Nguồn lực công nghệ cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ: Thực tiễn tại Đại học Kinh Bắc
lượt xem 1
download
Nghiên cứu "Nguồn lực công nghệ cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ: Thực tiễn tại Đại học Kinh Bắc" tập trung phân tích nguồn lực công nghệ trong tự chủ và thực tiễn giáo dục đại học tại Trường Đại học Kinh Bắc nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nguồn lực công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguồn lực công nghệ cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ: Thực tiễn tại Đại học Kinh Bắc
- NGUỒN LỰC CÔNG NGHỆ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ: THỰC TIỄN TẠI ĐẠI HỌC KINH BẮC Lê Thị Châu1 Trường Đại học Kinh Bắc Abstract The explosion and development of technology has made drastic changes and profound impacts on the operation of the education system in general and higher education in particular, especially in the concept of university autonomy. This study focuses on analyzing technology resources in higher education autonomy and practice at the University of Kinh Bac to propose some solutions to improve technology resources to improve the quality of education. Keywords: Technology resources, university autonomy, University of Kinh Bac 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, đối với giáo dục đại học (GDĐH) trong bối cảnh tự chủ và quá trình chuyển đổi số thì nguồn lực công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, thời gian vừa qua cả thế giới phải hứng chịu hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, giãn cách xã hội được ví như “chất xúc tác” giúp công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ. Các nền tảng công nghệ trực tuyến ra đời giúp cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng được duy trì, ổn định. Việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động quản lý và đào tạo, nhất là việc tổ chức các lớp online, kỳ học online, thi online. Hoặc là trong kinh doanh thương mại cũng đã có sự chuyển dịch lớn trong thói quen tiêu dùng, đó là sử dụng hình thức thanh toán “không tiếp xúc” thông qua các ứng dụng của ngân hàng, ví điện tử... Đến nay, nó càng có vai trò quan trọng với GDĐH trong bối cảnh tự chủ, khi các trường đại học ngoài công lập phải tự thu chi điều tiết ngân sách, không được bảo trợ từ nhà nước như các trường công lập. Sự cạnh tranh khốc liệt về tài nguyên, về nguồn lực đã cho thấy công nghệ đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và thu hút người học. Đây cũng là vấn đề sống còn của các cơ sở GDĐH trong bối cảnh tự chủ hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về nguồn lực công nghệ đối với GDĐH trong bối cảnh tự chủ Nguồn lực công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với GDĐH trong bối cảnh tự chủ hiện nay. Trước hết, tự chủ đại học là “việc trường đại học được cho phép tự do cần thiết, không có sự can thiệp của bên ngoài trong việc sắp xếp tổ chức và điều hành nội bộ cũng như phân bổ nguồn tài chính và tạo thêm thu nhập từ các nguồn ngoài phần cấp phát của nhà nước; tự do trong việc tuyển dụng nhân lực và bố trí điều kiện làm việc; tự do trong điều hành giảng dạy và nghiên cứu” [1]. Hiệp hội các trường đại học và học viện Canada định nghĩa, tự chủ đại học gồm các quyền lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ; lựa chọn, xét tuyển và kỷ luật sinh viên (SV); thiết lập và kiểm soát chương trình đào tạo; ban hành các quy định tổ chức để triển khai hoạt động khoa bảng; xây dựng chương trình 1 lethichau2903@gmail.com 421
- và nguồn tài nguyên bổ trợ trực tiếp; xác nhận hoàn tất chương trình và cấp phát văn bằng. Thực tế, hoạt động quản lý GDĐH của Việt Nam trong thời kỳ tự chủ có ba vấn đề lớn phải đối mặt đó là: - Chính sách GDĐH; - Công tác quản lý GDĐH; - Điều hành và đảm bảo chất lượng đào tạo trong GDĐH. Để giải quyết đồng bộ các vấn đề trên thì việc ứng dụng các nguồn lực công nghệ là giải pháp hữu hiệu. Thuật ngữ “công nghệ” được sử dụng trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau và quan niệm về công nghệ cũng rất khác nhau. Trong thế kỷ 20, công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng, đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và văn hóa trên toàn cầu với sự xuất hiện của các loại máy móc và thiết bị phức tạp như máy tính, điện thoại di động, internet và máy bay phản lực. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên hệ thống kết nối số hóa, trong đó sự đột phá của Internet và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi và tác động mạnh mẽ đến GDĐH. Những nguồn lực công nghệ hỗ trợ cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ như: Công nghệ vạn vật kết nối (Internet of Things), Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) và Công nghệ xây dựng mô hình mô phỏng. Định nghĩa về công nghệ được tổng hợp dựa trên các khía cạnh: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin, bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp, các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ[2]. Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội và bao gồm các phần vật thể là máy móc thiết bị. Những lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc: công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng... Nguồn lực công nghệ được hiểu là tất cả những nguồn lực liên quan đến công nghệ, bao gồm các tài nguyên vật chất (như máy móc, thiết bị, phần mềm, dữ liệu), các tài nguyên nhân lực (như các chuyên gia, kỹ sư, lập trình viên và các nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ) và các tài nguyên tri thức (bao gồm các bài báo khoa học, sách vở, tài liệu và các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học); Tuy nhiên, để sử dụng nguồn lực công nghệ một cách hiệu quả cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ, các cơ sở GDĐH cần phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, trong đó giảng viên (GV), SV, cán bộ quản lý cần có đủ kỹ năng để sử dụng các công nghệ và nhà nước có các chính sách khuyến khích, hành lang pháp lý hướng dẫn, triển khai một cách đồng bộ khoa học. 2.2. Thực trạng ứng dụng nguồn lực công nghệ cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ Trong bối cảnh các cơ sở GDĐH đang dần phải tự chủ không chỉ về mặt tài chính mà còn phải thực hiện tự chủ trong hoạt động chuyên môn thì việc ứng dụng công nghệ là vô cùng cần thiết. Đây cũng là nhiệm vụ đào tạo để phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao, nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội, đất nước. Một số nguồn lực công nghệ đang được ứng dụng tại các cơ sở GDĐH như: 422
- - Công nghệ vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) là giải pháp công nghệ tác động mạnh mẽ đến GDĐH trong bối cảnh tự chủ. IoT được hiểu là sự kết nối vạn vật: tất cả những đồ vật thông dụng từ điện thoại, đồng hồ, mắt kính… được gắn các chip hay các thiết bị cảm ứng kết nối với nhau qua Wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G)… và từ đó có khả năng trao đổi dữ liệu với nhau thông qua việc thu thập, truyền tải thông tin. IoT có thể kết nối tất cả các cơ sở đào tạo trên thế giới để cung cấp các trải nghiệm sâu hơn cho người học. Nó cũng giúp người học kết hợp được giữa lí thuyết và ứng dụng thực tế. Người học có thể học theo tốc độ của riêng mình với các phương tiện giúp giao tiếp với GV. Ví dụ, công ty công nghệ SMART đã đã cung cấp bảng tương tác đầu tiên trên thế giới vào năm 1991. Những chiếc bảng thông minh đã thay đổi cách GV và SV tương tác trong lớp học bằng cách di chuyển tài liệu học tập ra khỏi bảng phấn truyền thống. Hay như, công ty EdTech phát triển các dịch vụ và ứng dụng để sử dụng trong lớp học. Ideapaint tiến sâu vào IoT bằng cách phát triển một ứng dụng có tên gọi Bounce với mục tiêu đem đến nhiều trải nghiệm giáo dục trực tuyến. Ngoài ra, ClassDojo - một ứng dụng giáo dục có sẵn trên Apple Store và Google Play - cho phép phụ huynh xem hoạt động học tập của người học qua ảnh và video. Ứng dụng công nghệ này giúp người học dễ hiểu và bài giảng sinh động hơn. - Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing - CC) chi phối mạnh mẽ đến yếu tố thông tin và hợp tác các yếu tố tác động trong quá trình thực hiện GDĐH. Điện toán đám mây là một công nghệ giúp chuyển từ tài nguyên vật lý sang tài nguyên ảo. Công nghệ này đưa GV và người học xích lại gần nhau trên nền tảng thống nhất, duy nhất. Các cơ sở đào tạo không cần phải mua, sở hữu và duy trì các máy chủ và trung tâm dữ liệu của riêng họ, thay vào đó, họ sử dụng đám mây để tận dụng sức mạnh tính toán, cơ sở dữ liệu, lưu trữ và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo đại học luôn có thể chắc chắn về việc tài nguyên của họ được bảo mật trên đám mây. Công nghệ này giúp giảm chi phí đầu tư và rút ngắn khoảng cách giữa các cơ sở đào tạo với nhau. - Công nghệ xây dựng mô hình mô phỏng bằng các ứng dụng tạo nên một phương pháp dạy học hiện đại, đó là việc dạy về các khía cạnh khác nhau của thế giới bằng việc bắt chước hoặc sao chép nó. SV không những hình thành động cơ học tập từ việc mô phỏng mà còn học bằng cách tương tác với chúng theo cách tương tự mà họ sẽ tương tác trong các tình huống thực tế. Trong hầu hết các trường hợp, mô phỏng thường được đơn giản hóa thực tế bằng cách bỏ qua hoặc thay đổi một vài chi tiết. Trong thế giới đã được đơn giản hóa, SV giải quyết các vấn đề, học các khái niệm, quy trình và hiểu được bản chất của hiện tượng cũng như việc điều khiển chúng hoặc qua đó học cách xử lý trong các tình huống khác nhau. Ứng dụng công nghệ này giúp nâng cao chất lượng đào tạo. Việc ứng dụng các nguồn lực công nghệ là yếu tố cần thiết để các cơ sở GDĐH thực hiện việc tự chủ thông qua chuyển đổi số. Chuyển đổi số là “sự thay đổi về cách thức hoạt động của một tổ chức nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu” [3]. Để đánh giá khả năng ứng dụng nguồn lực công nghệ đối với các cơ sở đào tạo đại học trong bối cảnh tự chủ, Bộ Giáo dục - đào tạo đã ban hành Quyết định 4740/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 về Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở GDĐH. Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm 02 nhóm tiêu chí thành phần như sau: - Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong đào tạo”. - Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở GDĐH”. 423
- Đối với mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở GDĐH được đánh giá theo từng nhóm tiêu chí thành phần, thang điểm 100, gồm 03 mức độ: - Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí dưới 50 điểm thì cơ sở GDĐH chưa đáp ứng các yêu cầu cơ bản về triển khai chuyển đổi số. - Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí từ 50 đến 75. Ở mức này, các cơ sở GDĐH đã đáp ứng yêu cầu cơ bản về triển khai chuyển đổi số. - Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí trên 75, nghĩa là, các cơ sở GDĐH đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản và một số yêu cầu nâng cao về triển khai chuyển đổi số. Bộ chỉ số đưa ra rất nhiều tiêu chí và thông qua đó, có thể phân tích, đánh giá được khả năng ứng dụng các nguồn lực công nghệ của các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, trên thực tế, Bộ chỉ số này chưa được áp dụng một cách phổ biến và chưa phát huy được vai trò của mình. Hiện nay, việc ứng dụng các nguồn lực công nghệ trong GDĐH trong bối cảnh tự chủ vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Thứ nhất, từ phía người dạy, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, nhất là GV lớn tuổi. Ví dụ, trong thời kỳ dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp, hình thức học trực tuyến thông qua các ứng dụng như Zoom, Microsoft Team… là một thách thức với họ. Hay như nhờ các nguồn lực công nghệ hỗ trợ việc giảng dạy nên một bộ phận GV đã quá lạm dụng nó. Các bài giảng điện tử, giáo án điện tử xuất hiện rất nhiều trên mạng Internet và GV có thể dễ dàng tải về. Chính điều này đã khiến một bộ phận GV “ỷ lại” và không tự mình trau dồi thêm. Thậm chí, có nhiều GV còn phải cho SV nghỉ vì lý do mất điện nên không chiếu được bài giảng lên máy chiếu. Thứ hai, từ phía người học, hiện nay các cơ sở GDĐH hầu như chưa có nhiều công nghệ hỗ trợ cho SV. Nơi tập trung các công cụ công nghệ cho SV là trang cá nhân được đăng ký thông qua mã SV được trường cấp. Tuy nhiên, trên trang cá nhân của SV thường chỉ hiện thông tin cá nhân, bảng điểm, thời khóa biểu… còn phần lớn các cơ sở dữ liệu khác vẫn đang để trống. Chưa có các công cụ hỗ trợ học tập cho SV ngay trên trang cá nhân của mình. Điều này dẫn đến tình trạng SV khá “bị động” trong việc trao đổi với GV về bài học. Ngoài ra, việc học tập của SV hiện nay vẫn được diễn ra theo phương thức truyền thống “thầy đọc trò chép”. Thứ ba, công tác quản lý hành chính trong các cơ sở GDĐH phần lớn được thực hiện một cách “cơ học”, giấy tờ. Chưa có cơ sở dữ liệu chung cho toàn trường nên việc sự phối hợp giữa các phòng ban gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, do chưa tận dụng được các nguồn lực công nghệ nên còn thiếu sự thống nhất trong việc quản lý. Đôi khi xuất hiện tình trạng “thất lạc” giấy tờ và gặp khó khăn trong việc tra cứu. 2.3. Thực tiễn nguồn lực công nghệ tại Trường Đại học Kinh Bắc trong bối cảnh tự chủ Trường Đại học Kinh Bắc là một trong những trường đại học ngoài công lập, ứng dụng các nguồn lực công nghệ trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập có hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường lao động, lại khởi nguồn là trường ngoài công lập trong hệ thống doanh nghiệp được mở ra nhằm trước nhất là đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động cho tập đoàn, nhà trường hiểu sâu sắc về nhu cầu và đòi hỏi của doanh 424
- nghiệp với người lao động. Vì vậy ngay từ đầu, trường đã định hình cho mình một lối đi riêng trong sự nghiệp đào tạo đó là làm thế nào để SV khi ra trường có việc làm ngay, và làm đúng chuyên ngành. Làm việc ở đâu, cương vị gì, mức lương bao nhiêu? Tất cả những câu hỏi đó cũng chính là yếu tố quyết định mọi hoạt động từ tư duy chiến lược về ngành đào tạo, cho đến phương pháp, nội dung giảng dạy của trường. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ tại trường đã tạo ra một môi trường học tập tiên tiến hơn, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Các SV, GV có thể sử dụng các công nghệ tiên tiến để thực hiện các hoạt động học tập, nghiên cứu một cách hiệu quả hơn, cũng như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập còn giúp cải thiện tính tương tác giữa SV và GV. Các SV có thể truy cập vào các nguồn tài liệu và học liệu trực tuyến một cách dễ dàng, cũng như tham gia vào các hoạt động học tập trực tuyến như hội thảo, trò chuyện, thảo luận để trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình. Tuy nhiên, để thực sự tận dụng tối đa nguồn lực công nghệ, các trường đại học cần đầu tư vào hạ tầng và kỹ thuật, cũng như tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu thân thiện với công nghệ. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ của các cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức có liên quan. Mặc dù việc ứng dụng nguồn lực công nghệ tại Trường Đại học Kinh Bắc đã có sự áp dụng hiệu quả vào các công tác giảng dạy, hỗ trợ học tập, quản lý điểm, học phần… tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần được xem xét và quan tâm hơn nữa. - Thiếu nguồn lực đầu tư, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần cứng và phần mềm để phát triển công nghệ trong công tác quản lý, điều hành và đảm bảo chất lượng đào tạo. Một số phòng học chưa đồng bộ hệ thống máy chiếu, âm thanh... - Thiếu nguồn nhân lực chuyên môn để ứng dụng công nghệ. Các cơ sở GDĐH cần có đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên có đủ kỹ năng và kiến thức để triển khai và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn về công nghệ trong giáo dục, đặc biệt phát triển việc giảng dạy và học tập trực tuyến theo thông tư 23/2021/TT-BGDDT, Cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học trực tuyến với khối lượng học tập không vượt quá 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; bảo đảm chất lượng không thấp hơn so với các lớp học trực tiếp. - Thiếu tài nguyên về nội dung và học liệu giảng dạy: cần phát triển giáo dục ứng dụng công nghệ, đầu tư vào việc sản xuất, cập nhật và chia sẻ nội dung và tài liệu giảng dạy phù hợp với các công nghệ mới. Có nhiều trường hợp nội dung giảng dạy và tài liệu còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu của SV, đặc biệt trong việc giảng dạy trực tuyến. - Khó khăn trong việc thích ứng với các công nghệ mới: các công nghệ mới luôn được phát triển và cập nhật liên tục, điều này đòi hỏi trường phải liên tục thích ứng và nâng cao kiến thức về các công nghệ mới để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc này có thể gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ để thích ứng với các công nghệ hiện đại. 425
- 2.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ứng dụng nguồn lực công nghệ cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ - Cần xây dựng hành lang pháp lý nhằm thế chế hóa nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm, 2021- 2030. Nội dung của chiến lược, phấn đấu đến năm 2030, đã khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Cơ sở GDĐH là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội, do đó, yêu cầu về ứng dụng công nghệ trong công tác đào tạo không chỉ dừng lại là sự khuyến khích mà đó phải là nghĩa vụ pháp lý, đặc biệt là trong bối cảnh tự chủ như hiện nay. Ngoài ra, khi ứng dụng các nguồn lực công nghệ thì việc kết nối tài nguyên giữa các cơ sở GDĐH sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điều này đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền, sở hữu trí tuệ. - Cần có sự đổi mới trong phương pháp và tư duy dạy học tích cực để làm chủ công nghệ. Từ đó, giúp người học biết học gì và học như thế nào để đạt được mục đích học tập. Vì nếu đến trường chỉ được truyền đạt kiến thức đơn thuần thì sách, sách điện tử, công nghệ dạy học được trang bị đầy đủ với không gian rộng hơn rất nhiều so với lớp học... cũng có thể đảm đương nhiệm vụ này. Chẳng hạn, với công cụ điện toán đám mây, công nghệ số kết nối toàn cầu và giao tiếp trong không gian rộng, thời gian đa chiều, bởi trong thế giới “ảo” lại hóa thật, sâu, tưởng rộng, xa nhưng rất gần và hữu ích với việc học cả trong cuộc sống. Đồng thời người dạy cũng cần thay đổi phương pháp giảng dạy, dần dần chuyển đổi từ phương pháp đọc - chép - học thuộc sang hình thức giảng dạy khác phù hợp hơn như dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, seminar, báo cáo - thảo luận, học tập lý thuyết kết hợp liên hệ thực tiễn...Để ứng dụng tốt những công nghệ này, GV cần phải có năng lực quản lý tài nguyên mạng, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ phục vụ cho quá trình dạy học. Việc chuyển đổi từ các hình thức giảng dạy truyền thống sang các hình thức giảng dạy áp dụng công nghệ số hóa theo các hình thức học trực tuyến (E-Learning, Mobile Learning). Hoặc kết hợp giữa chúng với nhau (Blended-learning: mô hình học kết hợp giữa học trên lớp và học online). Ngoài ra, còn phải sử dụng phần mềm trên các thiết bị điện tử như thông qua các thiết bị định vị (context aware u-learning) hoặc là học trong các môi trường mang tính tương tác cao (collaborative environments). - Người học cần chủ động ứng dụng các nguồn lực công nghệ để thích nghi với môi trường GDĐH mới, năng động, sáng tạo. Mỗi người học phải cá nhân hóa được kế hoạch học tập của mình. Một số ứng dụng để lên kế hoạch, quản lý thời gian như Microsoft To Do, Due, Timely, Trello…có thể giúp người học dễ dàng thực hiện việc này. Đối với cơ sở đào tạo GDĐH, phải công khai chương trình, kế hoạch đào tạo trên các ứng dụng quản lý của cơ sở mình. Từ đó, thể hiện công bằng, minh bạch trong quá trình đào tạo và quản lý đào tạo, tránh những sai lầm đáng tiếc. - Cần có sự đổi mới trong giảng dạy các môn học về công nghệ, đặc biệt là môn Tin học tại các cơ sở GDĐH. Nhiều cơ sở đào tạo đại học hiện nay còn chậm đổi mới nội dung của môn học, chưa cập nhật mà vẫn là những kiến thức truyền thống về tin học văn phòng. Do đó, các cơ sở GDĐH cần bổ sung thêm kiến thức về các ứng dụng, công cụ mới hỗ trợ người học không chỉ trong học tập tại giảng đường mà còn cả trong công việc khi ra trường. Tùy vào đặc thù của từng ngành đào tạo mà có khung chương 426
- trình phù hợp cho SV và tạo điều kiện cho SV được thực hành ngay khi còn đang trên ghế giảng đường. - Cần mở thêm các lớp đào tạo về các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ GV và người học trong việc điều tra, thu thập số liệu, phần mềm hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo…nhiều cơ sở chưa được giới thiệu, tổ chức tập huấn về phương pháp sử dụng các phần mềm này. Điều này là một sự lãng phí rất lớn cả về thời gian, tài chính, các tài nguyên công nghệ và ảnh hưởng chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học. - Các cơ sở GDĐH cần xác định những chiến lược dài hạn và ngắn hạn ứng dụng khoa học công nghệ trong bối cảnh tự chủ. Cần có những kế hoạch cụ thể trong từng bộ môn, ứng dụng và thí điểm từng bước hoạt động dạy học hiện đại, từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng đổi mới phương pháp dạy học ở những bộ môn tiếp theo trong toàn trường. Hoạt động này nên tiến hành theo từng bước, tránh nóng vội, chủ quan có thể dẫn đến hiệu quả thấp trong giảng dạy tại nhà trường. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng CNTT cho GV là một việc làm cấp thiết trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập toàn cầu hiện nay. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, cột thu sóng Wifi mạnh đủ cho GV, SV tham gia kết nối và học tập trên internet một cách dễ dàng hơn. 3. KẾT LUẬN Trong bối cảnh tự chủ, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động dạy và học tại các cơ sở GDĐH. Việc ứng dụng hiệu quả các nguồn lực công nghệ có thể giúp các cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi phí, tối ưu hóa công tác quản lý, điều hành và đảm bảo chất lượng đào tạo GDĐH. Đây cũng là yêu cầu mà bối cảnh tự chủ đặt ra đối với các cơ sở GDĐH. Trước những thời cơ và thách thức, GV và người học cần rèn luyện bản lĩnh, sáng tạo, không ngừng đổi mới để đem lại hiệu quả dạy, học tốt nhất. Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các cơ sở GDĐH cần thường xuyên chú trọng bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Theo Hiệp hội quốc tế các trường đại học (International Association of Universities - IAU. [2] Uỷ Ban Kinh Tế và Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP). [3] PGS.TS Vũ Hải Quân (2021), “Chuyển đổi số trong Giáo dục đại học”, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh https://vnuhcm.edu.vn/ve-dhqg-hcm_33396864/chuyen-doi-so- trong-giao-duc-dai-hoc/343137306864.html [4] VPQH (10/12/2018), Luật GDĐH, số 42/VBHN-VPQH. [5] GS.TSKH Đỗ Trung Tá (2018), Bàn thêm về tự chủ đại học, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Số 5, tr.16-18. [6] GS.TS Nguyễn Quý Thanh, TS. Tôn Quang Cường (2020), “Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục”, Cổng thông tin điện tử Học viện cảnh sát nhân dân http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/nhung-xu-the-moi-cua-cong-nghe- trong-giao-duc-6543 truy cập ngày 31/03/2023. 427
- [7] ThS. Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2021), “Vai trò của ứng dụng công nghệ trong dạy và học đại học hiện nay”, Tạp chí Công thương, số 12. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro- cua-viec-ung-dung-cong-nghe-trong-day-va-hoc-dai-hoc-hien nay 82252. htm#:~: text=%E1 %BB%A8ng%20d%E1%BB%A5ng%20c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20trong, gi%E1%BA%A3ng%20d%E1%BA%A1y%20v%C3%A0%20h%E1%BB%8Dc%20t%E1 %BA%ADp. Truy cập ngày 31/03/2023. [8] Hải Yến (2022), Ứng dụng công nghệ hiện đại trong đào tạo đại học, Đồng Nai điện tử http://www.baodongnai.com.vn/xahoi/202205/ung-dung-cong-nghe-hien-dai-trong-dao- tao-dai-hoc-3114456/index.htm truy cập ngày 28/03/2023. [9] PROF, DR, Le Ngoc Hung (2019), “University autonomy is inevitable for the fundamental and comprehensive innovation of education in Vietnam”, Political Theory Online Journal http://lyluanchinhtri.vn/home/en /index.php/cadre-training/item/611-university-autonomy- is-inevitable-for-the-fundamental-and-comprehensive-innovation-of-education-in vietnam.html truy cập ngày 30/03/2023. [10] ESCAP (2017), Technology and Innovation Report 2017: Exploring the South’s capacity for transformative change through the digital economy, Economic and Social Commission for Asia and the Pacific. https://www.unescap.org/sites/default/files/TIR2017_Ebook.pdf, truy cập ngày 30/03/2023. 428
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những nguồn lực cần có cho giáo dục đại học Việt Nam thời công nghệ số
8 p | 58 | 6
-
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ - Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2
292 p | 24 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao kĩ năng lập trình cho sinh viên Công nghệ thông tin, trường Đại học An Giang
5 p | 55 | 4
-
Tự chủ đại học - Một cách tiếp cận từ cơ chế, chính sách và nguồn lực con người
10 p | 10 | 3
-
Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho giảng viên trường đại học tự chủ hiện nay
6 p | 13 | 3
-
Vai trò của các trường đại học trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ cho Công ty CP Thanh Tuyền Group
3 p | 39 | 3
-
Nhu cầu cấp bách và cần thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước
4 p | 10 | 3
-
Ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông trong đổi mới phương pháp dạy và học chế tín chỉ tầm nhìn chiến lược của Đại học Thái Nguyên
8 p | 74 | 2
-
Thực trạng và giải pháp về đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học
5 p | 72 | 2
-
Thực trạng thực hiện dự án hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam và một số khuyến nghị
5 p | 7 | 1
-
Một số ý kiến về nguồn lực cho giáo dục đại học
7 p | 10 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh tự chủ đại học
9 p | 8 | 1
-
Những thách thức mới trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số
9 p | 5 | 1
-
Nguồn lực con người cho giáo dục ở trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên hướng tới tự chủ đại học
6 p | 8 | 1
-
Ứng dụng công nghệ số cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh tự chủ
8 p | 3 | 1
-
Nguồn lực công nghệ cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ
6 p | 5 | 1
-
Đổi mới đánh giá tốt nghiệp trung học phổ thông góp phần nâng cao chất lượng đầu vào cho giáo dục đại học
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn