Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 1
download
Bài viết "Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lê Đức Thọ1 Cao Thị Hồng Thêu Nguyễn Đoàn Quang Thọ Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Abstract Over the years, international cooperation in higher education institutions has contributed significantly to providing high-quality human resources for national building and training technology transfer. Besides, international cooperation in higher education also reveals certain limitations. This article researches the current situation and proposes some solutions for improving the effectiveness of international cooperation in higher education in our country today. Keywords: International cooperation, higher education, Vietnam University. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa ngày nay, nhu cầu hợp tác quốc tế về mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng là một điều tất yếu để mang những kiến thức tiến bộ, tinh hoa và hiện đại của thế giới vào Việt Nam, giúp người học không bị lạc hậu. Do đó, trong xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế của các cơ sở GDĐH diễn ra như một tất yếu khách quan và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển của các trường đại học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhằm thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới” [1, tr. 234]. Chuyển mạnh quá trình giáo dục theo hướng “đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế” [1, tr. 232-233]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hợp tác quốc tế trong GDĐH ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn, nội dung và các chương trình hợp tác còn khá khiêm tốn, hạn chế về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên,… Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GDĐH ở nước ta hiện nay là cần thiết. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Vai trò của hợp tác quốc tế trong GDĐH ở Việt Nam Hợp tác quốc tế trong GDĐH là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Với quá trình này, ngành giáo dục Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc bởi việc tham gia hợp tác quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phụ huynh, sinh viên và các trường đại học, qua đó đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng 1 Email: tholeevtc@gmail.com 459
- quốc tế góp phần đào tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu đồng thời nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục. Các hình thức hợp tác quốc tế trong GDĐH rất đa dạng: từ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu khoa học đến hợp tác phát triển năng lực quản lý hoặc quản trị đại học. Các hoạt động hợp tác quốc tế không chỉ góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng mà nó còn giúp hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển trong tương lai của các trường đại học. Hợp tác quốc tế ngày nay không chỉ dừng lại trong một một lĩnh vực cụ thể hay một chuyên ngành cụ thể mà nó mang tính chất tổng thể tích hợp vào tất cả các mặt hoạt động của trường đại học góp phần giúp các trường đại học đạt đẳng cấp cao hơn và có môi trường quốc tế cao. Hợp tác quốc tế cũng không phải tới từ một phía các trường đại học tiên tiến trên thế giới giúp đỡ các trường đại học Việt Nam trong việc từng bước hòa nhập với môi trường quốc tế mà hiện nay đã mang tính chất hai chiều dựa trên tinh thần đôi bên cùng có lợi dựa và lợi thế mà các bên có được cũng như sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tích hợp vào các chương trình ngoại giao giữa các vùng, thành phố hay thậm chí là cả cấp độ quốc gia. Hợp tác quốc tế góp phần nâng cao vị thế các cơ sở GDĐH. Các bảng xếp hạng uy tín đều sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố quốc tế như tỉ lệ sinh viên quốc tế, số bài báo khoa học quốc tế, số lượng giảng viên quốc tế, số lượng chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Nhờ vậy, GDĐH Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế so với trước đây. So với các năm trước, năm 2022 là một bước nhảy vọt khi có tới 5 đại diện của Việt Nam được lọt vào bảng xếp hạng THE; có 5 cơ sở GDĐH trong Bảng xếp các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 (Best Global Universities) là: Trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp thứ 223), Trường Đại học Duy Tân (xếp thứ 317), Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp thứ 970), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (xếp thứ 1116), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (xếp thứ 1570); có thêm 2 cơ sở GDĐH (tổng là 5 cơ sở) có tên trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2023, ... Trong bảng xếp hạng các quốc gia về lĩnh vực giáo dục năm 2021, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020 [3]. Hợp tác quốc tế trong GDĐH sẽ nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, và năng lực ấy sẽ mang lại một nguồn tài chính to lớn thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc phát triển của các trường đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận đến nền GDĐH tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, chương trình liên kết tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển bền vững hơn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho việc phát triển đất nước. Đồng thời, thông qua hợp tác quốc tế sẽ giúp các trường đại học có cơ hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cập nhật sự tiến bộ khoa học thông qua các chương trình nghiên cứu chung, liên kết với các đối tác nước ngoài để các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Đối với sinh viên và giảng viên, hợp tác quốc tế mang lại cơ hội to lớn trong việc tiếp cận nhanh chóng với nguồn tri thức quốc tế khổng lồ. Đối với các trường liên kết quốc tế, việc hợp tác làm thúc đẩy cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo hơn nhằm thu hút được các đối tác cũng như tìm được vị thế trên thị trường quốc tế. Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, phát triển giáo dục là một xu hướng tất yếu trong một quá trình gia tăng sự trao đổi kiến thức và kinh nghiệm xuyên quốc gia. Sự trao đổi đó được thực hiện bởi con người, công nghệ thông tin và 460
- truyền thông, và sự dịch chuyển của cơ cấu nền kinh tế. Xét ở một bối cảnh rộng lớn, các trường đại học không chỉ là một thiết chế giáo dục, mà còn là một môi trường uy tín dẫn đầu các lĩnh vực trong xã hội thông qua các hoạt động nghiên cứu của mình. Sự phát triển của các trường đại học diễn ra không ngừng và nó càng diễn ra sâu rộng hơn trong một môi trường rộng mở với những tác nhân mới tác động từ bên ngoài. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đó, hợp tác quốc tế trong giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là xu hướng tất yếu, nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, chất lượng đào tạo, năng lực cạnh tranh, cải thiện cơ sở vật chất. 2.2. Thực trạng hợp tác quốc tế trong GDĐH ở Việt Nam 2.2.1. Những kết quả đạt được Xu thế hợp tác được các trường đại học ở Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng, không chỉ là xu hướng tất yếu mà thực sự nó đã được trở thành thành một phần không thể tách rời trong hoạt động đời sống của một trường đại học hiện nay và trong tương lai hợp tác quốc tế không còn được xem như là phần bổ sung hay mang tính chất thành phần đầy đủ của một trường đại học mà vai trò của nó sẽ được đề cao hơn và được tích hợp sâu sắc hơn vào các hoạt động của cơ sở GDĐH. Hợp tác quốc tế có một vai trò cốt yếu và không thể thiếu trong tiến trình thành lập những trường đại học được kỳ vọng là đáp ứng những chuẩn mực quốc tế Trong hai thập kỷ qua, hệ thống đại học Việt Nam đã có một bước phát triển nhanh không chỉ về số lượng các trường được thành lập mà còn về số lượng sinh viên, về sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo, về các chương trình liên kết hợp tác, về mở rộng các chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, nhiều trường đại học lớn đã có được đội ngũ giảng viên có thể đảm đương giảng dạy các chương trình quốc tế, thực hiện được trao đổi giảng viên với nhiều trường đại học ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Ðồng thời, các trường đại học trong nước cũng có một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo có thể xây dựng và điều hành các chương trình quốc tế. Nhiều chương trình đào tạo của một số trường đại học đã được các trường có uy tín của châu Âu, Hoa Kỳ, Australia công nhận tương đương và cho phép thực hiện chuyển đổi kết quả học tập. Nhiều trường đại học Việt Nam đã tham gia các liên kết, liên minh giáo dục quốc tế, một số trường đã được các tổ chức giáo dục nước ngoài có uy tín đánh giá và công nhận là thành viên chính thức. Sau hơn 35 năm tiến hành đổi mới, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDĐH được nâng lên, giúp nâng cao hiệu quả về hợp tác quốc tế và vị thế của GDĐH Việt Nam trên thế giới. Đến nay Việt Nam đã có nhiều chương trình hợp tác đào tạo, dự án ODA, dự án trao đổi giáo viên, sinh viên, giảng viên và các chương trình liên kết đào tạo thực tế giữa Việt Nam và các trường của quốc gia khác. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31.12.2020, có 149 cơ sở GDĐH và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng GDĐH Việt Nam (chiếm khoảng 55% tổng số các trường đại học trong cả nước), trong đó có 7 trường đại học đã được công nhận bởi các tổ chức, kiểm định quốc tế. Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam có 3 trường đại học được xếp trong nhóm 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội); 8 trường đại học của Việt Nam đã được đưa vào danh sách các trường đại học hàng đầu châu Á. 461
- Về hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, tính đến hết tháng 6/2022, Việt Nam thu hút 605 dự án trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 4,57 tỉ USD, đến từ 33 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ở bậc đại học, cả nước có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, trong đó có 186 chương trình do các cơ sở GDĐH tự chủ cấp phép và 222 chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép thực hiện. Đứng đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều chương trình liên kết đào tạo với Việt Nam là Vương quốc Anh (101 chương trình), Hoa Kỳ (59 chương trình), Cộng hòa Pháp (53 chương trình), Úc (37 chương trình), Hàn Quốc (27 chương trình) [4]. Nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này của các trường đại học ở Việt Nam tập trung vào liên kết các ngành đào tạo, đặc biệt là các ngành học thuộc lĩnh vực ứng dụng thực tiễn như cơ khí, máy tính, ... Sinh viên theo học những ngành này không chỉ được tiếp cận với kiến thức mới chưa có trong nước mà còn được ứng dụng, thực hành nhiều hơn ở các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Cùng với liên kết các ngành đào tạo, các hoạt động hợp tác trao đổi sinh viên - giảng viên; hợp tác đào tạo; hợp tác trao đổi học thuật; hợp tác nghiên cứu cũng được các trường quan tâm đẩy mạnh. Ví dụ, tại Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học uy tín và có thứ hạng cao trên thế giới, từ châu Mỹ, châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Đại học New South Wales, Đại học Monash, Đại học Deakin, Đại học Kỹ thuật Swinburne (Úc), Đại học Nottingham, Đại học West of England (Anh Quốc), Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand), Đại học Houston, Đại học Hawaii tại Manoa, Đại học Binghamton (Hoa Kỳ). Hợp tác quốc tế và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học được các cơ sở GDĐH quan tâm chú trọng. Các cơ sở GDĐH ngày càng chủ động hơn trong việc quyết định hướng nghiên cứu và tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ, từ đó chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tính riêng các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, số công bố khoa học quốc tế, công bố trong nước, sáng chế và tài sản trí tuệ khác tăng dần qua các năm; nhiều đề tài, nhiệm vụ đã đóng góp quan trọng, thiết thực cho các ngành công nghiệp, cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương. Hoạt động nghiên cứu khoa học trên toàn quốc dần đi vào thực chất. Năm 2019, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam được công bố trên hệ thống ISI/ Scopus là 12.475 bài, đứng thứ 49 trên thế giới (tăng 2,7 lần so với năm 2015 [2]. Ngày 16/3/2022, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Hợp tác quốc tế. Câu lạc bộ gồm các thành viên là các ban, phòng, trung tâm hợp tác quốc tế của các trường đại học, học viện, trường cao đẳng trên cả nước. Có 78 trường đại học, học viện, cao đẳng đã tham gia sự kiện này bằng hình thức trực tuyến. Việc thành lập câu lạc bộ này sẽ góp phần kết nối, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học, học viện, cao đẳng đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và có sự bảo trợ của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng. Có thể nói, từ khi đổi mới đến nay, quá trình hợp tác quốc tế của GDĐH ở Việt Nam đã không ngừng tích cực, chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội mới cho người học, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, hợp tác quốc tế trong GDĐH ở nước ta hiện nay còn tồn tại một số khó khăn, bất cập như: 462
- (1) Quá trình hợp tác quốc tế trong GDĐH chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức so với yêu cầu và tiềm năng, chưa có được sự hỗ trợ thúc đẩy mang tính hệ thống và cơ chế khuyến khích, tạo động lực mạnh mẽ để các cơ sở GDĐH đưa hợp tác quốc tế trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. (2) Hạn chế về cơ sở vật chất và đội ngũ. Nhu cầu về hợp tác đào tạo quốc tế tăng lên về quy mô, ngày càng phức tạp, đa dạng về phương thức, kèm theo những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, một mặt đòi hỏi người học phải cố gắng cao hơn, mặt khác đòi hỏi các trường đối tác phía Việt Nam phải có đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người. Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Đổi mới tư duy, hoạt động giáo dục và đào tạo còn chậm, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra... Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đảm bảo tính đồng bộ và liên thông giữa các trình độ, các phương thức giáo dục và đào tạo... Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trên một số mặt vẫn còn bất cập về chất lượng, số lượng, cơ cấu và chính sách đãi ngộ...” [1, tr. 82-83]. (3) Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Dù đã có chuyển biến trong thời gian gần đây nhưng số lượng các công bố quốc tế của các trường đại học ở Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế đã trở thành thước đo quan trọng về chất lượng GDĐH ở các quốc gia. Việt Nam hiện có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ, nhưng số lượng công bố quốc tế còn khá hạn chế, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp hơn so với một số nước trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia, Singapore... (4) Hợp tác quốc tế của các cơ sở GDĐH chưa thực sự toàn diện và thực chất. Quốc tế hóa mới chỉ được quan tâm ở một số cơ sở GDĐH có uy tín ở những thành phố lớn. Một số cơ sở chủ động xây dựng chiến lược quốc tế hóa và cam kết thúc đẩy quốc tế hóa như là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường. Hội nhập quốc tế cũng không đồng đều giữa các địa phương. Các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước chưa được kết nối chặt chẽ để tạo ra một lực đẩy mạnh mẽ, tổng thể cho hợp tác quốc tế trong GDĐH. 2.3. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong GDĐH ở Việt Nam hiện nay 2.3.1. Đổi mới tư duy hội nhập quốc tế trong GDĐH Đây là giải pháp quan trọng trong nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam trong bối cảnh mới. Theo đó, lãnh đạo các cơ sở GDĐH cần coi hợp tác quốc tế là một trong những bước đi tiên phong để nâng cao chất lượng của mỗi nhà trường trong bối cảnh mới hiện nay. Có định hướng rõ ràng và có kế hoạch cụ thể để khai thác những cơ hội, nguồn lực và tiềm năng mà hợp tác đào tạo quốc tế mang lại để nâng cao chất lượng của hệ thống GDĐH trong nước. Đồng thời, có định hướng rõ ràng và có kế hoạch cụ thể để khai thác những cơ hội, nguồn lực và tiềm năng mà hợp tác quốc tế mang lại để nâng cao chất lượng của nhà trường; đổi mới tư duy về tổ chức, nhân lực, tài chính của nhà trường theo định hướng thị trường (nhu cầu của người học), trong đó tập trung vào xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Thường xuyên theo dõi, cập nhật những chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận các hội nghị, ... của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà 463
- nước về hợp tác quốc tế trong GDĐH, từ đó quán triệt, vận dụng cụ thể phù hợp với điều kiện của từng cơ sở giáo dục nhằm đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Đồng thời, tham mưu với các cấp lãnh đạo về các chính sách hợp tác quốc tế trong GDĐH. 2.3.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về hợp tác quốc tế trong GDĐH Rà soát, sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, các quy định khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam; khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học quốc tế hàng đầu mở cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Hiện nay, một số trường đại học nước ngoài đã mở chi nhánh hoặc liên kết với Việt Nam, như Đại học RMIT (Úc), Đại học Việt - Nhật, Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) liên kết với tập đoàn FPT Việt Nam, Đại học Staffordshire (Anh) liên kết với British University Việt Nam (BUV)... Các cơ sở GDĐH cần xây dựng các chính sách, các quy định rõ ràng về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới. Tạo điều kiện và khuyến khích các nhà khoa học của trường tham gia và tích cực trong hợp tác với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới trong việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, tạo cơ hội để sinh viên tham gia các chương trình trao đổi hoặc du học tại chỗ, mở các cuộc hội thảo, tọa đàm quốc tế về chuyên môn và phương pháp giảng dạy đại học để nâng cao tính học thuật, kỹ năng dạy học tiên tiến cho đội ngũ giảng viên. Có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế có uy tín, coi đó là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công nghiên cứu khoa học của GDĐH và giảng viên. 2.3.3. Đa dạng hóa các lĩnh vực hợp tác quốc tế trong GDĐH Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bồi dưỡng trình độ của đội ngũ giảng viên, trao đổi sinh viên thông qua hệ thống học bổng; đầu tư cơ sở vật chất; đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo. Các cơ sở GDĐH ở Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết đào tạo và trao đổi, giao lưu; các quỹ học bổng, hỗ trợ đào tạo giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận với một trong những môi trường giáo dục tiên tiến của thế giới, góp phần vào việc xây dựng hệ thống GDĐH Việt Nam tốt hơn; quảng bá thương hiệu GDĐH Việt Nam trên trường quốc tế. Hàng năm cử chuyên gia, giảng viên thuộc các lĩnh vực khác nhau của của các trường sang trường đại học, học viện của các nước trên thế giới học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác khoa học - công nghệ liên quan đến GDĐH thông qua các hình thức trao đổi cán bộ, đào tạo dài hạn và ngắn hạn, tổ chức các lớp học chuyên đề, các hội nghị và hội thảo khoa học giữa các nước; tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và học tập, tiến tới công nhận lẫn nhau ở một số môn, một số ngành, nghề. 2.3.4. Phát huy tính chủ động, tự chủ của các cơ sở GDĐH trong đa dạng hóa và đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới trong giáo dục và đào tạo Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất trường học thông qua việc xây dựng trường, hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, đào tạo đội ngũ giảng viên, tư vấn cho trường quá trình đào tạo, ... Quan tâm lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên có nhu cầu và nguyện 464
- vọng tham gia vào hoạt động hợp tác với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hợp tác với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới để nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai. Cần tăng cường công tác thông tin về học bổng của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới đến sinh viên, cần thực hiện một số chương trình liên kết giữa các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam với nước ngoài về việc đào tạo cán bộ, sinh viên Việt Nam đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Việt Nam cần như: Khoa học cơ bản, các ngành khai thác khoáng sản thiên nhiên, dầu khí, vật liệu mới, công nghệ sinh học, tự động hóa, ... và mở rộng phạm vi số trường đại học nhận đào tạo lưu học sinh Việt Nam. Để hợp tác thành công trong giai đoạn này, các cơ sở GDĐH Việt Nam cần được cơ cấu lại (tổ chức, nhân lực, tài chính) theo định hướng thị trường (nhu cầu của người học), tập trung vào xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn giảng viên đại học dựa trên các chuẩn quốc tế (của các trường tiên tiến trong khu vực và thế giới) và lấy tiêu chuẩn đó làm cơ sở để thực hiện đào tạo, phát triển và đánh giá đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở GDĐH Việt Nam; các cơ sở GDĐH phải đưa ra những quy định, tiêu chuẩn mới về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên (giảng viên đại học phải dành ít nhất mỗi năm ba tháng cho nghiên cứu khoa học). 3. KẾT LUẬN Hợp tác quốc tế trong GDĐH là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia, cũng như các trường đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế của các các cơ sở GDĐH ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước; góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần có nghiên cứu đánh giá đầy đủ, toàn diện về hợp tác quốc tế trong GDĐH nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa chất lượng GDĐH trong nước và hiệu quả của công tác này. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Thùy Linh (2020), 6 thành tựu ngành Giáo dục trong năm học 2019-2020. Nguồn: https://giaoduc.net.vn, ngày 31/10/2020. [3] Anh Phương (2022), Năm 2022, giáo dục đại học Việt Nam nhảy vọt trên bảng xếp hạng. Nguồn: https://ttbc-hcm.gov.vn, ngày 4/10/2022. [4] Trung tâm Truyền thông giáo dục (2022), Hội nghị hợp tác và đầu tư trong giáo dục 2022. Nguồn: https://moet.gov.vn, ngày 15/9/2022. 465
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế- Tranh chấp biển Đông: Phần 2
189 p | 225 | 73
-
Bài học kinh nghiệm về quốc tế hóa và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo
4 p | 87 | 11
-
Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo theo định hướng chuyển đổi số và phát triển trường đại học ứng dụng thông minh
7 p | 11 | 6
-
Hợp tác quốc tế giáo dục: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
6 p | 47 | 5
-
Định hướng hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế của trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh năm 2020
2 p | 100 | 5
-
Tính tất yếu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay
7 p | 78 | 5
-
Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục đại học công an nhân dân đáp ứng yêu cầu theo bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
7 p | 7 | 3
-
Hợp tác quốc tế của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh: Bối cảnh, thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển
15 p | 13 | 3
-
Hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học cho sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại các trường đại học khu vực miền Trung Việt Nam
9 p | 5 | 2
-
Chủ động trong hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học và cao đẳng
10 p | 9 | 2
-
Phát huy vai trò của hợp tác quốc tế trong tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay
8 p | 15 | 1
-
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển trường Đại học Lao động – Xã hội trước ngưỡng cửa tự chủ
9 p | 11 | 1
-
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp một trường đại học của doanh nghiệp
7 p | 6 | 1
-
Cơ sở lý luận và thực tiễn trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
9 p | 12 | 1
-
Hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
7 p | 4 | 1
-
Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
7 p | 7 | 1
-
Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế tại Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay
3 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn