intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Bàn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học trình bày triết lý về "Quyền tự chủ và Trách nhiệm xã hội" của giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường; Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội; Các mô hình quản lý giáo dục đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» BÀN VỀ QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Lê Đức Ngọc1 Trung tâm Đánh giá, Đo lường và Kiểm định chất lượng I. Triết lý về "Quyền tự chủ và Trách nhiệm xã hội " của giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trƣờng: Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung dẫn tới quan liêu bao cấp và do đó chất lượng, hiệu quả và hiệu suất thấp. Nhưng được cái entropi xã hội không tăng, hệ thống phát triển tốt do con người điều tiết. Tất nhiên đó là điều trái với qui luật của nhiệt động học, nếu điều tiết không tốt sẽ dẫn đến tan vỡ hệ thống. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dẫn tới cạnh tranh và do đó chất lượng, hiệu quả và hiệu suất tăng. Entropi xã hội tăng, nhiều khi trở nên rối loạn, nhưng hợp qui luật của nhiệt động học và nếu con người biết điều tiết liên tục, hệ thống sẽ phát triển. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp (sản xuấ t và di ̣ch vu ) được tự ̣ chủ hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước “Thượng đế” . Giáo dục đại học (ĐH) (đa ̣i ho ̣c và cao đẳ ng ) là một loại hình sản xuất đặc biệt, cho sản phẩm đặc biệt (sản phẩm liên tục phát triển ), nên giáo dục ĐH ở nước ta cũng như ở các nước khác nó là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, thuộc loại doanh nghiệp tạo ra hàng hóa sức lao động chất lượng cao và cũng tuân theo mọi qui luật của kinh tế thị trường. 1 PGS.TS – Giám đốc Trung tâm Đánh giá, Đo lường và Kiểm định chất lượng (CAMEEQ) thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng ngoài công lập Việt Nam 82
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Tuân theo qui luật giá trị, đầu tư thế nào thì chất lượng sản phẩm thế ấy. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng đầu tư cho giáo dục ĐH là đầu tư có hiệu quả nhất vì: + Nhà nước chỉ cần đầu tư ban đầu, như đầu tư cho hạ tầng cơ sở, còn hoạt động của giáo dục ĐH thì lại được xã hội đóng góp ở mức cao nhất trong các bậc học của ngành giáo dục thông qua học phí và các chi phí vô hình khác. + Giáo dục ĐH tận dụng được nguồn lực xã hội tham gia cao nhất, còn sản phẩm giáo dục thì lại phục vụ xã hội lâu dài và hiệu quả được nhân lên theo thời gian. Sản phẩm giáo dục là sản phẩm đặc biệt nên giá trị của sản phẩm phải được tính theo những qui luật xã hội (được nhân lên), không thể tính theo những qui luật tự nhiên (không phải cộng vào). Sản phẩm giáo dục có một thang giá trị tùy theo cơ sở đào tạo, hệ đào tạo và chương trình đào tạo. Sản phẩm cũng có sự chậm lưu thông (thất nghiệp) và có sự lạm phát (hàng giả) nhưng rồi cũng tìm được người tiêu dùng trả giá và sử dụng đúng giá trị. Sản phẩm có chất lượng cao được trao đổi vô giá và phát huy giá trị (tác dụng) khôn lường khi gia nhập thị trường toàn cầu. Nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi tổ chức và quản lý giáo dục ĐH phải "sản xuất ra nguồn nhân lực chất lượng cao". Giáo dục ĐH phải thể hiện trách nhiệm xã hội qua việc đảm bảo thoả mãn tiêu chí hiê ̣u quả cao qua các nô ̣i hàm chính sau đây: + Chất lượng cao: thể hiện ở sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động theo nghề nghiệp về kiến thức và kỹ năng hành nghề mà còn phải thể hiện ở tiềm năng của sản phẩm có khả năng phát triển chiếm lĩnh đỉnh cao của kiến thức và kỹ năng của khoa học kỹ thuật hiện đại. + Hiệu suất cao: thể hiện ở khả năng khai thác triệt để nguồn lực (nhân lực và cơ sở vật chất) để "sản xuất". 83
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» + Phù hợp với bối cảnh xã hội: trong điề u kiê ̣n và hoàn cảnh xã hô ̣i xác đinh . ̣ + Công bằng xã hội: được thể hiện qua việc bình đẳng về cơ hội học tập và đánh giá kết quả học tập của người học. 2- Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội: Nhà trường ĐH là một loại doanh nghiệp đặc biệt (WTO go ̣i là dich vu ̣ ), sản ̣ xuất ra loại hàng hóa đặc biệt. Nhà trường hoạt động “sản xuất nguồn nhân lực” trong nền kinh tế thị trường cũng như mọi hoạt động doanh nghiệp khác phải được tự chủ trong “sản xuất” và phải chịu trách nhiệm về “sản phẩm” của mình. Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội là hai mặt thống nhất trong mọi hoạt động của một nhà trường, tự chủ chủ yếu để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất cao; còn trách nhiệm xã hội chủ yếu là để đảm bảo chất lượng và công bằng xã hội trong giáo dục. 3- Vì sao phải đƣợc tự chủ: Phải được tự chủ vì phải đáp ứng các qui luật giá trị và qui luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Phải được tự chủ để có sản phẩm đa dạng, có phổ chất lượng phù hợp, nhằm đáp ứng với mọi yêu cầu của thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường. Phải được tự chủ vì không còn được bao cấp nguồn lực hoàn toàn. Phải được tự chủ để các cơ sở giáo dục ĐH nâng cao không ngừng chất lượng, hiệu quả và hiệu suất của mình. Phải được tự chủ vì các thành viên ban lãnh đạ o của của mô ̣t cơ sở giáo du ̣c ĐH là những người có trí tuệ cao , chỉ có tự chủ mới khai th ác được triệt để tiềm năng của ho ̣ để phát triể n nhà trường nói riêng , giáo dục ĐH nói chung. 4- Vì sao phải có trách nhiệm xã hội: 84
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Phải có trách nhiệm với xã hô ̣i vì yêu cầu của dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục. Phải có trách nhiệm vì yêu cầu của các nhà tài trợ nguồn lực cho nhà trường (nhà nước, các công ty, các phụ huynh... ). Phải có trách nhiệm vì phải đáp ứng qui luật giá trị và qui luật cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Đó chính là phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm giáo dục của mình để đáp ứng các qui luật này. Và một lý do quan trọng nữa cần phải nhấn mạnh trách nhiệm xã hội vì quyền tự chủ phải gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm trước nhà nước, trước xã hội và trước người học cũng như đối với chính bản thân đội ngũ cán bộ tham gia giáo dục ĐH. 5- Các mô hình quản lý giáo dục đại học: Theo Guy Neave (Bốn mô hình, người đưa tin Unesco, số 9-1998, p 9) 4 nước lớn Pháp, Đức, Anh và Mỹ đã tác động đến toàn bộ các hệ thống giáo dục bậc cao và đã tạo ra 4 mô hình lịch sử lớn: - Mô hình Napoleon là một trong những thí dụ cổ xưa nhất về việc Nhà nước sử dụng ĐH như một công cụ để hiện đại hóa xã hội, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ sự tài trợ cho nhà trường và bổ nhiệm các chức vụ và một pháp chế bảo đảm sự phân bố đồng đều các nguồn lực quốc gia trên toàn lãnh thổ. - Mô hình Humboldt chú trọng đến tính độc lập của quyền tự do của các thành viên cao cấp được theo đuổi nghiên cứu không có sự can thiệp của chính quyền. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo tính độc lập của công tác giảng dạy và nghiên cứu là hai nhiệm vụ lớn của ĐH. - Mô hình Hoa kỳ dựa trên nền tảng của qui luật thị trường, chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lý Humboldt, nhưng phát triển hơn ở chỗ gắn chặt với kinh tế - xã hội và mang tính đại chúng. 85
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» - Mô hình Anh là một hệ thống giáo dục bậc cao được hưởng một sự tự trị về thể chế rất rộng rãi: Chính phủ giao cho trường ĐH tự phân phối lấy phần kinh phí nhà nước cấp và có sự quan tâm đến sự phát triển cá nhân của sinh viên cả về mặt trí tuệ lẫn đời sống. Theo Bikas C. Sanyal (Innovation in University Management, UNESCO Publishing, 1995, p.18), mô hình quản lý giáo dục ĐH có thể phân thành 4 hệ thống chính như sau: - Hệ thống hoạt động theo tự điều chỉnh và có tinh thần trách nhiệm. - Hệ thống quá độ đến tự điều chỉnh. - Hệ thống hoạt động theo tự điều chỉnh nhưng đầy khó khăn. - Hệ thống hoạt động theo kế hoạch hoá tập trung và có kiểm soát. Nếu chúng ta thống nhất rằng tự chủ đồng nhất với nghĩa hoạt động tự điều chỉnh còn trách nhiệm xã hội đồng nhất với nghĩa hoạt động vì cộng đồng thì có thể mô tả một số hệ thống giáo dục ĐH điển hình trên thế giới qua sơ đồ sau: Theo Burton Clark (The higher education system, Academic organization in cross-national perspectivve. Berkeley, University of California Press.1993, p.315) 86
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» căn cứ vào sự phân chia quyền lực ra quyết định trong toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH, đã phân thành 3 mô hình cơ bản, có thể tóm tắt như sau: - Mô hình thứ nhất: điển hình là Châu Âu lục địa, giao quyền ở cơ sở cho các khoa, sau đó ở trên cho cán bộ chính phủ, còn một chút quyền hạn ở mức cơ quan hành chính của các trường ĐH. - Mô hình thứ hai: điển hình là Vương quốc Anh, giao quyền cơ sở cho các khoa cùng với một số ít quyền lực cho cấp hành chính, nhưng rất ít cho cấp chính phủ. - Mô hình thứ ba: điển hình là Hoa Kỳ, giao quyền ở cấp trung gian là ban quản trị và hành chính của trường, một số quyền ở cấp bộ môn và rất ít cho cấp chính phủ. Trong thập kỷ qua, do các tác động của nhu cầu giáo dục ĐH tăng mạnh, nhưng nguồn lực dành cho giáo dục ĐH không đáp ứng kịp đã dẫn đến đòi hỏi phải phân chia lại quyền lực trong các hoạt động của hệ thống giáo dục ĐH. Nhiều chính phủ đã phải kêu gọi tăng cường quản lý cấp trường, khuyến khích kiểu quản lý từ dưới lên, mở các tuyến quyền lực trực tiếp, tích hợp tổ chức kinh tế và đào tạo, tăng cường trách nhiệm xã hội và đặt kế hoạch dài hạn để quản lý ĐH như một hệ thống thống nhất. II. Điều kiên và giải pháp thƣ̣c hiên q uyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong ̣ ̣ giáo dục đại học ở nƣớc ta: Điều 60 của Luâ ̣t Giáo dục (2005) về Quy ền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học ghi rõ : "Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây: 1-Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo 87
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» 2-Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng 3-Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên 4-Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; 5-Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ" Luật ghi là như vậy, nhưng đây mới chỉ là khung, các văn bản dưới luật mới làm rõ nội hàm của các điều khoản này. Để góp phầ n thực hiê ̣n , tôi xin nêu mô ̣t số điề u kiê ̣n và giải pháp thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục ĐH ở nước ta như sau: 1- Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quản lý nhà nƣớc thông qua các văn bản dƣới luật có tính chất khung và mở : Đối với chương trình giáo dục , Bô ̣ chỉ nên ban hành qui đi ̣nh khung về khố i lượng tố i thiểu các khố i kiế n thức và qui trình xây dựng một chương trình giáo dục của một ngành đào tạo . Trên cơ sở đó các trường tự tổ chức xây dựng. Đối với tổ chức đào tạo , Bô ̣ chỉ nên ban hành qui đi ̣nh về điề u kiê ̣n cấ p một văn bằ ng chứng chỉ . Trên cơ sở đó các trường tự xây dựng qui chế đào ta ̣o và tự tổ chức đào ta ̣o theo qui chế của minh và cấ p văn bằ ng c ̀ hứng chỉ theo qui đinh .̣ Không nên ban hành qui chế đào ta ̣o chung cho mo ̣i loa ̣i trường như hiê ̣n nay . Đối với công tác người học , Bô ̣ chỉ nên ban hành qui đi ̣nh về tiêu chuẩn đầ u vào, chính sách và chế độ đối với người học. Còn các trường tự tổ chức tuyể n cho ̣n , xây dựng các qui trinh thực hiê ̣n chinh sách và chế đô ̣ đố i với người ho ̣c . ̀ ́ Đối với công tác cán bộ , Bô ̣ chỉ nên ban hành qui đi ̣nh về tiêu chuẩn cán bộ , các chính sách và chế độ đối vớ i từng loại cán bộ . Trên cơ sở đó , các trường tự tuyể n cho ̣n, tự đề ba ̣t và tự phế truấ t (khi không còn đủ tiêu chuẩ n ). 88
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Đối với các hoạt động khác (nghiên cứu khoa ho ̣c , liên kế t -hơ ̣p tác quố c tế , Quản lý tài chính , công tác đảm bảo chất lượng ...), Bô ̣ cũng chỉ nên ban hành các qui đi ̣nh khung và mở, còn các trường tự xây dựng và thực hiện theo các qui định cụ thể riêng của minh . ̀ 2- Các trƣờng cần xây dƣ̣ng thể chế đảm bảo thƣ̣c hiên quyền t ự chủ và ̣ trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động sau đây : Trường cầ n xây dựng hê ̣ thố ng các qui tắ c ra quyế t đinh hoă ̣c giải quyế t vấ n ̣ đề mô ̣t cách dân chủ có tâ ̣p trung, xoay quanh tiêu chí : hiê ̣u quả (chấ t lươ ̣ng + hiê ̣u suất + phù hợp bối cảnh ). Trên cơ sở hê ̣ thố ng các qui tắ c này đảm bảo khi giải quyế t vấ n đề hoă ̣c ra quyế t đinh sẽ ít bị rủi ro nhất . ̣ Trường cầ n xây dựng văn hóa tổ chức để phát huy và khai thác triệt để nội lực, tạo thương hiê ̣u để phát triể n bề ng vững . Chỉ có xây dựng được văn hóa tổ chức cho riêng minh thì mới phát huy đươ ̣c tiề m năng trí tuê ̣ của các thành viên trong nhà ̀ trường cùng góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng và phát triể n bề n vững nhà trường. Trường cầ n phải lấ y tổ chức hoạt động công chúng (PR) làm nền tảng để nâng cao chấ t lượng và trách nhiê ̣m xã hội của mình . Thông qua hoa ̣t đô ̣ng công chúng, nhà trường biết rõ mình đã thực hiện trách nhiệm xã hô ̣i đế n đâu và cầ n cải tiế n và nâng cao trách nhiê ̣m xã hô ̣i của minh như thế nào . Ngoài ra, hoạt động công ̀ chúng còn có thể mang lại nguồn lực khôn lường cho nhà trường (các tài trợ , học bổ ng, các hỗ trợ đào tạo... nhờ đây mà có ). Trường cầ n phải lấ y công tác người học là m hoạt động trọ ng tâm của nhà trường. Công tác người ho ̣c là đảm bảo đầ y đủ và có chấ t lươ ̣ng các điê ̣n kiê ̣n và giải pháp học tập , rèn luyện cho người học . Có thể nói công tác người học là một trong những biể u hiê ̣n trách nhiê ̣m xã hô ̣i cao nhấ t của mô ̣t nhà trường . III- Đôi lời cuố i bài . Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của một cơ sở giáo dục ĐH về cơ bản đã đươ ̣c xác lâ ̣p trong Luâ ̣t Giáo dục . Tuy nhiên, viê ̣c triể n khai thực hiệ n còn nhiề u bấ t câ ̣p. Nguyên nhân của các bấ t câ ̣p này có thể chỉ ra ở các điểm chính sau đây: 89
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» 1. Chưa có sự nhận thức đúng đắn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục ĐH. Các trường thì đòi quyền tự chủ cao, nhưng không chú ý đến trách nhiệm xã hội phải đảm bảo. Nhà nước đại diện là Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chỉ lo quản lý toàn diện và do đó làm hạn chế quyền tự chủ của các trường ĐH, thậm chí cả những việc nằm ngoài phạm vi quản lý nhà nước. 2. Chưa quán triệt nội hàm của quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục ĐH một cách khoa học, do đó chưa phân định đươ ̣c rõ được phạm vi quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội giữa nhà nước mà đại diện là Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở giáo du ̣c ĐH và ngược lại. 3. Chưa có một cơ chế và tổ chức để đảm bảo quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH (thí dụ như Hiê ̣p hô ̣i các trường ĐH và CĐ là một cơ chế quản lý ngang cầ n khai thác ) và đảm bảo trách nhiệm xã hội của các cơ sở này (thí dụ như hệ thống kiểm định công nhận chấ t lươ ̣ng đô ̣c lâ ̣p để giám sát thực hiện ). Tôi cho rằng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của mô ̣t cơ sở giáo dục ĐH chỉ có thể thực hiện một cách đầy đủ và phát huy được cơ chế vâ ̣n hành ưu viê ̣t này khi mà đồng thời vừa phân đinh đươ ̣c rõ ràng trách nhiệm và giới hạn của quản lý ̣ nhà nước và bản thân từng cơ sở đào tạo ĐH phải có đủ năng lực và môi trường để thực hiê ̣n quyề n tự chủ và trách nhiệm xã h ội của mình và một cơ chế giám sát hữu hiê ̣u đố i với cả cơ quan nhà nước và cơ sở đào tạo ĐH thực hiê ̣n cơ chế này ( thực hiê ̣n điề u 60 của Luật giáo dục ). 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2