Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp một trường đại học của doanh nghiệp
lượt xem 1
download
Bài viết "Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp một trường đại học của doanh nghiệp" tập trung nghiên cứu hoạt động công tác quốc tế đối với giáo dục đại học cũng như góc nhìn của một trường đại học doanh nghiệp về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp một trường đại học của doanh nghiệp
- ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA DOANH NGHIỆP Bùi Ngọc Hữu Vinh1 Hà Thị Hường Hồ Ngọc Linh Nguyễn Duy Phú Trường Đại học Quốc tế Miền Đông Abstract Global integration has strongly happened, the international affair played an important role for the development of countries in all fields, especially education. Promoting international cooperation for higher education has become an essential trend and premise for universities to follow the mission of harmonizing educational standards and seeking continuous improvement of academic quality. In addition, international corporations for higher education also help universities build long-term partnerships with organizations, businesses and the international community in national and regional development. The article focuses on the international affair activities for higher education as well as the perspective of a corporate university about realities and solutions to promote the international affair. Keywords: The international cooperation, higher education, corporate universities… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hợp tác quốc tế (HTQT) trong giáo dục đại học (GDĐH) là một yếu tố quan trọng để các trường đại học phát triển và nâng cao chất lượng giảng dạy, liên tục cải tiến chương trình đào tạo và mở rộng phạm vi của các chương trình học tập. Đồng thời, giúp GV và SV có trải nghiệm đa dạng tạo ra các cơ hội học tập mới, tăng cường khả năng học thuật và nghiên cứu khoa học của GV và SV. Bằng cách hợp tác với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp quốc tế, các trường đại học nói chung và các trường đại học tư thục (ĐHTT) nói riêng có thể đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động toàn cầu. Đối với các trường ĐHTT hiện nay, tổ chức các hoạt động HTQT mang lại nhiều lợi ích cho cả SV, GV và cả cơ sở giáo dục. SV có cơ hội học tập và trải nghiệm văn hóa mới, nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và phát triển kỹ năng mềm. GV có cơ hội trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và phát triển quan hệ đối tác. Trường đại học có thể nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường uy tín và cạnh tranh trên thị trường giáo dục quốc tế. Vì vậy, đẩy mạnh HTQT trong GDĐH là một yêu cầu cấp thiết để cải thiện chất lượng giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội học tập và phát triển cho SV, GV của các trường đại học. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả trình bày sự cần thiết của việc HTQT trong GDĐH; đồng thời, nêu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động HTQT từ góc nhìn một trường đại học của doanh nghiệp. 1 vinh.bui@eiu.edu.vn 488
- 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, HTQT trong giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng đang là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, chất lượng đào tạo, năng lực cạnh tranh, cải thiện cơ sở vật chất. Sự cần thiết của việc HTQT trong GDĐH được thực hiện bởi con người, công nghệ thông tin - truyền thông và sự dịch chuyển của cơ cấu nền kinh tế [1]. HTQT trong giáo dục có thể hiểu là những hoạt động trao đổi và hợp tác, thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở các bên cùng có lợi. Xu thế hợp tác về giáo dục và đào tạo được các trường đại học ở Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng. Nội dung HTQT trong lĩnh vực này của các trường đại học ở Việt Nam tập trung vào liên kết các ngành đào tạo, đặc biệt là các ngành học thuộc lĩnh vực ứng dụng thực tiễn như: cơ khí, máy tính, ... SV theo học những ngành này không chỉ được tiếp cận với kiến thức mới chưa có trong nước mà còn được ứng dụng, thực hành nhiều hơn ở các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế [2]. Hoạt động HTQT có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển của các trường đại học, cao đẳng theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, HTQT đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng định hướng và đổi mới giáo dục, nghiên cứu khoa học và triển khai các ứng dụng tiên tiến nhằm đổi mới tư duy, phương thức quản lý giáo dục, cải tiến hệ thống, quy trình đào tạo để tiếp cận gần hơn với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới [2]. Hiện nay, việc hợp tác quốc tế tại các cơ sở giáo dục được thực hiện thông qua nhiều hoạt động đa dạng [3] như sau: - Các hoạt động đào tạo: hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ, trao đổi học thuật... - Các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học với các đối tác nước ngoài; thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo; thông tin, xuất bản chung; chuyển giao công nghệ, … - Hoạt động trao đổi giảng viên (GV), sinh viên (SV). - Các hoạt động tài trợ, củng cố cơ sở hạ tầng giáo dục. - Các hoạt động ngoại giao chính thức cấp nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, ... Tất cả các hoạt động nêu trên nhằm đạt được một mục tiêu chung đó là tạo ra những tiền đề có lợi nhất cho sự phát triển của giáo dục nói riêng và mục tiêu chính trị của quốc gia nói chung. Hợp tác quốc tế trong GDĐH Việt Nam mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như sau: Nâng cao chất lượng giáo dục: Một trong những lợi ích chính của hợp tác quốc tế trong GDĐH Việt Nam là giúp nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời cải thiện kỹ năng và năng lực của SV và GV Việt Nam. Các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi GV và SV, chuyển giao công nghệ, khoa học và kinh nghiệm giảng dạy từ các trường đại học nước ngoài vào Việt Nam đều có thể giúp cải thiện chất lượng giáo dục tại Việt Nam [4]. 489
- Mở rộng cơ hội học tập và nghiên cứu: Hợp tác quốc tế cũng giúp mở rộng cơ hội cho SV Việt Nam được học tập và nghiên cứu tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Điều này giúp SV Việt Nam có cơ hội truy cập đến các nguồn tài liệu, công nghệ và kiến thức mới nhất trong lĩnh vực mình quan tâm [5]. Tăng cường mối quan hệ giữa các trường đại học: Hợp tác quốc tế cũng giúp tăng cường mối quan hệ giữa các trường đại học trong và ngoài nước. Nhờ đó, các trường đại học Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn tài chính và kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để phát triển các chương trình giảng dạy và nghiên cứu mới [6]. 2.2. Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế tại một trường đại học của doanh nghiệp Trong một thế giới không ngừng biến đổi với các thách thức ngày càng tăng như hiện nay, trọng trách nặng nề của giáo dục đào tạo nói chung và GDĐH nói riêng là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao để có thể thích ứng, tồn tại và phát triển ở môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để đáp ứng xu hướng phát triển GDĐH hiện đại trên thế giới, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam và thế giới là biết nắm bắt cơ hội HTQT để cọ xát, cạnh tranh, tự đánh giá năng lực của mình từ đó tạo động lực phát triển, ngày càng tiến bộ. HTQT trong giáo dục ngày nay không đặt mục tiêu thuần túy là mở rộng kiến thức và tiếp cận với thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến ra ngoài biên giới quốc gia, mà nó còn hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau [3]. HTQT trong GDĐH đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, trải nghiệm học tập toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập của GDĐH Việt Nam trong khu vực và trên thế giới để từ đó mang lại cơ hội nghề nghiệp cho SV. Hợp tác học thuật và nghiên cứu là một trong những hoạt động mang ý nghĩa chiến lược đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với sứ mạng “Nâng tầm tri thức, phục vụ cộng đồng”, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông hoạt động theo mô hình Trường đại học của doanh nghiệp với các CTĐT được xây dựng theo định hướng quốc tế, gắn kết với thực tiễn, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập như hiện nay [7]. Các hoạt động HTQT của Nhà trường rất đa dạng và được xác định ngay từ những ngày đầu thành lập là nhanh chóng tiếp cận các nền GDĐH và Khoa học công nghệ (KHCN) tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động KHCN theo hướng hiện đại; cập nhật, phát triển chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn khu vực và quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hợp tác phát triển đội ngũ GV, cán bộ quản lý, viên chức; góp phần hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao năng lực quản trị; và tăng cường cơ sở vật chất. Tính đến năm 2022, mạng lưới hợp tác quốc tế của Nhà trường ngày càng được mở rộng với việc kết nối, duy trì hợp tác với 29 đối tác quốc tế, tập trung tại 6 quốc gia bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Úc. Để thực hiện sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2030 trở thành một đại học đa ngành, được kiểm định, thu hút GV giỏi từ các nước trên thế giới, đào tạo SV theo hướng nghiên cứu - ứng dụng, giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ theo nhu cầu phát triển của thực tiễn. Trong Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Quốc tế Miền Đông giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 đã xác định hợp tác phát triển và hội nhập là 1 490
- trong 8 lĩnh vực chủ chốt của Nhà trường. Theo đó, Trường chủ động hội nhập khu vực và quốc tế; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, địa phương, doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế Trường Đại học Quốc tế Miền Đông; tăng cường nguồn lực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực hiện trách nhiệm cộng đồng. Đồng thời, xúc tiến việc ký kết thỏa thuận hợp tác chung với các đối tác được chọn lọc, có uy tín trong nước, trong khu vực và trên thế giới [8]. Đối với việc ký thỏa thuận MOU, Trường xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn hạn và dài hạn với từng đối tác doanh nghiệp cũng như trường đại học trong và ngoài nước. Đồng thời, Nhà trường định kỳ tổ chức đánh giá rà soát các mối quan hệ hợp tác và đối tác hàng năm và giai đoạn để điều chỉnh các hoạt động hợp tác sao cho hiệu quả và xây dựng mạng lưới đối tác chiến lược. Hơn nữa, tạo lập cơ sở xác định các đối tác hiệu quả để duy trì các MOU sau khi hết hiệu lực. Đối với hợp tác NCKH, Trường tiếp nhận các GV quốc tế đến giảng dạy, NCKH và đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ GV cơ hữu đi tập huấn, học tập, tham dự hội thảo ở nước ngoài và xuất bản các công trình NCKH cùng với các đối tác có uy tín trong nước và quốc tế. Đối với GV, Nhà trường trao đổi GV tham gia học tập liên quan đến các dự án hợp tác NCKH và các chương trình đào tạo liên kết; Hợp tác NCKH của GV với các đối tác quốc tế qua việc đồng tác giả nghiên cứu khoa học ở hội thảo trong nước và quốc tế. Đối với SV, Trường xây dựng các chính sách thu hút SV quốc tế đến học tập, tham gia các dự án nghiên cứu với SV của Việt Nam và trao đổi SV với các trường đối tác. Thông qua các MOU đã ký kết, các GV và SV quốc tế có cơ hội đến giảng dạy và học tập tại Trường cũng như các đoàn GV và chuyên viên của Trường được ra nước ngoài tập huấn và tham dự các hội thảo quốc tế. 491
- Thu hút nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị mới như: Phòng thí nghiệm chiếu sáng được tài trợ của tập đoàn Philips Lighting; Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; Phòng thí nghiệm 3.0 và 4.0; Trung tâm sản xuất tiên tiến; FabLab; … Đối với hợp tác quốc tế trong công tác kiểm định, phần lớn các trường đối tác quốc tế của Nhà trường đều đạt kiểm định chất lượng quốc gia và khu vực (AACSB, ABET, AUN, MOE). Đồng thời, Nhà trường chú trọng đến việc hợp tác khoa học với các trường Đại học có uy tín ở trong nước và có kiểm định quốc tế như: các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP. HCM (AUN, ABET, AACSB), Đại học Việt - Đức (ACQUIN), ... 2.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH dưới góc nhìn một trường đại học của doanh nghiệp Từ góc nhìn của một trường đại học của doanh nghiệp trong quá trình đẩy mạnh các hoạt động HTQT, với việc không ngừng tích cực, chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới đem lại cho Nhà trường rất nhiều cơ hội mới cho GV và người học, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, để duy trì và không ngừng phát triển hoạt động HTQT trong GDĐH, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau: Quy định về quản lý hoạt động HTQT: Định kỳ rà soát và cập nhật các quy định về hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với điều kiện của Nhà trường và các văn bản pháp luật liên quan, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt hoạt động hợp tác quốc tế. Xây dựng và thực hiện kế hoạch HTQT dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các đơn vị chuyên môn được xây dựng, thực hiện phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước về hội nhập quốc tế trong đào tạo và KHCN. Bên cạnh đó, cần phải có quy chế quy định về việc phối hợp HTQT quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan nhằm khuyến khích các hoạt động HTQT có mặt thường xuyên trong tất cả các hoạt động đời sống của Nhà trường. Việc này sẽ giúp cho các hoạt động HTQT được thông suốt sự phối hợp giữa các đơn vị trong Nhà trường rõ ràng, tránh chồng chéo và tránh phát sinh những vấn đề. Đẩy mạnh liên kết đào tạo với nước ngoài đi đôi với việc giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Mở rộng quy mô đào tạo nhằm thu hút GV, SV quốc tế đến làm việc và học tập. Tăng cường trao đổi cán bộ, GV và SV với các cơ sở GDĐH trong khu vực và quốc tế thông qua các tài trợ về nguồn học bổng, liên kết đào tạo. Mở rộng và phát triển các chương trình “tu nghiệp sinh” ở trong và ngoài nước. Đẩy mạnh tìm kiếm các chương trình, dự án HTQT về đào tạo, KHCN và phục vụ xã hội. Phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan và các cơ quan khác nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các chương trình hợp tác quốc tế của trung ương và địa phương. Thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện để cán bộ, người học tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học; tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, mạng lưới, diễn đàn, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế. Cần phải tổ chức các hoạt động mang tính chất giao lưu giữa các hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức hội lưu học sinh tại Nhà trường, đó chính là cơ hội để trao đổi không chỉ các vấn đề chuyên môn mà còn các vấn đề liên quan đến việc mở rộng các mối quan hệ, hòa nhập vào các hệ thống quốc tế chuyên nghiệp cũng như giúp gia tăng các ý tưởng trong các lĩnh vực liên quan. 492
- Thực hiện liên kết thư viện, trao đổi thông tin khoa học, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm khai thác tài nguyên thông tin phù hợp với các chương trình đào tạo và nhu cầu tham khảo tài liệu đa dạng của người sử dụng. Ngoài các dịch vụ thông thường của một thư viện, dịch vụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu, dịch vụ đặt phòng học nhóm, dịch vụ đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn của thư viện thông qua các giải pháp của thư viện thông minh giúp nâng cao khả năng tương tác trong môi trường số để từ đó hình thành văn hoá cung cấp và sử dụng dịch vụ của một thư viện hiện đại. Cung cấp truy cập đến các cơ sở dữ liệu trực tuyến có giá trị học thuật cao từ các nhà xuất bản uy tín trên thế giới như: Springer Nature, Elsevier, Proquest, ACS, … Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và quảng bá quốc tế: xây dựng kế hoạch truyền thông hàng năm, xây dựng website chuyển tải thông tin và tăng tính tương tác với SV, GV và những đối tượng quan tâm. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên và cựu SV giúp mở rộng quảng bá trong và ngoài nước. HTQT mang tính chất đối ngoại, do đó truyền thông quảng bá đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh các sự kiện trực tiếp, các hoạt động trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch Covid đã hoành hành trong gần 2 năm qua đã đẩy các hình thức trực tuyến trong mọi lĩnh vực cuộc sống nói chung và trong đào tạo nói riêng phát triển mạnh. Và các hoạt động trực tuyến này cũng giúp thúc đẩy truyền thông tốt hơn rất nhiều. 3. KẾT LUẬN Hợp tác quốc tế trong giáo dục là hoạt động tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của nền giáo dục hiện đại. Hoạt động này mang lại động lực và sức mạnh mềm đối với chính sách đối ngoại của các quốc gia. HTQT ngày nay đang thay đổi cả về lượng và về chất, mang lại những thay đổi căn bản cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các trường đại học. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế cần phải được thực hiện một cách có hệ thống, đặc biệt là trong việc lựa chọn đối tác hợp tác phù hợp với mục tiêu phát triển của từng trường đại học tại Việt Nam. Hợp tác quốc tế đã trở thành chất xúc tác rất quan trọng trong việc tạo dựng môi trường quốc tế trong một thế giới phẳng ngày nay và vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai khi ứng dụng kỹ thuật số ngày mở rộng. Tăng cường hoạt động hợp tác để phát triển phải là những giải pháp đồng bộ bao gồm từ tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách cho đến các vấn đề về cơ sở vật chất, tài chính, phát triển nguồn nhân lực cũng như hệ thống truyền thông. Với những nỗ lực đó, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Việt Nam sẽ đóng góp rất lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực tại Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế và phát triển bền vững của đất nước. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Lê Chiến Thắng (2021), Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển đại học thời kỳ mới, Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng, số 43. [2] Bùi Thanh Thủy (2022), Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 334. Nguồn: http://surl.li/fxlbw 493
- [3] Nguyễn Thị Huyền Trang (2018), Hợp tác quốc tế giáo dục: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 186 (10). [4] Song Anh (2022), Hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Nguồn: https://dangcongsan.vn, ngày 12/9/2022. [5] Lan Phương (2017), Bài 1 - Hợp tác quốc tế mang lại lợi ích gì cho giáo dục đại học trong nước? Nguồn: https://bnews.vn, ngày 27/8/2017. [6] Phạm Thị Ly (2017), Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học. Nguồn: https://nhandan.vn, ngày 6/01/2017. [7] Kế hoạch chiến lược phát triển của Trường Đại học Quốc tế Miền Đông giai đoạn 2021 2025, tầm nhìn 2030. Nguồn: www.eiu.edu.vn [8] Tầm nhìn, sứ mạng của Trường Đại học Quốc tế Miền Đông. Nguồn: www.edu.edu.vn 494
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch chính trị đầu năm: Nghị quyết đại hội X trong nửa đầu nhiệm kỳ (2006 - 2008)
12 p | 1929 | 206
-
Đề cương kinh tế chính trị - KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
6 p | 2098 | 105
-
Dân số và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân - Nguyễn Văn Lạng
4 p | 85 | 6
-
Tìm hiểu tư duy hướng biển của Nguyễn Trường Tộ nửa cuối thế kỉ XIX
10 p | 73 | 5
-
Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1960-1963) - Tập 2
702 p | 17 | 5
-
Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-1960) - Tập 1
1197 p | 14 | 5
-
Hợp tác quốc tế giáo dục: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
6 p | 47 | 5
-
Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông
6 p | 109 | 4
-
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM hợp tác với doanh nghiệp, doanh nhân “kết nối để thành công”
7 p | 41 | 4
-
Hợp tác kinh tế giữa tỉnh Khammouane (Lào) và tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thực trạng và vấn đề đặt ra
12 p | 33 | 3
-
Báo cáo phát triển con người năm 2013 của chương trình phát triển liên hợp quốc những nội dung quan trọng cần được lưu ý
10 p | 54 | 3
-
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt
12 p | 63 | 2
-
Tự chủ trong liên kết đào tạo quốc tế tại cơ sở II trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp
10 p | 37 | 2
-
Các trọng điểm trong chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á hiện nay
11 p | 77 | 2
-
Vài suy nghĩ về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng địa phương
11 p | 3 | 2
-
Tuyên ngôn độc lập 1945 - Giá trị trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay
4 p | 10 | 1
-
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
10 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn