intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" tập trung nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, thực trạng hợp tác quốc tế về giáo dục đại học ở nước ta thời gian qua. Trên cơ sở đó, chỉ ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, góp phần nâng cao uy tín chất lượng và thương hiệu đào tạo của các trường đại học Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngô Thái Hà1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Đức Khiêm Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Abstract The increase in international cooperation activities not only creates favorable conditions for universities to improve the quality of training and scientific research, but also helps universities in our country to increase their revenue, create resilience to better meet social needs. This article focuses on researching the views of the Communist Party of Vietnam on international cooperation in the field of education, the current situation of international cooperation in higher education in our country in the past time. On that basis, point out some basic solutions to improve international cooperation activities in higher education, contributing to improving training quality prestige and brand name of Vietnam's universities today Keywords: Higher education, education and training, scientific research, national cooperation, university 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hai thập niên đầu của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển nền kinh tế số. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế số là xu thế tất yếu khách quan. Hòa mình vào xu thế chung đó, Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động chung toàn cầu. Dưới tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế số và quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh để tồn tại và phát triển trở thành xu thế chủ đạo của thế giới đương đại, đặc biệt là sự cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt. Để giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh đó, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng giáo dục đại học (GDĐH). Vì vậy xu thế hợp tác quốc tế (HTQT) trong giáo dục đang là sự lựa chọn đúng đắn của các trường đại học trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Sau gần bốn thập niên thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã ghi nhận những thành công lớn trong HTQT về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục ngày càng tăng. Tuy vậy, hoạt động HTQT trong GDĐH còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết triệt để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về HTQT trong GDĐH Sinh ra trong một gia đình nhà nho coi trọng việc học, bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng là một nhà giáo, do vậy, Người luôn quan tâm tới công tác GD&ĐT, có những 1 hangothai81@gmail.com 452
  2. tư duy mới mẻ, đi trước thời đại về giáo dục. Ngay từ năm 1919, Người đã chỉ rõ: “Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường” [1, tr. 14]. Bằng tư duy nhạy bén, nhãn quan chính trị sâu sắc, Hồ Chủ tịch đã nhận thấy sức mạnh của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, truyền thống văn hiến,.. mà một phần quan trọng đưa đến sự phát triển hùng cường của các quốc gia chịu sự tác động, chi phối của các mối quan hệ quốc tế. Tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh rất sâu sắc và toàn diện, trong đó có những quan điểm về HTQT (HTQT) trong giáo dục. Người quan tâm đến HTQT trong giáo dục vì mục đích của HTQT trong giáo dục nhằm giúp đất nước xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu,.. trong thư gửi học sinh ngày khai trường tháng 9/1945, Người khích lệ các em học sinh chăm chỉ học tập để làm rạng rỡ cho nước nhà: “Sau 80 năm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [1, tr. 34-35]. Như vậy, trong quan điểm của Hồ Chí Minh, ngoại giao về giáo dục còn mang ý nghĩa sâu xa là đặt chiến lược phát triển đất nước gắn liền với những thay đổi mang tính thời đại. Quan điểm của Hồ Chủ tịch về HTQT trong giáo dục là nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng các quan điểm chỉ đạo về HTQT trong GD&ĐT. Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai trò của giáo dục, coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: “Đối với GDĐH, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” và nhấn mạnh: “Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại… Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước... Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong GDĐH... đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo; Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế. Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên (SV) Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” [2]. Nhằm thực hiện vấn đề HTQT trong đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại học sư phạm trở thành trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới” [3, tr. 234]. Xây dựng các trường đại học 453
  3. lớn trở thành trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực, trên thế giới không chỉ đặt nền móng vững chắc thu hút đội ngũ giảng viên (GV), các nhà khoa học, SV quốc tế đến Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu, học tập mà còn mở ra cơ hội thuận lợi để đội ngũ GV, nhà nghiên cứu khoa học, SV Việt Nam giao lưu văn hóa, học tập những kinh nghiệm hay từ cộng đồng quốc tế và cũng mở ra cơ hội học tập của SV Việt Nam tại các trường học tiên tiến ở các nước trong khu vực và thế giới. HTQT về GDĐH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực toàn cầu. Do đó, cần tạo hành lang pháp lý làm căn cứ để các cơ sở GDĐH, các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hợp tác trong đào tạo, vấn đề này đã được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 45, Luật GDĐH (sửa đổi). Song song với đó, khi tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực toàn cầu đòi hỏi Việt Nam cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các trường đại học, nhất là các trường đại học lớn, trọng điểm. Đại hội XIII, Đảng ta chỉ rõ: “Gắn kết chặt chẽ GD&ĐT với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh; Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về GD&ĐT” [3,tr138-140]. Theo đó, trong bối cảnh hiện nay, các trường đại học cần đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động để phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 2.2. Thực trạng HTQT về GDĐH ở Việt Nam hiện nay Sau gần bốn thập niên thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, đặc biệt là của sự nỗ lực của Cục HTQT, Bộ GD&ĐT, các trường đại học, kết quả HTQT trong GDĐH ở nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định: Việt Nam đã có nhiều chương trình hợp tác đào tạo, dự án ODA, dự án trao đổi giáo viên, SV, GV và các chương trình liên kết đào tạo thực tế giữa Việt Nam và các cơ sở giáo dục của quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo của Cục HTQT, Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2020 - 2021, số lượng cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17% trong hơn 3.800 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tính đến hết tháng 6/2022, Việt Nam thu hút 605 dự án trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 4,57 tỉ USD, đến từ 33 quốc gia/vùng lãnh thổ. Riêng bậc đại học, cả nước có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, trong đó có 186 chương trình do các cơ sở GDĐH tự chủ cấp phép và 222 chương trình do Bộ GD&ĐT cấp phép thực hiện. Đứng đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều chương trình liên kết đào tạo với Việt Nam là Vương quốc Anh (101 chương trình), Hoa Kỳ (59 chương trình), Cộng hòa Pháp (53 chương trình), Úc (37 chương trình), Hàn Quốc (27 chương trình) [4]. Phát triển giáo dục được xác định đóng vai trò là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Đảng ta nhấn mạnh: “Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là GDĐH... Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước” [5]. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, có khoảng hơn 20.000 du học sinh 454
  4. nước ngoài học tập tại các trường đại học của Việt Nam và gần 200.000 du học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài. Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước cũng đã đem lại hàng ngàn học bổng hằng năm cho công dân Việt Nam đi học tập tại nước ngoài. Hiện có 19 nước cấp học bổng Hiệp định cho Việt Nam, trong đó, có nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại. Bộ GD-ĐT triển khai một cách hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài về hợp tác giáo dục qua việc tuyển chọn, cử du học sinh Việt Nam đi học tập ở nước ngoài và tiếp nhận du học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang trực tiếp quản lý 6.067 du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của Chính phủ (chiếm 4% trong tổng số 192.000 du học sinh Việt Nam). Việt Nam hiện cũng đang trở thành điểm đến được nhiều SV quốc tế lựa chọn, với những ưu điểm về chất lượng giáo dục liên tục được nâng lên, chi phí học tập, sinh hoạt hấp dẫn, môi trường sống an toàn. Đến năm học 2019 - 2020 đã có hơn 21.000 du học sinh đến từ 67 quốc gia trên thế giới học tập tại Việt Nam, trong đó, có 14.400 SV theo học các chương trình đào tạo từ đại học trở lên [6]. Xu thế hợp tác về GD&ĐT được các trường đại học ở Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng. Nội dung HTQT trong lĩnh vực này của các trường đại học ở Việt Nam thường tập trung vào liên kết các ngành đào tạo, đặc biệt là các ngành học thuộc lĩnh vực ứng dụng thực tiễn như cơ khí, máy tính... SV theo học những ngành này không chỉ được tiếp cận với kiến thức mới chưa có trong nước mà còn được ứng dụng, thực hành nhiều hơn ở các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Cùng với đó, các hoạt động hợp tác trao đổi SV - GV; hợp tác đào tạo; hợp tác trao đổi học thuật; hợp tác nghiên cứu cũng được các trường quan tâm đẩy mạnh, điển hình như Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học uy tín và có thứ hạng cao từ khắp các nơi trên thế giới. Hiện nay, Trường Đại học Quốc tế đang vận hành 22 chương trình liên kết đào tạo bậc đại học và sau đại học ở các lĩnh vực kinh doanh, khoa học và kỹ thuật với các trường đại học đối tác có thứ hạng cao tại Hoa Kỳ, Anh, Úc và New Zealand hay trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn coi trọng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các đối tác học thuật theo chiều sâu, nhằm đem lại các hiệu quả thiết thực cho đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn lực cán bộ. Đến nay, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa chiều về đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ với trên 250 trường Đại học, Viện nghiên cứu, Tổ chức quốc tế, Tập đoàn…Trong đó, có những trường đại học hàng đầu thế giới, điển hình như: Đại học TU Dresden - Đức, Đại học Quốc gia Grenoble INP - Pháp, Đại học Uppsala - Thụy Điển, Đại học Ghent - Bỉ, Đại học California San Diego - Hoa Kỳ, Đại học Adelaide - Úc, Viện Khoa học Công nghệ quốc gia Ulsan - Hàn Quốc, Đại học Osaka - Nhật Bản,... Theo báo cáo của Cục HTQT, Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2016 - 2021, Việt Nam có 155 cơ sở giáo dục tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh (LHS) nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 26,6% LHS Hiệp định và 73,4% LHS ngoài Hiệp định. Trung bình hàng năm có từ 4.000 đến trên 6.000 LHS được tiếp nhận mới vào Việt Nam (năm 2019 đông nhất với trên 6.300). Do ảnh hưởng của COVID-19, trong hai năm 2020, 2021, chỉ tiếp nhận khoảng 3.000 LHS mỗi năm. Các cơ sở giáo dục thu hút được nhiều LHS (trên 1.000) và đa dạng quốc tịch có thể kể đến ĐH Quốc gia Hà Nội (74 quốc tịch); ĐH Quốc gia Tp.HCM (47), Trường ĐH Hà Nội (44), ĐH Huế (38), ĐH Thái Nguyên (29), ĐH Đà Nẵng (13),… [7]. Nhờ việc không dừng tăng cường, mở rộng 455
  5. HTQT về GDĐH đã giúp chỉ số xếp hạng các cơ sở GDĐH của Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo Tạp chí U.S News & World Report của Hoa Kỳ, kết quả bảng xếp hạng các cơ sở GDĐH tốt nhất toàn cầu cho thấy: Trong kỳ xếp hạng năm 2023, số trường được US News & World Report xếp hạng là 2.165 thuộc 95 quốc gia (tăng so với 1.750 trường thuộc 90 quốc gia trong kỳ xếp hạng năm 2022). Theo đó, Việt Nam có 5 cơ sở GDĐH được xếp hạng là: Trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp thứ 223), Trường Đại học Duy Tân (xếp thứ 317), Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp thứ 970), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (xếp thứ 1116), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (xếp thứ 1570) [8]. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới toàn diện đất nước, HTQT của Việt Nam nói chung, GDĐH nói riêng đã không ngừng tích cực, chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội mới cho người học, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động HTQT về GD&ĐT của các trường đại học ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: 1). Số LHS học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khá khiêm tốn; LHS học tiến sĩ chủ yếu là LHS Lào, Campuchia, một số LHS Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học ngành Việt Nam học; 2). Nhu cầu về hợp tác đào tạo quốc tế ngày một tăng không chỉ về quy mô, đa dạng về phương thức đào tạo mà còn đòi hỏi sự tăng lên đồng thuận về chất lượng đào tạo. Điều này đòi hỏi người học phải nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, cùng với đó cũng đặt ra yêu cầu, đòi hỏi tất yếu các trường đại học là đối tác phía Việt Nam phải có đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người; 3). Các trường đại học ở nước ta chưa được tổ chức theo mô hình cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của thị trường, chưa thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường nên đã hạn chế sự thích ứng cũng như khả năng cạnh tranh của các cơ sở trường đại học... 2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả HTQT trong GDĐH ở nước ta hiện nay Trong xu thế hiện nay, để hiện thực hóa quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nhằm đẩy mạnh HTQT về GDĐH, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, đổi mới, nâng cao nhận thức của các trường đại học về HTQT trong GD&ĐT. Năm 1950, nói chuyện tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập năm, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm trọn nhiệm vụ cách mạng được” [9, tr. 360]. Điều đó cho thấy, nhận thức và hành động có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhận thức luôn định hướng, soi đường đồng thời là cơ sở cho hành động, có nhận thức đúng mới có hành động đúng và ngược lại. Bởi vậy, đổi mới, nâng cao nhận thức của các trường đại hoc về HTQT trong GD&ĐT là lời giải thỏa đáng cho bài toán thực tiễn đang đặt ra. Để hiện thực hóa giải pháp này, các trường đại học cần thực hiện tốt ba nhiệm vụ sau: 1). Thường xuyên cập nhật chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong HTQT về giáo dục, trong đó có GDĐH để quán triệt, vận dụng cụ thể vào điều kiện thực tiễn của từng trường nhằm đẩy mạnh hoạt động HTQT trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các trường đại học cần tham mưu với các cấp lãnh đạo, trực tiếp là Cục HTQT - Bộ GD&ĐT về các chính sách HTQT trong GDĐH. Song song với đó, lãnh đạo các trường đại học cần coi hoạt động HTQT là hoạt động tiên phong để nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và thương hiệu của nhà trường; 2). Các trường đại học cần xây dựng kế hoạch, có định hướng rõ ràng, cụ thể để khai thác các nguồn lực, phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng của cơ sở 456
  6. đào tạo và tận dụng triệt để cơ hội trong quá trình hội nhập để HTQT ngày càng sâu, rộng trong GDĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực NCKH nhằm nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường trong điều kiện mới; 3). Đổi mới tư duy về tổ chức, nhân lực, tài chính của nhà trường theo hướng đáp ứng yêu cầu của người học, trong đó, đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động giảng dạy, NCKH, đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức quản lý...phải được xem là những việc làm cần thiết, thực hiện trước và ưu tiên đi trước một bước. Thứ hai, đẩy mạnh HTQT về mặt bồi dưỡng trình độ đội ngũ GV, trao đổi SV thông qua hệ thống học bổng; đầu tư cơ sở vật chất; đổi mới chương trình GD&ĐT. Các trường đại học ở nước ta cần đẩy mạnh liên kết đào tạo, trao đổi, giao lưu; tìm kiếm các quỹ học bổng, hỗ trợ đào tạo và thông tin kịp thời để SV Việt Nam tiếp cận với những môi trường giáo dục tiên tiến của thế giới. Làm tốt công tác này không chỉ góp phần xây dựng hệ thống giáo dục Việt Nam tốt hơn mà còn quảng bá thương hiệu giáo dục của Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với đó, các trường đại học cần thường xuyên cử chuyên gia, GV thuộc các lĩnh vực khác nhau đến các trường đại học, học viện của các nước trên thế giới học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất trường học thông qua việc xây dựng trường, hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, đào tạo đội ngũ GV, tư vấn cho trường quá trình đào tạo... Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác khoa học - công nghệ liên quan đến GD&ĐT thông qua các hình thức trao đổi cán bộ, đào tạo dài hạn và ngắn hạn, tổ chức các lớp học chuyên đề, các hội nghị và hội thảo khoa học giữa các nước; tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và học tập, tiến tới công nhận lẫn nhau ở một số môn, một số nghề; Tăng cường công tác thông tin về học bổng của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới đến SV, cần thực hiện một số chương trình liên kết giữa các cơ sở GDĐH của Việt Nam với nước ngoài về việc đào tạo cán bộ, SV Việt Nam đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Việt Nam cần như: khoa học cơ bản, các ngành khai thác khoáng sản thiên nhiên, dầu khí, vật liệu mới, công nghệ sinh học, tự động hóa,.. và mở rộng phạm vi số trường đại học nhận đào tạo LHS Việt Nam. Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý của cán bộ làm công tác quản lý ở các trường đại học. Lãnh đạo các trường đại học ở Việt Nam cần phát huy tính tự chủ, chủ động trong việc đẩy mạnh mọi hoạt động liên kết với nhiều tổ chức và trường đại học uy tín trên thế giới. Rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hợp tác với các tổ chức và các trường đại học uy tín trên thế giới về GD&ĐT về chiều sâu, thực chất để nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai. Cùng với đó, các trường cần tạo điều kiện, khuyến khích các nhà khoa học của trường tham gia và tích cực trong hợp tác với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới trong việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu xã hội. Quan tâm lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV có nhu cầu và nguyện vọng tham gia vào hoạt động hợp tác với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới về GD&ĐT. 3. KẾT LUẬN HTQT về GD&ĐT là xu thế tất yếu của các quốc gia, trong đó có GDĐH. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, trong những năm qua, hoạt động HTQT về GD&ĐT của các trường đại học ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ 457
  7. sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT về GD&ĐT của các trường đại học là giải pháp hiệu quả để giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, tính tích cực, chủ động của các trường đại học đóng vai trò quyết định. Để thực hiện hiệu quả công việc này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, trong đó đổi mới tư duy về tổ chức, nhân lực, tài chính của nhà trường được xem là những việc làm cấp thiết, thực hiện trước và ưu tiên đi trước một bước. Từ đó sẽ góp một phần quan trọng thực hiện mục tiêu hội nhập quốc tế về GD&ĐT của Việt Nam. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, HN. [2] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1 và 2), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [4] Mỹ Anh (2022), Chính sách hợp tác và đầu tư trong giáo dục của Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nguồn: https://dangcongsan.vn, truy cập ngày 22/3/2023. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn, truy cập ngày 22/3/2023. [6] Lê Hà (2021), Giáo dục chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Nguồn: https://nhandan.vn, truy cập ngày 24/3/2023. [7] Trung tâm Truyền thông Giáo dục (2021), Giai đoạn 2016-2021: Việt Nam đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh từ 102 quốc gia. Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong- hop.aspx?ItemID=8067, truy cập ngày 24/3/2023. [8] ND (2022), 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được Tạp chí U.S News & World Report xếp hạng. Nguồn: https://vjst.vn, truy cập ngày 24/3/2023. [9] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập (tập 6), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, HN. 458
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2