Trước đây, trong lĩnh vực bán lẻ ở Mỹ, chiếc túi đựng hàng chỉ là chiếc túi giấy mỏng, dùng để đựng hàng hóa từ nơi bán hàng về nhà, rồi sau đó bị ném vào thùng rác. Nhưng giờ đây, những chiếc túi đựng hàng thế hệ mới đang dần xuất hiện trên thị trường với diện vạo mới, sang trọng hơn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cơ hội quảng cáo từ túi đựng hàng
- Cơ hội quảng cáo từ túi đựng hàng
Trước đây, trong lĩnh vực bán lẻ ở Mỹ, chiếc túi đựng hàng chỉ là chiếc túi giấy
mỏng, dùng để đựng hàng hóa từ nơi bán hàng về nhà, rồi sau đó bị ném vào
thùng rác. Nhưng giờ đây, những chiếc túi đựng hàng thế hệ mới đang dần xuất
hiện trên thị trường với diện vạo mới, sang trọng hơn.
Trọng tâm của những cuộc thảo luận này không phải là các bộ sưu tập thời trang cho
mùa thu đông năm nay hay mùa xuân hè năm tới, mà là về vấn đề túi đựng hàng.
Trước đây, trong lĩnh vực bán lẻ ở Mỹ, chiếc túi đựng hàng chỉ là chiếc túi giấy mỏng,
dùng để đựng hàng hóa từ nơi bán hàng về nhà, rồi sau đó bị ném vào thùng rác.
Nhưng giờ đây, những chiếc túi đựng hàng thế hệ mới đang dần xuất hiện trên thị
trường với diện vạo mới, sang trọng hơn.
Các cửa hàng bán lẻ từ sang trọng tới bình dân của Mỹ đang tham gia vào một cuộc
đua nóng bỏng để tạo ra những chiếc túi đựng hàng có độ bền cao nhất và thời trang
nhất. Các hãng này đang đầu tư hàng triệu USD vào những chất liệu mới như giấy
tráng nhựa và quai cầm bằng sợi dù cao cấp.
- Phía sau cuộc chiến túi đựng hàng này là một sự chuyển biến quan trọng về hành vi,
trong đó, người tiêu dùng Mỹ đang bị biến thành những biển quảng cáo di động cho các
hãng bán lẻ. Tại những thành phố lớn như New York, Chicago và Los Angeles, khách
hàng đã bắt đầu coi túi đựng hàng là những chiếc túi có thể dùng đi dùng lại hàng tuần,
thậm chí hàng tháng, cho những mục đích như đựng quần áo mang tới hiệu giặt là,
đựng sách mang tới bãi biển và đựng cơm trưa mang tới văn phòng.
Tuy nhiên, chỉ những chiếc túi tốt nhất mới có thể được tái sử dụng nhiều lần như vậy.
Do đó, nhận thấy một cơ hội quảng cáo tuyệt vời, các cửa hàng bán lẻ đang đua tranh
biến những chiếc túi đơn giản, rẻ tiền trước kia thành những biển quảng cáo sang trọng
và miễn phí.
“Mục tiêu ngầm của chúng tôi là muốn mọi người giữ chiếc túi càng lâu càng tốt”,
Terron Schaefer, Phó chủ tịch phụ trách marketing của Saks cho biết. Công ty này vừa
thiết kế lại túi đựng hàng, để chiếc túi trông bóng bẩy hơn, đựng được nhiều đồ nặng
hơn.
Thoạt đầu, xu hướng sử dụng lại những chiếc túi đựng hàng dường như có vẻ hơi
xung đột với sự phát triển bùng nổ của những chiếc túi xách đẳng cấp cao. Tuy nhiên,
sự thật ở đây là, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng ra phố với một chiếc túi xách hiệu
Coach trị giá 2.000 USD trên tay này, và một chiếc túi đựng hàng của chính chiếc túi
xách đó.
“Tôi thậm chí còn thích chiếc túi đựng hàng này hơn là chiếc túi da của tôi ấy chứ”, Kay
Scouller, một phụ nữ 34 tuổi, đang xách chiếc túi đựng hàng của hãng túi Couch cho
biết.
Trong nhiều thập kỷ, các hãng bán lẻ của Mỹ vẫn coi những chiếc túi đựng hàng là
những thứ dùng một lần rồi bỏ, và do đó, những chiếc túi này được làm từ những vật
liệu rẻ tiền như giấy bồi hay nhựa. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1970, những chiếc túi
- đựng hàng có độ bền cao của các thương hiệu hạng sang từ châu Âu, như hãng trang
sức Cartier, đã bắt đầu xuất hiện tại Mỹ và tạo ra một xu hướng mới.
Đối với người tiêu dùng, việc các hãng bán lẻ đột nhiên nhấn mạnh vào “khả năng tái
sử dụng” của những chiếc túi đựng hàng, đã tạo ra một sự thay đổi quan điểm lớn. Một
cuộc điều tra ở New York cho thấy, người mua hàng thích những chiếc túi nhựa đựng
được đồ nặng của hãng Lululemon Athletica - một hãng chuyên bán quần áo để tập
yoga, hơn là những chiếc túi giấy mỏng của hãng Bloomingdale’s - một chuỗi cửa hàng
bán đồ thời trang sang trọng.
Do đó, các chuỗi cửa hàng bán lẻ đang nỗ lực hết sức để chiếc túi đựng hàng của mình
được người mua hàng yêu thích hơn. Năm ngoái, hãng Lord & Taylor đã xác định, họ
phải cải thiện chiếc túi này bằng mọi giá. “Một chiếc túi mỏng, rẻ tiền chỉ đáng để vứt
đi”, Giám đốc điều hành Jane Elfers của hãng nói. Sau nhiều cố gắng, hãng này đã đưa
ra được một chiếc túi làm bằng giấy nhưng có bề mặt như vải dù, dày, màu trắng và có
quai bằng nhựa tổng hợp, trông khá bắt mắt. Chiếc túi này rộng hơn chiếc túi cũ, có
mặt bên trong màu cam, và dòng chữ Lord & Taylor bên ngoài túi cũng được dập nổi,
thay vì in - một công nghệ rẻ tiền hơn.
Chi phí để làm một chiếc túi như vậy của Lord & Taylor là 80 cent, cao gấp đôi mức
bình quân trong ngành bán lẻ. Nhưng đổi lại, chiếc túi này đã trở thành một trong
những chiếc túi đựng hàng được tái sử dụng phổ biến nhất. “Chiếc túi quá đẹp. Nói
thật, tôi có thể cho ai đó chiếc túi này như một món quà vậy”, một bà lão 75 tuổi có tên
Mozel Borwne nói. Bà cho biết, bà đã bắt đầu giữ những chiếc túi này để dùng dần.
Chiếc túi mua hàng mới của Lord & Taylor đã trở thành một mối đe dọa đối với các đối
thủ khác của hãng, trong đó có hãng Bergdorf. Ngay lập tức, Bergdorf cũng bí mật cho
thiết kế lại chiếc túi của mình và dự kiến, sẽ tung ra chiếc túi mới này vào cuối năm
sau. “Mục tiêu của chúng tôi là một chiếc túi bền hơn, có chất lượng cao tới mức người
mua hàng sẽ giữ lại để dùng trong một thời gian dài”, Aidan Kemp, Phó chủ tịch phụ
trách quảng cáo của Bergdorf, nói.
- Để đảm bảo tính thời trang của chiếc túi, các nhân viên của Bergdoft còn tự làm người
mẫu, mỗi người xách 1 trong 5 mẫu túi đang được cân nhắc và đi lại trên đường phố.
Những “người mẫu” này sẽ được chụp ảnh cẩn thận để ban lãnh đạo hãng xem xét
xem, trông chiếc túi nào ổn nhất.
Hãng Bloomingdale’s cũng đang chịu áp lực phải nâng cấp những chiếc túi đựng hàng
được thiết kế từ suốt những năm 1970 của mình. Hãng này cho biết, họ cũng đang thiết
kế một chiếc túi có độ dày cao hơn và có thể sử dụng nhiều lần.
Đối với Bloomingdale’s và Bergdorf, thiết kế lại túi có thể là việc làm tốn kém, nhưng bỏ
lỡ cơ hội quảng cáo miễn phí bằng những chiếc túi này thậm chí còn khiến họ mất mát
nhiều hơn.