76 Cơ hội học tập của trẻ em lang thang - vấn đề cần được quan tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ hội học tập của trẻ em lang thang - vấn đề cần<br />
được quan tâm<br />
Vũ Tùng Dương<br />
<br />
Trẻ em lang thang - một trong những đối tượng thuộc nhóm trẻ có hoàn cảnh<br />
đặc biệt hiện đang được các cấp, các ngành quan tâm và cho đây là vấn đề xã hội<br />
cần phải giải quyết. Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004:<br />
“Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư<br />
trú không ổn định; Trẻ em cùng với gia đình đi lang thang”. Trẻ em lang thang có<br />
đặc điểm dành thời gian chủ yếu trong ngày đi lang thang kiếm sống trên đường<br />
phố, các khu vực đô thị và làm một số việc như: Xin ăn, đeo bám khách du lịch, ép<br />
mua ép giá, đánh giầy, bán báo, bán vé dạo, mì gõ, nhặt phế liệu, bốc vác và làm<br />
một số việc không ổn định khác. Chính vì những đặc điểm này mà việc thực hiện<br />
các chính sách giáo dục, tạo dựng cơ hội học tập cho các em là một thách thức lớn.<br />
Giáo dục cho mọi người và tiến tới xây dựng xã hội học tập là mục tiêu căn<br />
bản, chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cùng với<br />
các nước trong khu vực, nước ta đã có những cam kết quan trọng với cộng đồng<br />
quốc tế về giáo dục được thể hiện rõ tại Hội nghị Giáo dục cho mọi người (EFA)<br />
được tổ chức từ 5-9 tháng 3 năm 1990 tại Jomtien - Thái Lan. Tại Hội nghị này, đại<br />
biểu của 155 nước tham gia đã đưa ra tuyên bố chung: “Mọi người - trẻ em, thanh<br />
niên và người lớn đều phải được hưởng các cơ hội giáo dục để đáp ứng các nhu<br />
cầu học tập cơ bản của họ”. Và mười năm sau, Diễn đàn giáo dục thế giới với sự<br />
tham gia của 160 nước đã cụ thể hóa Tuyên bố về Giáo dục cho mọi người bằng<br />
cách thông qua “Khung hành động Dakar” (Sénégan, 4/2000) với 6 mục tiêu cơ<br />
bản, trong đó có Mục tiêu 2: Đảm bảo đến năm 2015 tất cả trẻ em, nhất là trẻ em<br />
gái, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và con em dân tộc thiểu số được tiếp cận và<br />
hoàn thành giáo dục tiểu học bắt buộc miễn phí với chất lượng tốt. Hiện thực hóa<br />
cam kết của mình, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược giáo dục giai<br />
đoạn 2001 - 2010 và Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người (2003 -<br />
2015).<br />
Thực hiện các cam kết trên, chúng ta đang tiến hành triển khai giáo dục đối<br />
với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua các đề án, dự án. Dưới góc độ giáo dục<br />
thì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và cần sự bảo vệ đặc biệt được hiểu như là những<br />
trẻ em không được hưởng lợi từ các dịch vụ giáo dục do Nhà nước cung cấp với<br />
cùng một mức độ như nhau ở hầu hết các trẻ em khác. Những trẻ em này bao gồm<br />
các em không có cơ hội tiếp cận hoặc không thể tiếp cận với quá trình giáo dục cơ<br />
bản, những trẻ em có nguy cơ lưu ban hoặc bỏ học, những trẻ em khuyết tật/tàn tật,<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Vũ Tùng Dương 77<br />
<br />
là con các hộ gia đình nghèo và thuộc dân tộc ít người, sức khoẻ kém hoặc sống<br />
trong các điều kiện khó khăn (trẻ em lang thang, trẻ lao động sớm, trẻ có<br />
HIV/AIDS…). 1<br />
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về trẻ em lang<br />
thang thì: năm 1996 cả nước có 14.596 em; năm 1997 có 16.263 em; năm 1998 có<br />
19.024 em; năm 1999 có 23.000 em; năm 2000 lên đến khoảng 25.000 em. Vào thời<br />
điểm thống kê tháng 2 năm 2003 cả nước còn khoảng 21.000 trẻ em lang thang.<br />
Tháng 8 năm 2003 ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em điều tra tại 2 thành phố Hà<br />
Nội và thành phố Hồ Chí Minh số trẻ em lang thang có mặt tại hai thành phố này có<br />
trên 10.000 em. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có trên 8 ngàn em và Hà Nội có gần<br />
2000 em (số trẻ em lang thang được thống kê gồm cả trẻ em là người của Hà Nội và<br />
thành phố Hồ Chí Minh). Số trẻ em này có tới trên 50% không đi cùng gia đình và<br />
khoảng 40% đi cùng gia đình, cùng người thân tạm thời đến thành phố rồi lại về<br />
quê hương hoặc di chuyển đi nơi khác. Một số khác đi cùng gia đình (di dân tự do)<br />
đến các vùng đô thị. Các tỉnh, thành phố tập trung nhiều trẻ em đến lang thang kiếm<br />
sống là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Khánh Hòa,<br />
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng. Các địa phương có nhiều trẻ em đi lang<br />
thang gồm: Quảng Ngãi, Phú Yên, Thanh Hóa, Hưng Yên…<br />
Thực hiện kế hoạch đưa trẻ em lang thang về với gia đình và hòa nhập cộng<br />
đồng và triển khai Đề án Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống, năm<br />
2005 tại 38 tỉnh, thành phố còn từ 100 trẻ em lang thang trở lên đã đem lại những<br />
kết quả khả quan. Hiện nay, theo báo cáo của 38 tỉnh, thành phố, số lượng trẻ em<br />
lang thang kiếm sống còn khoảng 8000 em; trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ<br />
Chí Minh còn khoảng 1.500 em.<br />
Có nhiều nguyên nhân liên quan đến việc trẻ em bỏ gia đình đi lang thang,<br />
nhưng tập trung ở hai nhóm nguyên nhân chính có liên quan chặt chẽ và tác động<br />
qua lại với nhau đó là: Nhóm nguyên nhân liên quan đến kinh tế và nhóm nguyên<br />
nhân về xã hội. Sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị,<br />
chênh lệch mức sống và thu nhập, nhu cầu việc làm ở các đô thị là những nguyên<br />
nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề trẻ em lang thang. Theo Bộ Lao động - Thương binh<br />
và Xã hội, trong tổng số trẻ em lang thang có tới 82% ra đi từ các vùng nông thôn<br />
hoặc tập trung ở các vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế khó khăn.<br />
Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn là lý do chủ yếu dẫn đến việc trẻ em lang thang<br />
kiếm sống. (71,7% trẻ em lang thang ra đi vì kinh tế gia đình khó khăn). Nhận thức<br />
của gia đình về vai trò trách nhiệm của cha mẹ đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc<br />
và giáo dục trẻ em còn hạn chế, việc quan tâm thường xuyên đến con cái chưa được<br />
nhiều; bản thân trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả lâu dài đối với việc bỏ<br />
nhà đi lang thang; chưa có ý thức phòng ngừa hoặc còn tò mò, muốn thử nghiệm,<br />
muốn thể hiện mình; chưa có các kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình nên dễ<br />
<br />
1<br />
Nguồn: Khung kế hoạch Chiến lược giáo dục cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt. Viện Chiến lược và<br />
Chương trình Giáo dục - UNICEF.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
78 Cơ hội học tập của trẻ em lang thang - vấn đề cần được quan tâm<br />
<br />
bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội bên cạnh đó các xung đột giữa vợ - chồng,<br />
giữa cha mẹ với con cái, đặc biệt giữa cha và con cái đã làm ảnh hưởng không nhỏ<br />
tới tâm lý của trẻ em; thường các em có thể chán học, bỏ học, quan hệ với những<br />
trẻ chưa ngoan, dẫn đến các em rời xa gia đình, bỏ nhà đi lang thang (theo khảo sát<br />
có 5% trẻ em lang thang bỏ nhà ra đi chủ yếu vì sự bất hòa trong gia đình và không<br />
có mối liên hệ với gia đình). 2<br />
ở nước ta, hiện nay các điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện<br />
các quyền cơ bản của trẻ em còn hạn chế (trường học, dịch vụ khám chữa bệnh, khu<br />
vui chơi…), chi phí cho trẻ em đi học còn quá cao so với thu nhập của các hộ gia<br />
đình nghèo. Do đó, một số trẻ em tranh thủ thời gian nhàn rỗi, đặc biệt là dịp nghỉ<br />
hè để đến các thành phố kiếm tiền phụ giúp gia đình, đóng góp cho việc học tập…<br />
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng lao động ở các đô thị, đối với một số công việc cụ<br />
thể như: Giúp việc trong gia đình, làm thuê trong các nhà hàng, quán ăn, đánh<br />
giày… ngày một gia tăng. Ngoài ra, bộ phận trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi không nơi<br />
nương tựa cũng là nguy cơ dẫn đến việc trẻ em đi lang thang (trẻ em lang thang bị<br />
bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa chiếm 3,4% trong tổng số trẻ em lang thang<br />
được khảo sát). Việt Nam vẫn là nước nghèo, theo chuẩn nghèo mới, cả nước có<br />
khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc; tỷ lệ đói nghèo chênh lệch<br />
lớn giữa các vùng (cao nhất là vùng Tây Bắc: 42% và Tây Nguyên: 38%, thấp nhất<br />
là vùng Đông Nam Bộ: 9%,…) cũng là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội<br />
ngày càng phức tạp và tạo nguy cơ gia tăng trẻ em lang thang.<br />
Đô thị hóa là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước<br />
đang phát triển, sự phát triển kinh tế không đồng đều giũa các vùng, sự cách biệt<br />
lớn trong thu nhập giũa khu vực thành thị và nông thôn làm cho số lượng người di<br />
dân tự do (trong đó có trẻ em) từ nông thôn đến các đô thị sẽ ngày càng tăng. Môi<br />
trường sinh thái bị huỷ hoại dẫn đến thiên tai thất thường (hạn hán kéo dài, bão lụt<br />
liên tiếp…) làm cuộc sống của nông dân trở nên nghèo khó và bấp bênh hơn. Tình<br />
trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp dẫn đến một bộ phận trẻ em phải bỏ học, thất<br />
học đi lang thang kiếm sống. Hầu hết trẻ em lang thang gắn liền với lao động sớm;<br />
trẻ lang thang kèm luôn cả bỏ học và rất khó trở lại trường học và nếu đi học trở lại<br />
thì gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.<br />
Học vấn của trẻ em lang thang nhìn chung là thấp vì đa số là những trẻ bỏ<br />
học sớm, thất học và thậm chí còn có một số em mù chữ hoặc tái mù chữ. Theo<br />
điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trẻ em lang thang từ 6 - 16 tuổi<br />
chưa từng đi học chiếm 4,7%; 34% bỏ học ở bậc Tiểu học; 58,7% bỏ học ở cấp<br />
Trung học cơ sở và 2,6% bỏ học ở cấp Trung học phổ thông. Qua khảo sát trẻ em<br />
lang thang tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ biết chữ là 73,9%; không biết<br />
chữ là 26,1%; có 12,9% học lớp 1; 39,6% học lớp 5 trở lên và rất ít trẻ em lang<br />
thang có được trình độ Trung học phổ thông. Như vậy, Luật phổ cập giáo dục Tiểu<br />
<br />
2<br />
Báo cáo: Tình hình trẻ em lang thang tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ủy ban Dân<br />
số, Gia đình và Trẻ em - 2003.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Vũ Tùng Dương 79<br />
<br />
học đã có từ lâu, nhưng vẫn còn khoảng gần 40% trẻ em lang thang chưa được học<br />
xong chương trình tiểu học. Và theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh<br />
niên kết hợp cùng ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam thì tỷ lệ trẻ em lang<br />
thang muốn có cơ hội được tiếp tục học tập không phải là ít (dưới 15 tuổi là 50%;<br />
trên 15 tuổi là 25%); tuy nhiên nhu cầu học tập của các em đa dạng hơn, không chỉ<br />
đơn thuần là học văn hóa mà còn mong muốn học nghề. Khảo sát về trẻ em lang<br />
thang tại thành phố Hà Nội cũng cho thấy 46.6% trẻ em lang thang chỉ có trình độ<br />
học vấn từ mù chữ đến bậc tiểu học. Các em có trình độ trung học cơ sở là 51,7%.<br />
Kết quả đánh giá việc trẻ em lang thang ở Hà Nội tự nguyện học văn hóa đã cho<br />
thấy: 94,1% số em được điều tra thích thú với việc học; 71,1% trẻ này rất thích thú<br />
với việc học nghề, có 47,3% trẻ cho rằng nếu được học nghề chắc chắn các em sẽ<br />
kiếm sống tốt hơn và nếu có việc làm ổn định các em sẽ không đi lang thang nữa.<br />
Trẻ em lang thang được tạo điều kiện, có cơ hội học tập, tiếp cận với giáo<br />
dục sẽ: Được nâng cao trình độ văn hóa, được phát triển trí tuệ; có hiểu biết về<br />
pháp luật, về quyền của mình, có ý thức được tự bảo vệ và chấp hành luật pháp tốt<br />
hơn; được đào tạo nghề, có kỹ năng làm việc tốt hơn; được lựa chọn, hoặc chuyển<br />
đổi nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và yêu cầu của cuộc sống.<br />
Việc trẻ em lang thang được đi học sẽ góp phần phòng ngừa và xóa bỏ dần tình<br />
trạng trẻ em phải đi lang thang kiếm sống, bị lạm dụng sức lao động... và trong<br />
tương lai các em là lực lượng lao động có tay nghề, trình độ.<br />
Đối với trẻ em lang thang, cơ hội tiếp cận với các loại hình giáo dục gặp rất<br />
nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ điều kiện sống của các em.<br />
Khó khăn tác động đến cơ hội học tập của trẻ em lang thang bao gồm các yếu tố<br />
khách quan và chủ quan; trực tiếp và gián tiếp... Trên thực tế, trẻ em lang thang đã<br />
bị mất đi các cơ hội, cơ may phát triển cá nhân, cơ hội học hành. Phải rời bỏ mái<br />
trường, cộng đồng, gia đình, bạn bè… để đi lang thang kiếm sống, các em cũng<br />
không có được một cuộc sống ổn định cho nên không thể có điều kiện được học<br />
hành. Khi không có kiến thức văn hóa cần thiết và các kỹ năng trong lao động,<br />
nghề nghiệp các em cũng không thể có cơ hội tìm được việc làm. Điều đó buộc các<br />
em chỉ có thể làm được những công việc đơn giản, dịch vụ đường phố. 3<br />
Cuộc sống của trẻ lang thang có rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng<br />
đến sự phát triển về mọi mặt của trẻ em; ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.<br />
Hoạt động cơ bản để phát triển trí tuệ của trẻ em là quá trình học tập nhưng trong<br />
độ tuổi tiếp thu kiến thức tốt nhất thì các em lại không hoặc ít có cơ hội đi học, tiếp<br />
cận với giáo dục. Vì không được trang bị kiến thức cơ bản nên việc tiếp thu kiến<br />
thức về nghề nghiệp đối với trẻ lang thang cũng rất khó khăn, ít có khả năng kiếm<br />
được việc làm ổn định.<br />
Tạo dựng cơ hội học tập cho trẻ em nói chung và trẻ em lang thang nói riêng<br />
phải được coi là đầu tư phát triển nguồn nhân lực của đất nước và phải gắn chặt với<br />
<br />
3<br />
Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến công bằng về cơ hội học tập cho trẻ em. Mã số: C18-2003,<br />
CNĐT: Vũ Trùng Dương, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
80 Cơ hội học tập của trẻ em lang thang - vấn đề cần được quan tâm<br />
<br />
công tác phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang và tái lang thang.<br />
Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách trợ giúp trẻ em lang thang khắc phục khó<br />
khăn, tạo điều kiện cho các em tiếp cận với các dịch vụ, loại hình giáo dục…Tuy<br />
nhiên nhu cầu học tập của các em là đa dạng, phụ thuộc vào các đặc điểm tâm sinh<br />
lý, điều kiện sống của các em... Do đó cần tạo điều kiện, cơ hội cho các em với<br />
nhiều giải pháp, khung chính sách khác nhau nhằm hỗ trợ cho trẻ em lang thang, trẻ<br />
em có nguy cơ lang thang và gia đình giải quyết khó khăn trước mắt cũng như lâu<br />
dài. Giải quyết vấn đề này cần có các giải pháp đồng bộ với sự tham gia của nhiều<br />
ngành, nhiều tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình và chính bản thân các<br />
em. Việc đảm bảo cơ hội học tập của các em phải được quan tâm thường xuyên và<br />
coi đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó trách nhiệm chính và trực tiếp<br />
là gia đình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />