intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn lực giảng viên cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nguồn lực giảng viên cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ" phân tích khái niệm, phản ánh thực trạng và đưa ra khuyến nghị nhằm phát triển nguồn lực giảng viên cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn lực giảng viên cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ

  1. NGUỒN LỰC GIẢNG VIÊN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Vũ Thị Phương Lan1 Nguyễn Lam Hạnh Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Abstract Higher education autonomy is an international trend around the world and in Vietnam. To achieve such autonomy, higher education institutions need to invest in multiple resources, of which faculty resources are the prerequisite, a condition that needs to be accelerated. Besides, it is also of great significance to the development of higher education in our country in the context of current international integration. By means of synthesis, comparison, the authors analyzed the concept and reflected the actual situation and make recommendations to develop faculty resources for higher education in the context of autonomy. Keywwords: Teachers resources, University education, Autonomous, Primary lecturers, Education autonomy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh tự chủ nền kinh tế như hiện nay, con người là trung tâm của các vấn đề xã hội. Một đất nước có tiềm năng phát triển, thu hút được các nguồn vốn đầu tư của các nước khác trên thế giới hay không còn phụ thuộc vào nội lực vốn có về khoa học, nhân lực, tài nguyên... Vì vậy, phát triển nền kinh tế quốc gia yêu cầu tiên quyết là phát triển con người. Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung giáo dục con người là yếu tố cốt lõi, trọng tâm và có kế hoạch. Do đó, vai trò của các trường trong giáo dục đại học (GDĐH) có ý nghĩa quyết định nguồn lực con người của xã hội đang vận hành và nguồn lực con người của nền kinh tế trong tương lai. Đặc biệt là vai trò đội ngũ giảng viên (GV) - những người “lái đò thầm lặng” nhưng định hướng tư tưởng, tri thức, tầm nhìn… của thế hệ trẻ Việt Nam - là người đào tạo ra đội ngũ nền móng cho nền kinh tế thị trường, khắc họa bức tranh hiện hữu hiện tại, tương lai của cả một dân tộc đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số khái niệm cơ bản Trước hết, để có cái nhìn toàn diện và khách quan về nguồn lực GV cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ, nhóm tác giả sẽ đi tìm hiểu khái niệm nguồn lực là gì? Nguồn lực GV là gì? Bối cảnh tự chủ đại học là gì? Và hiểu như thế nào là nguồn lực GV cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ? Nguồn lực: bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn lực con người, hệ thống chính trị xã hội,… Tất cả các yếu tố được khai thác để sử dụng cho mục đích phát triển đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là nguồn lực. 1 phuonglanvu1710@gmail.com 346
  2. Nguồn lực GV: là tổng hợp các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển đội ngũ GV cả ở hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của trường đại học để tạo ra sự phát triển bền vững cho các trường đại học [2, tr110]. Từ hướng tiếp cận trên, có thể hiểu nguồn nhân lực GV là tổng hợp các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển đội ngũ GV cả ở hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của cơ sở GDĐH. Nguồn lực GV là nguồn lực về con người. Nguồn lực con người về đội ngũ GV càng mạnh thì tốc độ phát triển triển con người được đào tạo càng nhanh để phát triển bền vững nền kinh tế. GV là người thực hiện hoạt động giảng dạy ở các cơ sở GDĐH. (Theo Luật GDĐH năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT; Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT) Đầu tư cho nguồn lực GV là đầu tư về chất và lượng, là vấn đề sống còn của các trường đại học nói riêng và chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo của nền kinh tế nói chung [5]. Bối cảnh tự chủ đại học là gì? Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Điều 10 có viết “trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”. Luật GDĐH được cũng quan tâm rất nhiều đến vấn đề tự chủ của cơ sở GDĐH. Quyền tự chủ đại học đã được thể hiện ở nhiều điều khoản về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh [5]. Như vậy, nguồn lực GV cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ là nói đến nguồn lực đội ngũ đào tạo sinh viên, đào tạo nhân lực về con người cho phát triển nền kinh tế, phát triển xã hội trong điều kiện các trường đại học được giao quyền tự chủ về tuyển sinh, về học phí, về xây dựng hạ tầng… có sự quản lý theo cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà Nước. Nguồn lực GV ở đây là nguồn lực GV cơ hữu, nguồn lực GV thỉnh giảng và nguồn lực GV của các trường đang đi học đào tạo nâng cao trình độ. 2.2. Thực trạng nguồn lực GV công tác tại các trường đại học hiện nay 2.2.1. Nguồn lực GV cơ hữu Về phát triển đội ngũ GV, năm học 2017-2018, tổng số GV cơ hữu trong các trường đại học là 74.991 người, trong đó GV có trình độ giáo sư và phó giáo sư là 5.267 người chiếm 7%, GV có trình độ tiến sĩ là 20.198 người chiếm 26,9%, GV có trình độ thạc sĩ là 20.198 người chiếm 60,3%; GV có trình độ đại học là 9.495 người chiếm 12,6%. Năm học 2018-2019 tổng số GV cơ hữu trong các trường đại học là 73.312 người giảm 1.679 người tương ứng với tỷ lệ giảm 2,2% so với năm học 2017-2018, trong đó GV có trình độ giáo sư, phó giáo sư là 4.658 chiếm 6,3%, GV có trình độ tiến sĩ là 21.106 (tăng 4,5%) và thạc sĩ là 44.705 (giảm 1,2%). Năm học 2019-2020 tổng số GV cơ hữu trong các trường đại học là 73.132 người giảm 180 người tương ứng với tỷ lệ giảm 0,25% so với năm học 2018-2019, trong đó GV có trình độ giáo sư, phó giáo sư là 4.865 chiếm 6,6%, GV có trình độ tiến sĩ là 21.977 (tăng 4,1%) và thạc sĩ là 44.119 (giảm 1,3%). Như vậy, GV có trình độ tiến sĩ trong 3 năm học chiếm tỷ lệ từ 26-30% GV cơ hữu, GV trình độ giáo sư và phó giáo sư chiếm tỷ lệ 6-7%; GV trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao ổn định khoảng 60%. Điều này cho thấy các công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV tại các cơ sở GDĐH chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả. 347
  3. 50000 45266 44705 44119 45000 40000 35000 30000 21106 25000 21977 20198 20000 9495 15000 4139 7489 6543 10000 519 4538 4323 5000 729 542 32 12 493 0 Giáo sư Phó giáo Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học TĐ khác sư Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 Năm học 2019- 2020 Biểu đồ 1: Trình độ chuyên môn GV qua các năm Thực trạng cho thấy số GV cơ hữu ở các trường đại học có xu thế giảm trong 3 năm nghiên cứu. Điều này có thể lý giải do nhiều nguyên nhân khác nhau: trong nền kinh tế thị trường một số GV chuyển ra ngoài làm việc, một số GV được cử đi học nâng cao trình độ không quay trở lại trường giảng dạy, một số GV được thu hút từ các doanh nghiệp nước ngoài,… Đây cũng là trăn trở của ngành giáo dục, làm sao có thể thu hút GV có tài có tâm với nghề, đào tạo những thế hệ nhân lực có chất lượng cho xã hội. Đối với các trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục mầm non có 1.891 GV cơ hữu giảng dạy chuyên ngành giáo dục mầm non với 2 phó giáo sư, 144 tiến sĩ, 1.363 thạc sĩ. Điều đó cho thấy các trường đại học, nhất là các trường đào tạo ngành khoa học cơ bản, đang thiếu trầm trọng giáo sư, phó giáo sư. Giáo sư, phó giáo sư là đội ngũ quan trọng, là nòng cốt của các cơ sở GDĐH, trong trường đại học có 2 chức năng là truyền thụ và sáng tạo trí thức, cả 2 chức năng này đều cần những giáo sư, phó giáo sư đầu ngành để đảm đương trọng trách của nhà trường. Năm học 2016-2017 đã có 491 nhóm giảng dạy - nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy - nghiên cứu nhất là: Đại học Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), Trường Đại học Tây Nguyên (42 nhóm), Đại học Đà Nẵng (36 nhóm), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (24 nhóm), Đại học Quốc gia Hà Nội (23 nhóm). Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá: tỷ lệ GV có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ của các trường cao đẳng sư phạm còn quá thấp (chiếm khoảng 3,4%). Chất lượng đội ngũ GV vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ GV không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế... Số GV cơ hữu ở trường đại học công lập năm học 2019-2020 gần như không thay đổi so với năm học 2018-2019 (tăng 5 GV tương đương 0,01%). Tuy nhiên, số GV cơ hữu ở các trường đại học ngoài công lập lại giảm 185 GV (tương đương giảm 1,13%). 348
  4. Điều này cho thấy GV cơ hữu ở các trường ngoài công lập có xu hướng chuyển dịch nghề nghiệp theo hướng thị trường, đây là sự phát triển tất yếu của xã hội. Đến năm 2020, có 21.977 GV tiến sĩ, khoảng 30% GV đại học; Thạc sĩ 44.119 GV. Con số tiến sĩ tăng lên 31,12% vào năm 2021. Như vậy, nguồn lực GV cơ hữu của các trường đại học chưa có thay đổi đột biến. Những thay đổi nhở chủ yếu do nhu cầu tất yếu của thị trường, của sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, một bộ phận nhỏ do nguyên nhân chủ quan,… Chất lượng đội ngũ GV cơ hữu vẫn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các trường đại học, là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn cũng như năng lực đào tạo của các trường đại học công lập cũng như ngoài công lập của nền giáo dục Việt Nam. 2.2.2. Nguồn lực GV thỉnh giảng Điều 31 Nghị định 75/2006 NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giáo dục: Thỉnh giảng chính là một hoạt động mà cơ sở giáo dục hoặc là người đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm nghề giáo từ một nới khác đến giảng về vấn đề nào đó. Như vậy, nguồn lực GV thỉnh giảng được khuyến khích với tất cả các trường đại học để nâng cao được chất lượng giảng dạy đội ngũ của trường; giúp các em sinh viên bên cạnh kiến thức hàn lâm có thêm kiến thức thực tế về các học phần được giảng dạy trong nhà trường. Nguồn lực thỉnh giảng của các trường đại học là nguồn lực có chất lượng cao. Trong bối cảnh tự chủ như hiện nay, những GV có trình độ chuyên môn cao, có học hàm học vị luôn được các trường mời về thỉnh giảng để thu hút sinh viên trong học tập và để truyền thụ kinh nghiệm đối với GV cơ hữu của trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của việc mời GV thỉnh giảng về dạy, một số trường đại học vẫn tồn tại việc trong nguồn lực GV có GV thỉnh giảng nhưng thực tế không có GV đó, nghĩa là chỉ ghi tên cho có, cho đủ để phù hợp với quy mô đào tạo của trường. Vấn đề này cũng cần được Bộ, Ngành xem xét và có các cách thức phù hợp với các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội. 2.2.3. Nguồn lực GV của các trường đang đi học tập, nâng cao trình độ Đề án 322 và 911 đã đạt được nhiều thành công và đóng góp đáng kể cho mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ GV các cơ sở GDĐH. Hàng ngàn GV trong các cơ sở GDĐH có cơ hội học tập và nghiên cứu ở những quốc gia phát triển bằng ngân sách Nhà nước và đang đóng góp tích cực cho cơ sở GDĐH Việt Nam. Đề án 911 vạch ra lộ trình đến năm 2020 bổ sung được 23.000 tiến sĩ mới (gồm 10.000 tiến sĩ đào tạo trong nước, 10.000 tiến sĩ đào tạo nước ngoài và 3.000 tiến sĩ theo phương thức đào tạo phối hợp). Nhưng kết quả đối với đào tạo trong nước, tính đến năm 2016, số GV đăng ký đào tạo ở trong nước trúng tuyển và nhập học là 2.050 nghiên cứu sinh. Đối với đào tạo ở nước ngoài, kế hoạch đặt ra là đào tạo được khoảng 10.000 GV có trình độ tiến sĩ. Song thực tế, đề án mới tuyển hơn 2.900 ứng viên, chỉ đạt hơn 29% chỉ tiêu. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hai năm qua (2020 và 2021) các trường đại học trên cả nước chỉ tuyển sinh được khoảng 1/3 tổng chỉ tiêu đào tạo bậc tiến sĩ. Tính riêng năm học 2019 - 2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ ở các trường 349
  5. đại học trên cả nước là 5.111. Tuy nhiên, các trường chỉ tuyển được gần 1.274 chỉ tiêu (chiếm 25% tổng chỉ tiêu), số thừa lên tới hơn 3.800. Một hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ và nguồn lực đã được đề xuất để thực hiện những mục tiêu trên, trong đó nguồn ngân sách trung ương tập trung thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách triển khai Đề án 89 và các khoản chi học bổng, học phí, các chi phí cho người học được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ theo Đề án 89. Năm 2021, đã có hơn 1.200 GV đăng ký học tiến sĩ theo Đề án 89. Trong đó, số lượng gửi đi đào tạo ở nước ngoài là 360 GV; đào tạo theo hình thức phối hợp là 865 GV, còn lại là đào tạo theo hình thức phối hợp. Biểu đồ 2: Số lượng nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước năm học 2021-2022 Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ GV khi được cử đi đào tạo ở các cơ sở nước ngoài không quay trở lại trường giảng dạy mặc dù phải đền bù chi phí đào tạo. Chia sẻ về tình trạng “chảy máu chất xám” và đãi ngộ người tài ở nước ta hiện nay, Giáo sư Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Nhiều người đi học ở nước ngoài về vẫn phải tự thân vận động, tự bỏ tiền túi để nghiên cứu khoa học, một phần do thủ tục hành chính, chế độ, chính sách chưa thỏa đáng. Họ không về do hệ thống nghiên cứu khoa học trong nước chưa đủ hấp dẫn cho người có tài làm việc trong nước, chưa đủ mức tin cậy cho những nhà khoa học trẻ thấy rằng, mình làm trong nước có thể tiến bộ và cống hiến được như nước ngoài. Chúng ta cần chú trọng đội ngũ trí thức trong nước ở các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức... Có một điểm không thể thiếu được là chú trọng kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trở về nước hợp tác, cộng tác thường xuyên để có sự gắn bó, hợp tác. Nhà nước không cần có một chính sách gì quá đặc biệt với trí thức Việt kiều mà hãy tập trung vào những chính sách tốt cho trí thức trong nước”. 350
  6. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu chất xám không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà của tất cả các nước trên thế giới nhưng số lượng ở các nước khác nhau. Đây là sự di chuyển nguồn lực con người một cách tự nhiên. 3. KHUYẾN NGHỊ Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với GDĐH là thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, GV các trường đại học luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, chú trọng, coi đây là nguồn nhân lực “đặt nền móng” cho việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng cho quá trình hội nhập quốc tế. Để phát triển nguồn lực GV cho các trường đại học trong bối cảnh tự chủ, nhóm tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau: Thứ nhất, về chế độ đãi ngộ GV: như tìm hiểu của nhóm tác giả thì thu nhập của GV ở các trường đại học trong bối cảnh tự chủ hiện nay chưa cao. GV mới được tuyển dụng (thường là trình độ thạc sĩ) mức lương cơ sở được nhận hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng (Nghị định số 38/2019/NĐ-CP, Thông tư số 04/2019/TT-BNV) và hệ số lương bậc 2 áp dụng cho GV hạng III (hệ số lương của Viên chức loại A1) là 2,67 (Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) với chế độ tập sự theo quy định là 01 năm, được hưởng tối đa 85% lương. Ngoài ra, phụ cấp ưu đãi giảng dạy dao động từ 25% đến 40%. Với thu nhập như vậy thì mức lương của một GV mới tuyển dụng chưa đến 5 triệu đồng. Rõ ràng đây là mức thu nhập chưa cao. Tiền lương ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và giữ chân người lao động và do đó nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công tác nhân sự. Đây là một trong những yếu tố cản trở đầu tiên có sự ảnh hưởng lớn đến thu hút nguồn lực giảng dạy. Hơn nữa, các trường đại học hiện nay chưa có sự đánh giá chính xác năng lực của GV để có chế độ đãi ngộ hợp lý [1, tr462]. Với những yêu cầu về trình độ đầu vào khác nhau, nhưng chế độ lương, thưởng, đãi ngộ nhìn chung không có sự chênh lệch. Chính yếu tố về chế độ lương, đãi ngộ đã tạo rào cản mạnh mẽ đến việc thu hút nguồn lực có trình độ cao. Do đó, để có đội ngũ GV có đủ cả về chất và lượng thì chế độ đãi ngộ là điều kiện tiên quyết, cơ bản để các GV có thể cống hiến chuyên môn, say mê nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Thứ hai, về quy trình tuyển dụng nguồn lực GV: Trong bối cảnh tự chủ giáo dục như hiện nay, nguồn lực GV là yếu tố quyết định đến chất lượng cơ sở đào tạo. Hầu hết các trường đều có quy trình tuyển dụng GV khá chặt chẽ, hợp lý và phù hợp. Tuy nhiên, thực tế việc tuyển dụng GV của một số trường đại học chưa tuân thủ theo quy trình mà các trường ban hành, chưa kể một số trường hợp còn tổ chức tuyển dụng mang tính hình thức, trưởng đơn vị là người quyết định viên chức trúng tuyển. Nếu các trường không có cách làm việc khách quan, đổi mới và sáng tạo; làm việc còn mang tính quan liêu, không dân chủ thì nguồn lực GV tuyển dụng vào trường sẽ không có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo. Chưa kể những GV cơ hữu đang giảng dạy tại trường họ sẽ có cảm giác chán nản, không muốn cống hiến khi môi trường làm việc không đặt chất lượng lên hàng đầu. Đây cũng là vấn đề mà các trường đại học phải xem xét, có những thay đổi trong tuyển dụng để có đội ngũ GV giỏi chuyên môn, đạo đức chuẩn mực. 351
  7. Thứ ba, thực hiện khen thưởng, kỷ luật GV công khai, minh bạch: Đánh giá GV từ trước đến nay vẫn là vấn đề khó của các trường. Có một số trường lấy phiếu đánh giá GV từ sinh viên, từ GV dự giờ… Tuy nhiên, cách đánh giá này còn mang nhiều cảm tính hay trong đơn vị khoa còn có tình trạng cả nể, không khách quan trong đánh giá GV khi mắc khuyết điểm. Khen thưởng rõ ràng, kỷ luật đúng người đúng tội, có khuyết điểm phải sửa không bao biện. Mọi hoạt động phải diễn ra công khai và minh bạch, công tư phân minh có như vậy mới kích thích năng lượng làm việc của GV, kích thích sự cống hiến của GV với đơn vị công tác. Thứ tư, đầu tư môi trường làm việc cho GV: Một môi trường làm việc phù hợp, được trang bị các điều kiện phù hợp cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học sẽ giúp GV yên tâm công tác, phát huy hết năng lực bản thân cho chuyên môn. Tuy nhiên, hiện nay ở các trường đại học điều kiện làm việc ở một số đơn vị còn sơ sài, thư viện còn nghèo nàn, máy móc thiết bị còn lạc hậu… nên vấn đề nghiên cứu của GV còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm và đầu tư hơn nữa. 4. KẾT LUẬN Nguồn lực GV cho các trường đại học trong bối cảnh tự chủ hiện nay là vấn đề trọng tâm, then chốt và đặt lên hàng đầu. Nguồn lực GV giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức là những viên gạch đầu tiên xây nền móng của một trường đại học tốt. Thu hút GV thỉnh giảng giỏi, giữ được những GV cơ hữu có chuyên môn cao, tạo điều kiện để GV học tập nâng cao trình độ vừa là năng lực vừa là uy tín của các trường đại học. Bên cạnh đó, mỗi Nhà trường cần có các chính sách tăng thu nhập cho GV, tăng cường hơn nữa chế độ đãi ngộ hợp lý, công khai và minh bạch nguồn thu nhập, tạo môi trường làm việc tốt, khuyến khích giảng viên đi học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước là các chính sách quan trọng trong sử dụng nhân lực GV. Bên cạnh đó, việc làm này là vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định đến việc rút ngắn thời gian tự chủ giáo dục đại học và cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển giáo dục bền vững, hướng đến phát triển hài hòa về kinh tế - xã hội - giáo dục của một Quốc gia. Đúng như câu nói được nhân dân thường lấy làm khẩu hiệu đó là: “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” thì nguồn lực giảng viên được ví như “hồn cốt” của cơ sở giáo dục đại học. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Blaskova, M., Blasko, R., Kucharcikova (2014). Competences and Competence Model of University Teachers. Social and Behavioral Sciences, No 159, pp. 457-467. [2] Nguyễn Thị Thu hương (2012). Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 28, tr. 110-116. [3] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục, Luật số 38/2005/QH11, ngày 14/6/2005. [4] Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, Luật số 43/2019.QH14, ngày 14/6/2019. [5] Quốc hội (2018). Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật số 34/2018/QH14, ngày 19/11/2018. 352
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0