intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ - Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:292

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Hội thảo khoa học Quốc gia "Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ" Phần 2 gồm các nội dung chính như nguồn lực công nghệ cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ; tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ - Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2

  1. Chủ đề 5 NGUỒN LỰC CÔNG NGHỆ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ 391
  2. CHATGPT SẼ LÀ TÁC NHÂN CHÍNH THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Lê Đức Ngọc1 Trung tâm Nghiên cứu-Chuyển giao Khoa học-Công nghệ giáo dục đại học thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Abstract After introducing three articles on ChatGPT by foreign scholars, the author has summarized their statements and proposed some solutions that need to be implemented to exploit the positive values and limit the negative impacts of ChatGPT. The author also attemptd to explains why ChatGPT will be the main agent for promoting innovation in Higher Education in the 4.0 era. Keywords: ChatGPT, positive and negative values, key actors, innovation in higher education 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đưa ra nhận định thể hiện ở tiêu đề bài tham luận này, tôi đã tham khảo hơn hai chục tài liệu công bố gần đây nhất về ChatGPT. Tuy nhiên, tôi chỉ xin giới thiệu 3 tài liệu, thể hiện ba góc nhìn khác nhau về ChatGPT để chúng ta cùng tham khảo sau đây: Ngày 13 tháng 2 năm 2023 Kate Rogerson đã viết một bài đăng trên comm100 có nội dung như sau: ChatGPT là gì? ChatGPT là một chatbot được tạo bởi OpenAI, xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn. Giống như các bot AI khác, ChatGPT hoạt động bằng cách học sâu để trả lời một đề xuất trò chuyện bằng văn bản. Điều khác biệt nhất giữa ChatGPT và với các chatbot khác là quy mô. Trong khi hầu hết các chatbot AI được đào tạo dựa trên một bộ dữ liệu giới hạn, cụ thể. Chẳng hạn như cơ sở tri thức của một trường đại học. Còn ChatGPT được đào tạo trên bộ dữ liệu khổng lồ hàng trăm gigabyte dữ liệu văn bản từ Internet. ChatGPT có thể phản hồi đề xuất trò chuyện theo cách mà người dùng cảm thấy rất giống con người. Đáng chú ý nhất là ChatGPT có thể tạo nội dung mới bằng cách sử dụng ngữ cảnh của các tác phẩm mà nó đã được đào tạo. Giáo dục đại học (GDĐH) đã chứng kiến tác động đáng kể từ ChatGPT khi các trường học phải chật vật để nhận ra những sinh viên (SV) sử dụng AI nhằm gian lận. Chỉ với một đề xuất ngắn, ChatGPT có thể tạo toàn bộ bài luận đại học, viết mã, giải các bài toán phức tạp và thậm chí viết thơ. Với tất cả những khả năng này, thật dễ dàng để thấy ChatGPT và AI có thể quan trọng như thế nào ở các lĩnh vực khác nhau trong tương lai. Giống như với bất kỳ sản phẩm công nghệ mới nào, ChatGPT cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể mà chỉ mới bắt đầu được hiểu rõ. Tiếp đây chúng ta sẽ xem xét một số lợi ích hàng đầu của ChatGPT dành cho trình độ sau THPT và một số rủi ro liên quan. 1 ngocld2000@gmail.com 392
  3. Lợi ích 1. Hỗ trợ ngay lập tức ChatGPT cung cấp cho SV sự hỗ trợ ngay lập tức khi họ cần. SV có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng mà không cần phải đợi phản hồi từ con người. Vì ChatGPT hoạt động 24/7 trên Internet, điều này cũng có nghĩa là SV có thể truy cập thông tin và hỗ trợ bất cứ lúc nào. 2. Phản hồi được cá nhân hóa Do khả năng của ChatGPT trong việc tạo phản hồi bằng các loại văn bản phức tạp khá giống con người, ChatGPT có thể cung cấp các phản hồi được cá nhân hóa cao dựa trên nhu cầu của từng SV. So với các loại công cụ AI khác, ChatGPT không chỉ có thể cung cấp câu trả lời mà SV đang tìm kiếm mà còn có thể trình bày câu trả lời đó theo cách hữu ích nhất cho SV. 3. Tiết kiệm chi phí và hiệu quả Việc cung cấp ChatGPT cho GDĐH có thể giúp các tổ chức phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn bằng cách cho phép nhân viên hỗ trợ tập trung vào công việc phức tạp hơn, trong khi ChatGPT xử lý các yêu cầu và nhiệm vụ thông thường. Như vậy, với hầu hết các nhiệm vụ được giảm tải do bot, các trường học cũng có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách giảm nhu cầu về nhân viên hỗ trợ công việc thông thường. 4. Tính linh hoạt và khả năng tiếp cận Độ rộng lớn của dữ liệu mà ChatGPT đã được đào tạo có nghĩa là ChatGPT có thể dễ dàng trả lời các loại câu hỏi mới và các nhu cầu khác nhau của SV. Điều này cung cấp cho các tổ chức GDĐH một giải pháp linh hoạt và có thể mở rộng cho chatbot của họ. 5. Cải thiện sự tham gia của SV Bằng cách cung cấp cho SV trải nghiệm học tập năng động và tương tác hơn, ChatGPT có thể được sử dụng để giúp cải thiện sự tham gia của SV. Vì thông tin được cung cấp thông qua xử lý nhiều loại ngôn ngữ tự nhiên, SV có thể cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng ChatGPT để tự chủ cho các hoạt động của mình. Những rủi ro 1. Khó phát hiện thông tin sai lệch ChatGPT đã được đào tạo trên các tập dữ liệu lớn và được xây dựng để tạo văn bản dựa trên các mẫu. Điều này có nghĩa là nó tạo ra các phản hồi văn bản được thiết kế để làm hài lòng người yêu cầu, mặc dù những phản hồi đó không phải lúc nào cũng đúng. Trong môi trường GDĐH, thông tin kém chất lượng có thể có tác động tiêu cực đến việc học tập và ra quyết định của SV. Sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, khi ChatGPT trình bày lỗi hoặc không chính xác, không rõ ai chịu trách nhiệm về lỗi đó. 2. Định kiến và phân biệt đối xử Các hệ thống AI, bao gồm ChatGPT, chỉ khách quan như dữ liệu mà chúng được đào tạo. Nếu dữ liệu được sử dụng để đào tạo có sai lệch, thì cũng có thể thể hiện sự sai lệch trong các phản hồi của nó. Khi đào tạo AI như ChatGPT trên một tập dữ liệu lớn, không thể đảm bảo rằng tất cả dữ liệu đều có chất lượng cao và điều này được phản ánh trong thông tin sai lệch dẫn đến AI duy trì những sai lệch trong các phản hồi của nó. 393
  4. Khi việc áp dụng ChatGPT tiếp tục phát triển giữa các cá nhân và tổ chức, ChatGPT có thể khuếch đại những định kiến hiện có trong xã hội, dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc có hại. Điều quan trọng là phải luôn thận trọng khi tiếp cận các thuật toán mà ChatGPT sử dụng để đảm bảo rằng chúng xác đáng và không phân biệt đối xử với một số nhóm người nhất định. Các tổ chức GDĐH nên thực hiện các bước để giảm thiểu những lo ngại về sự định kiến này, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu đào tạo đa dạng và mang tính đại diện, đồng thời thường xuyên đánh giá kết quả đầu ra của mô hình AI để phát hiện những định kiến sai lệch. 3. Mối quan tâm về đạo đức và quyền riêng tư Khi các công nghệ mới như ChatGPT được giới thiệu ra công chúng, chúng thường đi kèm với những lo ngại về đạo đức và quyền riêng tư cho đến khi mọi thứ trở nên rõ ràng về cách thức và lý do dữ liệu được sử dụng. Trong trường hợp của ChatGPT có những lo ngại không chỉ về cách sử dụng dữ liệu mà còn về cách dữ liệu được thu thập và lưu trữ. Để bảo vệ SV cũng như giảng viên, các yêu cầu pháp lý trong GDĐH có nghĩa là các tổ chức cần đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu có liên quan. Ngày 2 tháng 3 năm 2023 Zhang Nan và Wei chu đã viết trên China Daily có nội dung chính như sau: Vì ChatGPT có thể viết email, mã máy tính, thậm chí cả bài báo học thuật và bài thơ, đồng thời đã vượt qua một số bài kiểm tra trong vòng vài giây, bao gồm bài kiểm tra của Đoàn luật sư Hoa Kỳ, bài kiểm tra chuyên gia tính toán và y tế, nó được nhiều người coi là một sự đổi mới có khả năng đột phá cho các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực GDĐH. Vậy ChatGPT là lợi hay hại? Phản ứng toàn cầu đối với ChatGPT rất khác nhau. Một số trường đại học đã cấm nó. Chẳng hạn, Giáo dục Thành phố New York đã cấm chatbot khỏi các thiết bị và mạng của trường công lập, với một số người cảnh báo rằng nó có thể khiến nhiều học sinh gian lận hơn, đặc biệt là trong các kỳ thi, trong khi những người khác coi đó là một điều may mắn hơn là một lời nguyền. ChatGPT và cuộc cách mạng AI đi kèm có thể sẽ có tác động sâu rộng đến GDĐH, đồng thời các cuộc thảo luận và tranh luận vẫn đang tiếp tục về những tác động mà chúng sẽ gây ra cũng như những cơ hội và thách thức mà chúng sẽ tạo ra. 1- Lo lắng đầu tiên là ChatGPT có thể thay đổi cơ cấu đào tạo cơ bản của GDĐH. Ví dụ, SV Trung Quốc thường mất 16 năm để lấy bằng cử nhân và hơn 20 năm để lấy bằng tiến sĩ trong hầu hết mọi lĩnh vực, dù là học thuật hay chuyên môn. Khoảng thời gian 16 đến 20 năm họ dành để đạt được những tấm bằng như vậy giúp họ tích lũy được một kho tàng kiến thức. Nhưng hệ thống này có nguy cơ bị thay thế bằng AI, làm phát sinh những vấn đề khôn lường. 2- Mối quan tâm thứ hai là ChatGPT có thể thay đổi cách chúng ta giảng dạy trong các trường phổ thông và đại học. Chẳng hạn, một SV phụ thuộc vào sách giáo trình truyền thống để tích lũy kiến thức ở một chuyên ngành nào đó sẽ gặp bất lợi lớn trước một chatbot AI sở hữu kiến thức liên ngành và chuyên sâu. 394
  5. Bên cạnh đó, cách giảng dạy theo mô hình thầy - trò trong các lớp học đại học hay mô hình thảo luận trong một số khóa học sau đại học có thể ít thông tin và hấp dẫn hơn so với hình thức tích lũy kiến thức dựa trên chatbot cho thế hệ trẻ. 3- Lo lắng thứ ba là AI có thể thay đổi cả phương pháp nghiên cứu truyền thống và phi truyền thống. Khả năng tích lũy kiến thức nhanh chóng của AI sẽ giúp nó thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ thông thường được thực hiện bởi các học giả và SV sau đại học, chẳng hạn như xem xét một tác phẩm văn học, viết mã và lập trình cũng như viết khoa học quy chuẩn. Các học giả trên khắp thế giới đang thảo luận về việc liệu AI có nên tham gia hoặc đóng góp vào một bài báo khoa học hay không và ở mức độ nào. Những cuộc thảo luận như vậy sẽ giúp các chuyên gia con người mở đường cho GDĐH trong tương lai. Giống như vai trò của hầu hết các tiến bộ công nghệ và đổi mới đột phá trong lịch sử, AI nên và sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ để phát triển GDĐH trên toàn thế giới. Do đó, nên hiểu và sử dụng AI càng sớm càng tốt và các tổ chức GDĐH nên chuẩn bị để đưa AI vào chương trình của họ. Họ có thể bắt đầu bằng cách cung cấp các khóa học liên quan như thuật toán AI và đào tạo, bởi vì khi hiểu cách thức hoạt động của AI, họ có thể tránh mù quáng làm theo các câu trả lời mà ChatGPT đưa ra và đặt câu hỏi với nó, vì vậy họ có thể nâng cao kiến thức của SV, đó là mục đích thực sự của GDĐH ngày nay. Ngoài ra, những SV có kiến thức tốt về AI sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn khi kiếm được một công việc tốt, vì ngày càng có nhiều công việc được thực hiện bởi bot - một số cộng tác với con người. Các công nghệ giáo dục do AI cung cấp có thể được áp dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập của từng SV dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của họ. Ngoài ra, AI có thể giải phóng các giáo sư và giảng viên khỏi những công việc nhàm chán như chuẩn bị giáo trình để họ có thể tập trung vào việc giảng dạy và tương tác với SV, giúp việc học trở nên thú vị hơn. Hơn nữa, hiểu rõ hơn và ứng dụng AI sẽ làm cho hệ thống giáo dục trở nên minh bạch hơn rất nhiều, từ đó giúp chống đạo văn và bảo vệ tính liêm chính trong học thuật. Còn đối với các giáo sư, họ nên tăng cường tương tác với SV và khắc sâu vào người học tư duy phản biện. GDĐH giúp SV phát triển tư duy độc lập trong quá trình theo đuổi tri thức và AI có thể hỗ trợ mở rộng phạm vi và tầm với tri thức của SV. Đặc biệt, các giáo sư nên khuyến khích những người trẻ tuổi tránh sự mơ hồ, quản lý tốt hơn các mối quan hệ giữa các cá nhân và hình thành phán đoán của riêng họ về các vấn đề, thông qua hướng dẫn có hệ thống và tương tác thường xuyên. Cũng cần thiết lập một khung pháp lý toàn diện để điều chỉnh việc áp dụng các công nghệ AI càng sớm càng tốt. Những rủi ro do sự gia tăng của các ứng dụng AI, bao gồm đạo văn, xuyên tạc và vi phạm quyền riêng tư, có thể không biến mất nhưng chắc chắn sẽ giảm nếu các quy định phù hợp được thực thi. 395
  6. Ngày 7 tháng 12 năm 2022 Katie Metziler và Chatgpt viết trên trang web Socialsciencespace về cuộc trao đổi với Chagpt có chủ đề “Cách Chatgpt có thể thay đổi GDĐH” có nội dung chính như sau: Hỏi: ChatGPT là gì? ChatGPT trả lời: ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI đào tạo để tạo văn bản theo phong cách đàm thoại. Nó dựa trên mô hình GPT-3, một hệ thống xử lý ngôn ngữ tiên tiến nhất đã được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu văn bản từ internet. ChatGPT được thiết kế đặc biệt để tạo phản hồi tự nhiên cho đầu vào của người dùng, làm cho nó phù hợp để sử dụng trong chatbot và các ứng dụng đàm thoại khác. Hỏi: ChatGPT có thể được sử dụng như thế nào trong GDĐH? - ChatGPT trả lời: Hãy sẵn sàng, vì tương lai của GDĐH là đây! Với sự xuất hiện của ChatGPT, một mô hình ngôn ngữ lớn do OpenAI đào tạo, cách chúng ta tiếp cận việc học và dạy sắp được chuyển đổi hoàn toàn. ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ có thể tạo văn bản theo phong cách hội thoại dựa trên một đầu vào nhất định. Điều này có nghĩa là nó có thể cung cấp cho SV và các nhà giáo dục những câu trả lời theo thời gian thực, được cá nhân hóa cho các câu hỏi và nhu cầu của họ. Dưới đây là một vài ví dụ về cách ChatGPT có thể chuyển đổi GDĐH: • Người học có thể viết một bài nghiên cứu hoặc bài luận với sự trợ giúp của ChatGPT. Chỉ cần cung cấp cho nó luận điểm của mình và một số yêu cầu chính, ChatGPT sẽ tạo các câu và ý tưởng dựa từ thông tin đầu vào của người học. Điều này có thể giúp vượt qua trở ngại ban đầu của người học và tạo ra các diễn giải độc đáo và sắc thái hơn. • Người học có thể nhanh chóng xem lại một số lượng lớn các bài báo học thuật bằng cách sử dụng ChatGPT để tạo bản tóm tắt hoặc tổng quan. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian và công sức, cho phép người học tập trung vào những thông tin quan trọng và phù hợp nhất. • Người học có thể sử dụng ChatGPT để chuẩn bị câu hỏi thực hành cho các bài kiểm tra hoặc câu đố, cho phép tự kiểm tra kiến thức của mình và chuẩn bị cho các bài đánh giá sắp tới. • Người học có thể nhận phản hồi được cá nhân hóa về các bài tập đã viết của mình bằng cách sử dụng ChatGPT để cung cấp các đề xuất cải tiến dựa trên nội dung đã đề xuất. Điều này có thể giúp người học xác định các lĩnh vực cần phát triển và cải thiện kỹ năng viết của mình. Dưới đây là một số ví dụ bổ sung về cách các nhà giáo, nhà nghiên cứu sử dụng ChatGPT trong chuyển đổi GDĐH: • Người sử dụng có thể sử dụng ChatGPT để tạo câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp trong một chủ đề cụ thể, giúp giáo sư hoặc trợ giảng dễ dàng trả lời các câu hỏi có tính đa dạng của SV hơn. 396
  7. • Người sử dụng có thể sử dụng ChatGPT để tạo báo cáo hoặc tóm tắt dữ liệu hoặc để hỗ trợ phân tích dữ liệu. Điều này có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định nhanh chóng và chính xác các xu hướng và cấu trúc trong dữ liệu của họ. • Người sử dụng có thể sử dụng ChatGPT để tạo giáo án hoặc tài liệu giảng dạy, cho phép các nhà giáo dục tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị cho lớp học. Để không tô vẽ một bức tranh quá màu hồng, tác giả bài này cũng đã yêu cầu ChatGPT viết cho một bài về sự nguy hiểm của việc sử dụng ChatGTP trong GDĐH. ChatGPT trả lời như sau: Khi công nghệ AI tiếp tục phát triển, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều ứng dụng học máy trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, tài chính và giáo dục. Một trong những công nghệ như vậy là ChatGPT, một mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI đào tạo để tạo văn bản theo phong cách đàm thoại. Mặc dù ChatGPT có khả năng mang lại nhiều lợi ích trong GDĐH, chẳng hạn như cung cấp phản hồi được cá nhân hóa và tạo câu hỏi thực hành, nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro và nguy hiểm đáng kể cần được xem xét: - Một mối quan tâm chính là khả năng ChatGPT tái tạo các định kiến và khuôn mẫu tồn tại trong dữ liệu mà nó được đào tạo. Vì ChatGPT được đào tạo dựa trên một lượng lớn dữ liệu văn bản từ internet tại thời điểm nó học, nên nó có khả năng chứa đựng những thông tin mang những định kiến phổ biến trong xã hội tại thời điểm đó. Điều này có thể dẫn đến việc ChatGPT tạo ra các phản hồi không phù hợp hoặc có hại cho một số nhóm người nhất định. Ví dụ: nếu một học sinh hỏi ChatGPT một câu hỏi về một nhóm người cụ thể, thì ChatGPT có thể tạo ra câu trả lời dựa trên khuôn mẫu hoặc định kiến, thay vì dựa trên thông tin chính xác hoặc khách quan mới nhất. - Một mối lo ngại khác là ChatGPT có khả năng làm giảm sự tương tác của con người và phản hồi được cá nhân hóa trong quá trình học tập. Bằng cách dựa vào mô hình học máy để tạo ra câu trả lời cho các câu hỏi và nhu cầu; SV và nhà giáo dục có thể ít tương tác trực tiếp với nhau hơn, điều này có thể dẫn đến hạn chế cơ hội đối thoại và trao đổi ý kiến có giá trị hơn. - Ngoài ra, việc sử dụng ChatGPT có thể tạo ra phương pháp học tập kiểu “một nội dung phù hợp với tất cả”, trong đó tất cả SV được cung cấp thông tin và phản hồi giống nhau dựa trên đầu ra của chatbot. Điều này có thể hạn chế khả năng SV phát triển quan điểm và ý kiến độc đáo của riêng mình, đồng thời hạn chế khả năng hưởng lợi từ các hướng dẫn hoặc hướng dẫn được cá nhân hóa từ các nhà giáo dục con người. - Hơn nữa, có rủi ro là ChatGPT có thể không phải lúc nào cũng tạo ra thông tin chính xác hoặc đáng tin cậy. Bởi vì nó được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu văn bản từ internet, không có gì đảm bảo rằng thông tin mà nó cung cấp sẽ chính xác hoặc đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến việc SV nhận được thông tin không chính xác hoặc gây hiểu nhầm, do đó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho việc học của người học. Ví dụ: nếu một SV hỏi ChatGPT một câu hỏi về một chủ đề cụ thể, ChatGPT có thể tạo ra câu trả lời dựa trên thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác mà nó đã học, điều này có thể khiến SV tin vào điều gì đó không thật đúng. Tóm lại, mặc dù ChatGPT có khả năng mang lại nhiều lợi ích trong GDĐH, nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro và nguy hiểm đáng kể cần được xem xét cẩn thận. Khi công nghệ AI tiếp tục phát triển, điều quan trọng là các nhà giáo dục và hoạch định chính sách 397
  8. phải cân nhắc cẩn thận những lợi ích và hạn chế tiềm ẩn của việc sử dụng ChatGPT trong lớp học, đồng thời thực hiện các hoạt động để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng SV nhận được phản hồi chính xác, không thiên vị và được cá nhân hóa. Hỏi: Vấn đề sử dụng ChatGPT để gian lận thì sao? ChatGPT trả lời: Để tránh ChatGPT bị lợi dụng để gian lận, các nhà giáo dục và tổ chức có thể thực hiện một số cách khác nhau. Ví dụ họ có thể: • Giáo dục SV và các nhà giáo dục về việc sử dụng công nghệ AI bao gồm cả ChatGPT có đạo đức trong môi trường học thuật. • Phát triển các nguyên tắc và chính sách cho việc sử dụng ChatGPT trong công việc học tập và đảm bảo rằng SV cũng như các nhà giáo dục biết và tuân theo các nguyên tắc này. • Giám sát việc sử dụng ChatGPT trong môi trường học thuật và thực hiện hành động thích hợp nếu nó được sử dụng cho mục đích gian lận hoặc phi đạo đức khác. • Sử dụng ChatGPT theo cách hỗ trợ học tập và thành quả học tập, thay vì thay thế cho các hình thức đánh giá truyền thống. Ví dụ: ChatGPT có thể được sử dụng để cung cấp phản hồi và hỗ trợ được cá nhân hóa cho SV, thay vì là một công cụ để tạo toàn bộ bài báo hoặc bài kiểm tra. • Kết hợp tư duy phản biện và lập luận có đạo đức vào chương trình giảng dạy để giúp SV phát triển các kỹ năng và thói quen cần thiết để sử dụng ChatGPT và công nghệ AI khác một cách có trách nhiệm. Hỏi: Còn vấn đề bản quyền? ChatGPT trả lời: Là một người máy ngôn ngữ, tôi không có khả năng cấp phép sử dụng các câu trả lời của mình. Việc xuất bản lại tác phẩm của người khác mà không có sự cho phép và ghi công phù hợp thường được coi là đạo văn. Nếu bạn muốn sử dụng phản hồi của tôi (ChatGPT) trong bài đăng trên blog của mình, tốt nhất bạn nên diễn giải chúng và cung cấp ghi công thích hợp để chỉ ra rằng thông tin đến từ tôi, một chatbot ngôn ngữ do OpenAI đào tạo. Đạo văn là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy điều quan trọng là phải ghi rõ nguồn gốc của bất kỳ thông tin nào bạn sử dụng trong công việc của mình. Đổi mới GDĐH do tác động của Chatgpt ChatGPT chỉ là một loại công cụ như các loại công cụ khác mà công nghệ số mang lại cho con người. Nhưng ChatGPT có tính đối thoại hệ thống hơn, hoàn thiện hơn. Cũng như các công cụ khác, luôn có 2 mặt-tích cực và tiêu cực đối với giáo dục. Về các tác động tích cực: 1- ChatGPT góp phần tạo năng lực: thu thập, chiếm lĩnh hay kiến tạo tri thức cho người học một cách chủ động, thuận tiện, nhanh chóng, hệ thống và hiệu quả. 2- ChatGPT cũng góp phần tham khảo để ra quyết định hay giải quyết vấn đề hiệu quả. 398
  9. 3- ChatGPT góp phần chủ động trong cá nhân hóa nhận thức và tư duy của người học đối với các tri thức của nhân loại có nhiều mặt tốt hơn các công cụ đã có. Có thể tóm lại là ChatGPT sẽ là công cụ để tự học, để thẩm định, để sáng tạo ra tri thức mới một cách cá nhân hóa, nhanh chóng và hiệu quả. Về các tác động tiêu cực: 1- ChatGPT có thể làm giảm sự động não để nhận thức và tư duy của những người học không tự chủ, không có động cơ hay mục tiêu trong học tập hợp lý. 2- ChatGPT có thể làm giảm sự trung thực, tăng bất bình đẳng trong GDĐH thể hiện ở đối phó, gian lận trong học tập làm cho việc công nhận kết quả học tập thiếu chính xác và thiếu khách quan dẫn đến thiếu công bằng trong giáo dục. 3- ChatGPT có thể làm giảm hiệu quả các hoạt động sư phạm không còn phù hợp khi người học dùng ChatGPT. Ví dụ, nếu dạy và học tập chỉ tập trung vào năng lực nhận thức (bản chất là năng lực tiếp thu tri thức) ở mức thấp-nhớ, hiểu, áp dụng máy móc…mà không tập trung vào năng lực nhận thức mức cao - phân tích, đánh giá, sáng tạo và năng lực tư duy (bản chất là vận dụng tri thức) ở mức cao - tư duy hệ thống, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo thì hiệu quả hoạt động dạy và hoạt động học sẽ mang lại nguồn nhân lực không đáp ứng thời 4.0. Với các tác động tích cực và tiêu cực trên, các hoạt động đào tạo xây dựng chương trình, dạy và học, kiểm tra đánh giá và Bảo đảm chất lượng phải thay đổi để giảm tác động tiêu cực, khai thác các tác động tích cực của ChatGPT cung cấp cho giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng. Một số giải pháp cần triển khai trong GDĐH: 1- Bộ GD&ĐT, Hiệp hội AVU&C cần tổ chức nghiên cứu và đề xuất chính sách quản lý sử dụng ChatGPT trong GDĐH một cách có văn hóa, có hiệu quả. 2- Cần có chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giảng viên và người học sử dụng ChatGPT một cách khoa học, hiệu quả và đúng qui định. 3- Cần tổ chức các chuyên đề đổi mới các hoạt động đào tạo đại học trong phát triển chương trình, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá và hoạt động bảo đảm chất lượng để thích ứng với ChatGPT cho các giảng viên và cán bộ quản lý theo các định hướng sau: - Xây dựng chương trình đào tạo/dạy học đại học theo hướng tích hợp tri thức cho từng ngành nghề cụ thể, mỗi tri thức cần được nhìn từ các góc độ khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn khác nhau để có năng lực tư duy hệ thống, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo hiệu quả hơn. ChatGPT với vai trò là công cụ hỏi đáp có giá trị để người hướng dẫn (giảng viên) và SV thực hiện hiệu quả các chương trình dạy học tích hợp tri thức cho từng nghề cụ thể. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học qua dạy nhận thức và dạy tư duy bậc cao đối với từng tri thức. Cụ thể có thể phân tích, đánh giá và sáng tạo, đồng thời vận dụng được tri thức đó vào thực tiễn. 399
  10. - Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực nhận thức và tư duy đối với từng tri thức, từng học phần. Nhờ đó kiểm tra đánh giá mới chính xác và khách quan năng lực nhận thức và năng lực tư duy các tri thức đã học theo chuẩn đầu ra của từng học phần qua viết hay vấn đáp trực diện hay trực tuyến. - Đổi mới Bảo đảm chất lượng theo Quản lý chất lượng tổng thể qua đánh giá giá trị gia tăng hoặc cải tiến liên tục trong hoạt động đào tạo đối với mỗi khóa học của một ngành đào tạo và trong một giai đoạn phát triển của một nhà trường. Cụ thể đánh giá năng lực nhận thức và năng lực tư duy của người học đã gia tăng hay đã được cải tiến trong từng khối tri thức và toàn bộ khóa học và đánh giá giá trị gia tăng hay đã được cải tiến về chất lượng hoạt động đào tạo nguồn lực nhân lực, vật lực và tài lực của nhà trường trong một giai đoạn phát triển. Tóm lại, lý do có thể nhận định “ChatGPT sẽ là tác nhân chính thúc đẩy đổi mới GDĐH thời 4.0” có thể tóm tắt qua 2 lý do chính dưới đây vì: 1- ChatGPT là nguồn thông tin mở, có tính hỏi đáp ở dạng văn bản, đang liên tục được bổ sung và hoàn thiện, được tiếp cận dễ dàng không cách trở về thời gian và địa điểm cho mọi người. 2- ChatGPT là công cụ hỗ trợ trong đào tạo và để tự học và tự đánh giá tri thức cho mọi trình độ, phù hợp với một nền giáo dục mở trong một xã hội học tập đang được triển khai ở nước ta. Do đó ChatGPT sẽ làm thay đổi gần như tất các các điều kiện và các hoạt động của GDĐH không theo các khuôn mẫu cũ nữa thì mới tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhất cho thời đại 4.0 và GDĐH của chúng ta có chất lượng theo kịp nền đại học tiên tiến trên thế giới./. 400
  11. NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỰ CHỦ HIỆN NAY Nguyễn Thị Liên1 Trường Đại học Thương mại Abstract In education, information technology is an invaluable support in management and teaching work, contributing to improving the quality and effectiveness of educational and training activities in the current period. The article outlines the role, points out the reality of applying information technology in teaching, thereby proposing some solutions to improve the effectiveness of applying information technology in teaching today Keywords: Information technology, teaching, digital transformation, autonomy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục và đào tạo không thể đứng ngoài xu thế đó. Trong quá trình chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trở thành yếu tố then chốt, là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Thực tế cho thấy, sự bùng nổ dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, một lần nữa khẳng định việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trở thành tất yếu và mang tính thời sự từ chính thực tiễn hoạt động giáo dục và đào tạo hiện nay. Chính việc ứng dụng CNTT đã bảo đảm cho quá trình giáo dục và đào tạo không bị gián đoạn và đảm bảo sự thích ứng của quá trình dạy học với sự vận động biến đổi của đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là yêu cầu tất yếu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho GV ở các trường đại học tự chủ hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò của ứng dụng CNTT trong giảng dạy Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của CNTT mọi việc có thể giải quyết một cách dễ dàng hơn, không ai có thể phủ nhận được những lợi ích của CNTT đem lại, nó được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục… Việc sử dụng CNTT vào giảng dạy đã và đang đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực giúp cho người dạy và người học tiếp cận với tri thức một cách dễ dàng và sinh động hơn. Dưới đây là một số vai trò của ứng dụng CNTT trong giảng dạy: Thứ nhất, hiện nay để hoạt động giáo dục đạt hiểu quả cao một trong những giải pháp đó là tích cực ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, điều này cũng thúc đẩy giáo dục 1 nguyenliensp1210@gmail.com 401
  12. mở. Công nghệ giúp cho con người tiếp cận thông tin đa chiều hơn và tiết kiệm về thời gian, từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy. Ngày nay, dạy và học hiện đại đòi hỏi tiếp cận vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, đa dạng góc nhìn hơn, qua đó người học cũng có được cái nhìn tổng quát và đào sâu kiến thức tìm ra được bản chất cốt yếu, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, giúp cho công tác học tập nghiên cứu đạt kết quả cao hơn. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, dù ở không gian thời gian nào thì người học và người dạy cũng có thể truy cập kết nối và tìm kiếm kiến thức. Tài nguyên học liệu mở là một xu thế phát triển tất yếu và cần thiết của nền giáo dục hiện nay. Thứ hai, ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp dễ dàng thu thập, lưu trữ và tổng hợp kiến thức đa dạng phong phú, cập nhật thường xuyên. Nếu trước đây, giáo dục truyền thống, sinh viên tiếp cận kiến thức chủ yếu là từ sách vở, giáo trình, ngồi nghe giảng thụ động trên lớp và nguồn kiến thức cũng rất hạn hẹp thì hiện nay nhờ có kết nối internet mà nguồn tài liệu đa dang hơn. Chỉ bằng một cú click chuột chúng ta có thể tìm thấy hàng nghìn hàng triệu kết quả, công nghệ giúp con người truy cập tức thời tới các nguồn tri thức, từ những tri thức phổ thông đến những tri thức học thuật, thậm chí cả những tài liệu nước ngoài đều có thể dễ dàng tìm kiếm. Trong giáo dục đại học tự chủ hiện nay, GV là người truyền thụ những kiến thức cơ bản, cốt lõi đóng vai trò là người hướng dẫn cho người học cách khai thác những thông tin đa chiều từ internet, điều này có vai trò rất lớn trong việc nâng cao tinh thần tự học, chủ động trong học tập và phát huy được tối đa tính sáng tạo của mình. Thứ ba, công nghệ mang lại sự tiện lợi trong không gian và thời gian hết sức linh hoạt. Điều này giúp cho người học có thể tự học ở mọi nơi, đặc biệt, cho phép mọi người có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó mà không cần tập trung tại một địa điểm, hay không cùng một quốc gia mà vẫn có thể trao đổi với nhau về học tập hay công việc, tạo ra sự liên kết rộng lớn, người học cũng có thể chủ động hơn trong học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng suốt đời. Thứ tư, công nghệ giúp hỗ trợ GV trong việc soạn giảng và giảng dạy. Những năm trước đây khi CNTT chưa thực sự phát triển và các phương tiện hỗ trợ dạy học chưa nhiều thì việc soạn bài giảng của người dạy chủ yếu theo phương pháp truyền thống là ghi vào sổ, hàng năm khi giảng dạy người dạy đều phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với thực tế, việc làm đó đã chiếm một khoảng thời gian rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay với thời đại CNTT đã giúp cho người dạy tiết kiệm thời gian soạn bài giảng hơn rất nhiều, việc chỉnh sửa và đưa thêm vào những kiến thức cần thiết trong bài giảng cũng trở nên dễ dàng hơn, người dạy có thể điều chỉnh bài giảng của mình bất cứ lúc nào mà không sợ việc phải viết lại và chép lại trên giấy. Ứng dụng CNTT trong dạy học giúp người dạy nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong dạy học còn giúp GV có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình. Với việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp GV tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, treo bảng phụ, nội dung hiển thị đến đâu, GV giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn. Bài giảng điện tử được lưu trữ và làm tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy về sau. Thứ năm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực và thích ứng nhanh với công việc trong tương lai. Các trường đại học hiện nay hầu hết đào tạo đi đôi với sử dụng, dạy nghề đi đôi với hướng nghiệp. Việc giáo dục, hướng dẫn cho 402
  13. người học sử dụng cũng như tiếp cận ứng dụng công nghệ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp rèn luyện những kỹ năng thực hành, làm việc trong môi trường công nghệ và khi ra trường cũng đáp ứng được đòi hỏi nhất định về công nghệ hiện nay. Thực tế, người học không chỉ dừng ở kiến thức mà còn tích lũy về những kỹ năng mềm, tư duy phản biện, thành thạo trong phối hợp sử dụng công nghệ nên nhanh chóng đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn thực hành nghề nghiệp. Do đó, việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, tạo điều kiện mở rộng hợp tác lao động, đáp ứng được nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao cho nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay Ứng dụng công nghệ thông trong quá trình dạy và học không phải là vấn đề mới nhưng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay cần có quan điểm tổng thể hơn, toàn diện hơn. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy được thực hiện khá toàn diện trong quá trình dạy từ nguồn tài liệu, đến nội dung, phương pháp, tổ chức dạy học, điều này tạo sự đồng bộ, thực hiện hiệu quả quan điểm: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”[1, tr. 115]. CNTT ngày càng có vai trò quan trọng, hữu ích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như công tác quản lí giáo dục hiện nay. CNTT được các trường chủ động sử dụng như là một phương tiện tương tác giữa GV và sinh viên trong quá trình dạy và học như: sinh viên tích cực sử dụng CNTT như một kênh để phản hồi thông tin của bài giảng đến GV cũng như là tìm kiếm các nguồn tài liệu để phục vụ quá trình học tập của mình. Trong thực tế, nhiều năm qua, các trường đại học, GV đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã đạt được những kết quả cao. GV dùng phần mềm mô phỏng các thí nghiệm môn học, hoặc xây dựng các slip hình ảnh, tiến trình của các hoạt động tự nhiên, xã hội… giúp người học hứng thú hơn trong quá trình học. Và hình thức này có thể phục vụ nhiều môn, đặc biệt những môn học mang tính định lượng, thí nghiệm…. Hiện nay, với sự tác động phát triển mạnh mẽ CNTT cũng như đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học nhiều GV đã soạn thảo và thiết kế bài giảng điện tử, soạn giáo án trên máy tính. GV cũng chủ động trong việc cập nhật các kiến thức về máy tính và CNTT, tích cực mua sắm thiết bị hiện đại dùng cho cá nhân để phục vụ bài giảng, làm cho việc ứng dụng các phần mềm công cụ, tiện ích trở nên phong phú. Như vậy phương pháp dạy học truyền thống dần dần được thay thế bằng phương pháp dạy học tích cực với sự trợ giúp to lớn của CNTT. Đặc biệt kể từ khi hai năm trở lại đây, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về mọi mặt toàn cầu. CNTT cũng khẳng định được vai trò của mình đặc biệt là ứng dụng CNTT, đảm bảo quá trình dạy học của Nhà trường đảm bảo tính liên tục. Chất lượng dạy học của Nhà trường được nâng lên đáp ứng yêu cầu xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hiệu quả do CNTT đem lại, ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay vẫn bộc lộ số những hạn chế nhất định đặc biệt là thiếu tính đồng bộ, thiếu tính đột phá trong ứng dụng CNTT. Trình độ sử dụng CNTT của một bộ phận GV chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ mà mới dừng lại ở trình 403
  14. độ tin học cơ bản gây khó khăn cho quá trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Phương pháp giảng dạy theo kiểu “truyền thống” vẫn là phương pháp chủ yếu, việc ứng dụng CNTT còn đơn điệu, thiếu chiều sâu, chưa mang tính dự báo… đang là những cản trở cho quá trình ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Việc đầu tư trang thiết bị CNTT hiện đại chưa được đồng bộ tại các nhà trường đại học trên cả nước. Một số GV vẫn chưa phân biệt rõ giữa phương pháp giảng dạy và công cụ giảng dạy, họ cho rằng sử dụng CNTT trong giảng dạy là đã áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy, bài giảng điện tử, giáo án điện tử... chỉ là công cụ hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy. Họ vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức “một chiều”. Khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, không ít GV lo lắng, băn khoăn việc ứng dụng những phương pháp mới có thể không thành công bằng phương pháp cũ; sợ nêu nhiều câu hỏi cho sinh viên trả lời sẽ không đủ thời gian thực hiện kế hoạch giảng dạy; ngại cho sinh viên thảo luận. Có không ít GV khi thiết kế bài giảng bằng PowerPoint đã sử dụng những hình ảnh, font chữ, màu chữ lòe loẹt; hoặc những hiệu ứng ẩn hiện không hợp lí, gây phản cảm và làm cho sinh viên chú ý nhiều vào hiệu ứng mà sao lãng nội dung. Nhiều GV khi xây dựng giáo án bài giảng điện tử cũng chỉ sử dụng thay thế cho viết bảng, vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức một chiều cho sinh viên là chủ yếu. Họ coi việc trình chiếu thay cho viết bảng. Chính việc này đã làm cho GV ngại suy nghĩ, ngại đổi mới, lạm dụng CNTT chưa đúng mục đích, chưa góp phần nâng cao kết quả dạy học và khả năng tự học, nhận thức của sinh viên. Trong khi đó, “khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng, đa chiều trên phạm vi toàn cầu”[1, tr. 208]. Những thành tựu khoa học, công nghệ sẽ được ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục có những thay đổi mạnh mẽ cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Do đó, để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho GV ở các trường đại học tự chủ hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp sau. 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đáp ứng chuyển đổi số cho GV hiện nay. Đại hội XIII xác định ba đột phá chiến lược, trong đó xác định “đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”[1, tr. 204], là nội dung quan trọng với quan điểm “phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”[1, tr. 214]. Chính vì vậy, việc quán triệt nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ứng dụng CNTT là cơ sở cho cán bộ, GV trong Nhà trường nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, thấy được sự phát triển như vũ bão của CNTT, những tác động to lớn của nó đến quá trình dạy học. Từ đó tích cực đổi mới tư duy, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện cũng như trong các hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học cho phù hợp. 404
  15. Thay đổi phương pháp giảng dạy: Thay đổi quan trọng nhất là GV phải thay đổi phương pháp giảng dạy từ người truyền đạt các kiến thức trở thành người giúp sinh viên thay đổi kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và xóa mù thông tin. Cách dạy cũ không thể tạo ra những công dân thích hợp cho thế kỉ XXI – những công dân toàn cầu. Thay đổi về tư duy, giúp sinh viên có kỹ năng giải quyết vẫn đề, tư duy sáng tạo là rất quan trọng, giúp sinh viên cần làm gì, học gì và như thế nào để đạt được mục đích học tập mình đề ra. Nếu đến trường chỉ được truyền đạt kiến thức thì sách, sách điện tử, công nghệ dạy học được trang bị đầy đủ với không gian rộng hơn rất nhiều so với lớp học,... cũng có thể đảm đương nhiệm vụ này. Trong xã hội thông tin, GV phải giúp sinh viên điều chỉnh định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp có đầu óc sáng tạo, biết phê phán, tư duy độc lập, năng lực hợp tác tích cực và hỗ trợ có hiệu quả giữa người học với những gì họ muốn biết, là người cung cấp cách hiểu mới cho người học. Sự biến đổi lớn về vai trò người dạy - truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học. Với điện toán đám mây (cloud computingy), công nghệ số kết nối toàn cầu và giao tiếp trong không gian rộng và thời gian đa chiều, bởi trong thế giới “ảo” lại hóa thật và sâu, tưởng rộng và xa nhưng rất gần và hữu ích với việc học và cả trong cuộc sống. Đồng thời người dạy cũng cần thay đổi phương pháp giảng dạy, dần dần chuyển đổi từ phương pháp đọc – chép - học thuộc lòng sang hình thức giảng dạy khác phù hợp hơn như dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, seminar, báo cáo – thảo luận, học tập lý thuyết kết hợp sinh hoạt thực tế,.... Nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ: Người dạy phải có năng lực quản lý tài nguyên mạng, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ phục vụ quá trình dạy học, chuyển đổi từ các hình thức giảng dạy truyền thống sang các hình thức giảng dạy áp dụng công nghệ số hóa. Các hình thức học trực tuyến E-Learning: học thông qua các thiết bị điện tử; Mobile Learning: Học thông qua các thiết bị di động; Blended-learning: mô hình học kết hợp giữa học trên lớp và học online; context aware u- learning: học theo ngữ cảnh, thông qua các thiết bị định vị; collaborative environments: học trong các môi trường mang tính tương tác cao; cloud computing: sử dụng công nghệ điện toán đám mây cần được đẩy mạnh áp dụng. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn bằng các phương pháp hiện đại, tiên tiến: Hiện nay, nhiều GV chưa tiếp cận được với các mô hình dạy học mới sẽ làm hạn chế việc rèn kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm. Vì thế công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV nên kết hợp các mô hình đào tạo tiên tiến 4.0, đào tạo trực tuyến, từ xa để GV sư phạm vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa tiếp cận các mô hình dạy học mới. Các hình thức dạy học này sẽ giúp GV bổ sung vào kiến thức nghiệp vụ, làm phong phú hơn các hình thức dạy học của mình. Bên cạnh đó, có một số mô hình GV dạy trực tuyến đã và sẽ được ứng dụng trong đào tạo và bồi dưỡng GV như Mô hình E-learning (đây là mô hình hệ thống quản lý qua mạng); mô hình B-learning (mô hình dạy học kết hợp hình thức học tập trên lớp với hình thức học hợp tác qua mạng máy tính và tự học); mô hình ứng dụng kỹ thuật hội thảo truyền hình (là dịch vụ cho phép nhiều người hội thảo từ xa, với sự xuất hiện của hình ảnh và âm thanh từ một người đến những người còn lại); Mô hình 4.0 là mô hình 405
  16. giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho GV. Đây là giải pháp mang tính khách quan, là điều kiện tiên quyết cho ứng dụng CNTT trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho GV. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy không thể tiến hành nếu thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại. Do đó, Nhà trường cần có sự quan tâm, đầu tư mang tính tổng thể cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy học. Ưu tiên, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT xem đây là sự đầu tư quan trọng hàng đầu đảm bảo cho hoạt động dạy học của Nhà trường đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, để sử dụng có hiệu quả quá trình đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT cần tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về CNTT làm cơ sở phổ biến, nhân rộng với tất cả đội ngũ GV trong trường. Trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT được trang bị. 3. KẾT LUẬN Ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho GV ở các trường đại học là vô cùng cần thiết và nó có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng dạy học của Nhà trường, đáp ứng sự biến đổi của thực tiễn dạy học. Đồng thời, đây là cơ sở tiến hành đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, góp phần đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho GV phải được tiến hành đồng bộ, từ cả phía Nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý nhất là từ chính đội ngũ GV và sinh viên. Khi các chủ thể nhận thức và quán triệt hiệu quả vai trò của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ là chìa khóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho GV ở các trường đại học tự chủ hiện nay. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Thị Thanh Lê (2016), Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, số 383 kỳ 01 tháng 6, tr. 22-24. [4] Phan Thanh Long, Lê Tràng Định (2008), Những vấn đề chung của Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Phạm Thị Lệ Hằng (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 12, tr. 223-225. 406
  17. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Nguyễn Tấn Bình1 Phạm Viết Thanh Tùng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Abstract Today, the rapid development of technology is opening up new era for many industries and areas, and education benefits much from digital technology. Education trends are gradually changing: smarter, faster and less expensive education. How has the adoption of digital technology impacted higher education? In this article, the authors explore the benefits of applying digital technology in education and makes some recommendations to improve the quality of higher education in Vietnam in the context of autonomy. Keywords: Digital technology, higher education, industrial revolution 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học là một quá trình dài hạn đòi hỏi các tổ chức phải nỗ lực và có tầm nhìn to lớn vào giảng dạy, nghiên cứu và đổi mới dựa trên quản lý tối ưu, linh hoạt trong nhận thức và cạnh tranh để hoàn thành vai trò của mình trong việc phát triển xã hội ([5]). Những đổi mới hiện đại trong giáo dục đại học ảnh hưởng đến sinh viên theo nhiều hướng khác nhau nhưng chủ yếu về mặt tiếp cận, sử dụng, năng lực, sự đa dạng và chất lượng giáo dục ([5]). Trong những năm gần đây, số hóa trong giáo dục ngày càng được áp dụng rộng rãi trong việc dạy, học, nghiên cứu, chuyển giao tri thức và mở rộng các hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ số cho phép xóa bỏ rào cản về không gian, thời gian và chất lượng trong hệ thống giáo dục đại học hiện đại, vạch ra mô hình học tập mới mà ở đó người học có thể trao đổi, chia sẻ thông tin toàn cầu. Để thực hiện được những điều này, việc bồi dưỡng một số kỹ năng cũng như phát triển các nguồn lực giáo dục thời công nghệ số là cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Công nghệ số là gì? Công nghệ số (hay chuyển đổi số) là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc. Công nghệ số là khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data,… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới. Có thể hiểu, chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số hóa. 1 Nguyentanbinh@tckt.edu.vn 407
  18. Ở mức công nghệ số này thì ứng dụng sẽ mở ra những dạng thức đổi mới, sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ” ([8]). 2.2. Nguồn lực cần có cho giáo dục đại học khi ứng dụng công nghệ số. Công nghệ số là thời kì công nghệ kỹ thuật cao trên toàn cầu được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vượt ra ngoài các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, ảnh hưởng đến tất cả các ngành từ dịch vụ tài chính đến chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng… Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, giáo dục đại học ở Việt Nam cần chuẩn bị các nguồn lực sau để phù hợp với xu thế phát triển chung: 2.2.1. Big Data (Dữ liệu lớn) Cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ. Chẳng hạn, đối với marketing trong doanh nghiệp, người ta có thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn. 2.2.2. Internet of Things (vạn vật kết nối) Là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ không dây. Internet giúp kết nối giữa các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường nhật (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái…) với con người, thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet duy nhất. Internet vạn vật (IoT) mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với internet và có thể tự nhận dạng chúng với các thiết bị khác. 2.2.3. Cloud (Đám mây lưu trữ) Cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365, Youtube... Mọi dữ liệu đều được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT) đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ này nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực. 2.2.4. Thiết bị học điện tử E-Learning có thể là tự học hoặc kết hợp có giảng viên hướng dẫn. E-Learning ở Việt Nam có thể được gọi là đào tạo từ xa hoặc đào tạo trực tuyến, có thể kết hợp với giảng dạy trực tiếp giống như Blended Learning ([7]). Khi đó, người học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí học tập. Các nội dung học tập đa dạng, phong phú được hiện thực hóa bởi hình ảnh, video, tài liệu trích dẫn nên khơi tạo đam mê ham học hỏi của sinh viên rất nhiều. 408
  19. 2.2.5. Thiết bị di động Sử dụng thiết bị di động trong học tập. Sinh viên các trường đại học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi với một chiếc di động smartphone kết nối mạng internet, môi trường học tương tác cao với bạn bè và giảng viên mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian để nghiên cứu các vấn đề khác ([7]). 2.2.6. Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo - AI) Là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tạo ra những cỗ máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Khi AI trở nên phổ biến hơn, các ứng dụng sử dụng nó phải hoạt động liền mạch với các ứng dụng khác, vì vậy các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo điều kiện tích hợp sâu hơn với các ứng dụng và tương tác hệ sinh thái phong phú hơn. Đây là công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: học tập (tìm kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chính xác) và khả năng tự sửa lỗi...Trong giáo dục, AI giúp cho người học tiết kiệm rất nhiều thời gian. Gần đây nhất, chat GPT xuất hiện ra đời, thông qua chat GPT bạn có thể thực hiện được các công việc như soạn - gửi email đến khách hàng, viết luận văn, code, viết content, làm thơ, lập trình, hỏi đáp và trò chuyện như hai người bạn với nhau ([6]). 2.2.7. Augmented Reality (AR) Là sự kết hợp màn hình, âm thanh, văn bản và hiệu ứng do máy tính tạo ra với trải nghiệm thế giới thực của người dùng, giúp người học nhìn nhận sự việc, sự vật ở nhiều khía cạnh một cách sinh động và chất lượng hơn. 2.2.8. Cloud computing (Điện toán đám mây) Là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám mây. Chi phí thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất phát từ khả năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn đến một số công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền. Với điện toán đám mây, tất cả các hoạt động đều xảy ra trong đám mây, khách hàng sẽ không phải đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng và nhân lực cho công nghệ thông tin vì những dịch vụ này được cung cấp, vận hành, bảo trì bởi nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây ([6, tr 24]). 2.2.9. Tự động quy trình robotic (RPA) Là quá trình tự động hóa các hoạt động kinh doanh thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI, có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động. Những robot này có thể thay thế con người cho các nhiệm vụ phổ biến như xử lý giao dịch, quản lý CNTT và công việc trợ lý. 2.3. Một số kỹ năng cần trang bị Với mức độ lan tỏa của mình, cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra sự thay đổi đối với thị trường lao động trong mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với trình độ chuyên môn. Điều này đặt ra yêu cầu cho giáo dục là cần phải đào tạo nguồn nhân lực có đủ chuyên môn, trình độ để thích nghi được với môi trường kỹ thuật mới. 409
  20. Chính yêu cầu đó đã biến môi trường giáo dục vốn chỉ tập trung truyền tải những kiến thức hàn lâm thì nay đã đổi mới bằng việc cung cấp cho người học cả những kiến thức về kỹ năng bao gồm kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phản biện...Việc áp dụng công nghệ số trong giáo dục cũng buộc người học phải chủ động thay đổi và chủ động trang bị, bồi dưỡng cho mình một số kỹ năng để giúp quá trình học tập của mình tốt hơn và nhanh hơn. Dưới đây là một số kĩ năng cần trang bị. 2.3.1. Giải quyết vấn đề phức hợp: Đây là kỹ năng cho phép một người nhìn thấy mối liên hệ giữa các ngành và đưa ra các giải pháp độc đáo và sáng tạo cho các vấn đề khác nhau. Nói chung, giải quyết vấn đề phức hợp có thể xác định các vấn đề phức tạp, xem xét thông tin liên quan đến những vấn đề đó và đánh giá các lựa chọn giải pháp của nó. Hơn nữa, kỹ năng này cho phép thực hiện các giải pháp khác nhau. Trên thực tế, kỹ năng này có thể giúp mọi người theo kịp các máy AI ([1]). 2.3.2. Tư duy phản biện: Trên thực tế, năm kỹ năng tư duy thiết yếu hàng đầu là sáng tạo, phân tích, sáng tạo, cởi mở và giải quyết vấn đề. Giờ đây, tư duy phản biện hướng nhiều hơn đến khả năng của con người trong việc biến dữ liệu thành những diễn giải hữu ích có thể được kết nối với nhau trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như: Sinh vật học, Kỹ thuật, và máy tính Tư duy phản biện đúng đắn có thể tạo ra nhiều lợi ích, chẳng hạn như dẫn đến những quyết định tốt hơn, thành công trong sự nghiệp, đưa ra những ý kiến sáng suốt và trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể cải thiện các mối quan hệ cá nhân ([1]). 2.3.3. Sáng tạo: Một ý tưởng chỉ là một ý tưởng trừ khi việc thực hiện xảy ra. Tuy nhiên, ý tưởng là một bước bắt buộc và là động lực đầu tiên mà cuối cùng sẽ dẫn đến các giải pháp thích hợp. Hơn nữa, sáng tạo là khả năng định hình những suy nghĩ, tình huống và suy nghĩ ngẫu nhiên thành một thứ gì đó. Mọi thứ đều có thể được xây dựng từ một ý tưởng, miễn là nó được truyền đạt đúng cách. Kỹ năng này sẽ luôn được đền đáp ở hiện tại và trong tương lai. 2.3.4. Quản lý con người: Theo định nghĩa, quản lý con người là quản lý nguồn nhân lực (HRM) và được xây dựng từ nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng đan xen lẫn nhau, chẳng hạn như: tuyển dụng, quản lý, đào tạo,… Vì vậy, trong thế giới của rô-bốt và các kỹ năng toán học khó, con người rất quan trọng. Không máy móc nào có thể thay thế công nhân hoàn hảo, quản lý nhóm hay tạo ra người lãnh đạo. Do đó, kỹ năng lãnh đạo và quản lý là bắt buộc và thời đại mới đòi hỏi kỹ năng con người. 2.3.5. Phối hợp với những người khác: Kỹ năng này sẽ có nhu cầu cao trong bất kỳ ngành nào để đạt được hiệu quả công việc. Trong thời đại kỹ thuật số, kỹ năng này càng được chú trọng bởi nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân hay tổ chức thì việc áp dụng công nghệ sẽ không mang lại hiệu quả tối đa. 2.3.6. Trí tuệ cảm xúc: Trí thông minh có nhiều dạng và không ai thông minh theo cùng một cách. Có người rất thành công với giao tiếp bằng văn bản, trong khi những người khác thành công thiên về khả năng hiểu được cảm xúc, đọc vị được cảm xúc tiềm ẩn của chính mình và của người khác. 410
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2