đã mang lại cho Trường Đại học An Giang nhiều tín hiệu tích cực, nhưng cơ hội quốc gia hóa theo mô hình này thực sự không nhiều đối với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam. Mặc dù vậy, thành công của các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Sài Gòn... thời gian qua đã chứng minh rằng các trường đại học địa phương vẫn còn nhiều cơ hội và giải pháp để lựa chọn trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế sắp tới. Từ khóa: mô hình, Trường Đại học An Giang, đại học địa phương, Việt Nam, Cách mạng công nghiệp 4.0 Abstract Opportunity of An Giang University model for the development of Vietnam’s provincial university system in the context of the Industrial Revolution 4.0 By qualitative and quantitative methods, the article shows that An Giang University is one of the local universities which was founded on the upgrading of the provincial pedagogical colleges. While the establishment of An Giang University reflects the process of universityisation and multisectoralization of the provincial vocational and pedagoci colleges, its development over the past two decades has contributed to better meeting the increasing learning needs of the people and partially solving the quesion of a high quality human resources for the locality and the region. However, the decrease of enrollment and difficulties in the settlement of outputs for its service products since 2016 have moved the governing body of An Giang University from the People’s Committee of An Giang Province to Vietnam National University- Ho Chi Minh City. The change of operating model has brought An Giang University several positive signs, but the opportunity of nationalization under this model is really not much for Vietnam’s remaining provincial universities. However, the success of 455
  2. Tra Vinh University, Thu Dau Mot University, Saigon University... has proved over time that provincial universities still have a number of opportunities and solutions to choose on the road of development and international integration. Key words: model, An Giang University, provincial university, Vietam, Industrial Revolution 4.0 1. Đặt vấn đề Cùng với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong hơn 3 thập kỷ qua, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam không chỉ ngày càng khẳng định được chiều sâu chất lượng và đẳng cấp học thuật cả trong lẫn ngoài nước, mà còn từng bước mở rộng cả quy mô đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của hệ thống các trường đại học địa phương trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của thời cuộc, vừa góp phần chia sẽ gánh nặng đào tạo của hệ thống giáo dục bậc cao đã có lúc trở nên quá tải và tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục đại học cho người dân cũng như phần nào giải quyết được tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trình độ cao của cả các địa phương lẫn nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sau một thời gian khai hoa nở nhụi, tỏa hương ngút ngàn, và đơm hoa kết trái ngọt ngào, không ít trường đại học địa phương của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thử thách không hề đơn giản.1 Trước tình hình đó, mỗi trường đại học địa phương có một phương phát triển, giải pháp đối phó, và lựa chọn giải pháp khác nhau để vừa khai thác và phát huy tối đa các tiềm lực hiện có, vừa phục vụ tốt hơn nhu cầu hội nhập quốc tế của các địa phương cũng như thị trường lao động cả nước. Trường Đại học An Giang là một trong những ví dụ điển hình cho quá trình hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục đại học địa phương của Việt Nam trong hơn 20 năm qua cũng như phương án lựa chọn để giải thoát chính mình khỏi nghịch cảnh éo le của các cơ sở giáo dục đại học hàng tỉnh trong những năm qua. Vậy Trường Đại học An Giang đã có một quá trình hình thành và phát triển như thế nào, họ đã lựa chọn giải pháp gì để tiếp tục vươn lên khẳng định năng lực của mình, và mô hình của họ có tính khả thi đến mức nào đối với hệ thống các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam? Các câu hỏi này đã từng được tìm hiểu, trả lời, và giải quyết bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể làm sáng tỏ hoàn toàn. Chính vì thế, dựa trên cơ sở các phương pháp định tính và định lượng cũng như phương thức tiếp cận chuyên ngành và liên ngành, bài viết phân tích mô hình phát triển và phương án quốc gia hóa của Trường Đại học An Giang trong thời gian vừa qua và đưa ra một vài giải pháp mang tính khuyến nghị cho các trường đại học địa phương còn lại. 2. Khả năng và triển vọng của mô hình Đại học An Giang đối với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam 2.1. Mô hình phát triển của Trường Đại học An Giang Trường Đại học An Giang có nguồn góc từ Trường Sư phạm Long Xuyên được thành lập năm 1970 và đổi thành cơ sở Cao đẳng Sư phạm An Giang. Năm 1991, 1 Lê Vân (2019, ngày 29 tháng 7), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển, trong: https://baotintuc.vn/giao-duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay-tim-huong-phat-trien- 20190728234850639.htm (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 456
  3. Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang chính thức ra đời dựa trên cơ sở trường Trung học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm. Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã chuyển Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang thành Trường Đại học An Giang.2 Từ đó đến nay, Trường Đại học An Giang được bổ sung thêm Trường Trung học Nông nghiệp của tỉnh năm 2005, được sáp nhập vào khoa Nông nghiệp của Trường Đại học An Giang Năm 2005, thành lập mới Trường Phổ thông thực hành Sư phạm năm 2008, Hội đồng trường năm 2017, Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và Phát triển kỹ năng sư phạm năm 2018, ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2018-20125 và tầm nhìn đến năm 2030.3 Sau hơn 2 thập kỷ hình thành và phát triển, Trường Đại học An Giang đã trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như bước đầu khẳng định vị thế của mình trên bản đồ giáo dục đại học cả nước. Năm 2018, trường đã được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục và năm 2019 chính thức trở thành thành viên liên kết của Tổ chức mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) thuộc Tổ chức mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN).4 Nguồn lực con người của Trường Đại học An Giang không ngừng được cải thiện cùng chiều dài lịch sử. Trong những ngày đầu thành lập chỉ có 190 người với 21% có trình độ sau đại học,5 này trường đã có đội ngũ lên đến 858 cán bộ nhân viên.6 Khoảng 91.9%7 trong số 525 giảng viên cơ hữu có trình độ sau đại học trong năm học 2018-2019.8 Nguồn lực này đang làm việc tại 30 đơn vị trực thuộc (8 khoa, 2 bộ môn, 10 phòng chức năng, 1 thư viện, 8 trung tâm và trường hổ thông thực hành sư phạm.9 Trường Đại học An Giang là một trong những trường đại học địa phương được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhiều nhất cả nước.10 Năm 2000, trường được đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ, thư viện, giảng đường, mua sắm trang thiết bị và sửa chữa phòng ở, năm 2002 xây dựng làng giáo viên với diện tích 12,8 ha, năm 2003 được Chính phủ đầu tư 512,4 tỷ đồng, năm 2007 ký túc xá huyện Thoại Sơn đưa vào sử 2 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 3 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 4 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 5 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 6 Phạm Cường (2019), Trường Đại học An Giang chính thức là thành viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong: http://dangcongsan.vn/khoa-giao/truong-dai-hoc-an-giang-chinh-thuc-la-thanh-vien-dai-hoc-quoc-gia- tp-ho-chi-minh-534879.html (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 7 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 8 Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), V/v Báo cáo tình hình thực hiện Quy chế công khai NH 2018-2019, Số: 342/ ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 9 Trường Đại học An Giang (2019), Sổ tay sinh viên năm học 2018-2019, An Giang, tr. 4. 10 Phạm Cường (2019), Trường Đại học An Giang chính thức là thành viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong: http://dangcongsan.vn/khoa-giao/truong-dai-hoc-an-giang-chinh-thuc-la-thanh-vien-dai-hoc-quoc-gia- tp-ho-chi-minh-534879.html (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 457
  4. dụng, năm 2010 chuyển sang hoạt động tại khu trung tâm.11 Lúc đầu trường chỉ diện tích 79.572m2,12 nhưng trong năm học 2018-2019 tổng diện tích đất trường đang sử dụng là 419,679m2. Diện tích đất trên sinh viên là 45,17m2/sinh viên và diện tích sàn trên sinh viên là 11,56m2/sinh viên.13 Trường Đại học An Giang hiện có 2 cơ sở, gồm: 222 phòng học, 92 phòng thí nghiệm, 8 trại thực nghiệm, 1.200 máy vi tính, 1 thư viện điện tử, khu ký túc xá 220 phòng có sức chứa 1.620 sinh viên.14 Một trong những thế mạnh của Trường Đại học An Giang là hợp tác quốc tế. Từ năm 2001, trường đã bắt đầu nhận được tài trợ của quỹ Ford và hợp tác với các trường đại học Thái Lan, năm 2012 hớp tác với Trường Đại học Nông nghiệp Hoàng gia và học viện Brihope của Campuchia, năm 2018 trường hớp tác với Đại học Hawai’i, Đại học Bang Indiana, Đại học Florida, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, Chương trình Fulbright, năm 2019 trường hợp tác với Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức và ký kết ghi nhớ hợp tác với Trường Đại học Battambang (Campuchia).15 Đến nay, Trường Đại học An Giang đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với hơn 71 đối tác quốc tế, đón hơn 1.135 đoàn khách và 3.200 lượt học giả quốc tế. Tất cả các hoạt động này đã góp phần cải thiện chất lượng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của nhà trường. Đến năm 2019, có đến 149 đề tài nghiên cứu của trường nhận đươc tài trợ quốc tế. Các nguồn tài trợ quốc tế này đã góp phần giúp nhà trường hoàn thành 1.190 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và công bố hơn 1.534 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước. Từ tháng 6 năm 2019, tại chí của trường được đổi tên thành Tạp chí Khoa học quốc tế AGU với 10 kỳ xuất bản/năm. Trong đó, có 4 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh.16 Từ năm 2017, nhiều bài đăng trên tạp chí của trường đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước của nhiều ngành tính điểm.17 Năm học 2000-2001, Trường Đại học An Giang tuyển sinh khóa đầu tiên18 của hệ đại học với sự tham gia của 6.209 thí sinh, 82,83% của tổng số 7.496 thí sinh đăng ký dự thi, nhưng chỉ tuyển được 563 sinh viên đại học. Năm học 2001-2002, trường có 3.544 sinh viên. Năm 2008, trường đạt con số thí sinh dự thi kỷ lục lên đến gần 22 ngàn, nhưng lại giảm xuống chỉ còn 13.558 năm 2010. Năm 2012, dù chỉ có 11.024 hồ 11 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 12 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 13 Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), V/v Báo cáo tình hình thực hiện Quy chế công khai NH 2018-2019, Số: 342/ ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 14 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 15 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 16 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 17 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 18 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 458
  5. sơ thí sinh đăng ký dự thi, nhưng tỷ lệ tham dự kỳ thi cao nhất từ trước đến lúc đó, lần lượt 88,4% và 87% cho cả 2 kỳ thi, trong khi tỷ lệ thí sinh trung tuyển nhập học lên đến 96% (2.500 sinh viên), cao nhất từ trước đến lúc đó. Tỷ lệ này năm 2013 lên đến 103% và năm 2014 lên đến 106%, cao nhất từ trước đến lúc đó, năm 2015 đạt 103% so với chỉ tiêu hệ đại học. Đây là năm thứ tư liên tiếp nhà trường có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Song song với đó, năm 2008, nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp cho 1.765 sinh viên các hệ đào tạo chính quy. Con số này năm 2012 là 1.846 sinh viên, năm 2013 là 1.660 sinh viên, năm 2014 là 1.773 sinh viên, năm 2015 là 2.184 sinh viên, năm 2016 là 2.019 sinh viên, năm 2017 là 2.233 sinh viên, năm 2018 là 2.405 học viên cao học và sinh viên, năm 2019 là 2.157 học viên cao học và sinh viên.19 Tính tổng cộng, Trường Đại học An Giang đã tổ chức đào tạo 16 khóa với hơn 34.987 người học tốt nghiệp.20 Năm 2011, trường bắt đầu thực hiện liên kết đào tạo sau đại học. Năm 2014, trường được phép đào tạo trình độ sau đại học ngành Khoa học cây trồng. Cũng trong năm này, nhà trường liên kết với các trường đại học tổ chức được nhiều khoá đào tạo sau đại học.21 Trường đang vận hành 4 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 42 chương trình đao tạo trình độ đại học, và 19 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. Bên cạnh đó, trường còn tổ chức 53 chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ và đại học với 17 cơ sở đào tạo trong nước. Đến nay đã có hơn 2.850 người học tốt nghiệp từ các chương trình liên kết đào tạo. Ngoài ra, Trường Đại học An Giang còn tổ chức bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho hơn 10.081 giáo viên Đồng bằng sông Cửu Long.22 Nằm trong xu thế phát triển chung của giáo dục đại học cả nước, Trường Đại học An Giang cũng đã chuyển sang đào tạo theo mô hình tín chỉ23 từ năm học 2008-2009,24 xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra theo mô hình CDIO, đánh giá ngoài 6 chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA và 11 chương trình đào tạo theo Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.25 Mặc dù vậy, trong những năm vừa qua Trường Đại học An Giang cũng như nhiều trường đại học địa phương khác 19 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 20 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 21 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 22 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 23 Trường Đại học An Giang (2011, ngày 11 tháng 11), Quyết định về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng Hệ Giáo dục không chính quy, hình thức VLVH theo hệ thống tín chỉ,” Số: 349/QĐ-ĐHAG, ngày 11 tháng 11 năm 2011, An Giang. 24 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 25 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 459
  6. đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.26 Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay gần 13.000 người học.27 Tuy nhiên, năm trong xu thế chung của cả nước năm 2016 trường chỉ tuyển được 2.098 thí sinh (75,85% chỉ tiêu tuyển sinh).28 Trong năm học 2018-2019, trường đang đào tạo 142 thạc sỹ, 7.404 sinh viên đại học chính quy, 1.123 sinh viên đại học vừa làm vừa học, 575 sinh viên cao đẳng chính quy và 44 sinh viên cao đẳng phi chính quy và cho xuất lò 1.814 người tốt nghiệp (1.119 khá, 188 giỏi, và 11, xuất sắc).29 Chi phí hoạt động hàng năm của Trường Đại học An Giang lên đến khoảng 70- 80 tỷ đồng/năm, nhưng các nguồn thu của trường chỉ đáp ứng được khoảng 30% trong số này và 70% phần còn lại đều do nguồn ngân sách hạn hẹp của tỉnh phải ghánh, nên An Giang đã đề nghị chuyển trường về cho Bộ Giáo dục và Đào tạo như những gì mà Trường Đại học Đồng Tháp đã làm.30 Tuy nhiên, tháng 8 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề nghị chuyển trường cho Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.31 Chủ trương này đã được Chính phủ đồng ý ngày 7 tháng 12 năm 2016.32 Ngày 7 tháng 8 năm 2017, trường được tỉnh An Giang chính thức giao quyền tự chủ.33 Ngày 9 tháng 7 năm 2018, để án chuyển đổi chủ sở hữu của trường được thẩm định thực tế.34 Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học An Giang là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.35 Tóm lại, sáp nhập vào các trường đại học vùng và đại học quốc gia là một giải pháp đã được giới nghiên cứu và các cơ quan chức năng nhắc đến thời gian gần đây khi bàn về việc sắp xếp lại mạng lưới giáo dục đại học toàn quốc.36 Câu chuyện của 26 Phạm Cường (2019), Trường Đại học An Giang chính thức là thành viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong: http://dangcongsan.vn/khoa-giao/truong-dai-hoc-an-giang-chinh-thuc-la-thanh-vien-dai-hoc-quoc-gia- tp-ho-chi-minh-534879.html (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 27 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 28 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 29 Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), V/v Báo cáo tình hình thực hiện Quy chế công khai NH 2018-2019, Số: 342/ ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 30 Phạm Cường (2019), Trường Đại học An Giang chính thức là thành viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong: http://dangcongsan.vn/khoa-giao/truong-dai-hoc-an-giang-chinh-thuc-la-thanh-vien-dai-hoc-quoc-gia- tp-ho-chi-minh-534879.html (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 31 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 32 Trường Đại học An Giang (2019), TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG: 20 NĂM XÂY DỰNG - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 33 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017, ngày 7 tháng 8), Quyết định Về việc giao quyền tự chủ cho Trường Đại học An Giang giai đoạn 2017-2020, Số: 2392/QĐ-UBND, ngày 7 tháng 8 năm 2017, An Giang. 34 Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 35 Thủ tướng Chính phủ (2019, ngày 13 tháng 8), QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG LÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Số: 1007/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 8 năm 2019, Hà Nội. 36 Nghiêm Huê (2018), Đại học tỉnh lẻ khốn khó triền miên, sáp nhập hay đóng cửa?, trong: https://news.zing.vn/dai-hoc- tinh-le-khon-kho-trien-mien-sap-nhap-hay-dong-cua-post903138.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 460
  7. Trường Đại học An Giang là một trong những ví dụ điển hình nhất cho hệ thống các trường đại học địa phương cả nước. Việc trở thành một trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không những sẽ được chăm sóc tốt hơn trong quá trình cải thiện chất lượng đào tạo,37 mà kết quả hoạt động tài chính của Trường Đại học An Giang năm 2019 ít dựa vào nguồn ngân sách nhà nước hơn. Ví dụ, các Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp (3,4 tỷ đồng), Qũy Phúc lợi (2,3 tỷ đồng), Quỹ Ổn định thu nhập (1 tỷ đồng) của nhà trường đều không có nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, cho dù việc chi thu nhập tăng thêm lấy 2,6 tỷ từ ngân sách nhà nước, nhưng có đến hơn 12 trong tổng số 14,6 tỷ đồng của khoản này đều do nhà trường tự chủ.38 Thực tế đó cho thấy quá trình chuyển hướng hoạt động của nhà trường đã bắt đầu phát huy tác dụng và có kết quả trong thực tế. Đây là một hướng đi lý tưởng của các trường đại học địa phương hiện nay, vì từ chỗ chỉ là một trường tỉnh lẻ không thể tự lo cho chính mình, giờ đây các trường được mang thương hiệu đại học quốc gia thâm chí còn tốt hơn cả trực thuộc các bộ ngành trung ương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không nhiều trường đại học địa phương của Việt Nam hiện nay có thể may mắn được hưởng diễm phúc này trên con đường trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn châu Á năm 2025.39 2.2. Một số gợi mở cho các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam Trên cơ sở các phân tích nêu trên, bài viết gợi mở một số phương án có thể tham khảo đối với hệ thống các trường đại học địa phương của Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương và bản thân nhà trường. Trường Đại học An Giang là một trong những trường đại học địa phương của ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm của các tỉnh. Rất nhiều trường đại học địa phương của Việt Nam sau đó cũng ra đời và phát triển theo mô hình này như Trường Đại học Quảng Bình, Trường Đại học Quảng Nam, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Hoa Lư... Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Trường Đại học An Giang đã tái cấu trúc lại bộ máy tổ chức, thành lập thêm nhiều đơn vị mới, và được tỉnh An Giang giao tiếp quản thêm nhiều cơ sở giáo dục và nghiên cứu trên địa bàn. Theo mô hình này, nhiều trường đại học địa phương trên cả nước cũng lẫn lượt ra đời trong khoảng 2 thập kỷ qua dựa trên cơ sở sáp nhập một số cơ sở đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Điều đó có nghĩa là Trường Đại học An Giang là một trong những ngọn cờ tiên phong nổ những phát sung đầu tiên cho phong trào đại học hóa các cơ sở giáo dục dục trung cấp và cao đẳng của các địa phương cũng như đa ngành hóa các trường cao đăng sư phạm của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây trường gặp phải nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh và năng lực giải quyết đầu ra cho các sản phẩm dịch vụ của mình. Chính vì thế, cả cơ quan chủ quan là Ủy ban nhân tỉnh An Giang, bản thân nhà trường, cơ quan tiếp nhận là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và Chính phủ đều đồng ý chuyển đổi chủ sở hữu và mô hình hoạt động của Trường Đại học An Giang 37 Thanh Hùng (2019), Èo uột trường đại học tỉnh, trong: https://www.sggp.org.vn/eo-uot-truong-dai-hoc-tinh- 611483.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 38 Trường Đại học An Giang (2020, ngày 12 tháng 2), Quyết định Về việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính và phân phối lợi nhuận năm 2019, Số: 146/QĐ-ĐHAG, ngày 12 tháng 2 năm 2020, An Giang. 39 Trường Đại học An Giang (2019), Sổ tay sinh viên năm học 2018-2019, An Giang, tr. 1. 461
  8. theo hướng quốc gia hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mặc dù đây là một yêu cầu phát triển tất yếu của thời cuộc, nhưng phải xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn và thiết yếu của chính nhà trường, địa phương, vùng miền, và cả hệ thống ngành dọc cả nước. Điều đó có nghĩa là các trường đại học địa phương ra đời dựa trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của các địa phương, phục vụ nhu cầu phát triển của các địa phương, và chuyển đổi mô hình hoạt động cũng phải dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của các địa phương. Thứ hai, không phải trường hợp duy nhất. Nếu như Trường Đại học Hồng Đức là trường đại học địa phương đầu tiên được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập các Trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, và Cao đẳng Y tế Thanh Hoá năm 1997,40 thì Trường Đại học An Giang là trường đại học địa phương đầu tiên được nâng cấp từ duy nhất Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh. Thực tế này cho thấy xuất phát điểm của trường không thực sự thuận lợi, nhưng nhu cầu đại học hóa và đa ngành hóa đội ngũ nguồn nhân lực của địa phương là rất cao. Chính vì thế, Trường Đại học An Giang là một trong những trường đại học địa phương được cả chính quyền địa phương lẫn Chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học quy mô nhất cả nước cho đến tận trước khi công tác tuyển sinh gặp phải khó khăn. Những cố gắng này đã biến Trường Đại học An Giang trở thành một trong những trường đại học địa phương mạnh nhất cả nước trong thời kỳ nở rộ của phong trào đại học hóa vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Trong thực tế, cho đến trước khi sáp nhập vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học An Giang vẫn là một trong những trường đại học địa phương có đội ngũ nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất, và khả năng đào tạo tốt nhất cả nước bên cạnh các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Sài Gòn... Tuy nhiên, làn sóng đại học hóa ồ ạt và cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm chia nhau chiếc bánh thị phần giáo dục đã thách thức mạnh mẽ năng lực tồn tại của các trường đại học địa phương. Trước tình hình đó, mỗi trường lại có một xu hướng lựa chọn khác nhau và việc Trường Đại học An Giang lựa chọn giải pháp gia nhập đại gia đình Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không phải là một phương án mang tính đặc thù duy nhất vốn có. Trước những khó khăn trong công tác tuyển sinh từ năm 2016 đến nay, cả Trường Đại học Quảng Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đều móng muốn đưa trường này trở thành một thành viên của Đại học Đà Nẵng41 nhằm tạo vị thế mới cho nhà trường.42 Giải pháp này chắc chắn không phải lựa chọn duy nhất của Trường Đại học Quảng Nam trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề còn lại có lẽ chỉ là lúc nào những đề nghị tương tự như vậy sẽ được chính thức công khai và khả năng thành công của nó đến đâu mà thôi. Thứ ba, xu thế phát triển tất yếu của thời cuộc. Việc chia tách, sáp nhập, thành lập mới, giải thể, và liên kết đào tạo không phải là một hiện tượng diễn ra thường xuyên và liên tục trong hệ thống giáo dục quốc dân của tất cả các nước trên thế giới 40 Trường Đại học Hồng Đức (2017, ngày 16 tháng 9), Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Hồng Đức, trong: http://www.hdu.edu.vn/vi-vn/16/Lich-su-hinh-thanh.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 41 Xuân Phú (2020, ngày 14 tháng 1), Đề xuất Trường Đại học Quảng Nam thuộc Đại học Đà Nẵng: Cần giải quyết nhiều “bài toán,” trong: http://baoquangnam.vn/giao-duc/de-xuat-truong-dai-hoc-quang-nam-thuoc-dai- hoc-da-nang-can-giai-quyet-nhieu-bai-toan-83420.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 42 Mạnh Cường (2020, ngày 13 tháng 2), Vì sao Trường ĐH Quảng Nam muốn là thành viên ĐH Đà Nẵng?, trong: https://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-truong-dh-quang-nam-muon-la-thanh-vien-dh-da-nang- 1182256.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 462
  9. cũng như hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam. Trong một chừng mực nhất định nào đó có thể nói rằng chính việc chuyển đổi mô hình hoạt động và tái cấu trúc lại hệ thống vận hành một cách nhanh chóng và kịp thời cũng phẩn nào phản ánh khả năng thích ứng với thời cuộc bản thân các cơ sở giáo dục đại học. Trong điều kiện cụ thể của giáo dục bậc cao Việt Nam, sự ra đời của hệ thống đại học quốc gia và đại học vùng trong thập niên cuối cùng của thế kỷ trước không phải dựa trên cơ sở của một trường đại học duy nhất nào đó, mà là sự kế thừa và kết hợp mọt cách cơ học của nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cùng một địa bàn. Chính vì thế, các đại học quốc gia của Việt Nam đã từng chứng kiến những cuộc chia ly như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sau thời kỳ trăng mật 1993-2000 và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 1995-1999. Sự chia tác này phản ánh nhu cầu phát triển tất yếu của nền giáo dục đại học Việt Nam trong một thời kỳ sôi động. Một mặt các cơ sở giáo dục đại học muốn tách ra để tự đứng trên chính đôi chân của mình, một số trường đại học khác được ra đời dựa trên cơ sở các phân hiệu hoặc cơ sở thứ cấp của các trường đại học cơ yếu, và hiện nay không ít trường muốn thoát khỏi cơ chế cơ quan chủ quản để thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động của mình. Sự ra đời và phát triển của Trường Đại học An Giang cũng nằm trong xu thế phát triển chung đó của cả nước. Sự đi xuống của Trường Đại học An Giang trong những năm gần đây cũng là một phần tất yếu của không ít cơ sở giáo dục đại học địa phương ở Việt Nam thời gian qua. Mặc dù vậy, trong khi một số trường đại học địa phương đang gặp khó khăn, thì các trung tâm giáo dục quốc gia và các thương hiệu đại học uy tín vẫn không ngừng mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động của mình. Quy luật cạnh tranh khốc liệt này của cơ chế thị trường đã làm cho không ít trường đại học phải chao đảo, nhưng cũng làm cho các cơ sở có tiềm năm như Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thêm các phân hiệu mới ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hòa), và sắp tới có thể cả ở Pleiku (Gia Lai).43 Trong thực tế, ngoài hệ thống các trường đại học thành viên có quy mô và chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước tại thành phố mang tên Bác, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có thêm phân hiệu Bến Tre chẳng khác gì một trường đại học thành viên trực thuộc. Điều đó cho thấy rằng mặc dù đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo hàng đầu cả nước và đang vươn tầm quốc tế, nhưng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chưa muốn dừng lại. Việc tiếp nhận thêm Trường Đại học An Giang trong tình trạng khốn đốn không chỉ phản ánh năng lực giải quyết vấn đề và tham vọng bành trướng chưa nguôi của đầu tàu giáo dục đại học quốc gia, mà còn góp phần khoách trương thanh thế và tạo điều kiện không nhỏ cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiến mạnh hơn trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế cũng như trong các cuộc chiến cạnh tranh thị phần lợi ích trên thị trường giáo dục cả trong lẫn ngoài nước. Thực tế đó cho thấy việc Trường Đại học An Giang gia nhập đại gia đình Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của trường này và chính quyền địa phương, mà còn là xu thế phát triển tất yếu của hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam hiện nay. Thứ tư, cơ hội không nhiều cho các trường đại học địa phương. Mặc dù đây là xu thế phát triển tất yếu của thời cuộc và phù hợp với nguyện vọng của tất cả các bên liên quan, nhưng cơ hội đó không thật sự rõ ràng và trong thực tế là không nhiều đối với hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay. Hiện nay, Việt Nam có 2 đại 43 Hồng Thi (2020, ngày 29 tháng 5), UBND tỉnh Gia Lai và Đại học Tôn Đức Thắng hợp tác giai đoạn 2020- 2025, trong: https://baogialai.com.vn/channel/8301/202005/ubnd-tinh-gia-lai-va-dai-hoc-ton-duc-thang-hop- tac-giai-doan-2020-2025-5684367/index.htm (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 463
  10. học quốc gia và 3 đại học vùng. Đây là những trung tâm đào tạo hàng đầu, đóng vai trò đầu tàu, và biểu tượng của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Các đầu tàu này không chỉ mạnh về quy mô và số lượng, mà còn tinh hoa về đẳng cấp và tinh túy về chất lượng. Việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khẳng định vị thế của mình ra bên ngoài là một nhu cầu tất yếu của tất cả các trung tâm đào tạo hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh việc thành lập mới các trường đại học là điều không thể, thì việc tiếp nhận thêm các cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực nhưng thiếu năng lực đầu tư phát triển là một giải pháp chiến lược. Mặc dù vậy, để giải quyết những bài toán khó nuốt của các trường khó khăn và biến thách thức thành lợi thế, thì bản thân các đại học quốc gia và đại học vùng cần phải có tiềm lực thực sự, tiềm năng phát triển, và tham vọng mở rộng quy mô cũng như địa bàn hoạt động của mình. Xét trên phương diện này, thì cả hai đại học quốc gia và ba đại học vùng của Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế. Không những được ưu tiên đầu tư những nguồn lực quốc gia tốt nhất có thể để phục vụ cho các chiến lược phát triển lâu dài, mà đây còn là nơi tập trung các đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu cả nước. Mặc dù vậy, hệ thống các trường đại học quốc gia và đại học vùng của Việt Nam không thể nào tiếp nhận cùng một lúc tất cả các trường đại học địa phương còn lại cũng như giải quyết triệt để các bài toán mang tính bản chất của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong một sớm một chiều. Chính vì thế, cơ hội để trở thành một phần của các đại học quốc gia và đại học vùng của các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam là không thực sự sáng sủa. Điều đó có nghĩa là Trường Đại học An Giang không chỉ đã biết nhanh chóng chớp thời cơ, mà còn tự nâng cấp, nâng tầm, và quốc gia hóa bản thân mình bằng quá trình đổi chủ ngoạn mục. Thứ năm, vẫn còn nhiều phương án và lựa chọn khác phù hợp hơn. Cho dù việc Trường Đại học An Giang được quốc gia hóa là một giải pháp đang ao ước của nhiều trường đại học địa phương của Việt Nam hiện nay, nhưng thực tế cũng cho thấy rằng không ít trường không thực sự mặn mà lắm với phương án này, trong khi vẫn còn không ít lựa chọn xem ra có thể khả thi hơn. Mặc dù một số trường đại học địa phương thiếu tiềm lực của Việt Nam hiện nay đang thực sự đang phải đối mặt với thử thách mang tính sống còn, nhưng câu chuyện thành công của hệ thống này cũng không phải là ít. Trường Đại học Trà Vinh là trường đại học công lập địa phương đầu tiên trong cả nước được hép triển thực hiện thí điểm mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ từ năm 2017.44 Hiện nay Trường Đại học Trà Vinh đã có hơn 1.200 giảng viên và khoảng 20.000 sinh viên theo học ở 59 ngành đại học, 33 ngành sau đại học (25 ngành đào tạo thạc sĩ và 8 ngành đào tạo tiến sĩ).45 Năm học 2018-2019, Trường Đại học Trà Vinh có tổng thu là 390,467 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách chỉ là 17,097 tỷ đồng và đã có 13,295 tỷ đồng từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.46 Trường Đại học Trà Vinh không chỉ là trường đại học lớn nhất, cánh chim đầu đàn, và anh cả của hệ thống đại học địa phương, mà còn là một trong những trường đại học công lập hàng trung có khả năng triển khai mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ tốt nhất Việt Nam. Đây rõ ràng là một mô hình lý tưởng choc các trường đại học địa phương hàng đầu, cùng hệ thống, và có tiềm lực phát triển đi theo. Tiêu biểu nhất trong số này là Trường 44 Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong- dh-dia-phuong-3816363.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 45 H.Lợi và Đ.Khởi (2020), Trường Đại học Trà Vinh: Mô hình cho cộng đồng, trong: https://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/truong-dai-hoc-tra-vinh-mo-hinh-cho-cong-dong-76166.html (truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020). 46 Trường Đại học Trà Vinh (2020), THÔNG BÁO Công khai tài chính của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2018-2019, Trà Vinh, tr. 3. 464
  11. Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Hải Phòng. Tóm lại, việc Trường Đại học An Giang được sáp nhập vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 vừa là một sự kiện mang tính bước ngoặt vừa là một phương án mới đối với hệ thống các trường đại học địa phương đang gặp khó khăn của Việt Nam hiện nay. Giải pháp này không chỉ đã mang đến những tín hiệu hết sức tích cực đối với chính bản thân nhà trường, mà còn chứng minh được tính năng động và sáng tạo của chính quyền địa phương trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhất đối với chính mình cũng như khu vực và cả nước. Quá trình quốc gia hóa Trường Đại học An giang chính vì thế không chỉ xuất phát từ các nhu cầu cấp thiết và nguyện vọng chính đáng của bản thân nhà trường và chính quyền địa phương, mà còn phù hợp cơ bản với mong muốn vươn tầm của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và chiến lược phát triển mạng lưới giáo dục đại học trong cả nước. Mặc dù vậy, đây không phải là trường hợp độc nhất vô nhị nếu xét thêm đề nghị của Trường Đại học Quảng Nam và mong muốn chưa thành lời của nhiều trường đại học địa phương khác trong cả nước. Thay vào đó, quá trình quốc gia hóa của Trường Đại học An Giang về cơ bản phản ánh một xu thế phát triển có tách có nhập và có lên có xuống của cả hệ thống giáo dục bậc cao. Mặc dù có rất nhiều điểm tích cực và tương lai rất triển vọng như vậy, nhưng cơ hội thực sự cho quá trình quốc gia hóa của các cơ sở giáo dục địa phương còn lại của Việt Nam không thực sự rộng mở. Một mặt của vấn đề này xuất phát từ tiềm lực thực sự của các bên liên quan, nhưng mặt khác hiện vẫn còn nhiều phương án và giải pháp xem ra không kém phần hấp dẫn và hiệu quả. Thành công của các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Sài Gòn... trong thời gian vừa qua là những ví dụ điển hình cho xu hướng phát triển này. 3. Kết luận Tóm lại, sự ra đời và phát triển của hệ thống các trường đại học địa phương trong hơn 20 năm qua đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân.47 Quá trình ra đời và phát triển của Trường Đại học An Giang từ năm 1999 đến năm 2019 là một trong những ví dụ điển hình cho xu thế vận động này. Trường Đại học An Giang là một trong những trường đại học công lập trực thuộc các tỉnh đầu tiên của Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm của tỉnh. Trường Đại học An Giang chính vì thế là một trong những ngọn cơ tiên phong của quá trình đại học hóa và đa ngành hóa các trường trung cấp và cao đẳng sư phạm của các địa phương. Trong thời kỷ nở rộ của giáo dục đại học, Trường Đại học An Giang là một trong những trường đại học địa phương mạnh nhất của Việt Nam và đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả tỉnh nhà lẫn các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của giáo dục đại học cả nước, từ năm 2016 cho đến nay cơ hội phát triển của nhà trường đang có xu hướng chững lại. Trước tình hình đó, mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ được xem là một trong những chìa khóa cho thực trạng hiện tại của nhà trường, nhưng hiệu quả thực tế trong công tác tuyển sinh cũng như khả năng giải quyết đầu ra cho các sản phẩm dịch vụ của nhà trường đã buộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phải lựa chọn phương án chuyển thành trường đại học trực thuộc các bộ ngành trung ương hoặc sáp nhập vào các đại học vùng và đại học quốc gia. Nếu trong năm học 2017-2018, 47 Lê Vân (2019), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển, trong: https://baotintuc.vn/giao- duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay-tim-huong-phat-trien-20190728234850639.htm (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 465
  12. ngân sách nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn thu của nhà trường, 48 thì trong kế hoạch thu khoảng 122,7 tỷ đồng của trường trong năm học 2019-2020, có 61,1 tỷ đồng thu từ học phí và 61,6 tỷ đồng thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.49 Thực tế đó cho thấy quá trình chuyển hướng hoạt động của nhà trường đã bắt đầu phát huy tác dụng và có kết quả trong thực tế. Mặc dù không nhiều trường đại học địa phương có được may mắn khoác trên mình một thương hiệu đại học quốc gia như Trường Đại học An Giang trong bối cảnh hiện nay,50 nhưng cơ hội của các phương án khác không phải đã hết đối với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong-dh-dia-phuong-3816363.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 2. Mạnh Cường (2020, ngày 13 tháng 2), Vì sao Trường ĐH Quảng Nam muốn là thành viên ĐH Đà Nẵng?, trong: https://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao- truong-dh-quang-nam-muon-la-thanh-vien-dh-da-nang-1182256.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 3. Phạm Cường (2019), Trường Đại học An Giang chính thức là thành viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong: http://dangcongsan.vn/khoa-giao/truong-dai- hoc-an-giang-chinh-thuc-la-thanh-vien-dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minh- 534879.html (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 4. H.Lợi và Đ.Khởi (2020), Trường Đại học Trà Vinh: Mô hình cho cộng đồng, trong: https://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/truong-dai-hoc-tra- vinh-mo-hinh-cho-cong-dong-76166.html (truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020). 5. Nghiêm Huê (2018), Đại học tỉnh lẻ khốn khó triền miên, sáp nhập hay đóng cửa?, trong: https://news.zing.vn/dai-hoc-tinh-le-khon-kho-trien-mien-sap-nhap-hay- dong-cua-post903138.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 6. Thanh Hùng (2019), Èo uột trường đại học tỉnh, trong: https://www.sggp.org.vn/eo-uot-truong-dai-hoc-tinh-611483.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 48 Trường Đại học An Giang (2018), THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học năm học 2017 - 2018, An Giang. 49 Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), Quyết định Về việc công bố công kai dự toán ngân sách năm 2020 của Trường Đại học An Giang, Số: 658/QĐ-ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 50 Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong- dh-dia-phuong-3816363.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 466
  13. 7. Xuân Phú (2020, ngày 14 tháng 1), Đề xuất Trường Đại học Quảng Nam thuộc Đại học Đà Nẵng: Cần giải quyết nhiều “bài toán,” trong: http://baoquangnam.vn/giao-duc/de-xuat-truong-dai-hoc-quang-nam-thuoc-dai- hoc-da-nang-can-giai-quyet-nhieu-bai-toan-83420.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 8. Hồng Thi (2020, ngày 29 tháng 5), UBND tỉnh Gia Lai và Đại học Tôn Đức Thắng hợp tác giai đoạn 2020-2025, trong: https://baogialai.com.vn/channel/8301/202005/ubnd-tinh-gia-lai-va-dai-hoc-ton- duc-thang-hop-tac-giai-doan-2020-2025-5684367/index.htm (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 9. Thủ tướng Chính phủ (2019, ngày 13 tháng 8), Quyết định về việc chuyển trường đại học An Giang là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Số: 1007/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 8 năm 2019, Hà Nội. 10. Trường Đại học An Giang (2011, ngày 11 tháng 11), Quyết định về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng Hệ Giáo dục không chính quy, hình thức VLVH theo hệ thống tín chỉ,” Số: 349/QĐ-ĐHAG, ngày 11 tháng 11 năm 2011, An Giang. 11. Trường Đại học An Giang (2018), Thông báo Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học năm học 2017 - 2018, An Giang. 12. Trường ĐH An Giang (2019), Sổ tay sinh viên năm học 2018-2019, An Giang. 13. Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi- gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 14. Trường Đại học An Giang (2019), Trường Đại học An Giang: 20 năm Xây dựng - Hội nhẬp - Phát triển, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong- dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 15. Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), Quyết định Về việc công bố công kai dự toán ngân sách năm 2020 của Trường Đại học An Giang, Số: 658/QĐ-ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 16. Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), V/v Báo cáo tình hình thực hiện Quy chế công khai NH 2018-2019, Số: 342/ ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 17. Trường Đại học Hồng Đức (2017, ngày 16 tháng 9), Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Hồng Đức, trong: http://www.hdu.edu.vn/vi-vn/16/Lich- su-hinh-thanh.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 18. Trường Đại học Trà Vinh (2020), Thông báo Công khai tài chính của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2018-2019, Trà Vinh, tr. 3. 19. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017, ngày 7 tháng 8), Quyết định Về việc giao quyền tự chủ cho Trường Đại học An Giang giai đoạn 2017-2020, Số: 2392/QĐ-UBND, ngày 7 tháng 8 năm 2017, An Giang. 20. Lê Vân (2019), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển, trong: https://baotintuc.vn/giao-duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay- tim-huong-phat-trien-20190728234850639.htm (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 467
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2