intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cơ hội và thách thức trong bối cảnh tự chủ

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cơ hội và thách thức trong bối cảnh tự chủ" phân tích thống kê từ các số liệu lịch sử thu thập được, từ đó chỉ ra rằng, hiện trạng đầu tư cho giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế của Chính phủ. Đây chính là lý do cần phát huy tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cơ hội và thách thức trong bối cảnh tự chủ

  1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Lê Thanh Hoa1 Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Abstract Investment in education, especially higher education is really necessary to create a high- quality labor force in the future. With statistical analysis from the collected historical data, the article has shown that the state of investment in education is still limited by the government. This is the reason why it is necessary to maximize social resources to invest in education, in order to train human resources that can compete worldwide. Keywords: investment in education, statistical analysis, higher education 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học (GDĐH) nói chung cũng như GDĐH ở Việt Nam nói riêng nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn “công dân toàn cầu”, đủ sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực thế giới. Do đó, yêu cầu tất yếu phải đổi mới GDĐH theo hướng vừa giữ được những nét đặc thù của GDĐH trong nước, vừa tiệm cận các chuẩn mực chung của GDĐH thế giới. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kiến thức chuyên môn bị lạc hậu rất nhanh, tri thức mới và thông tin khoa học được phát triển liên tục với cấp số nhân dựa trên các nền tảng công nghệ. Trong xu thế chuyển đổi hóa, GDĐH sẽ được thay đổi mạnh mẽ từ triết lý, mục tiêu giáo dục đến vai trò của người thầy, từ phương pháp dạy học đến vị trí trung tâm của người học... Muốn phát triển giáo dục thì cần phải có các đầu tư giáo dục, thông qua nhiều hình thức như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học... Hiện nay, đầu tư cho giáo dục ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng nhìn chung đều bảo đảm về mặt tài chính để làm cơ sở thực hiện các kế hoạch giáo dục, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng đội ngũ nhân tài và chuẩn bị nguồn lao động cho tương lai… 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan thực trạng đầu tư giáo dục của Việt Nam Như chúng ta đã biết, sức tiêu thụ các sản phẩm GDĐH theo đúng nghĩa của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không cao. Ở Việt Nam chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có các công ty sản xuất lớn cần nhiều lao động. Thực tế, ở các nước phát triển, các công ty sản xuất liên quan đến công nghệ như máy tính, điện thoại, ô tô…họ cần các lao động không chỉ có bằng cấp cử nhân mà còn cần đến trình độ tiến sĩ. Do đó, thực trạng với nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay là khi có ngành nghề dễ được tuyển dụng thì các trường sẽ ồ ạt tuyển sinh, nhưng vì chúng ta chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên lượng nhân sự cần thiết không lớn, chỉ cần đào tạo một số khóa thì các 1 hoalt@uel.edu.vn 90
  2. trường rơi vào bão hòa do nền kinh tế chưa tiêu thụ hết các sản phẩm đào tạo có lượng đầu ra lớn như vậy, theo GS.TSKH. Đặng Ứng Vận. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay không thể đầu tư 100% cho giáo dục từ nguồn ngân sách nhà nước, mà cần phải có sự phối hợp đầu tư từ các nguồn lực xã hội. Tại nhiều trường đại học, nguồn tài chính chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, học phí và các khoản thu khác với số lượng không đáng kể là nguồn tài chính cho các trường thực hiện mọi hoạt động từ đào tạo đến nghiên cứu khoa học cũng như kết nối doanh nghiệp, phát triển trường…Thực tế này dẫn tới tình trạng nguồn tài chính hạn hẹp, không thể đầu tư đủ lớn và đủ sâu cho các hoạt động của các trường, đây cũng là một trong các lý do dẫn đến hoạt động của các trường kém hiệu quả, không tạo được sự đột phá trong đào tạo, nghiên cứu, trì trệ trong quản trị, cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng xu thế phát triển của GDĐH. Do đó, bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách phải giải là bảo đảm nguồn lực đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng đối với GDĐH trong bối cảnh ngân sách bị giới hạn. Trước tình hình hiện nay, tự chủ đại học là một lựa chọn phù hợp, theo PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Hơn thế nữa, khi triển khai vấn đề tự chủ đại học, tiếp cận tự chủ về tài chính, thì nhà nước sẽ rút dần đầu tư. Khi thực hiện tự chủ trong các trường đại học, ngoài khoản đầu tư của nhà nước, phải trao cho các trường đại học một cơ chế tự chủ để họ thu hút thêm các nguồn lực từ xã hội, để nâng đầu tư cho các trường, theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ngoài ra, theo PGS.TS. Trần Diệp Tuấn, cần tạo mọi điều kiện cho các cơ sở giáo dục công lập có đủ nguồn kinh phí, cụ thể là có chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật cao, các chuyên ngành sâu đặc thù theo định hướng chiến lược phát triển quốc gia, ủng hộ việc xây dựng lộ trình học phí phù hợp của các cơ sở giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, bao gồm việc phát triển và cải tiến chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị dạy học, tăng thu hút, giữ chân đội ngũ giảng viên giỏi trong hệ thống giáo dục công lập. Qua các phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng tự chủ là một yêu cầu tất yếu trong các trường đại học, nhằm bảo đảm chất lượng và thể hiện trách nhiệm của đại học trước xã hội. Việc bảo đảm tự chủ đại học đúng nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển hệ thống GDĐH Việt Nam hiện nay và cần được sự quan tâm ủng hộ của hệ thống quản lý nhà nước, xã hội và của chính hệ thống GDĐH. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, phải gia tăng tổng đầu tư cho giáo dục bằng nhiều cách mới có thể làm nhiều việc cùng một lúc trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, học phí có hạn, ưu tiên đầu tư thích đáng, cùng với các nguồn lực huy động từ nguồn xã hội hóa trong nước và quốc tế. Vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay là phải đầu tư vào GDĐH đúng trọng điểm và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với thời đại mới mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [1]. Nguồn lực đầu tư cần đủ lớn để tạo ra hiệu quả thực sự trong việc tạo ra nguồn lực chất lượng cao, doanh nghiệp tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển. Mặt khác, sự hợp tác giữa các cơ sở GDĐH và doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Như vậy, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học nhằm mang lại lợi ích cho các bên, có thể kể đến các khía cạnh như hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D), trao đổi nhân 91
  3. sự (học giả, sinh viên (SV) và chuyên gia), thương mại hóa kết quả R&D… [2]. Dựa trên vai trò của Chính phủ trong tạo dựng môi trường pháp luật và các chính sách, hình thành liên kết ba bên: chính phủ - trường đại học - doanh nghiệp. Ngoài sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, các trường đại học phải quan tâm thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu, các phát minh sáng chế. Do vậy, vai trò của các đại học ngày càng trở nên quan trọng trong việc kết nối với doanh nhân, các tổ chức và các ngành công nghiệp để thực hiện mục tiêu này. Hơn thế nữa, trong bối cảnh chuyển đổi số, các trường đại học cũng không thể đứng ngoài cuộc, chẳng hạn như các chương trình đào tạo E-Learning thực hiện các chính sách bảo đảm chất lượng và kiểm định theo cùng phương thức với các chương trình đào tạo từ xa [3] cũng là cách đưa GDĐH dễ tiếp cận hơn đối với các cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Thực tế chỉ ra, một số trường công lập hoặc trường tư phi lợi nhuận quy mô vừa và nhỏ nhưng huy động được nguồn lực đầu tư mạnh mẽ vào E-Learning có sự tăng trưởng vượt bậc về tuyển sinh trực tuyến. Điều đó giúp các trường đại học cũng như nguồn nhân lực nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa thông qua xây dựng năng lực số cho toàn bộ công dân. Tuy nhiên, các đánh giá về mức độ đầu tư của nhà nước cho giáo dục nói chung cũng như đầu tư cho các trường đại học nói riêng cần có các số liệu minh chứng cụ thể, so sánh của số liệu cụ thể của Việt Nam cũng như thế giới theo thời gian. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phân tích thống kê đối với dữ liệu lịch sử nhằm có các nhận định một cách chính xác trong tương quan của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Mặc dù đã có các kết quả nghiên cứu trên thế giới như các chỉ số phân tích cho giáo dục được xem xét dưới dạng thời gian và dạng tương đối [4], chi tiêu cho giáo dục dựa trên phần trăm của GDP [5], các phân tích thống kê được sử dụng như các mô hình về dữ liệu mảng trong phân tích nguồn lực giáo dục [6]. Tuy nhiên, các kết quả về phân tích tình hình cụ thể của Việt Nam chưa có các nghiên cứu đủ sâu cũng như cần các số liệu cập nhật, đây chính là lý do chúng tôi cần nghiên cứu trong bài báo này. Các mục tiếp theo của bài báo bao gồm các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho GDĐH, các kết quả chính của phân tích thống kê, kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu. 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho GDĐH Về đánh giá phân bổ ngân sách cho giáo dục, theo World Bank, Việt Nam phân bổ nguồn lực công hơn 5% GDP cho giáo dục, tuy nhiên trong đó, mức đầu tư cho GDĐH hiện rất thấp, chỉ chiếm 0,33%. Bên cạnh đó, mức độ tiếp cận GDĐH còn thấp, tỷ lệ tuyển sinh theo nhóm không đồng đều, chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa các nhóm kỹ năng của người học và sự chuyển giao các nghiên cứu và công nghệ diễn ra ở mức thấp. Những thách thức mang tính hệ thống trong việc quản lý giáo dục bậc cao ở Việt Nam như chia thành nhiều cơ sở giáo dục đào tạo với quy mô khác nhau, sự liên kết giữa các trường đại học (cơ sở đào tạo) với thị trường lao động và việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục còn hạn chế, số lượng những người có đủ năng lực và chuyên môn để quản lý chưa nhiều. Ngoài ra, còn phải kể đến những thách thức còn nằm ở việc huy động nguồn lực trong tài trợ cho GDĐH khi thực tế nhiều trường phụ thuộc cao vào mức học phí, điều này dẫn đến nguồn tài chính không ổn định, phụ thuộc vào số lượng tuyển sinh, số lượng SV duy trì học trong trường, số SV đóng học phí đúng hạn... Mức đầu tư cho GDĐH của 92
  4. Việt Nam hiện rất thấp, chỉ chiếm 0,33% trong tổng số 6.1% Chính phủ đầu tư cho giáo dục và đào tạo, so với các nước tỷ lệ này cao hơn nhiều. Tất nhiên, một số thách thức khi phân bổ nguồn lực trong tài chính GDĐH được chỉ ra như: Về kinh phí, việc phân bổ các quỹ công còn hạn chế, dựa trên các định mức truyền thống, đang từng bước dựa vào hiệu quả hoạt động và các đóng góp. Hoạt động nghiên cứu của trường đại học nhìn chung còn ít tài trợ, chất lượng hợp tác còn hạn chế chủ yếu còn nặng về lý thuyết, chỉ có một số trong đó mới thương mại hóa được. Các thủ tục chuẩn bị và giải ngân vốn đầu tư phức tạp, chưa đủ thu hút tài trợ ở cả khu vực công lẫn thị trường tín dụng tư nhân. Về các chỉ tiêu được thu thập, chúng tôi lấy dữ liệu từ World Bank về các chỉ tiêu theo mốc thời gian hàng năm đối với chi tiêu chính phủ cho giáo dục, tổng (% GDP), chi tiêu cho GDĐH (% chi tiêu của chính phủ cho giáo dục), chi tiêu chính phủ cho mỗi SV, đại học (% GDP bình quân đầu người) và tuyển sinh phổ thông, đại học (% tổng) Việt Nam so với các nước trên thế giới. Các dữ liệu này được lấy trong khoảng thời gian 50 năm gần đây từ 1970 đến 2020, là một thời gian đủ dài để nhìn nhận được xu thế, tuy nhiên cũng vì dữ liệu đủ dài do đó có một số năm ở một số quốc gia không có đầy đủ các thông tin. 2.3. Các phân tích thống kê dữ liệu Các phân tích thống kê đối với bộ dữ liệu, trong các phân tích ban đầu chúng tôi sử dụng các đại lượng bao gồm trung bình (Mean), trung vị (Median hay Med), các tứ phân vị Q1 ở mức 25% và Q3 ở mức phân vị 75% và giá trị lớn nhất (Max). Chúng tôi không xem xét giá trị nhỏ nhất (Min) vì nhiều quốc gia trong một số mốc thời gian bị thiếu dữ liệu, nên sử dụng thông tin về giá trị nhỏ nhất có thể dẫn đến sai lầm vì nhận giá trị bằng 0. Sở dĩ, chúng tôi nghiên cứu tương quan của Việt Nam so với thế giới nhằm có các dữ liệu minh chứng, làm cơ sở cho các suy luận, tránh các nhận định chủ quan, không chính xác khi có các đánh giá tiêu cực về Việt Nam. Bên cạnh giá trị trung bình là giá trị được tính bằng tổng của các giá trị của các quốc gia theo thời gian chia cho tổng số quốc gia có dữ liệu tại thời điểm đó, đồng thời trung bình phù hợp với các dữ liệu tuân theo phân phối chuẩn, các giá trị xấp xỉ nhau. Thực tế cho thấy, chính sách đầu tư của mỗi quốc gia cho giáo dục là khác nhau, không phải quốc gia nào cũng có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục giống nhau, chính vì vậy, để đảm bảo chính xác hơn cho các thống kê, đảm bảo tính công bằng, chúng tôi sử dụng các mức phân vị khi phân tích các chỉ số bao gồm các mức tứ phân vị và giá trị lớn nhất. Đầu tiên dựa vào chỉ số chi tiêu chính phủ cho giáo dục, tổng (% GDP) của Việt Nam so với các nước trên thế giới trong khoảng thời gian 1970 đến nay trong hình 1, chúng ta nhận thấy có những nước đầu tư rất cao từ 15%, 20%, thậm chí rất cao lên đến gần 45% GDP cho giáo dục vào giai đoạn những năm 1990. Tuy nhiên, trong bức tranh tổng thể chúng ta thấy rằng bên cạnh các nước đầu tư cho giáo dục rất lớn thì nhiều nước khác, mức đầu tư này khá khiêm tốn. 93
  5. 50 40 30 20 10 0 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017 2020 Mean Q1 (25%) Q2 (Med) Q3 (75%) Max VNM Hình 1: Chi tiêu chính phủ cho giáo dục, tổng (% GDP) của Việt Nam so với các nước trên thế giới Chi tiết hơn, để thấy rõ các biến động về đầu tư cho giáo dục ở các quốc gia, chúng tôi loại bỏ bớt các giá trị lớn nhất và vẽ lại đồ thị ở hình 2. Các kết quả ở hình 2, chúng ta nhận thấy nếu tính trung bình tất cả các nước thì tỷ lệ chi tiêu cho chính phủ khoảng cỡ 4%, mức trung vị và trung bình xấp xỉ nhau. Trong khi đó, phân vị ở mức 25% xung quanh mức 3% và phân vị mức 75% xung quanh mức 5%. Chúng ta thấy các mức trung bình và phân vị này sai khác nhau khoảng 2%. Đối với Việt Nam, các dữ liệu không đầy đủ, chỉ có trong khoảng các năm từ 2008 đến nay, trong đó giai đoạn đầu tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục thuộc mức khá, giữa trung vị và tứ phân vị thứ ba, thì giai đoạn sau ở mức trung bình khi xấp xỉ mức trung vị và có thấp hơn trung bình của các nước trên thế giới. 7 6 5 4 3 2 1 0 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017 2020 Mean Q1 (25%) Q2 (Med) Q3 (75%) VNM Hình 2: Chi tiêu chính phủ cho giáo dục, tổng (% GDP) của Việt Nam so với các nước trên thế giới, bỏ bớt giá trị lớn nhất Bên cạnh các chi tiêu cho giáo dục nói chung, chúng tôi cũng cần xem xét chi tiêu cho GDĐH (% chi tiêu của chính phủ cho giáo dục) ở Việt Nam so với các nước trên thế giới trong hình 3. Chúng ta cũng nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa một số nước đầu tư rất cao cho GDĐH, trong khi đó mức đầu tư 50% ở giữa trong khoảng từ 15% đến 25%. 94
  6. 80 70 60 50 40 30 20 10 0 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017 2020 Mean Q1 (25%) Q2 (Median) Q3 (75%) Max VNM Hình 3: Chi tiêu cho GDĐH (% chi tiêu của chính phủ cho giáo dục) của Việt Nam so với các nước trên thế giới Trong hình 3, chúng tôi nhận thấy Việt Nam bị thiếu dữ liệu, chỉ có các dữ liệu xung quanh năm 2010, tuy nhiên số liệu của Việt Nam lại cho thấy tỷ lệ đầu tư cho GDĐH ở mức rất thấp, tương ứng trong nhóm 25% các quốc gia đầu tư cho GDĐH thấp nhất. Đây là thực trạng cho thấy các trường đại học Việt Nam đang hoạt động trong tình trạng thiếu thốn kinh phí, khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như thu nhập của giảng viên để đảm bảo giữ chân các nhà khoa học có tâm và có tầm trong môi trường giáo dục. Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét chi tiêu chính phủ cho mỗi SV, đại học (% GDP bình quân đầu người) Việt Nam so với các nước trên thế giới trong hình 4 với các số liệu có trong khoảng thời gian từ 1995 đến nay. Chúng ta thấy các quốc gia đầu tư cho SV đại học rất cao, còn lại các quốc gia khác ở mức trung bình nên để cho nhìn nhận được một cách khách quan, chúng tôi bỏ bớt các giá trị lớn nhất để so sánh nhóm còn lại và tương quan với Việt Nam trong hình 5. 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017 2020 Mean Q1 (25%) Q2 (Med) Q3 (75%) Max VNM Hình 4: Chi tiêu chính phủ cho mỗi SV, đại học (% GDP bình quân đầu người) Việt Nam so với các nước trên thế giới Ở hình 5, các quốc gia ở nhóm tứ phân vị thứ nhất có mức chi tiêu chính phủ cho mỗi SV, đại học (% GDP bình quân đầu người) Việt Nam so với các nước trên thế giới với khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay, khoảng 20% đến 30%; nhóm trung vị khoảng 95
  7. 30% đến 40% còn nhóm tứ phân vị thứ ba ở khoảng 50% đến 60%. Các nhóm này thấp hơn hẳn nhóm trung bình dao động trong khoảng 60% đến 80%. Mặc dù số liệu của Việt Nam không đầy đủ, nhưng chúng ta có thể nhận thấy Việt Nam ở mức dưới 40%, đây là một tỷ lệ khá khiêm tốn so với thế giới. 160 140 120 100 80 60 40 20 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Mean Q1 (25%) Q2 (Med) Q3 (75%) VNM Hình 5: Chi tiêu chính phủ cho mỗi SV, đại học (% GDP bình quân đầu người) Việt Nam so với các nước trên thế giới với khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay, bỏ bớt giá trị lớn nhất Khi nghiên cứu về tuyển sinh phổ thông, đại học (% tổng) Việt Nam so với các nước trên thế giới ở hình 6 và hình 7, các dữ liệu của Việt Nam cũng thiếu và nằm ở mức trung bình thấp. 160 140 120 100 80 60 40 20 0 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017 2020 Mean Q1 (25%) Q2 (Med) Q3 (75%) Max VNM Hình 6: Tuyển sinh phổ thông, đại học (% tổng) Việt Nam so với các nước trên thế giới Do có sự cách biệt quá lớn giữa nhóm nhận giá trị lớn nhất và các giá trị còn lại, chúng tôi bỏ bớt các giá trị lớn nhất ở hình 7. Kết quả cho thấy các nhóm có xu thế tăng dần, điều đó chứng tỏ Việt Nam cũng như thế giới đang từng bước chú trọng đến đội ngũ nguồn nhân lực có tri thức cao. 96
  8. 80 70 60 50 40 30 20 10 0 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017 2020 Mean Q1 (25%) Q2 (Med) Q3 (75%) VNM Hình 7: Tuyển sinh phổ thông, đại học (% tổng) Việt Nam so với các nước trên thế giới, bỏ bớt giá trị lớn nhất Thông qua việc phân tích các thực trạng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam so với thế giới qua dữ liệu lịch sử đủ nhiều nhằm có bức tranh toàn cảnh, để dữ liệu nói lên tất cả. Trong bối cảnh, sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập quốc tế, khả năng đầu tư của nhà nước cho giáo dục ở mức hạn chế thì vấn đề xã hội hóa giáo dục càng đặt ra yêu cầu cấp bách hơn nữa và không có con đường nào khác tự chủ đại học là yêu cầu tất yếu. 3. KẾT LUẬN Trên các phân tích thống kê về các số liệu theo chuỗi thời gian của tương quan Việt Nam và các nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy cần có Chiến lược Phát triển GDĐH trong giai đoạn mới với các yêu cầu và thách thức mới và đề xuất tăng ngân sách công cho GDĐH. Bên cạnh đó, cần đầu tư, nâng cao năng lực cho hoạch định chính sách, cập nhật các chính sách về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của GDĐH với nguồn tài trợ của nhà nước. Một số cải tiến trong trao quyền cho các hội đồng trường để bổ nhiệm lãnh đạo và phê duyệt các chiến lược, ngân sách, khuyến khích GDĐH đổi mới, cải cách hành chính, từ các chính sách quản lý nhân sự, giảng viên, hợp tác quốc tế về nghiên cứu, phát triển... Qua các dữ liệu thực tế trong khoảng thời gian đủ dài từ 1970 đến nay, các chi tiêu của Việt Nam so với các nước trên thế giới thì đa phần Việt Nam nằm trong các nhóm trung bình thấp. Nghiên cứu thực tế và số liệu cụ thể nhằm cung cấp cái nhìn toàn cảnh, từ đây có các chính sách phù hợp trong giai đoạn mới, đồng thời các dự báo sát với tình hình mới, biến động mới của khoa học đang phát triển mạnh mẽ từng ngày. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Nhung, Đào Thị Cẩm, & Thìn, Nguyễn Thế, "Đầu tư cho Giáo dục Đại học ở Việt Nam trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0," Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 17(3), pp. 157-167, 2020. [2] Toàn, Đinh Văn, "Hợp tác đại học-doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam," VNU Journal of Economics and Business 32(4), pp. 69-80, 2016. 97
  9. [3] Đức, Vũ Hữu, "Đầu tư cho phát triển bền vững E-Learning trong giáo dục đại học–Chính sách các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam," Tạp chí Khoa học Đại học mở TPHCM, 15(1), pp. 3-15, 2020. [4] Hanushek, Eric A., "Measuring investment in education," Journal of economic perspectives 10.4, pp. 9-30, 1996. [5] Psacharopoulos, George, "The value of investment in education: Theory, evidence, and policy," Journal of Education Finance, pp. 113-136, 2006. [6] Gigliotti, Philip, & Lucy C. Sorensen, "Educational resources and student achievement: Evidence from the Save Harmless provision in New York State," Economics of Education Review 66, pp. 167-182, 2018. 98
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2