Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – VIỄN THÔNG TRONG<br />
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ,<br />
TẦM NHÌN CHIẾN LƢỢC CỦA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Minh Tân (Đại học Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Phát triển hệ thống đào tạo vừa chuyên sâu, vừa đa dạng đáp ứng yêu cầu nguồn<br />
nhân lực cho vùng và đất nƣớc - Định hƣớng chiến lƣợc của Đại học Thái Nguyên<br />
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) với 17 đơn vị thành viên, gồm 6 trường đại học, 1 trường<br />
cao đẳng, 2 khoa trực thuộc, 3 viện nghiên cứu, 3 trung tâm và 1 nhà xuất bản, đảm đương<br />
những nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn và<br />
trình độ cao, triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho<br />
các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.<br />
Là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực của vùng, ĐHTN<br />
đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm đổi mới quản lí giáo dục, đổi mới phương<br />
pháp dạy và học, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thực hiện<br />
nghĩa vụ cộng đồng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát<br />
triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị của khu vực.<br />
Theo kế hoạch, đến năm 2010, về quy mô, ĐHTN sẽ đạt 30.000 học sinh, sinh viên chính<br />
quy; 2000 học viên cao học, chuyên khoa cấp I; trên 200 nghiên cứu sinh. Đến năm 2015: đạt<br />
34.000 học sinh, sinh viên chính quy; 3000 học viên cao học, chuyên khoa cấp I và 330 nghiên<br />
cứu sinh, số ngành đào tạo hệ đại học là 45, các chuyên ngành thạc sĩ: 56, tiến sĩ: 32 đưa tổng số<br />
các ngành, chuyên ngành đào tạo của Đại học đến năm 2015 là 133 (đến 2009, chỉ tiêu trên hầu<br />
như đã đạt được: tổng số các ngành, chuyên ngành hiện tại đã đạt con số 132).<br />
Cùng với việc mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, trong những năm tới, ĐHTN sẽ đa<br />
dạng hóa các loại hình đào tạo để phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng người học trong xã<br />
hội; chú trọng những loại hình đào tạo liên kết, phối hợp, đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển... để<br />
phục vụ trực tiếp cho vùng.<br />
Nhằm hiện thực hóa định hướng nói trên, ĐHTN đã và đang triển khai một số giải pháp<br />
chủ yếu như: nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, tăng cường bổ<br />
sung sách, tài liệu, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học,<br />
đổi mới quản lí theo hướng tạo sự chủ động cao trong đào tạo cho các trường, đơn vị thành viên,<br />
tạo môi trường và điều kiện tốt để học sinh sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học tập, nghiên<br />
cứu và rèn luyện...<br />
Theo dự kiến đến 2010, các trường thành viên và các khoa trực thuộc ĐHTN sẽ hoàn tất<br />
việc chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng thời tích cực ứng dụng công<br />
nghệ thông tin và thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy, tăng cường khả năng thực hành, ứng<br />
dụng cho người học.<br />
2. Đào tạo theo học chế tín chỉ, xu thế tất yếu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo<br />
Từ những năm 1990 về trước, hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức giảng dạy và<br />
học tập ở các bậc đại học, sau đại học theo các chương trình đào tạo định sẵn hay còn gọi là<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
phương thức đào tạo theo niên chế, chỉ có một số nước như Mỹ, Anh…, việc tổ chức đào tạo ở<br />
đại học đã thực hiện theo học chế tín chỉ.<br />
Gần đây hơn, nhiều nước Châu Âu đã hình thành hệ chuyển đổi tín chỉ học tập (ECTS –<br />
Europeen Credit Transfer System) để tổ chức quá trình đào tạo đại học trong từng nước và hợp<br />
tác đào tạo giữa các nước.<br />
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và<br />
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 xác định: "...Xây dựng và thực hiện lộ<br />
trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ..." tạo điều kiện thuận lợi cho người học tích lũy<br />
kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước<br />
và ở nước ngoài...<br />
Thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại<br />
học và cao đẳng trên cả nước bắt đầu nghiên cứu và tiến tới hoàn thiện chuyển đổi từ đào tạo<br />
niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ vào năm 2010.<br />
Trong khi đó, ngay từ năm học 2008 - 2009 cả 5 trường đại học và 2 khoa trực thuộc<br />
ĐHTN đã đồng loạt triển khai việc đào tạo theo tín chỉ, đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ<br />
thông tin và thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy, đổi mới chương trình, nội dung, phương<br />
pháp đào tạo, đánh giá và kiểm định chất lượng...<br />
Đặc trưng của học chế tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học phần. Quá trình<br />
học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ). Khác với học<br />
chế niên chế là lớp học được tổ chức theo một chương trình chung áp dụng nhất loạt cho tất cả<br />
người học, ở học chế tín chỉ, lớp học được tổ chức theo từng học phần, đầu mỗi học kỳ, sinh viên<br />
được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định<br />
chung.<br />
Về cách đánh giá kết quả học tập, sẽ không tổ chức bằng một kỳ thi như hiện nay mà hệ<br />
thống tín chỉ dùng cách đánh giá thường xuyên, và dựa vào sự đánh giá đó đối với các môn học<br />
tích lũy để cấp bằng. Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) ngoài các<br />
kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn.<br />
Việc áp dụng hệ thống đào tạo này có rất nhiều ưu điểm. Học chế tín chỉ cho phép ghi<br />
nhận kịp thời tiến trình tích lũy kiến thức và kĩ năng của sinh viên để đạt được văn bằng, cho<br />
phép sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập thích hợp nhất, cho phép rút ngắn hoặc kéo<br />
dài thời gian học tập đối với riêng bản thân họ, cho phép ghi nhận cả những kiến thức và kĩ năng<br />
tích lũy được ngoài trường lớp để đạt được văn bằng, khuyến khích việc học chủ động của sinh<br />
viên, tạo điều kiện cho các sinh viên từ các nguồn khác nhau có thể tham gia học đại học một<br />
cách thuận lợi.<br />
Chương trình đào tạo sẽ mang tính mềm dẻo và có khả năng thích ứng cao. Với việc<br />
được chủ động ghi tên học các học phần khác nhau, sinh viên dễ dàng thay đổi chuyên ngành<br />
trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Với học chế tín chỉ, các<br />
trường có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng, giúp cho việc quản lí đạt được hiệu quả<br />
cao và giảm giá thành đào tạo. Kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ<br />
2<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp<br />
tục. Đó là chưa kể, nếu triển khai học chế tín chỉ trong một trường đại học lớn đa lĩnh vực, có thể<br />
tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng<br />
lặp ở nhiều nơi; ngoài ra sinh viên có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau.<br />
Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt<br />
nhất cho từng môn học.<br />
Một câu hỏi đặt ra là, việc áp dụng hệ thống này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc học<br />
và dạy hiện nay? Liệu sự thay đổi như thế có gây khó khăn gì không?<br />
Trước hết, giáo viên sẽ phải thay đổi phương pháp giảng dạy từ kiểu thầy dạy, trò ghi<br />
sang việc phải lấy người học làm trung tâm. Giảng viên rút được 1/3 thời gian lên lớp nhưng<br />
tăng thời gian chuẩn bị giờ giảng. Giảng viên dạy được nhiều học phần, một học phần được<br />
nhiều giảng viên dạy.<br />
Tiếp nữa là, triển khai phương thức này, các trường phải thay đổi về cách quản lí và tổ<br />
chức đào tạo, phải ổn định và công khai hóa chương trình đào tạo, phải thay đổi phương thức<br />
quản lí sinh viên bằng việc xây dựng hệ thống cố vấn học tập thay cho hình thức giáo viên chủ<br />
nhiệm hiện nay.<br />
Tất nhiên, trong thời kỳ quá độ của việc chuyển đổi, từ thầy giáo đến sinh viên, thậm chí<br />
cả những cán bộ quản lí đào tạo cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ.<br />
Tuy đa số sinh viên tỏ ra háo hức với mô hình dạy học mới này, nhưng một số khác lại tỏ<br />
ra tiếc nuối với mô hình cũ - dạy học theo niên chế. Không phải vì mô hình cũ có hứng thú và<br />
hiệu quả hơn với họ mà chỉ vì một lí do hết sức đơn giản: họ ngại thay đổi, họ muốn giữ thói<br />
quen học - thi - trả bài từ bao lâu nay. Bản thân nhiều giảng viên cũng chưa thích ứng ngay được<br />
với cường độ và tính chất của hình thức giảng dạy mới này. Vì vậy, trước tiên đòi hỏi cả thầy và<br />
trò phải thực sự bứt phá, có ý thức thay đổi để thoát khỏi những thói quen cũ.<br />
Học theo chương trình tín chỉ, muốn được điểm cao và hiệu quả học tập tốt, không đơn<br />
giản chỉ là phải lên thư viện đọc sách từ sáng đến tối, “cày” chăm chỉ, đến kì thi học thuộc bài<br />
mà quan trọng hơn là kĩ năng và sự sáng tạo trong những công việc quen thuộc ấy. Điểm khác<br />
biệt lớn nhất của tín chỉ so với cách học truyền thống là ở chỗ thời lượng sẽ dành nhiều hơn cho<br />
thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách,qua đó, họ được nói, được bộc lộ quan điểm, họ là chủ<br />
thể chứ không phải “người ngoài cuộc”...<br />
Khi thuyết trình trên lớp, điều đầu tiên là chúng ta nghe, thảo luận, thậm chí “bác bỏ” nó<br />
với một tinh thần hoàn toàn dân chủ và có tính chất tích cực, tức đóng góp để cùng nhau tiến bộ.<br />
Tuy nhiên, có một vướng mắc hay gặp là không ít sinh viên thường tỏ thái độ không bằng lòng<br />
hoặc phản đối gay gắt với các ý kiến “nghe có vẻ không hợp lí” và cũng không ít người nghĩ<br />
rằng những ý kiến phản hồi là do sự đố kị cá nhân.<br />
Trong dạy học theo tín chỉ, thầy tuy không còn là người nói nhiều nhất, cũng không còn<br />
vị trí duy nhất là ở trên bục giảng nữa nhưng vẫn nhất thiết là người “cầm cân nảy mực” sáng<br />
suốt trong việc điều khiển, định hướng cho lớp học cũng như các cuộc thảo luận, đồng thời trong<br />
cả các hình thức kiểm tra và đánh giá. Người thầy do vậy không những phải đáp ứng cho học trò<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
về mặt kiến thức mà còn về phương pháp: xử lí tài liệu, cập nhật thông tin, tổ chức các nhóm<br />
học, các chương trình xêmina, các buổi thuyết trình hay trình chiếu…<br />
Để tiếp cận phương pháp học tập mới và các kĩ năng mới. Một sinh viên trong thời điểm<br />
hiện nay không thể không biết đến tin học, cách sử dụng máy tính cũng như khả năng thuyết<br />
trình trước đám đông hay làm việc nhóm. Điều quan trọng nhất - nhân tố chủ đạo xuyên suốt quá<br />
trình này vẫn là ý thức và cách suy nghĩ của cả người dạy lẫn người học về vấn đề học thực chất<br />
và tích cực đổi mới.<br />
Chính vì vậy, để đảm bảo việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ thực sự thành công theo<br />
đúng mục tiêu đặt ra thì vấn đề cốt lõi là: Thầy phải thay đổi cách dạy, trò phải thay đổi cách học<br />
và nhà trường phải thay đổi cách quản lí.<br />
3. Đại học Thái Nguyên đã khẳng định tầm nhìn chiến lƣợc bằng việc đi trƣớc một<br />
bƣớc trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông<br />
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin – truyền thông trong những thập niên<br />
cuối thế kỷ XX đã tạo ra những khả năng và cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên<br />
phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, đã thúc đẩy<br />
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi căn bản cách quản lí, học tập và<br />
làm việc của con người.<br />
Một kinh nghiệm đã được tổng kết, và đang được phổ biến rộng rãi, đó là: để chuyển đổi<br />
sang học chế tín chỉ, yêu cầu hàng đầu lúc này là phải đổi mới phương pháp dạy, học theo 3C:<br />
Giáo viên chỉ hướng dẫn Cách học, tăng cường hơn nữa quyền Chủ động của sinh viên và khai<br />
thác tối đa ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông vào nhà trường.<br />
Vì vậy, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về tin học, kiến thức lí thuyết<br />
tốt, khả năng thực hành thông thạo, ứng dụng tin học một cách có hiệu quả, góp phần phục vụ<br />
cho nền kinh tế nước nhà trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một<br />
nhiệm vụ trọng tâm mà ĐHTN hết sức chú trọng hiện nay.<br />
Với quan điểm trên, trong vòng 3 năm gần đây, ĐHTN đã và đang nỗ lực trên mọi<br />
phương diện, đặc biệt, hệ thống hạ tầng CNTT – truyền thông và đã tạo ra một bước phát triển<br />
đột biến về mọi mặt: Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị nghiên cứu, thực hành, thí<br />
nghiệm, các labo nghiên cứu chuyên sâu, trung tâm thư viện, nhà xuất bản, các viện nghiên cứu<br />
và bệnh viện thực hành..., phát triển đội ngũ, mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, đa dạng hóa<br />
các loại hình và ngành nghề đào tạo.<br />
Tính đến thời điểm cuối năm 2008, toàn Đại học đã được trang bị trên 1500 máy tính các<br />
loại, hàng chục phòng máy tính chuyên dụng và thiết bị điện tử viễn thông được đầu tư nâng cấp<br />
phục vụ giảng dạy, thi trắc nghiệm, hội nghị, hội thảo trực tuyến...<br />
Năm 2007, Trung tâm Học liệu Thái Nguyên, một trong những mô hình thư viện điện<br />
tử hoàn thiện và hiện đại bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á, đã được hoàn thiện và đưa<br />
vào khai thác với tổng số vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng. ĐHTN cũng đã dành thêm 10 tỉ đồng<br />
từ kinh phí đối ứng để xây dựng hệ thống mạng cáp quang và đường truyền leasline kết nối<br />
Đại học với tất cả các đơn vị thành viên và hòa vào xa lộ thông tin quốc gia, cho phép giáo<br />
4<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
viên, sinh viên của tất cả các đơn vị thành viên có thể sử dụng và khai thác, chia sẻ nguồn tài<br />
nguyên khổng lồ của Trung tâm Học liệu Thái Nguyên và các thư viện điện tử của các đơn vị<br />
thành viên.<br />
Đặc biệt trong năm 2008 và 2009, ĐHTN tập trung trên 20 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA<br />
của Dự án giáo dục đại học 2 (TRIG-2) và kinh phí đối ứng để hoàn thiện hệ thống thông tin điện<br />
tử, mạng WAN, hệ thống máy chủ quản trị mạng, quản lí cơ sở dữ liệu, các thiết bị đầu cuối và<br />
hệ thống phần mềm tổng thể quản lí Đại học theo 2 cấp, đặc biệt phần mềm quản lí đào tạo theo<br />
tín chỉ... đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc<br />
quản lí, điều hành toàn diện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học nói chung và đổi mới phương<br />
thức đào tạo từ niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ mà ĐHTN bắt đầu triển khai từ<br />
năm học 2008 - 2009 này.<br />
Bên cạnh đó, nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của CNTT đối với hầu hết các lĩnh<br />
vực trong thực tiễn xã hội, tầm quan trọng của khả năng và kĩ năng về CNTT nói chung của đội<br />
ngũ cán bộ kĩ thuật được đào tạo trong thời đại CNTT. Trong 3 năm 2006 - 2008, trung bình mỗi<br />
năm ĐHTN đã dành khoảng trên dưới 5 tỉ đồng từ các dự án đầu tư để bổ sung và nâng cấp các<br />
phòng máy tính, hệ thống mạng, thiết bị điện tử viễn thông cho các đơn vị thành viên. Điển hình<br />
là phòng thí nghiệm điện tử viễn thông khoa Công nghệ thông tin, Trung tâm nghiên cứu Ứng<br />
dụng và Phát triển kinh tế xã hội của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh<br />
(KT&QTKD), phòng thực hành CAD/CAM khoa Cơ khí, phòng thực hành phần mềm ứng dụng<br />
khoa Điện, phòng thực hành Tin học khoa Điện tử, phòng Thí nghiệm và thực hành công nghệ<br />
dạy học khoa Sư phạm kĩ thuật của trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (KTCN), trường Đại<br />
học Sư phạm, hệ thống máy CNC, máy tự động tạo mẫu nhanh của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, các phòng thi trắc nghiệm của 6 trường thành viên, hệ thống máy chấm thi trắc nghiệm<br />
cho Trung tâm Khảo thí, Kiểm định chất lượng của Đại học... Bước đầu, các dự án đã mang lại<br />
những hiệu quả khả quan.<br />
Song song với việc đầu tư các thiết bị phần cứng, ĐHTN còn chú trọng đến việc đầu tư<br />
các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm quản lí đào tạo.<br />
Từ các nguồn kinh phí khác, hàng năm Đại học Thái Nguyên còn dành một khoản<br />
ngân sách hợp lí cho việc đầu tư, bổ sung và nâng cấp các phần mềm. Chẳng hạn, từ năm<br />
2006, trường Đại học KTCN đã dành hàng tỉ đồng cho phần mềm quản lí đào tạo theo tín chỉ,<br />
trường Đại học KT &QTKD trong 3 năm liên tục đều đầu tư cho các phần mềm xử lí thông<br />
tin kinh tế, trường Đại học Y Dược đầu tư kinh phí cho phần mềm xây dựng ngân hàng câu<br />
hỏi và tổ chức thi trắc nghiệm (Iteam bank), phần mềm xử lí số liệu và thống kê y tế (Epi<br />
info và SPSS)...<br />
Cuối cùng, cũng không thể không nói đến chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực công<br />
nghệ thông tin bằng việc kiện toàn hệ thống các phòng - ban chuyên trách công nghệ thông tin<br />
tại Đại học và tất cả các đơn vị thành viên, tuyển mới và tăng cường thêm hàng chục kĩ sư công<br />
nghệ thông tin cho các phòng, ban, bộ phận, tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn chuyên viên<br />
quản lí hệ thống, quản trị mạng, bảo trì hệ thống máy tính và mạng...<br />
3. Kết luận và kiến nghị<br />
5<br />
<br />