Cơ hội, thách thức và khả năng thích ứng của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP
lượt xem 3
download
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đã tham gia đàm phán, kí kết và đang triển khai thực hiện 7 FTA bao gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN- Trung Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN - Úc/New Zealand, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản, FTA Việt Nam- Nhật Bản. Bên cạnh đó, mới đây chúng ta đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ hội, thách thức và khả năng thích ứng của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP
- CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP TS. Nguyễn Ngọc Tiến CN. Nguyễn Thị Thùy Giang Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đã tham gia đàm phán, kí kết và đang triển khai thực hiện 7 FTA bao gồm : Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN- Trung Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN - Úc/New Zealand, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản, FTA Việt Nam- Nhật Bản. Bên cạnh đó, mới đây chúng ta đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định TPP là một bước tiến mới trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với thế giới khi mà khối các quốc gia tham gia TPP chiếm đến 41% kinh tế toàn cầu và khoảng 30% thương mại của thế giới. Điều này mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng nông nghiệp lại là lĩnh vực chịu sự tác động rất mạnh mẽ và đặt ra nhiều thách thức khi TPP được thực hiện bởi khả năng thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam trước những diễn biến mới mẻ của thị trường còn yếu và chưa chủ động. Bằng một số biện pháp như khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm hay ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình nuôi trồng nông lâm thủy sản…sẽ giúp cho nền nông nghiệp nước ta có những chuyển biến tích cực, thích ứng với những thay đổi của thị trường khi TPP chính thức đi vào cuộc sống. 1. Đặt vấn đề Trong số 12 nước tham gia vào TPP (bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam), Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế kém phát triển nhất. Khi cam kết trong Hiệp ước này có hiệu lực thì khoảng 90% các dòng thuế sẽ ở mức 0%. Khi đó, các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp sẽ có những cơ hội lớn để tiếp cận mạnh mẽ hơn với các thị trường tham gia TPP, đồng thời chúng ta cũng sẽ đứng trước một sức ép cạnh tranh vô cùng 645
- lớn từ những nước có nền nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp lớn. Vậy thì nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP có những cơ hội nào? Thách thức đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam là gì? Liệu nông nghiệp Việt Nam có thích ứng được với những thay đổi mạnh mẽ khi chúng ta gia nhập TPP? Cần làm gì để nâng cao khả năng thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam trước những thay đổi mạnh mẽ đó? Dựa trên việc tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cùng một số phân tích, đánh giá của tác giả, bài viết này hy vọng phần nào trả lời được những câu hỏi đó. 2. Những cơ hội của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP * Những cơ hội có được từ việc cắt giảm thuế quan Các bên khi tham gia TPP sẽ loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và chính sách hạn chế khác đối với các sản phẩm nông nghiệp. Hầu hết các sản phẩm trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản của chúng ta khi tiếp cận các thị trường trong TPP ở mức thuế quan là 0%. Điều này tạo cho chúng ta một cơ hội lớn để giảm giá thành và từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. * Cơ hội về xuất khẩu Khi kí kết TPP, một số quốc gia trước đây chưa kí FTA với Việt Nam như Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile được coi là các thị trường tiềm năng cho nước ta mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như gạo, tiêu, cà phê, cá tra, cá ba sa.. Nếu vượt qua được các rào cản về kỹ thuật, gạo của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn xuất khẩu sang các thị trường này. Đây là những thị trường có mức tăng trưởng tốt và giá bán cao. Theo báo cáo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, năm 2013 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Mỹ tăng 37% so với cùng kì năm trước và chủ yếu là từ các quốc gia kể trên. Khi TPP đi vào hiện thực, giá bán gạo cũng như các sản phẩm nông sản khác của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá và đó là một triển vọng lớn của Việt Nam trong xuất khẩu. * Cơ hội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Khi đã ra “biển lớn”, việc sản xuất với công nghệ lạc hậu, quy mô khiêm tốn và chất lượng sản phẩm thấp chắc chắn sẽ không thể đứng vững được trên thị trường. Muốn sống được thì nông nghiệp Việt Nam phải thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật như 646
- VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP, HACCP…trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản… 3. Những thách thức của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP * Đối với ngành trồng trọt + Khả năng chi phối giá sản phẩm còn yếu: Các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều nhân… chiếm một thị phần khá lớn về sản lượng trên toàn thế giới. Tuy sản lượng cao nhưng giá bán xuất khẩu lại thấp hơn của các nước cạnh tranh từ vài chục đến vài trăm USD/tấn nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhưng có một điều cần lưu ý rằng giá nông sản của chúng ta thấp nhưng lại không có thế mạnh về cạnh tranh. Bởi lẽ nông sản của chúng ta bị chi phối về giá bởi các thương lái và doanh nghiệp nước ngoài. Rất nhiều lần sản phẩm của chúng ta bị các thương lái Trung Quốc ép giá và phải bán với giá bèo bọt, bán khi sản phẩm đã giảm giá trị dinh dưỡng khiến cho sản phẩm bị mất uy tín trên thị trường. Khả năng chi phối đối với giá sản phẩm của chúng ta hiện nay đã yếu, một khi các mặt hàng từ các nước trong TPP mạnh mẽ tấn công vào thì người nông dân và doanh nghiệp sẽ càng lao đao. + Hình thức nông sản xấu và chất lượng không cao: Các sản phẩm của Việt Nam thường được đánh giá là có hình thức xấu do phần lớn nông sản được thu hoạch và bán cho thương lái, qua vài khâu thương lái đến tay doanh nghiệp, doanh nghiệp chế biến thô rồi đóng gói sơ sài, vận chuyển bằng phương tiện không chuyên dụng nên khó bảo quản tốt được các loại rau, củ, quả. Ngoài ra, chất lượng giống cây trồng của Việt Nam chưa cao nên không cho ra được những sản phẩm cao cấp đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích quá nhiều hay sử dụng các chất cấm để bảo quản thực phẩm khiến cho chất lượng sản phẩm giảm, mất lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, rào cản kỹ thuật ngăn cản việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Singapore và thực tế thì TPP chỉ xoay quanh vấn đề hợp tác để xử lý vướng mắc khi có các khiếu nại xảy ra. Còn các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chính là rào cản kĩ thuật của mỗi nước không bị tác động nhiều. Do vậy, các vấn đề như TBT (Technical Barriers to Trade - hàng rào kỹ thuật thương mại) và SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures - biện pháp 647
- vệ sinh dịch tễ) vẫn gây ra rất nhiều thách thức cho nông nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường có tham gia TPP. + Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán nên khó tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với mẫu mã và chất lượng đồng đều: Các sản phẩm trồng trọt của Việt Nam phần lớn xuất phát từ quy mô hộ gia đình. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong giai đoạn 2001-2010 thì bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn ha. Cùng với sự gia tăng dân số ở vùng nông thôn làm bình quân đất sản xuất trên đầu người giảm mạnh. Năm 2010 trung bình diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 680m2, đến năm 2011 con số này là 437m2 và có xu hướng tiếp tục giảm. Cùng với sự sụt giảm trong diện tích bình quân đầu người thì quy mô sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cũng rất hạn chế. Năm 2010, tỷ lệ hộ có diện tích canh tác nhỏ hơn 0,5ha là 67,38%. Theo Điều tra nông thôn của dự án DANIDA với bộ số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam được tiến hành điều tra trên địa bàn 12 tỉnh của Việt Nam từ 7-9/2008 đến 6-8/2010 thì diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nông dân là 0,85ha, trung bình mỗi hộ có đến 4,7 mảnh đất khác nhau. Trong khi đó, ở giai đoạn này, diện tích đất canh tác của một hộ nông dân ở Nhật Bản vào khoảng 2ha và Nhật Bản có chính sách để tăng con số này lên đến 20-30 ha trong vòng 5 năm, ở Mỹ khoảng 180ha. Điều này cho thấy quy mô sản xuất nông nghiệp, ở đây đối với ngành trồng trọt của Việt Nam rất nhỏ bé so với các quốc gia khác trong TPP. Diện tích đất đã ít, lại còn manh mún và phân bố rải rác cho nên việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến để phát triển ngành trồng trọt, tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng đồng đều là hết sức khó khăn. * Đối với ngành chăn nuôi Khi chúng ta thực hiện các điều khoản trong TPP, hầu hết các mặt hàng sẽ được giảm thuế về mức 0%, đồng nghĩa với các sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ không còn được bảo hộ. Hàng loạt các sản phẩm chăn nuôi được nhập khẩu sẽ ồ ạt tấn công vào thị trường của chúng ta. + Ngành chăn nuôi của chúng ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó có thể cạnh tranh với những ngành chăn nuôi lớn, hiện đại của các quốc gia như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand. Hiện nay, chăn nuôi nông hộ ở Việt Nam chiếm 70% tổng đàn gia súc, đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng trong nước. Cả nước mới chỉ có khoảng 23.000 trang trại chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, doanh thu chỉ đạt khoảng 500 triệu VND/năm/trang trại. Trong khi đó, tại các quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại, 648
- người ta lại chăn nuôi theo quy mô rất lớn. Lấy ví dụ như ở Hoa kỳ áp dụng hình thức chăn nuôi công nghiệp chứ không còn là chăn nuôi nông hộ như ở Việt Nam. Chăn nuôi công nghiệp của Hoa Kỳ có quy mô rất lớn và tập trung vào một số ít công ty (81% bò sữa, 73% cừu, 60% lợn và 50% gà của toàn Hoa Kỳ được sản xuất chỉ từ 4 công ty của nước này). Riêng về chăn nuôi lợn, số lượng những công ty sản xuất 50 nghìn lợn đã tăng từ 7% năm 1988 lên 37% vào năm 1997. Trong khi đó thì ở Việt Nam hiện nay khi nghiên cứu với quy mô 7.865 hộ thì số hộ nuôi với quy mô dưới 100 con chiếm tới gần 70%. Việc sản xuất với quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại khiến cho những quốc gia này giảm bớt rủi ro về dịch bệnh, cung cấp được con giống tốt, hạn chế khâu trung gian… qua đó làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Theo tính toán của Hội chăn nuôi Việt Nam thì giá thành sản xuất thịt lợn ở Mỹ thấp hơn ở Việt Nam 25-30%. Khi đưa những sản phẩm chăn nuôi đó ra thị trường thì sức cạnh tranh là vô cùng lớn, khi chúng ồ ạt tấn công vào thị trường Việt Nam thì sẽ khiến cho các sản phẩm của chúng ta có thể nhanh chóng bị tẩy chay ngay trên sân nhà. + Chất lượng sản phẩm thấp: Bên cạnh giá thành cao thì một yếu thế của sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đó là chất lượng sản phẩm thấp. Lấy ví dụ như đối với thịt bò, nếu đem so sánh giá thành thịt bò Úc và thịt bò của Việt Nam (bán tại thị trường Việt Nam) thì không có sự chênh lệch nhiều. Trong khi đó phải công nhận rằng thịt bò Úc ngon hơn so với thịt bò của Việt Nam, do đó mà bò Việt Nam sẽ khó lòng cạnh tranh, nhất là khi các sản phẩm này được cắt giảm thuế quan khi TPP có hiệu lực. Các quốc gia là thành viên của TPP vẫn áp dụng những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc gia mình và phù hợp với những điều khoản đã ký kết trong Hiệp định, những quy định này vẫn là một rào cản lớn khi sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường bởi nhiều sản phẩm của chúng ta có dư lượng thuốc kháng sinh cao, quy trình nuôi không đảm bảo, công nghệ mổ, chế biến, bảo quản lạc hậu… cho nên không thể đáp ứng tiêu chuẩn của các nước. Như vậy, trên sân nhà chúng ta thua thiệt, ra thế giới chúng ta lại yếu thế trong cạnh tranh. Đây sẽ là một thách thức không hề nhỏ đối với các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam. 649
- 4. Khả năng thích ứng của nông nghiệp Việt Nam Việt Nam cho đến nay đã tham gia một số Hiệp định thương mại song phương và đa phương, mở rộng giao lưu kinh tế với các tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù đã có một số điều chỉnh để thích ứng với sự mở cửa rộng rãi của thị trường nhưng nhìn chung khả năng thích ứng với những thay đổi đó của nông nghiệp Việt Nam, nhất là khi chúng ta gia nhập TPP, còn yếu và thiếu chủ động. Điều đó thể hiện qua một số mặt sau: - Quản lý nhà nước còn chưa phát huy hiệu quả: Việc gia nhập TPP đồng nghĩa với việc thị trường sẽ hoạt động dựa vào cung cầu và những tín hiệu của thị trường. Nhà nước sẽ không thể bảo hộ cho các mặt hàng nông sản dựa vào thuế quan. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước trong lúc này là hết sức cần thiết để định hướng cho thị trường, bảo vệ doanh nghiệp một cách chính đáng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc quản lý của Nhà nước hiện nay chưa phát huy được hiệu quả. Lấy ví dụ như những tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp cũng như nông dân sản xuất gà của Việt Nam lao đao bởi đùi gà Mỹ “siêu rẻ”. Nguyên nhân là cuối năm 2014, Mỹ công bố thông tin dịch cúm gà quy mô lớn trên toàn nước Mỹ. Trong khi các quốc gia khác như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản,.. ngừng nhập khẩu thịt gà Mỹ còn Việt Nam thì đến gần nửa năm sau (tháng 5/2015) mới đưa ra chính sách này. Trong nửa năm đó thì lượng thịt gà Mỹ trên đã tràn ngập thị trường Việt Nam và khiến cho thị phần gà của Việt Nam ngay trên chính sân nhà bị sụt giảm trầm trọng. - Sản xuất nhỏ lẻ, tự phát và không có tính liên kết, hàm lượng khoa học công nghệ thấp: sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là nông hộ, các trang trại thường có quy mô nhỏ, những trang lại lớn được đầu tư đồng bộ có số lượng rất ít. Các hộ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp và Nhà nước chưa có sự liên kết một cách chặt chẽ để nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. - Đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế: Hiện nay, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp từ Ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ từ năm 2006-2011 thì chỉ có 35% dùng để đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp. Vốn FDI vào nông nghiệp rất hạn chế, ODA cho lĩnh vực nông nghiệp cũng rất hạn hẹp. Nguồn vốn ít cho nên nền nông nghiệp nước ta rất khó để có thể đầu tư nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. 650
- Chưa xây dựng được thương hiệu riêng: Khoảng 90% nông sản nước ta xuất khẩu mà không có thương hiệu riêng. Nhiều mặt hàng của Việt Nam sản xuất rồi xuất thô, được các doanh nghiệp nước ngoài mua lại, sàng lọc, chế biến, gắn nhãn mác rồi mang thương hiệu của họ. Khiến cho nông sản Việt Nam không thể định vị trong tâm lý của người tiêu dùng, ngay cả người tiêu dùng trong nước. Một số mặt hàng rau củ quả xuất xứ từ Đà Lạt được người dân tin dùng là do chất lượng của các mặt hàng đồng loại đến từ Trung Quốc không đảm bảo. Tuy nhiên khi mà các quốc gia trong trong TPP xuất sản phẩm sang thì không biết câu chuyện sẽ đi đến đâu bởi các mặt hàng như của Mỹ, Úc… đã từ lâu được người dân ưa chuộng. - Sản xuất nông sản còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài: Việt Nam nhập khẩu rất nhiều phân bón, giống cây trồng và các nguyên liệu khác để phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Lấy ví dụ như với phân bón, theo Thời báo Tài chính thì năm 2014, khối lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 3,93 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đến 1,27 tỷ USD trong khi nhu cầu của Việt Nam trong năm này là khoảng 10,76 triệu tấn phân bón các loại. Như vậy chúng ta phải nhập khẩu đến hơn 36,5% lượng phân bón. Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới có nhiều biến động và do đó ảnh hưởng đến giá phân bón trong nước và từ đó tác động đến giá thành sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Hay như giống các loại cây trồng, kể cả lúa là sản phẩm thế mạnh của Việt Nam cũng phải nhập khẩu đến 65-70% giống lúa cũng khiến cho cho nguồn cung giống cây trồng phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Việc nhập khẩu một lượng lớn nguồn nguyên liệu nước ngoài dẫn đến chi phí nông sản cao và sản xuất không ổn định. 5. Một số kiến nghị để nông nghiệp Việt Nam thích ứng với việc gia nhập vào TPP - Phát huy hiệu quả trong công tác quản lý của Nhà nước: Khi thị trường có những diễn biến phức tạp, Nhà nước cần kịp thời tác động để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, người nông dân cũng như người tiêu dùng mà không vi phạm đến các điều khoản đã ký kết trong TPP. Khi các sản phẩm của các quốc gia khác có dấu hiệu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc có những dấu hiệu phá giá, Nhà nước cần có các cuộc điều tra làm rõ và xử lý kịp thời, tránh cho người tiêu dùng Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng hay để mất thị phần trong nước. 651
- Nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách để khuyến khích một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Đầu tư hiệu quả cho nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ban hành các điều luật xử phạt đối với những hành vi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp không an toàn làm mất uy tín cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời nên ban hành và hoàn thiện các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam, khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế. - Tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các thành phần liên quan, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm: Để sản xuất không còn mang tính nhỏ lẻ, có thể hợp nhất các hợp tác xã có quy mô nhỏ trong một địa bàn nhất định thành các hợp tác xã có quy mô lớn hơn, liên kết giữa các hợp tác xã để phối hợp hoạt động và tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, liên kết “bốn nhà”: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông cần phải được thực hiện hiệu quả hơn. Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân bằng việc tăng mối ràng buộc về mặt lợi ích giữa các bên. Liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với nông dân, bỏ qua khâu thương lái để hạ giá thành sản phẩm và tránh lệ thuộc vào thương lái nước ngoài. Tăng cường đầu tư cho nhà khoa học nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, trình độ canh tác của người nông dân và mang lại lợi ích kinh tế cao nhất có thể. Nhà nước cũng cần đóng vai trò tích cực trong việc khuyến khích và định hướng cho các “nhà” thực hiện mối liên kết, đồng thời có những quyết sách thích hợp để bảo vệ lợi ích nền nông nghiệp nước nhà khi cần thiết. Tạo điều kiện cho những người lao động xuất thân từ khu vực nông thôn hiện hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có cơ hội an cư, lạc nghiệp để họ không quay trở về với ruộng đồng. Bởi một khi họ quay trở lại thì diện tích canh tác sẽ lại càng manh mún, khó phát triển nông nghiệp. Thực hiện hiệu quả hơn công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Hoàn thiện môi trường đầu tư để các doanh nghiệp “mặn mà” với việc phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp là một yếu tố quan trọng để vượt qua những thách thức khi tham gia TPP. Một số biện pháp như sau: 652
- Quy hoạch các khu vực sản xuất nông nghiệp trong dài hạn tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất và chủ động đầu tư vào nông nghiệp. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi thực hiện hiện đại hóa hoạt động sản xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chứ không chỉ tranh nhau mua nông sản của nông dân đã qua tay thương lái như hiện nay. Xúc tiến đầu tư trong nông nghiệp, thu hút các nguồn vốn như ODA, FDI, vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp. - Xây dựng thương hiệu riêng của sản phẩm: Để có thể cạnh tranh được trên thị trường thì phải xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt Nam, đặc biệt trước mắt là các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, hạt tiêu, điều, cà phê. Để có được điều đó thì phải chú trọng ngay từ khâu chọn giống, chăm sóc cây trồng vật nuôi tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế; thu hoạch tỉ mỉ và tuân theo quy trình; chế biến và đóng gói sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đẹp mắt. Đồng thời cần đăng ký thương hiệu sớm cho các sản phẩm có chất lượng tốt để dễ dàng xử lý khi có những kiện tụng, tranh chấp xảy ra về vấn đề bản quyền, thương hiệu. - Hạn chế việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài: Để không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, đặt biệt là Trung Quốc thì cần phải thực hiện một số biện pháp như: Các nhà máy sản xuất phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật… phải có những bước tiến mới như đầu tư vào máy móc thiết bị, vùng nguyên liệu đầu vào để cung cấp trước hết là cho thị trường trong nước, sau đó hướng tới việc xuất khẩu qua các thị trường tiềm năng khi Việt Nam đã gia nhập TPP. Tăng cường hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các giống cây trồng vật nuôi do chính Việt Nam sản xuất để hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài. Thực sự nâng cao chất lượng sản phẩm cho các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp và đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho bà con nông dân, tránh tâm lý sính hàng ngoại làm đẩy mức nhập khẩu nguyên liệu tăng cao. 653
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2014), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tế qua 30 năm đổi mới. 2. Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, Thị trường phân bón năm 2015: Cầu cao, giá giảm, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thong-ke-va-du- bao-gia-ca/2015-01-18/thi-truong-phan-bon-nam-2015-cau-cao-gia- giam-17258.aspx. 3. Lê Thị Anh, Manh mún đất đai sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, http://www.trithucvaphattrien.vn/n1130_manh-mun- dat-dai-san-xuat-nong-nghiep-o-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay. 4. Phạm Duy Nghĩa (2003), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội nào cho Việt Nam, Nxb Thời đại, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Tô Đức Hạnh (2015), Ngành chăn nuôi Việt Nam khi hội nhập TPP, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. [Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP bằng tiếng Việt http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-TPP/11539/toan-van-ban- tom-tat-hiep-dinh-tpp-bang-tieng-viet. 7. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2009), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp - thực trạng và giải pháp. 654
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nông nghiệp Việt Nam - Những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập
8 p | 273 | 30
-
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
11 p | 85 | 16
-
Kinh tế tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2004 - 2009: những thành tựu và thách thức
8 p | 81 | 7
-
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
12 p | 48 | 7
-
Cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam
10 p | 87 | 6
-
Hệ thống giao thông công cộng thông minh và khả năng ứng dụng tại thành phố Hải Phòng
9 p | 35 | 5
-
Cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 67 | 4
-
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình thi hành án dân sự tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội
17 p | 12 | 4
-
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách cho Việt Nam
12 p | 75 | 4
-
Phát huy tính liên kết và dỡ bỏ rào cản nhằm phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung
11 p | 26 | 3
-
Tác động từ hiểu biết về cộng đồng kinh tế Asean đến khả năng nhận biết của giới trẻ đối với cơ hội và thách thức trong quá trình tham gia của Việt Nam
12 p | 87 | 3
-
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam: Khả năng và triển vọng
4 p | 55 | 3
-
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam - Cơ hội và thách thức
5 p | 13 | 3
-
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội: Từ 8 tháng nhìn đến cả năm 2020
6 p | 41 | 3
-
Việc làm xanh: Quan niệm, thách thức và cơ hội đối với Việt Nam
6 p | 42 | 2
-
Tình hình kinh tế xã hội 2001-2003 của tỉnh Thanh Hóa
4 p | 53 | 2
-
Cơ hội thách thức phát triển kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa và xác định vi nhựa trong nước cấp sinh hoạt cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông nam bộ trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai
15 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn