intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ hội và thách thức cho các nhà khởi nghiệp trong thế giới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Cơ hội và thách thức cho các nhà khởi nghiệp trong thế giới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" đề cập tới nội dung và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những tác động của nó tới khả năng và cơ hội khởi nghiệp tại các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam so với những cuộc cách mạng công nghiệp những lần trước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ hội và thách thức cho các nhà khởi nghiệp trong thế giới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC NHÀ KHỞI NGHIỆP TRONG THẾ GIỚI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Nguyễn Hoàng Tiến Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt: Bài viết này đề cập tới nội dung và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những tác động của nó tới khả năng và cơ hội khởi nghiệp tại các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam so với những cuộc cách mạng công nghiệp những lần trước. Bài viết sẽ chỉ ra những cách thức, phương hướng và biện pháp khắc phục những khó khăn và thách thức, tận dụng và phát huy những cơ hội cho các doanh nghiệp đem đến bởi cuộc cách mạng công nghiệp này để có thể cạnh tranh bền vững trong thế giới công nghệ liên tục đổi mới như ngày nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp, cơ hội, thách thức, Việt Nam. 1. Giới thiệu về các cuộc cách mạng công nghiệp Thuật ngữ "cách mạng công nghiệp 4.0" hoặc “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 2011 tại hội chợ Hannover về giới thiệu các chương trình công nghiệp 4.0, nhằm thúc đẩy ngành tự động hóa và cơ khí truyền thống của nước Đức. Nhóm chuyên gia về công nghiệp 4.0 đã trình bày một loạt các khuyến nghị về hiện thực hóa các ngành công nghiệp 4.0 cho chính phủ liên bang Đức. Các thành viên của nhóm chuyên gia này đã được công nhận là những người cha đẻ và là động lực đằng sau Industry 4.0 [3]. Theo Gartner, cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo trình chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong [3]. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu ở nước Anh từ nửa cuối của thế kỷ 18. Đến nay đã có sự nhìn nhận thống nhất về ba cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra, mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của quá trình sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi sự bứt tiến đột phá của khoa học và công nghệ [4]. Cách mạng công nghiệp đầu tiên (1.0) sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa quy trình sản xuất. Hiện tại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm lu mờ ranh giới giữa thế giới vật lý, thế giới kỹ thuật số (thế giới áo) và thế giới sinh học (thế giới của sự sống)". Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện không có tiền lệ lịch sử. Khi so sánh với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến triển theo hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, do 441
  2. tính liên ngành và với công nghệ thông tin và truyền thông làm nền tảng, nó hiện đang phá vỡ hầu hết cấu trúc các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Nó báo trước sự chuyển đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của toàn bộ hệ thống sản xuất, kinh doanh và quản trị trên phạm vi toàn cầu. Bảng 1 trình bày cụ thể về nội dung các cuộc cách mạng kể trên [4]. Bảng 1. Các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới Các cuộc cách Mốc thời gian Nội dung mạng công nghiệp Giao thông vận tải. 1.0 1820-1870 Động cơ hơi nước (cũng gọi là động cơ đốt trong). Các ngành công nghiệp truyền thống (nông, công nghiệp nặng, cơ khí, hóa chất, mỏ, luyện kim) tại các 2.0 1870-1913 nước phát triển. Động cơ điện. Công nghệ mới như năng lượng, hàng không, vũ trụ, công nghệ sinh học, kỹ thuật quân sự, công nghệ thông 3.0 1913-1950 tin và truyền thông. Tin học hóa, tự động hóa. Tích hợp các công nghệ lại với nhau dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông. -Mạng xã hội (Social Network) -Trí tuệ nhân tạo và máy học (AI – Artificial Intelligence, Machine Learning) -Internet của vạn vật (IoT – Internet of Things) -Dữ liệu lớn (Big Data) 4.0 1950-hiện tại -In 3D (3D Printer) -Thực tế ảo (VR – Virtual Reality) -Điện toán đám mây, điện toán nhận thức (Cloud and Cognitive Computing) -Xe tự lái (Driveless cars), máy bay tự lái (Drones) -Robot thông minh, nhà máy thông minh, đô thị thông minh (Smart robot, factory and city) -Đào tạo từ xa, viễn y (E-Learning, Telemedicine) Nguồn: [1], [2] Có 04 nguyên tắc nền tảng nhằm hỗ trợ cho các công ty trong việc nhận diện và hiện thực hóa những viễn cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [3]: - Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối máy móc, thiết bị, cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau thông qua mạng lưới vạn vật kết nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet. - Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra một phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình nhà máy kỹ thuật số thông minh bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thô đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn. 442
  3. - Công nghệ hỗ trợ: Thứ nhất, khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát và ngắn gọn cho việc tạo những quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý để hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ không dễ dàng, tốn quá nhiều sức lực hoặc không an toàn đối với con người. 2. Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với khởi nghiệp quốc gia Hiện tại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một số các nước châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Bảng 2 sẽ trình bày một số cơ hội và thách thức nổi bật liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với xã hội và nền kinh tế. Tiếp theo, bảng 3 sẽ trình bày cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up). Bảng 2. Cơ hội và thách thức đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 STT Cơ hội Thách thức Nhiều ngành nghề mới, cơ hội khởi nghiệp và Tình trạng bất ổn, bất bình đẳng, 1 việc làm mới xuất hiện mất cân bằng trên thị trường lao động. Gia tăng năng suất lao động và sản xuất. Tăng Vấn đề đào tạo một nguồn nhân lực 2 trưởng kinh tế dựa trên mô hình kinh doanh mới. mới về chất hội tụ kỹ năng và năng lực phù hợp. Cá nhân hóa ở mức cao, kết nối xã hội theo Thay đổi về cách thức sản xuất, 3 những phương thức mới. phân phối và tiêu dùng. Phát huy tính chủ động và tinh thần sáng tạo của Các quốc gia đang phát triển sẽ mất 4 các cá nhân, các doanh nghiệp đi lợi thế về lao động giá rẻ. Nguồn: Tác giả tổng hợp Bảng 3. Cơ hội và thách thức cho khởi nghiệp (startup) đến từ cách mạng 4.0 STT Cơ hội Thách thức Nhiều ngành nghề mới xuất hiện cung cấp nhiều Tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra 1 cơ hội khởi nghiệp mới. quá nhanh. Xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới độc đáo. Cơ hội hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh Các ngành nghề cả cũ lẫn mới (khái quát hoặc chuyên biệt liên quan đến một cũng có thể biến mất khá nhanh 2 lĩnh vực ngành nghề, nhóm khách hàng…) mà nếu không còn phù hợp với thời không phải lo về vốn. đại, mô hình kinh doanh và cơ hội khởi nghiệp cũng vậy. Vận dụng lối tư duy độc lập, tính chủ động và tinh 3 thần sáng tạo. Nguồn: Tác giả tổng hợp 443
  4. Đối với những cơ hội và thách thức nêu trên, câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu là Chính phủ các nước và các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải xử lý như thế nào để có thể thành công và giành được lợi thế canh trạnh bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang cận kề. 3. Thực trạng về vấn đề khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay Nền kinh tế Việt Nam vốn dĩ đã không tận dụng các cuộc cách mạng công nghiệp trước để làm đòn bảy cho sự phát triển. Cho nên cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội không thể bỏ qua để chúng ta bứt phá vươn lên, để thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình mà chúng ta đã bước vào nó kể từ hơn một thập kỷ vừa qua khi không còn tên trong danh sách những nước nghèo của thế giới. Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường non trẻ và là nền kinh tế mở cửa với cơ cấu năng động, đa thành phần, đa lĩnh vực. Năng suất lao động của đất nước chúng ta còn thấp, thấp so với cả các nước trong khu vực, với sức tăng trưởng dựa trên những lợi thế vốn có. Xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, ưa chuộng ứng dụng công nghệ mới vào nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao giá trị cho cuộc sống nàng ngày. Nguồn nhân lực của chúng đông đảo về số lượng nhưng ít được đào tạo chuyên sâu liên quan đến các ngành nghề của nền kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0. Nếu chúng ta không nhanh chóng phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh chúng ta sẽ sớm mất đi những lợi thế vốn có đã và đang được khai thác này của đất nước. Trong một xã hội và nền kinh tế như vậy luôn tồn tại những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ở đây chúng ta phải phân biệt rõ rệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp. Khác hẳn với lập nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp, với lối tư duy sáng tạo, độc lập đặc trưng, thường áp dụng chiến lược “đại dương xanh” (blue ocean strategy). Họ luôn học hỏi và tìm kiếm cái hay cái mới, để có thể xác định được hướng đi độc đáo cho riêng mình. Nền kinh tế tri thức (knowledge economy, sau này còn được gọi là nền kinh tế sáng tạo – innovative economy) với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng ra từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển tạo điều kiện lý tưởng, cơ hội thuận lợi và nền móng vững chắc dưới dạng hệ sinh thái khởi nghiệp (ecosystem) với vai trò hỗ trợ tối đa, để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể phát huy hết khả năng của mình. Trong thời đại kinh tế sáng tạo và cách mạng 4.0 vốn liếng và quan hệ không phải là những thứ thiết yếu nhất. Điều quan trọng là phải có ý tưởng kinh doanh độc đáo được nhiều người chấp nhận nhằm phục vụ và kết nối cộng đồng, dựa trên nền tảng của công nghệ. Những ý tưởng khả thi sẽ có cơ hội được hiện thức hóa với sự hỗ trợ của các ecosystem kể trên và tài trở bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) và các business angels. 4. Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp ở Việt Nam Làm thế nào để thúc đẩy, để khởi nghiệp trở thành động lực chủ động thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế với cái tên gọi hết sức có ý nghĩa – nền kinh tế sáng tạo, trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế và bất cập của Việt Nam hiện nay. Sau đây là một số hướng giải pháp được tác giả đề xuất: Thứ nhất, bắt đầu từ cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo hiện tại đang được coi là thiên về lý thuyết và nặng tính giáo điều, nhằm hướng tới việc nuôi dưỡng những lối tư duy độc lập và sáng tạo. Thay vì bắt buộc và thúc ép theo kiểu bệnh thành tích các thầy cô 444
  5. trong nhà trường và trên các giảng đường phải biết cách phát hiện tài năng, khơi dậy đam mê, thổi bùng hoài bão ở thế hệ trẻ. Có thể đưa ngày các môn học về khởi nghiệp, tư duy biện luận phê phán, văn hóa sáng tạo vào ngay chương trình học của hoch sinh trung học phổ thông để cho các em có thể khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) chứ không phải chờ tới tốt nghiệp cao đẳng hay đại học. Tư duy sáng tạo phát triển thích hợp nhất ở độ tuổi mười tám đôi mươi. Ở các nước phương Tây các em sau khi tốt nghiệp PTTH đã được coi là người trưởng thành và có thể lựa chọn học tiếp lên đại học hoặc gây dựng sự nghiệp cho chính mình ngay từ đây. Thứ hai, đón đầu những xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó xây dựng và đổi mới cấu trúc các ngành đào tạo ở bậc đại học cả về nội dung, số lượng lẫn chất lượng nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế sáng tạo tại mỗi giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ khác nhau tại mỗi quốc gia. Thứ ba, liên tục ra soát và tái cơ cấu hệ thống (danh mục) các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân nhằm xác định mức độ đóng góp, triển vọng phát triển của từng nhóm ngành nghề đối với nền kinh tế, từ đó có được những định hướng đầu tư đúng đắn phù hợp với xu hướng của thời đại như bổ sung thêm hoặc loại bỏ một số ngành nghề đã lỗi thời mà xã hội dần không có nhu cầu. Tạo mối liên kết động và chặt chẽ giữa cấu trúc danh mục các ngành nghề cần thiết của nền kinh tế và cấu trúc các ngành đào tạo ở bậc đại học, thậm chí là các môn học và nội dung của từng môn học sao cho phù hợp với chuẩn đầu ra mà nhà trường đã cam kết và xã hội luôn mong đợi. 5. Kết luận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những tác động rất lớn đến khả năng và cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam so với những cuộc cách mạng công nghiệp trước. Bài viết đã chỉ ra những cách thức, phương hướng và biện pháp khắc phục những khó khăn và thách thức; tận dụng và phát huy những cơ hội cho các doanh nghiệp đem đến bởi cuộc cách mạng công nghiệp này để có thể cạnh tranh bền vững trong thế giới công nghệ liên tục đổi mới như ngày nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoàng Tiến (2017), Bài giảng “International Economic”, Bình Dương. 2. Nguyễn Hoàng Tiến (2017), Bài giảng “International Business” , Bình Dương. 3. http/www.vdi-nachrichten.com/artikel/Industrie-4-0-Mit-dem-Internet-der-Dinge-auf- dem-Weg-zur-4-industriellen-Revolution/52570/1, truy cập ngày 09 tháng 08 năm 2017. 4. http://vov.vn/kinh-te/nhung-diem-noi-bat-tai-dien-dan-kinh-te-the-gioi-2016-471183.vov, truy cập 10 tháng 09 năm 2017. 445
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN Phòng 10.3, Nhà T15 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định ĐT: 0256 3547569 – Web: www.feaqnu.edu.vn  ĐỘI NGŨ:  CƠ SỞ VẬT CHẤT: 52 giảng viên và viên chức, trong đó có: Nhiều phòng học với trang thiết 1 Phó Giáo sư, 4 Tiến sĩ, 42 Thạc sĩ (18 Thạc bị hiện đại, có 02 phòng máy với 200 sĩ đang học nghiênTẠO:  NGÀNH ĐÀO cứu sinh), 03 Cử nhân đang máy được kết nối internet tốc độ cao, - Bậc sau đại học: ngành Kế toán trang bị phần mềm Kế toán ảo, - Bậc đại học: SPSS, Eviews, Stata,… + Ngành Kế toán với 02 chuyên ngành:  Kế toán tổng hợp  Kiểm toán + Ngành Kinh tế với 02 chuyên ngành:  Kinh tế đầu tư  Kinh tế phát triển  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; Chủ trì 1 đề tài cấp Bộ, thành viên tham gia 1 đề tài cấp tỉnh và 12 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu; Xuất bản nhiều bài báo trên tạp chí trong nước và quốc tế; Chủ biên và tham gia biên soạn nhiều giáo trình và sách; Phát triển mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên  HỢP TÁC - LIÊN KẾT: Hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các cơ quan, tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp và các trường: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế Tp. HCM, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Hội Kế toán & Kiểm toán VN, CLB Kế toán trưởng toàn quốc,… GIÁ TRỊ CỐT LÕI Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Chất lượng - Sáng tạo - Nhân văn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2