Tự chủ giáo dục đại học - bản chất và các mô hình
lượt xem 3
download
Trong cơ chế thị trường, quá trình đào tạo của các trường đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho khu vực nhà nước mà còn đáp ứng nhu cầu cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu tự chủ giáo dục đại học để thấy được bản chất và mô hình tự chủ, từ đó rút ra một số nguyên tắc tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự chủ giáo dục đại học - bản chất và các mô hình
- TỰ CHỦ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - BẢN CHẤT VÀ CÁC MÔ HÌNH Thạch Thị Mai Hương*, Đỗ Thị Thu Huyền, Trần Thị Trang Bộ môn Lý luận Chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì * Email: huongdhcnvt@gmail.com Tóm tắt Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu hướng tất yếu để giáo dục đại học Việt Nam dần tháo gỡ những rào cản về cơ chế để phát triển, bắt kịp trình độ của khu vực và thế giới. Đó chính là quá trình tái cấu trúc hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, mà bản chất là xem xét và định nghĩa lại mối quan hệ giữa giáo dục đại học với nhà nước và với thị trường lao động. Từ khóa: Tự chủ đại học, mô hình tự chủ đại học, kinh nghiệm tự chủ đại học UNIVERSAL EDUCATION AUTHORITY – NATURE AND MODELS Abstract Increasing autonomy for universities is an inevitable trend for Vietnamese higher education to gradually remove barriers in terms of mechanisms to develop and catch up with regional and world standards. That is the process of restructuring the education system in general and higher education in particular, whose essence is to review and redefine the relationship between higher education and the state and the labor market. Keywords: University autonomy, university autonomy model, university autonomy experience 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cơ chế thị trường, quá trình đào tạo của các trường đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho khu vực nhà nước mà còn đáp ứng nhu cầu cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục tiêu đó trường đại học phải thực sự có quyền tự chủ trong công tác đào tạo. Nghĩa là đào tạo không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân phù hợp với khả năng của nhà trường. Đó là cơ sở xuất phát yêu cầu tự chủ giáo dục đại học hiện nay, thúc đẩy giáo dục đại học vận hành như là một phương tiện hỗ trợ sự phát triển kinh tế quốc gia và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Nghiên cứu tự chủ giáo dục đại học để thấy được bản chất và mô hình tự chủ, từ đó rút ra một số nguyên tắc tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Tự chủ giáo dục đại học – bản chất và các thành tố Tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi công việc của mình không bị ai chi phối. Tự chủ đại học là quyền được tự tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở một cách chủ động, tích cực, sáng tạo nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của nhà trường. Chủ thể thực hiện quyền tự chủ là lãnh đạo của các trường đại học đó. 333
- Tự chủ đại học có nhiều cách hiểu khác nhau tùy cách tiếp cận và tùy theo nhận thức về vai trò của nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Thực tế, nếu xét trong phạm vi mối quan hệ của cơ sở giáo dục đại học có thể được nhìn nhận từ hai khía cạnh: Thứ nhất, xét trong mối quan hệ giữa trường đại học với các yếu tố bên ngoài thì tự chủ đại học được hiểu là khả năng thoát ra khỏi sự kiểm soát, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước, của thị trường lao động và các ảnh hưởng chính trị. Đó là quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạt động cũng như thực hiện mục tiêu sứ mạng của trường. Thứ hai, ở cấp độ giữa trường với các bộ phận trong trường. Đây chính là quá trình quản lý của nhà trường với các bộ phận trong trường trên cơ sở chất lượng, hiệu quả công việc, thoát ra khỏi phạm vi quản lý hành chính. Như vậy, dù góc tiếp cận, mục đích tiếp cận khác nhau nhưng khái quát chung có thể hiểu tự chủ của trường đại học là khả năng của trường được hoạt động theo cách thức mình lựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra. Thực tế, các cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để họ đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục theo hướng giáo dục mở với mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Các thành tố của tự chủ đại học: “Theo Anderson & Johnson (1998) các thành tố trong tự chủ đại học bao gồm: Tự chủ nguồn nhân lực: Với quyền tự chủ này, trường được quyền quyết định về các vấn đề liên quan đến điều kiện tuyển dụng, lương bổng, sử dụng nguồn nhân lực, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực học thuật và khu vực hành chính,... Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên. Các cơ sở giáo dục đại học có thể tự quyết định đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu đào tạo trên cơ sở khảo sát đặc điểm, nhu cầu của thị trường lao động. Tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu,... Tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng. Tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản. Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường. [7] Theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam, trường đại học có quyền tự chủ trong năm lĩnh vực sau đây: 334
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy; Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, công nhận tốt nghiệp; Tổ chức bộ máy; Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực; Hợp tác trong và ngoài nước. Như vậy, có thể xác định năm lĩnh vực hoạt động chính của trường đại học, cao đẳng nơi có tác động của quyền tự chủ như sau: Thứ nhất, tự chủ trong hoạt động chuyên môn: Các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ mở ngành, tự chủ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo ở trong và ngoài nước; tự chủ trong hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học - công nghệ; Thứ hai, tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo để Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự; Thứ ba, tự chủ tài chính, tài sản. Cơ sở giáo dục đại học có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo; được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu hợp pháp. 2.2. Mô hình tự chủ đại học Quyền tự chủ tài chính. Tự chủ tài chính là sự chủ động về việc đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Các trường đại học tự chủ được tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính; cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có đồng thời cân đối các nguồn tài chính thu - chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật và không vụ lợi. Động lực để Chính phủ triển khai tự chủ tài chính là thúc đẩy các trường đại học đa dạng hóa nguồn thu nhằm hỗ trợ cho hoạt động chung của trường đại học bên cạnh các gói tài trợ công có chủ đích; giảm dần các tài trợ thường xuyên và nâng cao khả năng quản lý tài chính của trường đại học. Các chính sách cũng được ban hành cho phù hợp, vừa cắt giảm, thắt chặt ngân sách nhà nước vừa cho phép trường đại học chủ động tìm kiếm nguồn thu mới, điều chỉnh chi tiêu và quản lý tài chính một cách có hiệu quả, giúp các trường sử dụng các gói tài trợ hướng vào các mục tiêu cụ thể trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, mô hình tự chủ tài chính trong giáo dục đại học cần hiểu rõ đó hoàn toàn không phải là thương mại hóa, tự chủ đại học vẫn mang tính chất phi lợi nhuận. Các trường năng động trong việc huy động kinh phí từ các nguồn xã hội khác nhau, nhưng các trường đại học tự chủ vẫn được chính phủ tài trợ kinh phí theo các gói tài trợ công có chủ đích. 335
- Mô hình giám sát của cơ quan nhà nước đối với tự chủ đại học Vai trò của các cơ quan nhà nước thay đổi từ quyền kiểm soát sang quyền giám sát. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong mọi hoạt động của nhà trường từ hoạt động tài chính đến mục tiêu, chất lượng đào tạo cũng như đảm bảo sự phù hợp với chính sách của nhà nước, Chính phủ cần chủ yếu dựa trên ba yếu tố sau để giám sát hoạt động đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường. Thứ nhất, giám sát về chính sách. Sự giám sát này sẽ làm rõ phạm vi tự chủ của trường đại học và đưa ra qui định xử phạt nếu các trường vi phạm. Nguyên tắc này chủ yếu để đảm bảo các trường sẽ thực hiện mục tiêu đào tạo và quy hoạch phát triển tổng thể mà chính phủ đã đề ra; Thứ hai, giám sát về hiệu quả. Hiệu quả hoạt động của trường đại học sẽ do các trường tự vạch ra, nghĩa là nhà trường sẽ mô tả hiệu quả, chất lượng trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó chính phủ sẽ phê duyệt. Mục đích của hoạt động này nhằm xác định các chỉ tiêu phát triển chính trong các mục tiêu phát triển tổng thể. Hoạt động này được giám sát định kỳ, được rà soát và đánh giá bởi các cơ quan, tổ chức được chính phủ cấp phép. Thứ ba, giám sát về chất lượng. Hoạt động này được thực hiện thông qua quá trình tự đánh giá của bản thân nhà trường và đánh giá ngoài của Hội đồng đánh giá do chính phủ chỉ định. Mục đích nhằm đảm bảo nhà trường sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển. Cũng giống như hoạt động giám sát hiệu quả, hoạt động giám sát chất lượng được đánh giá định kỳ theo quy định. Mô hình quản lý nhà trường Sau khi tự chủ, Hội đồng trường trở thành bộ máy lãnh đạo cao nhất trong nhà trường, quyết định mọi chiến lược phát triển của nhà trường. Hội đồng trường gồm những nhà quản lý giáo dục giỏi, doanh nhân thành đạt và các chuyên gia kinh tế nổi tiếng, là những người lãnh đạo cao nhất của nhà trường. Hội đồng trường có nhiệm vụ: chỉ đạo vĩ mô lãnh đạo trường thực hiện các mục tiêu đề án ngắn hạn và dài hạn; chịu trách nhiệm chính, có quyền quyết định cuối cùng đối với các việc của nhà trường; quyết định phương châm tài chính của nhà trường; đảm bảo nhà trường sử dụng nguồn lực hợp lý, lựa chọn phương thức điều hành, quản lý nguồn nhân lực cũng như mục tiêu chương trình đào tạo. Mô hình quản lý tuyển dụng Nhà trường có quyền tự quyết trong việc tuyển dụng lao động, cán bộ giảng viên. Giảng viên được tuyển dụng cần phù hợp với mục tiêu đào tạo đặc trưng của trường. Nhiệm vụ của giảng viên bao gồm hai hoạt động chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhà trường có trách nhiệm bảo đảm cho họ mức sống trung lưu trong xã hội. Để 336
- được đứng lớp, giảng viên phải thường xuyên nhận được sự đánh giá tích cực từ Hội đồng khoa học khoa và sinh viên. 2.3. Tự chủ đại học ở Việt Nam thời gian qua Trong gần một thập kỷ qua, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và đào tạo, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước. Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Điều 10 đã nêu rõ “Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.[2] Luật Giáo dục ban hành tháng 7 năm 2005 đã đề cập đến ở Điều 14 thể hiện: “tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”[4]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học, theo đó đổi mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập [3]. Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quyền tự chủ của đơn vị trong việc xác định nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; trong việc tổ chức bộ máy và biên chế trong đơn vị; trong việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức [5]. Gần đây nhất là Dự thảo Luật giáo dục đại học năm 2018 được xây dựng cũng quan tâm rất nhiều đến vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. “Đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm định chất lượng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, thanh tra của Nhà nước và giám sát xã hội, theo quy định của pháp luật” [1]. Dự thảo luật đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến quyền tự chủ của các trường đại học như vấn đề về Hội 337
- đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh… Các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ giáo dục đại học đã tạo ra hành lang pháp lý cho quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, nhưng các quyền tự chủ đó vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong quá trình thực hiện. Các cơ sở giáo dục đại học dường như vẫn chưa thực sự mong muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh… 2.4. Thảo luận, trao đổi Thứ nhất, quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần được giao đồng bộ Khi trao quyền tự chủ cho các trường đại học, cần phải thực hiện đồng bộ trên các mặt như: tự chủ tài chính; tự chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu… Các quy định pháp lý về quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần được thống nhất, nhất quán giúp các cơ sở giáo dục đại học có được quyền tự chủ trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủ đó. Thay đổi cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục đào tạo với nhà trường. Bộ giáo dục không can thiệp vào các hoạt động giảng dạy cụ thể của nhà trường, mà chỉ kiểm soát, can thiệp hành chính ở một mức độ nhất định. Bộ chủ quản cần có cơ chế ủng hộ các trường tự chủ tài chính, huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau, Thực tế, khi các quyền được trao quyền tự chủ nghĩa là quản lý vĩ mô về giáo dục đại học cần được thay đổi. Khi đối tượng quản lý thay đổi sẽ đòi hỏi sự thay đổi về phương thức quản lý. Không thể giữ nguyên phương thức quản lý vĩ mô như cũ nhưng cũng không phải xóa bỏ hoàn toàn vai trò quản lý của nhà nước. Tự chủ đại học chỉ có thể thực hiện trong điều kiện tồn tại cơ chế quản lý vĩ mô thích hợp. Trong đó các cơ quan nhà nước thay vì kiểm soát sẽ thực hiện quyền giám sát và đánh giá. Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá về tự chủ đại học Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm không có nghĩa là các trường đại học tự hoạt động và thoát khỏi mọi sự giám sát, đánh giá. Quyền tự chủ gắn liền với quyền tự chịu trách nhiệm. Trách nhiệm của các trường đại học là đảm bảo kế hoạch mục tiêu đào tạo theo những thỏa thuận đã cam kết. Nhà nước trên cơ sở các thỏa thuận của các trường đã đăng ký sẽ đánh giá mức độ, hiệu quả thực hiện quyền tự chủ của các trường, trên cơ sở đó sẽ có những biện pháp vĩ mô phù hợp. Nghĩa là vai trò kiểm soát của nhà nước sẽ thay đổi, thay vì kiểm tra điều kiện, quá trình hoạt động, nhà nước sẽ chuyển sang kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm những vi phạm. 338
- Thứ ba, linh hoạt và dân chủ trong quản lý nhà trường Tính linh hoạt và dân chủ sẽ giúp các trường đại học phát huy tối đa nguồn lực riêng tạo điều kiện thiết lập chương trình giảng dạy theo nhu cầu thị trường lao động. Hiện nay, để phát huy vai trò trách nhiệm của các trường đại học trong tự chủ, trước hết Nhà nước cần trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học một cách đồng bộ nhưng bản thân các trường cần linh hoạt và dân chủ trong thực hiện phân cấp cho các đơn vị trong trường; mở rộng nguồn thu và khoán chi; hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong trường; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính; đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường. 3. KẾT LUẬN Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học để bắt kịp xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta phải tiến hành tự chủ đại học. Nghiên cứu các mô hình tự chủ để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình nước ta là một hướng giải pháp hiệu quả, thiết thực. Có thể nói tự chủ đại học là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, quá trình này sẽ tạo điều kiện để các trường năng động, linh hoạt hơn trong việc tiếp cận các nguồn kinh phí từ xã hội, nâng cao năng lực cạnh trong đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động. Đối với Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Nhà trường trong giai đoạn hiện nay là một chủ trương xuyên suốt trong chiến lược phát triển của Nhà trường. Nhà trường đã và đang xây dựng mô hình tự chủ đại học trên nền tảng hệ thống thiết chế quản trị theo mô hình Hội đồng trường; phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước; gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục - đào tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ và hiện hữu hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018/QH14. 2. Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ - TTg, ngày 30/7/203. 3. Nghị quyết số 14/2005/NQ – CP ngày 2/11/2005 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 4. Luật Giáo dục 2005, Luật số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 5. Thông tư số 07/2009/TTLT – BGDĐT – BNV ngày 15/4/2009 về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và đào tạo. 6. Thuongtruong.com.vn/tintuctrongnuoc/Tự chủ Đại học – Kinh nghiệm và bài học từ Singapore. 7. https://vnu.edu.vn/Tự chủ đại học – xu thế của phát triển. 339
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ - Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1
422 p | 29 | 7
-
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ - Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2
292 p | 24 | 6
-
Thực trạng và giải pháp triển khai cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
4 p | 79 | 5
-
Tự chủ giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống đại học và lý thuyết giáo dục
13 p | 35 | 4
-
Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
14 p | 40 | 4
-
Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam
9 p | 55 | 4
-
Một số vấn đề cần được làm rõ và hướng dẫn khi thực hiện quyền tự chủ trong giáo dục đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học
5 p | 24 | 3
-
Chính sách tự chủ giáo dục - động lực lớn cho sự phát triển giáo dục đại học công lập ở Việt Nam
5 p | 26 | 3
-
Thể chế hóa công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và một số giải pháp
6 p | 36 | 3
-
Nhân tố cốt lõi trong thành công của tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam
6 p | 30 | 3
-
Tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ trong tự chủ giáo dục đại học
4 p | 42 | 3
-
Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
4 p | 33 | 3
-
Tự chủ giáo dục đại học – Một số vấn đề từ góc nhìn phát triển
5 p | 28 | 2
-
Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên cho sinh viên dân tộc thiểu số thông qua kết hợp phương thức đào tạo trực tiếp với trực tuyến trong bối cảnh tự chủ tại trường Đại học Tân Trào
6 p | 3 | 2
-
Thực trạng đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cơ hội và thách thức trong bối cảnh tự chủ
9 p | 10 | 1
-
Các nguồn lực nội sinh có thể được sử dụng để đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam trong bối cảnh tự chủ hiện nay
8 p | 10 | 1
-
Thực trạng, giải pháp về tự chủ học thuật trong giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn