Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển trường Đại học Lao động – Xã hội trước ngưỡng cửa tự chủ
lượt xem 1
download
Bài viết "Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển trường Đại học Lao động – Xã hội trước ngưỡng cửa tự chủ" trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế, các tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế của Trường trong thực hiện quyền tự chủ đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển trường Đại học Lao động – Xã hội trước ngưỡng cửa tự chủ
- TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI TRƯỚC NGƯỠNG CỬA TỰ CHỦ Triệu Thị Trinh Đoàn Thanh Thủy1 Nguyễn Thị Phúc Trường Đại học Lao động – Xã hội Abstract For the University of Labor and Social Affairs, international cooperation plays an important role in supporting the improvement of the quality of teaching activities and enhancing the prestige and position of the University. Over the years, the University of Labor - Social Affairs has made many achievements in international cooperation, but there are still many limitations that need to be overcome. On the basis of a comprehensive assessment of the current status of international cooperation activities, the authors propose appropriate solutions to strengthen the University's international cooperation activities in the implemeentation of university autonomy. Keywords: International cooperation, higher education, University of Labor - Society, university autonomy MỞ ĐẦU Hợp tác quốc tế không chỉ là xu hướng tất yếu mà thực sự nó đã được trở thành thành một phần không thể tách rời trong hoạt động đời sống của trường đại học hiện nay và trong tương lai hợp tác quốc tế không còn được xem như là phần bổ sung hay mang tính chất thành phần đầy đủ của một trường đại học mà vai trò của nó sẽ được đề cao hơn và được tích hợp sâu sắc hơn vào các hoạt động của trường. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nhấn mạnh hội nhập quốc tế là một trong 09 nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trước ngưỡng cửa tự chủ, Trường Đại học Lao động – Xã hội đang tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành trường đại học hàng đầu, trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cao, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Ban lãnh đạo Trường Đại học Lao động – Xã hội và toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên đang quyết tâm thực hiện đổi mới đồng bộ trên nhiều mặt, nhiều nội dung, trong đó, hợp tác quốc tế được nhấn mạnh là một trong những nội dung quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao uy tín của Nhà trường. NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Hợp tác quốc tế (HTQT) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các trường đại học. Trong những năm gần đây, HTQT đã có những sự thay đổi đột phá với gắn kết chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi 1 doanthuy.tn@gmail.com 474
- các trường đại học phải có chất lượng đột phá và vai trò của các quốc tế hơn lúc nào hết lại càng trở nên quan trọng. Sự gia tăng các hoạt động HTQT không chỉ mang lại việc nâng cao chất lượng đào tạo hay nghiên cứu của trường đại học mà còn giúp trường tăng nguồn thu tạo sức bật để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu xã hội ngày càng thay đổi nhanh chóng, đặc biệt trong thời đại 4.0. Bên cạnh đó, HTQT cũng chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa hội nhập quốc tế của các trường đại học giúp nâng cao và khẳng định vị thế của mình. 1.1. Hợp tác quốc tế góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, phát triển giáo dục là một xu hướng tất yếu trong một quá trình gia tăng sự trao đổi kiến thức và kinh nghiệm xuyên quốc gia. Xét ở một bối cảnh rộng lớn, các trường đại học không chỉ là một thiết chế giáo dục, mà còn là một môi trường uy tín dẫn đầu các lĩnh vực trong xã hội thông qua các hoạt động nghiên cứu của mình. Sự phát triển của các trường đại học diễn ra không ngừng và nó càng diễn ra sâu rộng hơn trong một môi trường rộng mở với những tác nhân mới tác động từ bên ngoài. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đó, HTQT trong giáo dục đại học là xu hướng tất yếu, nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, chất lượng đào tạo, năng lực cạnh tranh, cải thiện cơ sở vật chất… Các hình thức HTQT hiện nay rất đa dạng: từ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu khoa học đến hợp tác phát triển năng lực quản lý hoặc quản trị đại học. Các hoạt động HTQT không chỉ góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng mà nó còn giúp hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển trong tương lai của các trường đại học. HTQT ngày nay không chỉ dừng lại trong một một lĩnh vực cụ thể hay một chuyên ngành cụ thể mà nó mang tính chất tổng thể tích hợp vào tất cả các mặt hoạt động của trường đại học góp phần giúp các trường đại học phát triển đầy đủ các mặt, các nội dung góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung ứng nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học cũng đã và đang mang lại những hiệu quả rất thiết thực giúp các chuyên gia, giảng viên và sinh viên Việt Nam tiếp cận những phương pháp làm việc, kiến thức và kết quả nghiên cứu mới nhất, giúp nhiều trường đại học thành công trong việc đi tắt đón đầu xu thế của thế giới và tiếp cận với nhịp sống của môi trường quốc tế đương đại. Hợp tác trong nghiên cứu đã đạt được những thành quả thông qua việc công bố các cái ấn phẩm khoa học chung, cũng như xây dựng các cơ sở nghiên cứu chung tại Việt Nam ngày càng nhiều đã cho thấy hiệu quả của hình thức này. Một hoạt động hợp tác quan trọng nữa là các hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, với sự hợp tác song phương hoặc đa phương góp phần tạo ra môi trường trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau. Hoạt động này giúp cho sinh viên có thể hòa nhập vào môi trường quốc tế cũng như có kiến thức rộng mở về một thế giới đại đồng, về một môi trường làm việc không biên giới trong thời đại 4.0. Sự trao đổi đó giúp sinh viên thiết lập các mối quan hệ xã hội, nền tảng kiến thức, kỹ năng và thái độ cho nghề nghiệp của họ trong tương lai. Bên cạnh đó, liên kết thư viện giúp gia tăng các lợi ích cho sinh viên trong việc phát triển các phương pháp học mới khi chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu cũng như cập nhật các kiến thức chuyên ngành mới nhất. Liên kết thư viện ngày nay, đặc biệt là thư viện số, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ngày càng phát triển trong thời đại 4.0 đã tạo ra những lợi thế rất lớn trong việc trong các hình 475
- thức cung cấp thông tin tới người dùng. Cuối cùng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và sinh viên qua các khóa tập huấn bồi dưỡng ngắn hạn giúp bổ sung những phần kiến thức kỹ năng còn thiếu cho các đối tượng liên quan cũng là những hoạt động thiết thực, dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. 1.2. Hợp tác quốc tế góp phần nâng cao vị thế của trường đại học Các trường đại học hiện nay không chỉ là những đơn vị làm việc, cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương hay đất nước mình, mà còn phục vụ cho cả thế giới. Với nhịp điệu thay đổi nhanh chóng trên thế giới thông qua toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới cùng với các dân tộc, các nền văn hóa, các định chế tổ chức trong đó có các trường đại học, đang trở thành những thực thể đan quyện vào nhau, có tương quan với nhau và liên kết với nhau hết sức chặt chẽ. Nhu cầu duy trì năng lực cạnh tranh trên thế giới đòi hỏi các trường đại học tạo ra nguồn nhân lực có năng lực toàn cầu và có khả năng nghiên cứu ở đỉnh cao. Mỗi trường đều có trách nhiệm bảo đảm cho sinh viên của mình được chuẩn bị đầy đủ cho những thử thách của thế kỷ XXI và hiệu quả của việc đó là một phép thử đối với chất lượng đào tạo của các trường. HTQT là yếu tố quan trọng giúp các trường đại học đào tạo được những sinh viên có kiến thức mang tính chất toàn cầu và năng lực mang tính xuyên văn hóa; đạt được những chuẩn mực quốc tế. Nhu cầu quốc tế hóa khiến ngày nay các trường đại học không thể phát triển mà không chú trọng tới hợp tác quốc tế và hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế nhằm đạt được sự thừa nhận, đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong một môi trường toàn cầu. Các bảng xếp hạng uy tín đều sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố quốc tế như tỉ lệ sinh viên quốc tế, số bài báo khoa học quốc tế, số lượng giảng viên quốc tế, số lượng chương trình liên kết đào tạo (LKĐT) với nước ngoài. • Quacquarelli Symonds (QS): Trong tổng điểm đánh giá của QS, 5/13 tiêu chí xếp hạng đại học của QS liên quan đến yếu tố quốc tế: Tỉ lệ giảng viên quốc tế, tỉ lệ sinh viên quốc tế, tỉ lệ giảng viên và nghiên cứu viên quốc tế, tỉ lệ sinh viên đi trao đổi nước ngoài. Theo QS, tỷ lệ giảng viên và sinh viên quốc tế chứng tỏ sự thu hút và khả năng xây dựng thương hiệu quốc tế của mỗi cơ sở giáo dục, cung cấp môi trường đa quốc gia, tạo điều kiện giao thoa văn hóa, phát triển kỹ năng mềm – những kỹ năng ngày càng có giá trị đối với nhà tuyển dụng. Năm 2021 có 2 trường đại học Việt Nam nằm trong 801-1000 trường đại học hàng đầu thế giới (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM). • Times Higher Education (THE): Trong 5 nhóm chỉ số chính có triển vọng quốc tế (giảng viên, sinh viên và nghiên cứu) chiếm trọng số 7,5%, bao gồm tỷ lệ sinh viên quốc tế/ sinh viên trong nước (2,5%), tỷ lệ giảng viên quốc tế/giảng viên trong nước (2,5%), hợp tác quốc tế (2,5%). Theo THE, khả năng thu hút được sinh viên đại học, sau đại học và giảng viên từ khắp nơi trên thế giới là chìa khóa dẫn đến thành công của trường trong việc củng cố vị thế quốc tế. • University Ranking by Academic Performance (URAP): trong 6 chỉ số chính, hợp tác quốc tế chiếm 15% tổng điểm. Theo URAP: HTQT là công cụ thể hiện sự chấp nhận toàn cầu đối với trường đại học. Năm 2019, Việt Nam có 08 đại học vào bảng xếp hạng này, năm 2020 tăng lên thành 12 trường đại học. Trong đó trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đứng vị trí số 1 Việt Nam và thứ 639 thế giới, tiếp theo là Duy Tân, ĐHQG Hà Nội, ĐH QGTPHCM, ĐH Y, ĐH Bách Khoa, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Nông Nghiệp, ĐH Sư phạm và ĐH Mỏ và Địa chất. 476
- Chính vì vậy, HTQT chính là cách thức giúp các trường đại học có môi trường quốc tế cao, đạt đẳng cấp cao hơn và nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của mình. 2. THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Hoạt động hợp tác quốc tế ở Trường Đại học Lao động – Xã hội từ năm 2018 - 2022 Trường Đại học Lao động - Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng, là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội. Hiện nay, Trường Đại học Lao động - Xã hội qua các lần điều chỉnh (năm 2015, năm 2019 và năm 2021) theo hướng tinh giản bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, hành chính, đến nay cơ cấu tổ chức của Trường, gồm có: Hội đồng trường (thành lập Tháng 01/2021); Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; Hai đơn vị trực thuộc (Cơ sở II, TP. HCM và Cơ sở Sơn Tây); 07 Phòng chức năng; 10 khoa chuyên ngành; Trung tâm Thông tin - Thư viện. Cơ sở II và Cơ sở Sơn Tây là những đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, là đơn vị tài chính cấp 3, hạch toán độc lập. Hoạt động hợp tác quốc tế là một bộ phận thuộc phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế. Ngay từ những năm đầu mới thành lập, hoạt động hợp tác quốc tế được Ban lãnh đạo trường hết sức quan tâm. Trong mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Trường Đại học Lao động - Xã hội trở thành trường đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực lao động - xã hội có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, năng động, sáng tạo trong công việc, đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực; trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế có uy tín trong khu vực ASEAN. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, tăng cường hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng góp phần quyết định thành công của Nhà trường. Trong giai đoạn 2018-2022, hoạt động HTQT của Trường đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trường đã thực hiện tốt quy chế đối ngoại của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác hợp tác quốc tế. Tuân thủ theo các quy định về tổ chức hội thảo quốc tế, các thủ tục đón đoàn nước ngoài vào làm việc và vận động nguồn tài trợ dự án. Nhà trường luôn chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế, rà soát đánh giá kết quả hoạt động, thuận lợi và khó khăn trong công tác đối ngoại từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp. Tiếp tục duy trì, tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài là các trường đại học, các viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế, thông qua các hoạt động trao đổi đoàn nghiên cứu và đào tạo, tổ chức hội thảo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường. Hiện nay, Trường Đại học Lao động - Xã hội đang hợp tác với các đối tác: Trường Đại học Arizona (Mỹ), Trường Đại học Bách Khoa Hồng Kông, Trường Đại học Fontis (Hà Lan), Trường Đại học Khoa học Xã hội Singapore, Hiệp hội giáo dục và nhân viên Liên Bang Nga, Caritas (Đức), Hội chữ thập xanh Thụy sỹ, Olive Tree Estates (Singapore); Đại học Califorlia Los Angeles (UCLA); Đại học Kinh tế quốc gia Saint Petersburg (LB Nga); Hội chữ thập đỏ Lào; Hindustan Collegde Art & Science; Đại học 477
- Yonsei (Hàn Quốc)…Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu là đào tạo và nghiên cứu, tổ chức hội thảo/tập huấn trong Công tác xã hội, Quản lý nguồn nhân lực và Kỹ thuật chỉnh hình. Trong giai đoạn 2018-2022, Trường đã đón tiếp và làm việc với hơn 50 đoàn đại biểu từ nhiều nước trên thế giới. Trường đã mở rộng thêm quan hệ hợp tác với nhiều đối tác, ký kết nhiều thỏa thuận về hợp tác đào tạo với các trường Đại học nước ngoài, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học, quảng bá và nâng cao vị thế của Trường. Trong giai đoạn này, Trường cũng đã cử hơn 30 đoàn cán bộ, giảng viên tham dự hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài về an sinh xã hội, kỹ thuật chỉnh hình, quản lý nhân lực… Đây chính là cơ hội để cán bộ, giảng viên nhà trường chia sẻ với bạn bè quốc tế về thành tựu của nước ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời cũng chính là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo hay những kiến thức về quản lý, chuyên môn của các nước trên thế giới, giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Những thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực giáo dục với các trường quốc tế trong những năm qua đã đem lại những hiệu quả tích cực. Đã có nhiều sinh viên đi học tập ngắn hạn tại nước ngoài; đồng thời Trường cũng tiếp nhận đào tạo các lưu học sinh Lào đến học tại trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, các lớp tập huấn với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu trong nước và quốc tế, nhằm tăng cường kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cho giảng viên, sinh viên. Các hội thảo này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Lao động – Xã hội với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực công tác xã hội, chính sách xã hội, an sinh xã hội, kỹ thuật chỉnh hình, quản lý nhân lực, có thể kể đến: Tọa đàm xu thế phát triển Công tác xã hội tại Châu Á; Hội thảo tập huấn “Quản lý khủng hoảng và nguy cơ tự tử”; Hội thảo tập huấn “Công tác xã hội với gia đình”; Hội nghị chuyên đề về giải pháp điều trị chất kích thích dạo amphetamine và các ma túy mới để kiểm soát HIV ở Việt Nam; Hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với việc làm của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số”; Hội thảo “Đào tạo nhân lực thích ứng với sự thay đổi của công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”…. Trong giai đoạn 2028 – 2022, Trường đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu, đào tạo, tổ chức hội thảo, tập huấn với trường Hiệp hội giáo dục và nhân viên Liên Bang Nga, Caritas (Đức), Hội chữ thập xanh Thụy sỹ, Olive Tree Estates (Singapore); Đại học Califorlia, Los Angeles (UCLA); Đại học Kinh tế quốc gia Saint Petersburg (LB Nga)... Trường cũng đã vận động tài trợ từ các nguồn khác nhau để có kinh phí tổ chức một số hội thảo, tập huấn tại Trường. Năm 2018 đến 2020, Trường triển khai thực hiện 09 dự án trị giá 331.617 USD trong lĩnh vực Kỹ thuật chỉnh hình do Quỹ Phong Hà Lan và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tết tài trợ; dự án về chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất phòng, chống HIV do Đại học Califorlia, Los Angeles (UCLA) tài trợ từ nguồn kinh phí của Cục quản lý và dịch vụ điều trị nghiện chất và Sức khỏe tâm thần (SAMHSA) và dự án về thúc đẩy hòa nhập cho người khuyết tật do tổ chức Caritas tài trợ. Năm 2021 đến 2022, Trường triển khai thực hiện các hoạt động theo thỏa thuận dự án hợp tác với tổ chức Caritas (Đức) thúc đẩy phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo chiến lược thúc đẩy hòa nhập cho người khuyết tật tại Việt Nam với ngân sách là 38.570 Euro. Năm 2022, trường cũng tiếp nhận 02 khoản viện trợ do Caritas (Đức) tài trợ không hoàn lại với tổng giá trị là 44,000 Euro. 478
- 2.2. Những ưu điểm trong hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Lao động – Xã hội - Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Lao động – Xã hội luôn thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Nhà nước, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Lãnh đạo Trường Đại học Lao động – Xã hội và các cán bộ, giảng viên luôn coi trọng việc mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục, các trường đại học trên thế giới để phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Lãnh đạo Nhà trường đã duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ hợp tác quốc tế đã có thông qua các hình thức trao đổi thông tin đa dạng như qua email, Zoom trong bối cảnh đại dịch Covid. Bên cạnh đó lãnh đạo Trường, Khoa, Bộ môn luôn cố gắng tiếp tục và không ngừng tìm kiếm đối tác quốc tế mới trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực cho các giảng viên và sinh viên của Trường, tăng cường chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường. - Công tác hợp tác quốc tế của Trường được tăng cường mạnh mẽ với các hoạt động đa dạng từ việc kết nối, duy trì mối quan hệ với các tổ chức nước ngoài, các trường đại học và các viện nghiên cứu quốc tế đến các hoạt động thực tiễn như đón đoàn quốc tế đến làm việc và cử đoàn cán bộ ra nước ngoài học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Số lượng đoàn vào và đoàn ra tăng hơn so với giai đoạn trước. Số lượng hội thảo cũng tăng lên so với giai đoạn trước. Việc vận động tài trợ từ các nguồn khác nhau cũng đạt hiệu quả hơn. 2.3. Những điểm còn hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Lao động – Xã hội Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Trường Đại học Lao động – Xã hội vẫn còn tồn đọng những mặt hạn chế cần khắc phục. - Do tình hình khủng hoảng kinh tế quốc tế sau đại dịch Covid 19 và tình hình chính trị bất ổn trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hợp tác quốc tế nên việc tìm kiếm nguồn tài trợ học bổng cho học viên, sinh viên; vận động tài trợ cho các hoạt động hợp tác quốc tế gặp rất nhiều khó khăn. Kinh phí chi cho công tác vận động tài trợ, xúc tiến các chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học nước ngoài còn hạn chế. - Về việc xây dựng chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học trên thế giới mặc dù đã triển khai những vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt kết quả. Nhà trường vẫn chưa có chương trình hợp tác để đưa giảng viên tham gia các hoạt động giảng dạy hay phối hợp nghiên cứu chính thức ở nước ngoài. Đa phần số người nước ngoài đến Trường làm việc theo các chương trình tình nguyện viên, được sự hỗ trợ toàn phần hoặc một phần từ các tổ chức cung cấp tình nguyện viên quốc tế hoặc các chương trình của các tổ chức phi chính phủ hoặc từ nguồn tài trợ của các Đại sứ quán. 479
- - Đối với hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học chưa đạt được kết quả tương xứng. Chủ yếu hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học của Trường là phối hợp tổ chức hội thảo, tập huấn, thực hiện dự án, những đề tài nghiên cứu thực hiện chung với các đối tác nước ngoài hầu như rất ít. Các dự án quốc tế hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết vẫn còn hạn chế; chưa có nhiều những chương trình triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế; việc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế song phương về nghiên cứu khoa học cũng như các công trình khoa học công bố chung với đối tác nước ngoài vẫn còn mang tính cá nhân, chưa nâng lên tầm chiến lược. 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HTQT TRONG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI TRƯỚC NGƯỠNG CỬA TỰ CHỦ Nhằm tăng cường hoạt động HTQT để phát triển Trường Đại học Lao động – Xã hội, trong bối cảnh hiện nay cần có những thay đổi căn bản sau: 3.1. Về cơ chế quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế Hoạt động HTQT hiện nay của trường do Phòng Khoa học & HTQT phụ trách. Trường cũng đã có những quy định, quy chế cụ thể cho các hoạt động HTQT phù hợp với chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hành động của Nhà trường. Tuy nhiên cơ chế quản lý còn mang tính chất hành chính dẫn đến việc quản lý các hoạt động hợp tác chưa thực sự hiệu quả, có sự chồng chéo giữa các đơn vị… Do vậy, cần có cơ chế quản lý linh hoạt hơn trong quá trình hoạt động cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, Phòng Phòng Khoa học & HTQT cần chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng, bổ sung thêm quy chế quy định về việc phối hợp HTQT, quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan nhằm khuyến khích các hoạt động HTQT có mặt thường xuyên trong tất cả các hoạt động đời sống của Nhà trường. Việc này sẽ giúp cho các hoạt động HTQT được thông suốt, sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường rõ ràng, tránh chồng chéo. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến quy trình thực hiện các hoạt động mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy hội thảo, trao đổi học thuật, quản lý đoàn ra, đoàn vào. Quy định rõ ràng, cụ thể về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát và phân công giữa các đơn vị trong hoạt động hợp tác quốc tế trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, cùng có lợi, cùng phát triển. Hoàn thiện các quy định, quy trình và các cơ chế thực hiện các hoạt động có liên quan đến hợp tác quốc tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Lao động – Xã hội. 3.2. Về nguồn lực tài chính và con người cho các hoạt động hợp tác quốc tế Vấn đề nguồn lực tài chính và con người là một điểm mấu chốt trong việc phát triển Trường Đại học Lao động – Xã hội nói chung và trong việc phát triển các hoạt động HTQT nói riêng. Cơ chế tài chính cần phải minh bạch, rõ ràng hơn và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Đặc thù của hoạt động HTQT ở trường là nguồn tài chính không ổn định qua các năm, tùy thuộc vào các dự án thực hiện với đối tác nước ngoài và nguồn tài trợ của các tổ chức ngoài nước, do vậy nên xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho HTQT, tăng tính linh hoạt và chủ động để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc có cơ chế tài chính riêng cũng là động lực cho các hoạt động HTQT phát triển, thúc đẩy việc tăng cường tìm kiếm đối tác, tìm kiếm các nguồn tài chính mới, phục vụ hữu ích cho sự phát triển nhà trường. 480
- Để tăng cường các hoạt động HTQT, yếu tố con người chính là vấn đề then chốt. Hiện nay, số lượng cán bộ phụ trách hoạt động HTQT của trường còn hạn chế về mặt số lượng, chủ yếu trong các dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài đều do các khoa đảm nhiệm và báo cáo lại. Vì vậy, Nhà trường cần xây dựng đội ngũ cán bộ HTQT giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển hoạt động HTQT một các toàn diện, chuyên nghiệp hơn. Để làm được điều đó, cần cử các cán bộ, giảng viên tham gia các hoạt động bồi dưỡng từ các chương trình, tổ chức quốc tế; tham gia hội thảo quốc tế ở các cơ sở giáo dục đại học ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và trình độ chuyên môn, theo kịp xu thế vận động của giáo dục quốc tế. Ngoài ra, cần bồi dưỡng các cán bộ, giảng viên có năng lực thành lập nhóm nghiên cứu giỏi có khả năng tiếp cận các hướng nghiên cứu có thế mạnh để đủ khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học với các chuyên gia nước ngoài. Tiếp tục cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài với ngành phù hợp định hướng phát triển của nhà trường. 3.3. Về phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế trên nhiều mặt: đặc biệt về liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hiện dự án… Nhà trường cần chủ động thiết lập, gìn giữ mối quan hệ với các trường đại học có uy tín trên thế giới để mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên và sinh viên. Tăng cường các hoạt động tìm kiếm chuyên gia, giảng viên, tình nguyện viên nước ngoài về làm việc tại Trường. Chủ động tham gia hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế; bồi dưỡng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên; xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài; tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác với các nước thuộc khu vực ASEAN; Tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực từ chương trình tình nguyện viên quốc tế, sự hỗ trợ của đại sứ quán các nước, trường đại học của các nước bạn trong công tác hợp tác quốc tế; chủ động đàm phán xây dựng chương trình hợp tác quốc tế song phương, nghị định định thư hợp tác quốc tế để phía đối tác quốc tế hỗ trợ đào tạo cán bộ, sinh viên và chuyển giao công nghệ tiên tiến; mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và khu vực. Cần triển khai và mở rộng các hoạt động hợp tác; ưu tiên đối tác có nhu cầu hợp tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ. Tập trung xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu chung thông qua các đề tài, đề án; tăng cường các công bố khoa học chung, nhất là các công bố quốc tế từ kết quả hợp tác nghiên cứu. 3.4. Về truyền thông và quảng bá các hoạt động hợp tác quốc tế HTQT mang tính chất đối ngoại, do đó truyền thông, quảng bá đóng vai trò quan trọng. Nhà trường cần đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh của Nhà trường với bạn bè quốc tế. Bên cạnh các sự kiện trực tiếp, các hoạt động trực tuyến ngày càng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường cần nâng cấp, phát triển trang web cả về hình thức lẫn nội dung với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; xây dựng các video, clip về trường, các tờ rơi... bằng nhiều thứ tiếng; đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế; cập nhật thường xuyên các hoạt động hợp tác quốc tế trên các ấn phẩm như: Báo cáo thường niên, Tạp chí khoa học, Ấn phẩm... để thu hút sự quan tâm của các cá nhân cũng như các tổ chức quốc tế góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Nhà trường. 481
- Bên cạnh đó, cần phải xem các giảng viên, đặc biệt là những người tốt nghiệp ở nước ngoài trở về như là những đại sứ kết nối với các nước mà họ tu nghiệp, thông qua họ có thể kết nối tới các chuyên gia hay các tổ chức quốc tế mà họ có quan hệ. Cần phải tổ chức các hoạt động mang tính chất giao lưu giữa các hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức hội lưu học sinh tại nhà trường, đó chính là cơ hội để trao đổi không chỉ các vấn đề chuyên môn mà còn các vấn đề liên quan tới việc mở rộng các mối quan hệ, hòa nhập vào các hệ thống quốc tế chuyên nghiệp cũng như giúp gia tăng các ý tưởng các trong các lĩnh vực liên quan. 4. KẾT LUẬN Trước ngưỡng cửa tự chủ, ở Trường Đại học Lao động – Xã hội, hoạt động hợp tác quốc tế đã và đang thay đổi cả về lượng và về chất mang lại những thay đổi căn bản cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong những năm qua, Trường đã mở rộng, tìm kiếm thêm đối tác mới, qua đó có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả hợp tác quốc tế, tuy nhiên, xét về năng lực hợp tác chung của Trường vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển, khẳng định thương hiệu và uy tín của Trường, cần phải thực hiện những giải pháp đồng bộ bao gồm từ tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách cho đến các vấn đề về nguồn tài chính, phát triển con người cũng như hệ thống truyền thông. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1505/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học việt nam giai đoạn 2008 - 2015”. [2] Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt nam, Hà Nội. [3] Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Báo cáo công tác đối ngoại năm 2018 và phương hướng công tác đối ngoại năm 2019. [4] Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Báo cáo công tác đối ngoại năm 2019 và phương hướng công tác đối ngoại năm 2020. [5] Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Báo cáo công tác đối ngoại năm 2020 và phương hướng công tác đối ngoại năm 2021. [6] Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Báo cáo công tác đối ngoại năm 2021 và phương hướng công tác đối ngoại năm 2022. [7] Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Báo cáo công tác đối ngoại năm 2022 và phương hướng công tác đối ngoại năm 2023. [8] Các nguồn internet của các tổ chức xếp hạng đại học như Quacquarelli Symonds, Times Higher Education, University Ranking by Academic Performance. 482
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC)
37 p | 240 | 27
-
Bài giảng chuyên đề 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Kinh tế và quản lý trong kinh tế
46 p | 119 | 12
-
Khu vực hóa và toàn cầu háo tại Thái bình Dương
12 p | 131 | 10
-
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
6 p | 103 | 10
-
Bài giảng Hệ thống giáo dục Australia – Hướng tới tăng cường hợp tác quốc tế bậc phổ thông
25 p | 42 | 6
-
Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo theo định hướng chuyển đổi số và phát triển trường đại học ứng dụng thông minh
7 p | 10 | 6
-
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ - Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2
292 p | 24 | 6
-
Tìm hiểu tư duy hướng biển của Nguyễn Trường Tộ nửa cuối thế kỉ XIX
10 p | 73 | 5
-
Một số biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế
5 p | 88 | 5
-
Tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo chương trình giáo dục đại học định hướng ứng dụng (POHE) tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
13 p | 20 | 3
-
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: Thực tiễn tại cơ sở II - Trường đại học Ngoại thương, thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 60 | 3
-
Chủ động trong hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học và cao đẳng
10 p | 9 | 2
-
Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay
7 p | 39 | 2
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước
5 p | 75 | 2
-
Bài giảng Những việc cần tiếp tục triển khai
9 p | 59 | 2
-
Hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học cho sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại các trường đại học khu vực miền Trung Việt Nam
9 p | 5 | 2
-
Tăng cường hợp tác, tận dụng khả năng tư vấn và hỗ trợ tri thức, công nghệ của cộng đồng quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển và bảo vệ biển Đông
12 p | 81 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn