intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề cơ bản về nguồn lực giảng viên cho giáo dục đại học tự chủ

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vấn đề cơ bản về nguồn lực giảng viên cho giáo dục đại học tự chủ" chỉ tập trung vào giảng viên đại học, với kết quả nghiên cứu như sau: (i) Vai trò của nguồn lực giảng viên đại học trong bối cảnh tự chủ; (ii) Thực trạng nguồn lực giảng viên đại học trong bối cảnh tự chủ; và (iii) Một số giải pháp phát huy nguồn lực giảng viên cho các trường đại học tự chủ”. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề cơ bản về nguồn lực giảng viên cho giáo dục đại học tự chủ

  1. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN LỰC GIẢNG VIÊN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỰ CHỦ Tạ Trần Trọng1 Trường Đại học Văn Hiến, TP. Hồ Chí Minh Abstract The core human resources of HE include the lecturer and the management staff. This paper focuses solely on university lecturer, with the following research results: (i) The role of lecturer resources for HE in the context of autonomy; (ii) The status of lecturer resources for HE in the context of autonomy; and (iii) Some solutions to promote lecturer resources for autonomous HE". Keywords: university, higher education, autonomy, role, teacher resource 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục đích giáo dục đại học (GDĐH) là đào tạo nhân lực chuyên sâu theo các ngành nghề trong xã hội, nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới ngay trong môi trường học tập tạo nền tảng để có thể phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đào tạo về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo thích nghi với môi trường làm việc. Có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng. GDĐH tập trung đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành mà người học hướng tới với mục đích phát triển trọng tâm nền tảng giáo dục về nhân cách, phẩm chất, kiến thức cần phải có để áp dụng vào đúng lĩnh vực. Các trường đại học nằm trong khối nhà nước như Luật, Quân đội, Công an thì được đào tạo chung về lĩnh hội tinh thần yêu nước làm theo đường lối đúng đắn của Đảng, phục vụ nhân dân. Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015, 2018 [1] đặc biệt quan tâm đến vấn đề tự chủ của cơ sở GDĐH. Quyền TCĐH đã được thể hiện ở nhiều điều khoản của Luật về hội đồng trường, hiệu trưởng, tuyển sinh, chương trình đào tạo, văn bằng, tài chính… Khoản 11, Điều 4, Luật Giáo dục đại học quy định: “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học” [2]. 2. VAI TRÒ NGUỒN LỰC GV CHO GDĐH TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, cán bộ nhất thiết phải có học thức. Cán bộ phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật”… năng lực con người không phải hoàn toàn do tự nhiên có được; mà phần lớn do công tác, rèn luyện mới có được”…[3] Bài nói tại Đại hội thanh niên lao động Việt Nam lần thứ III, ngày 24/3/1961- Hồ Chí Minh. 1 trantrong020649@gmail.com 284
  2. Đại hội XIII của Đảng chủ trương: “Đẩy mạnh tự chủ đại học” [4]. Nhìn tổng quát thực trạng triển khai thực hiện thí điểm tự chủ đại học ở nước ta như sau: bắt đầu được thí điểm từ giai đoạn 2014 - 2017 ở bốn trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội và về sau mở rộng thêm các trường như: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đại học mở Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội... Sau 6 năm triển khai thí điểm TCĐH, Việt Nam đã có khoảng 30 cơ sở GDĐH công lập thực hiện tự chủ. Các cơ sở GDĐH được lựa chọn thí điểm đã có những thành tựu nhất định: vị thế của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố và có thêm động lực phát triển, ảnh hưởng tới xã hội sâu rộng, tạo nguồn thu linh hoạt hơn, thu nhập của đội ngũ cán bộ tăng lên, khả năng hội nhập dễ dàng hơn... Để đạt mục đích to lớn trên, GDĐH cần có đầy đủ các nguồn lực; một trong các nguồn lực chủ yếu là “nguồn lực GV đại học”. 2.1. Một số khái niệm * Khái niệm GDĐH: Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về GDĐH, nhưng theo qui định Luật Giáo dục năm 2019: GDĐH là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. * Khái niệm tự chủ đại học: Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục đại học năm 2012 thì tự chủ đại học là việc một trường đại học thực hiện hoạt động tự chủ trong các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học… Thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm “tự chủ” mới xuất hiện và phát triển trong quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với cơ sở GDĐH học theo tinh thần xã hội hóa bảo đảm thống nhất, kỷ cương quản lý nhà nước vừa phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học và thu hút sự tham gia của các bên liên quan. Tự chủ đại học ở Việt Nam là tự chủ theo quy định pháp luật, gắn với tự chịu trách nhiệm và được thể chế hóa từng phần trong từng lĩnh vực hoạt động của các cơ sở đại học. Nghị quyết 14 của Chính phủ (14/2005/NQ-CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005) về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, chuyển các cơ sở GDĐH công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. 2.2. Vai trò và trách nhiệm giảng viên Giảng viên (GV) là người thiết kế, tổ chức kế hoạch bồi dưỡng cho học viên thông qua bài giảng của mình, do đó, họ vừa là người thiết kế vừa là người thi công nhằm đạt được sự thành công của bài giảng. Theo TS. Tony Pont (chuyên gia đào tạo người Anh), GV phải là người chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình đào tạo và là người có vai trò động viên, khuyến khích, định hướng nhu cầu đào tạo của người học. GV không chỉ đơn thuần là người làm công tác giảng dạy, người “truyền thụ” mà còn đóng nhiều vai trò khác trong môi trường đào tạo (ĐT) hiện đại, như “tư vấn” cho SV và học viên trên đại 285
  3. học (sau đây gọi chung là: học viên), “tạo điều kiện” cho học viên học tập, cũng như các vai trò quan trọng khác mà các nhà nghiên cứu chỉ ra như sau: Một là, vai trò của người xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá. GV là người tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, tài liệu cho các khóa ĐT và thực hiện công tác đánh giá trực tiếp, trung thực, khách quan dựa trên phương pháp đánh giá khoa học, hiện đại. Hai là, vai trò của người tạo điều kiện và tư vấn về ĐT. GV phải là người luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học viên tiếp thu một cách chủ động những kiến thức, có kỹ năng, thái độ cần thiết nhằm giúp cho học viên thực thi công vụ tốt hơn và đưa ra những tư vấn hay, thông minh, phù hợp với học viên trong công tác ĐT. Ba là, vai trò của người “truyền thụ, giảng giải”. Đó là vai trò của người giới thiệu, trình bày, thực hiện các hoạt động ở trên lớp hay ở ngoài phòng học để hoàn thành các công việc nghề nghiệp của mình. Đây là vai trò chính để xác định họ là GV, người truyền đạt, cung cấp kiến thức, kỹ năng, thông tin đến học viên. Bốn là, vai trò người điều phối, hướng dẫn, thúc đẩy quá trình ĐT. GV thực hiện công tác điều phối chung làm cho quá trình ĐT được vận hành tốt, bảo đảm sự cân bằng chung của quá trình này. Đồng thời, hướng dẫn, dẫn dắt học viên tham gia vào quá trình ĐTBD. GV là người thúc đẩy một cách có chủ đích đối với quá trình ĐTBD, nhằm giúp cho học viên học tập tốt hơn, sử dụng trang thiết bị cũng như các nguồn lực ĐTBD khác hiệu quả hơn. Trách nhiệm GV trong thực hiện đào tạo Quy trình ĐT bắt đầu từ việc xác định nhu cầu ĐT. Nghĩa là, ĐT phải đi từ nhu cầu thực của người học, họ còn thiếu cái gì (kiến thức hay kỹ năng) thì cần phải phân tích và ĐT cái đó. Trách nhiệm lớn nhất của GV là phải nắm bắt được nhu cầu thực tế của người học và chỉ giảng dạy những cái gì mà họ chưa có, chưa thành thạo để thực thi công vụ. Hơn nữa, GV cần có trách nhiệm đối với cả quá trình ĐT mà họ triển khai từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đến khâu đánh giá kết quả của quá trình ĐT. Nghiên cứu về lý thuyết ĐT, David Kolb (nhà giáo dục học người Mỹ) đưa ra chu kỳ học tập gồm: kinh nghiệm cụ thể; quan sát, phản ánh; hình thành quan điểm, khái quát hóa; áp dụng vào tình huống mới. Theo chu kỳ học tập này, người học học tập theo kinh nghiệm của mình, qua quan sát, thu nhận để hình thành quan điểm về những gì đã thu nhận được và cuối cùng là bước áp dụng những điều đã thu nhận vào công tác. Do vậy, GV cần hiểu rõ học viên, cách thức học của họ để có được phương thức ĐT phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Trách nhiệm của GV không chỉ nằm ở việc thực hiện tốt quy trình ĐT mà còn phải hiểu rõ học viên, làm cho họ tham gia vào quá trình ĐT để đạt kết quả học tập tốt hơn. 3. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC GV CHO GDĐH TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Thực tiễn theo kết quả điều tra của bộ phận “khảo thí” ở một trường đại học ngoài công lập đã thành lập trên 20 năm, chọn ngẫu nhiên tài liệu điều tra của khảo thí, 100 cán bộ giảng dạy một số môn chuyên ngành khác nhau, cùng 1 năm học… kết quả như sau: 286
  4. Số người có trình độ thạc sĩ trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy: 100%. Số GV sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy: 100%. Về chất lượng giảng dạy, kết quả điều tra khảo sát, tổng hợp các phiếu, SV đại học ghi nhận như sau: Kiến thức rộng: 36,5%; giảng dạy tốt: 31,8%; khá: 37,3%; trung bình: 21,2%; yếu: 3,3%; không xác định: 6,4%. Theo đánh giá của SV về GV trong thực hiện chương trình giảng dạy như sau: có trình độ lý luận và có kiến thức thực tiễn: 69,8%; có trình độ lý luận nhưng thiếu kiến thức thực tiễn: 24,9%; có kiến thức thực tiễn nhưng thiếu lý luận: 3,1%; thiếu cả kiến thức lý luận và thực tiễn: 2,2%. Những con số trên cho thấy thực trạng năng lực, chuyên môn của đội ngũ GV tại các cơ sở ĐT như sau: Thứ nhất, đội ngũ GV hiểu biết rộng chưa hẳn giảng dạy tốt (hiểu biết rộng 36,5%; giảng dạy tốt 31,8%); nhìn chung đội ngũ GV được quan tâm, chú trọng phát triển hài hoà cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của công tác giảng dạy cho SV. Đội ngũ GV được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, luôn trung thành, tận tuỵ thực hiện nhiệm vụ được giao. Thứ hai, đội ngũ GV được xây dựng theo những tiêu chuẩn, cơ cấu đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác ĐT. GV ngày càng được tiêu chuẩn hóa, trình độ ngày càng được nâng cao và nhất là năng lực nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt. Họ được ĐT bồi dưỡng không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn được bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực được phân công ĐT. Thứ ba, đội ngũ GV còn những hạn chế nhất định như về năng lực sư phạm chưa cao, có kiến thức chuyên môn nhưng kỹ năng thực hành, kiến thức thực tiễn còn thiếu. GV cần nhiều thời gian để hoàn thiện năng lực giảng dạy của mình. Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, GV đã sử dụng lợi thế của giáo án điện tử; tuy nhiên một số GV chỉ chú trọng giáo án, thiếu mở rộng và chưa kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn; điểm yếu này, có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là do chưa thuộc giáo án trong giảng dạy và thiếu kiến thức thực tiễn. Trình độ GV về sử dụng máy tính giúp ích cho giảng dạy chưa cao, chưa hiệu quả, một số GV sử dụng máy tính cho giảng dạy dừng lại ở việc chép lại các ý quan trọng từ sách vào máy tính thay vì phải soạn giáo án rồi chép giáo án vào máy tính…còn không ít trường hợp thầy đọc – trò chép kiểu truyền thống. Thứ tư, các cơ sở ĐT có xu hướng tuyển GV cơ hữu hơn là mở rộng lực lượng GV kiêm chức. Tuyển GV cơ hữu để dễ phân công nhưng đội ngũ này không có kinh nghiệm thực tế công tác nên bài giảng kém sức thuyết phục. Hơn nữa, giáo viên ít được bồi dưỡng về phương pháp sư phạm. Đây là một trong những yếu kém nhất mà nhiều GV chưa nhận thức được. Nhà trường chưa chú trọng định kỳ “tài trợ-tổ chức” cho GV đi khảo sát kiến thức thực tiễn. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY NGUỒN LỰC GV CHO GDĐH TỰ CHỦ Để phát huy cơ chế tự chủ đại học ở Việt Nam một cách có hiệu quả, cần tiếp tục triển khai những hệ thống giải pháp cơ bản sau: 287
  5. 4.1. Về phía các cơ quan chức năng Cần nhanh chóng ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục Đại học, đi cùng với đó là rà soát, điều chỉnh để đồng bộ hóa các quy định trong các bộ luật liên quan để tránh sự chồng chéo. Chuyển từ cơ chế quản lý trực tiếp sang cơ chế điều tiết, hỗ trợ bằng công cụ vĩ mô và giám sát chất lượng. Xây dựng hành lang pháp lý để các trường đại học có thể tự tin thực hiện xây dựng cơ chế tự chủ theo quy định và hướng dẫn của các văn bản pháp quy. Xây dựng lộ trình tự chủ của cả hệ thống GDĐH trong mối tương quan tương đối với hệ thống GDĐH trên thế giới. Ban hành cơ chế ưu đãi cụ thể (ưu đãi có tính điều kiện) để khuyến khích các cơ sở GDĐH đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ chế tự chủ. Bổ sung, hoàn thiện các thiết chế liên quan để phân định hóa, hiện thực hóa vai trò của hội đồng trường trong các trường đại học. 4.2. Về phía trường đại học Việc thực hiện TCĐH ở nước ta có tính đặc thù, nhưng về cơ bản vẫn phải theo quy luật phát triển GDĐH thế giới. Một là, tự chủ về tổ chức và nhân sự: Cần tích cực, chủ động lên kế hoạch và xây dựng lộ trình tự chủ; thiết lập khung cơ cấu tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự và nâng cao năng lực quản trị. Hai là, tự chủ về tài chính: Để tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường cần hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, chú trọng giải pháp chi theo hiệu quả công việc; phân cấp và quyền cho các đơn vị trong trường để mở rộng nguồn thu và khoán chi; đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các đơn vị; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính… Ba là, tự chủ về học thuật và đào tạo: Để nâng cao chất lượng ĐT cần nhiều yếu tố, trong đó GV có tác động trực tiếp, do vậy đội ngũ GV cần được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy và cập nhật về phương pháp giảng dạy hiện đại. Công tác bồi dưỡng này cần tiến hành hàng năm và một điều cần thiết là họ cần phải được bồi dưỡng ở nước ngoài. Nhà trường chi tài chính định kỳ “tài trợ-tổ chức” cho GV đi khảo sát thực tiễn phù hợp chuyên ngành GV giảng dạy; có cơ chế thu hút-ưu đãi nhân tài. Các trường căn cứ vào điều kiện của mình để xây dựng chương trình đào tạo theo quy định. Tiến hành đổi mới chương trình đào tạo theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng thực hành cho cả người dạy và người học; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm; tăng cường liên kết với doanh nghiệp; liên thông đào tạo giữa các ngành, các trường trong và ngoài nước. Mở các ngành học mới theo nhu cầu của thực tiễn và theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, tiếp cận chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy của các trường đại học ở các nước phát triển. GDĐH Việt Nam đang ở trong tình thế cần có sự đột phá về chất lượng và hiệu quả. So với các nước phát triển, có kinh nghiệm hàng trăm năm để thực hiện TCĐH thì chúng ta mới đi được đoạn đường đầu tiên. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra 288
  6. mạnh mẽ cũng là thời cơ thuận lợi giúp GDĐH Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm và thành tựu của các nước nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển. 4.3. Đối với GV Một là, GV cần chú ý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công việc thiết kế bài giảng, tổ chức bài giảng và các kỹ thuật sư phạm cần thiết. Hai là, về thiết kế bài giảng: phân tích, giải thích rõ ràng về khái niệm, lý thuyết; cấu trúc nội dung một cách logic, chặt chẽ; tóm tắt từng phần nội dung trong bài giảng. Ba là, về tổ chức bài giảng: trình bày nội dung đầy đủ một cách hào hứng, thú vị; kích thích sự quan tâm và tò mò của người học; sử dụng ví dụ, liên hệ thực tế có liên quan đến công việc của học viên; khuyến khích, động viên học tập một cách độc lập; tỏ ra nhiệt tình về chủ đề mình giảng. Bốn là, vận dụng các kỹ thuật sư phạm cần thiết: chứng tỏ mình có kiến thức, kỹ năng, là “bậc thầy” về đề tài mình giảng; cung cấp những nghiên cứu, những điều mới nhất; có kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng trình bày; sử dụng từ ngữ chính xác; ứng xử như là người có chuyên môn sâu, một tấm gương về học thuật; tổ chức thực hành, lấy ví dụ từ kiến thức hiện có của người học. GV có năng lực giảng dạy tốt, phải có những kiến thức lý luận và thực tiễn, kỹ năng chuyên sâu nhất định và chỉ có thể tự tin với những kiến thức, kỹ năng mình có, tự trang bị và với niềm đam mê nghề nghiệp mới có thể chinh phục người học, làm giàu thêm tri thức cho người học. 5. KẾT LUẬN Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, tự chủ đại học tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy các trường đầu tư vào điều kiện bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi; hướng tới thực chất và phát triển bền vững. Quy định pháp luật về quyền tự chủ là quan trọng, nhưng quyền tự chủ thực sự-thực tế quan trọng hơn, chứ không chỉ là văn bản của luật…Nhiều trường đại học công lập tin rằng việc thiếu quyền tự chủ đầy đủ và thực tế là một trong những thách thức lớn mà họ đang phải đối mặt trong việc giải quyết các sứ mệnh cốt lõi của mình. Giáo dục đại học Việt Nam đang ở trong tình thế cần có sự đột phá về chất lượng và hiệu quả. So với các nước phát triển, có kinh nghiệm hàng trăm năm để thực hiện TCĐH thì chúng ta mới đi được đoạn đường đầu tiên. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cũng là thời cơ thuận lợi giúp GDĐH Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm và thành tựu của các nước nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển. Tự chủ đại học là một quá trình phát triển, cần có điều kiện, thời gian để chuyển đổi nhận thức, ý thức và văn hóa chất lượng trong hệ thống GDĐH và toàn xã hội. Cùng với việc luật hóa công tác này thì sự đổi mới tư duy của các trường đại học, bao gồm cán bộ quản lý và GV vẫn là yếu tố có tính quyết định./. 289
  7. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Quốc hội (2019), Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015, 2018), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh (1961), Bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam lần thứ III, ngày 24/3/1961. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội, tr. 137. [4] Nguyễn Hữu Tám (chủ nhiệm), Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Báo cáo kết quả Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Nội vụ năm 2011. [5] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [6] Uyên Nguyên (2020), “Thiết kế hệ thống quản trị đại học ở Việt Nam: Mô hình nào cho tự chủ”. Nguồn: https://tiasang.com.vn, ngày 08/10/2020. [7] Michael Armstrong (1996). A handbook of Personnel Management Practice, Kogan Page Limited, London. [8]. Tony Pont (1996). Developing Effective Training Skills, McGraw-Hill Book Company, London. 290
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0