Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại sạch hơn tại Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại sạch hơn tại Việt Nam làm rõ một số vấn đề liên quan đến phát triển thương mại sạch nhằm giúp ích cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại sạch hơn tại Việt Nam
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại sạch hơn tại Việt Nam Opportunities and challenges in cleaner trade development in Vietnam Nguyễn Minh Tuấn*, Phạm Thị Hồng Hoa Email: minhtuancnsd@yahoo.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 11/7/2022 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/12/2022 Ngày chấp nhận đăng: 03/01/2023 Tóm tắt Việt Nam đã được hưởng lợi nhiều từ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trong gần 20 năm qua kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và tham gia 13 hiệp định thương mại tự do và khu vực. Việt Nam đã thành công trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua mở rộng tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan. Lưu lượng thương mại đã tăng theo cấp số nhân; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam hiện đã lên đến 106,6% GDP. Nhưng khu vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn sử dụng một tỷ lệ đáng kể tài nguyên thiên nhiên, điều đó đã ảnh hướng lớn đến môi trường và làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Do vậy, phát triển thương mại theo hướng không sử dụng hoặc sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên là một ưu tiên hàng đầu vì có thể giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới và duy trì năng lực cạnh tranh. Bài báo làm rõ một số vấn đề liên quan đến phát triển thương mại sạch nhằm giúp ích cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Phát triển; xuất khẩu; môi trường. Abstract: Vietnam has benefited greatly from an export-led growth model for nearly 20 years since joining the World Trade Organization (WTO) in 2007 and participating in 13 free trade and regional agreements. In the region. Vietnam has been successful in enhancing its competitiveness through expanding market access and reducing tariffs. Trade traffic has grown exponentially; Vietnam’s export turnover of goods and services currently amounts to 106.6 percent of GDP. But Vietnam’s export business still uses a significant proportion of natural resources, which has greatly affected the environment and depleted the country’s natural resources. Therefore, trade development in the trend of not using or using less natural resources is a top priority because it can help reduce the impact on the environment and encourage businesses to invest in new technologies and maintain competitiveness. The article clarifies some issues related to the development of cleaner trade to help Vietnam’s economic growth in the future. Keywords: Development; export; environment. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 8/2022 đã có 82,3% dân số tiêm đủ liều và 63,9% dân số tiêm mũi thứ ba [1]. Đây là một thành tựu đáng ghi Năm 2021, Việt Nam chưa chuẩn bị tốt cho đợt bùng nhận. Tốc độ triển khai và phạm vi bao phủ vaccine phát dịch vào tháng tư, nhưng các cấp có thẩm quyền đã tạo điều kiện cho Chính phủ chuyển từ chính sách đã nỗ lực triển khai tiêm vaccine khá thành công, tuy “Zero COVID” với các biện pháp giãn cách nghiêm muộn, trên phạm vi toàn quốc. Không giống như hầu ngặt sang chính sách “Sống chung với Covid-19”, theo hết các quốc gia khác, Việt Nam đã thực hiện thành đó nền kinh tế đã mở cửa trở lại. Trong giai đoạn này, công chính sách “Zero COVID” trong năm đầu tiên mặc dù Việt Nam đã thực hiện chính sách thắt chặt tài của khủng hoảng, nhưng lại chưa chuẩn bị chu đáo và khóa nhưng đến cuối năm 2021 ngân sách Nhà nước đầy đủ cho đợt dịch bùng phát và lan nhanh từ tháng ước tính bội thu ở mức 120,3 nghìn tỷ đồng (khoảng 4/2021 dẫn đến thực hiện nhiều biện pháp giãn cách 5,2 tỷ USD) [2]. Tổng giá trị gói hỗ trợ tài khóa năm xã hội đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế. 2021 được Bộ Tài chính công bố vào khoảng 2,5% Mặc dù xuất phát chậm hơn so với hầu hết các quốc GDP, tương đương 55% giá trị gói hỗ trợ tài khóa năm gia khác, nhưng Việt Nam ứng phó nhanh chóng trong 2020. Tại thời điểm này, khoảng 72% gói hỗ trợ đã đến việc tìm kiếm nguồn cung vaccine và triển khai tiêm được với người thụ hưởng, trong đó biện pháp gia hạn vaccine diện rộng từ đầu tháng 7/2021. Tính đến tháng thời gian nộp thuế và tiền thuê đất chiếm tỷ trọng lớn. Quá trình triển khai đầu tư công cũng xuất phát chậm Người phản biện: 1. PGS. TS. Lê Xuân Đình trong nửa đầu năm và bị trễ tiến độ trong quý III/2021 2. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh do giãn cách xã hội. 74 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
- NGÀNH KINH TẾ Bảng 1.Các biện pháp tài chính trong năm 2020 và 2021 (kế hoạch và thực hiện) 2020 (%GDP) 2021 (% GDP) Biện pháp Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Các biện pháp về thu ngân sách 4,0 1,8 2,2 1,5 Gia hạn thời hạn nộp thuế (TNDN, TNCN, GTGT) và tiền thuê đất 2,9 1,1 1,8 1,2 Miễn giảm thuế (TNDN, TNCN, BVMT, XNK), phí, lệ phí và tiền thuê đất 0,8 0,4 0,4 0,0 Tiếp tục thực hành chính sách ban hành năm 2020 0,2 Các biện pháp về chi ngân sách 0,6 0,2 0,3 0,3 Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình 0,6 0,2 0,3 0,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê [2] Tuy nhiên, từ cuối tháng 2/2022 đến nay khủng hoảng xuất khẩu hàng hóa còn lớn hơn GDP của quốc gia và Nga-Ukraine làm kinh tế Việt Nam không tránh khỏi hệ tổng giá trị thương mại (xuất khẩu + nhập khẩu) hàng lụy. Bởi cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương hóa cao gấp đôi GDP. Mặc dù thành công trong xuất mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu khẩu hàng hóa đã và đang là lợi thế, nhưng nó cũng vực Á - Âu. Về kim ngạch thương mại, Nga xếp thứ đem lại những thách thức lớn cho quốc gia trong hai nhất, Ukraine xếp thứ 6. Tổng kim ngạch xuất, nhập thập niên qua đó là: Xuất khẩu bùng phát cũng song khẩu giữa Việt Nam với Nga và Ukraine năm 2021 vào hành với nhập khẩu gia tăng. Điều đó cho thấy hàng khoảng 7,6 tỉ USD, chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đem lại giá trị gia tăng thấp, xuất nhập khẩu cả nước, trong đó kim ngạch xuất, chứng tỏ năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 7,14 tỷ USD tăng gây cản trở cho mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 [3]. Sự gắn kết giữa các cơ sở xuất 25,9% so với năm 2020, đứng thứ 21 trong số các đối khẩu và các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, cả tác thương mại chính của Nga. Mặc dù, Việt Nam xuất trong chuỗi giá trị đầu nguồn và cuối nguồn, đặc biệt sang thị trường Nga và Ukraine lượng hàng hóa không là trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do lớn nhưng có sự lan tỏa ra khu vực Liên minh kinh tế đại dịch COVID-19 gây ra chưa được khắc phục thì Á - Âu - một đối tác đã ký FTA với Việt Nam. Do đó, khủng hoảng Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn. sự đứt gãy hoạt động thương mại sẽ tác động đến cả Mức độ đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu cũng tương những thị trường liên quan khác. Khủng hoảng Nga - đối hạn chế, nếu xét về sản phẩm thì hàng điện tử Ukraine cùng với cấm vận sẽ khiến việc giao - nhận chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu (trong đó Samsung hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nga bị chậm, chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa) và thị chi phí vận chuyển tăng cao, làm tăng chi phí. Bên trường Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm 3/4 cạnh đó, việc Nga bị loại khỏi hệ thống của SWIFT đã tổng kim ngạch thương mại của quốc gia [2]. Tự động và đang có tác động nhất định tới hoạt động kinh tế và hóa quy trình công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ làm mất giao thương của Việt Nam. đi lợi thế so sánh chính của Việt Nam - là lao động giá Mặt khác, trước bối cảnh lượng nhập khẩu giảm đang rẻ. Mặt khác, một diễn biến nữa đang phát sinh có ảnh là một hiện trạng chung diễn ra trên toàn cầu, khi mà hưởng quan trọng đến lĩnh vực thương mại của Việt nhu cầu tiêu dùng của các thị trường đều chững lại bởi Nam - đó là mối quan hệ với môi trường và quản lý rủi người dân thắt chặt chi tiêu vì lạm phát tăng cao. Nhất ro khí hậu. Mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu là với các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam hai thập niên qua đã ảnh hưởng đến môi trường ở Việt như Mỹ, EU, Nhật. Để giảm thiểu tác động này, Chính Nam và đang ngày càng trở nên thách thức khi Chính phủ đã triển khai chiến lược phát triển bền vững, trong phủ đã ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt đó thương mại sẽ đóng một vai trò quan trọng trong mô Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn hình này. Bởi lẽ, thương mại là chỗ dựa chính và yếu 2021-2030, tầm nhìn 2050 nhằm chuyển đổi sang mô tố đóng góp quan trọng cho chuyển đổi cơ cấu và phát hình tăng trưởng mới theo hướng hiệu quả, xanh và triển của nền kinh tế Việt Nam trong hai thập niên qua. bền vững hơn. Đồng thời, cam kết trong nước và toàn Thương mại giúp Việt Nam chuyển đổi từ một nền kinh cầu về giảm khí thải nhà kính sẽ ảnh hướng đến cả tế nông nghiệp sang nền kinh tế dựa vào chế tạo, chế cung và cầu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về biến và dịch vụ, đem lại dòng vốn đầu tư trực tiếp nước cung, các lĩnh vực chính trong nền kinh tế như công ngoài (FDI) và giúp tạo ra hàng triệu việc làm không nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp và vận tải dự đòi hỏi kỹ năng cao, qua đó giúp giảm nghèo trên toàn kiến sẽ bị tác động bởi biến đổi khí hậu (bão, lũ lụt, sạt quốc. Việt Nam là quốc gia điển hình trong khu vực lở đất), điều này sẽ làm thay đổi cơ cấu và giá trị các về thành công trong thương mại khi giá trị kim ngạch mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về cầu, các mặt Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022 75
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nhu Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007 và thực hiện 13 cầu mới của các đối tác thương mại lớn và người tiêu hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khu dùng, những đối tác này ngày càng đòi hỏi về quy trình vực có hiệu lực vào cuối năm 2020 [5], Việt Nam đã sản xuất sạch hơn, ít có tác động về môi trường, hay hưởng lợi đáng kể từ mô hình tăng trưởng theo hướng nói cách khác họ đòi hỏi về hàng hóa và dịch vụ xanh xuất khẩu trong gần hai thập kỷ thông qua việc nâng hơn. Những thay đổi và thách thức trên có thể tạo ra cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường và giảm cơ hội mới để phát triển những sản phẩm mới (sản thuế quan. Chính sách đó đã tạo đà tăng trưởng theo phẩm xanh hơn). Mặt khác, trong bối cảnh những bất cấp số nhân tính theo lưu lượng thương mại. Đến nay, định trên thế giới diễn ra với tần suất dày hơn và khó giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam lường, Việt Nam cần có chiến lược xây dựng thể chế còn cao hơn so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu và tính tự chủ chủ yếu ở các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế của nền kinh tế. Đặc biệt cần xây dựng chiến lược an tạo công nghiệp nhẹ (hàng điện tử và may mặc) và ở ninh năng lượng, đảm bảo đủ năng lượng cho nhu cầu cấp độ thấp hơn là nông sản (gạo). Tuy nhiên, phương phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tối đa năng lượng thức tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đã tái tạo và năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. và đang gặp nhiều thách thức khi biến đổi khí hậu và Bài báo sẽ đi sâu vào phân tích cách thức để Việt Nam các vấn đề môi trường gia tăng. Một mặt, các lĩnh vực có thể chủ động hơn trước bối cảnh tác động của dịch xuất khẩu có tính chất sử dụng tài nguyên đã làm tổn Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, đặc hại môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên của quốc biệt là biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thương mại, xử lý gia. Mặt khác, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng những thách thức và tận dụng những cơ hội mới theo lực cạnh tranh và khối lượng thương mại của Việt Nam tầm nhìn mới về phát triển quốc gia được nêu tại Chiến thông qua việc làm tăng chi phí sản xuất và vận tải. lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030. Ngoài ra, khi tham gia các hiệp định tự do, có những hiệp định đòi hỏi Việt Nam phải cam kết theo những Bảng 2. Một số chỉ số kinh tế Việt Nam giai đoạn điều khoản cụ thể về bền vững, tiết kiệm năng lượng 2019-2023 và cam kết về khí hậu (ví dụ, tuân thủ thỏa thuận Paris). Chỉ số 2019 2020 2021 Khi tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cũng Tăng trưởng GDP (%) 7,0 2,9 2,6 phải chịu áp lực ngày càng tăng từ phía người mua trên toàn cầu nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà Chỉ số giá tiêu dùng (bình quân, %) 2,8 3,2 1,8 kính và lượng khí thải cacbon. Cán cân vãng lai (% GDP) 5,0 4,6 -1,0 Thứ hai: Thách thức từ quy trình sản xuất. Cân đối thu, chi NSNN (% GDP) -0,5 -4,9 -4,8 Các ngành hàng xuất khẩu là nguồn tạo ra khí thải Nợ công (% GDP) 55,0 55,3 57,6 cacbon lớn trong nền kinh tế theo các tiêu chuẩn quốc Nguồn: Tổng cục Thống kê [2] tế. Lượng khí thải này một phần là do sản xuất hàng xuất khẩu và một phần liên quan đến các dịch vụ vận 2. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI TẠI tải sử dụng nhiều năng lượng và có cường độ phát VIỆT NAM thải cao. Lợi thế so sánh hiện nay của Việt Nam về nông sản lại rơi vào ngành sử dụng nhiều năng lượng Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu Liên hiệp và có cường độ phát thải cao. Nông nghiệp là nguồn Quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức vào đầu tháng phát thải lớn thứ hai của Việt Nam sau lĩnh vực công 11 năm 2021 tại Glasgow, Scotland. Tại hội nghị, Thủ nghiệp chế biến, chế tạo, đóng góp khoảng 33% tổng tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cam kết Việt Nam lượng thải khí gây hiệu ứng nhà kính năm 2010. Việt sẽ tham gia giải pháp về biến đổi khí hậu toàn cầu. Nam cũng là một trong những quốc gia sản xuất lúa Quốc gia đặt mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch gạo lớn nhất và đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp lên ít nhất giới. Nhưng phương thức sản xuất lúa gạo hiện nay lại 20% vào năm 2030 và 30% vào năm 2045, đồng thời thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí mê tan thải cam kết từng bước loại bỏ sản xuất điện bằng than, ra trong quá trình sản xuất lúa tại Việt Nam chiếm trên cam kết khí thải ròng bằng 0 vào năm 2050 [4]. Các 50% và các hoạt động chăn nuôi đóng góp 32% tổng quốc gia khác, bao gồm EU và Mỹ là những đối tác lượng khí thải trong ngành nông nghiệp. Điều đó đồng thương mại lớn của Việt Nam cũng đưa ra những cam nghĩa với sản xuất nông nghiệp và các mặt hàng xuất kết tương tự. Biến đổi khí hậu toàn cầu và những cam khẩu đặc biệt dễ bị tổn thương với biển đổi khí hậu, kết đó có ý nghĩa lớn để nền kinh tế tiếp thu công nghệ đặc biệt là nhiệt độ gia tăng và các hiện tượng thời tiết mới nhằm giảm ô nhiễm và thích ứng với những thay cực đoan (ngành nông nghiệp của Việt Nam đóng góp đổi mới về môi trường, nhưng cũng tạo ra những thách 13,2% cho xuất khẩu và 10,3% cho nhập khẩu. Các thức lớn đối với Việt Nam, cụ thể: khu vực thấp vùng duyên hải và đồng bằng châu thổ Thứ nhất, thách thức từ cơ cấu trao đổi. có rủi ro cao với nước biển dâng cao. Biến đổi khí hậu 76 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
- NGÀNH KINH TẾ là nguy cơ đối với sản xuất nông nghiệp thông qua các làm gì nhiều để trực tiếp giảm khí thải, trong khi chính hiện tượng nhiệt độ gia tăng, xâm nhập mặn, hạn hán các biện pháp giảm cacbon trong sản xuất điện và và lũ lụt. Những hiện tượng đó có thể ảnh hưởng đến nhiệt mới đem lại tác động lớn nhất. gieo trồng và thu hoạch một số loại cây trồng chủ lực, Hiện nay, thương mại sản phẩm năng lượng tái tạo làm giảm diện tích canh tác và sản lượng của những của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tổng kim ngạch loại cây trồng như lúa, ngô, sắn, mía đường, cà phê xuất khẩu hàng hóa môi trường đã tăng từ 18,1 triệu và rau màu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới USD năm 2002 lên 6,5 tỷ USD năm 2020, đứng thứ năm 2020 cho thấy, sản lượng lúa có thể bị giảm từ 5 đến 23% vào năm 2040, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng ba trong Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Malaysia. sông Cửu Long). Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm năng lượng tái tạo tăng từ 3,5 triệu USD năm 2002 lên 5,1 tỷ USD năm Tác động tiêu cực nêu trên đối với các mặt hàng sản 2020, chiếm bình quân trên 50% tổng kim ngạch xuất xuất và xuất khẩu của Việt Nam càng trở nên nghiêm khẩu hàng hóa môi trường từ năm 2002 đến năm trọng hơn nếu nhìn vào thiệt hại trong lĩnh vực vận tải 2020 [7]. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể giảm khí thương mại, cũng dễ bị tổn thương trước các sự kiện thải cacbon mà không ảnh hưởng đến năng lực cạnh thời tiết cực đoan. Thiệt hại về hạ tầng logistics và vận tranh của quốc gia. Điều này có thể thực hiện bằng tải có thể dẫn đến chậm trễ và làm tăng chi phí, gây ảnh cách sử dụng giá (phí hoặc thuế) cho các hàng hóa hưởng trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu. Những và dịch vụ gây ô nhiễm nhiều nhất. Theo phân tích thay đổi nghiêm trọng hơn về môi trường, chẳng hạn của Ngân hàng Thế giới năm 2022, việc tăng thuế khí mực nước biển dâng cao, có thể nhấn chìm một số hạ thải cacbon tại Việt Nam đã giảm lượng khí thải ra môi tầng giao thông vận tải ở các vùng thấp ven biển, như trường đáng kể mà không ảnh hưởng lớn đến năng hải cảng, đường bộ, đường sắt và sân bay. Nếu mực lực cạnh tranh của quốc gia. Hầu hết các ngành hàng nước biển dâng cao 100 cm (3,28 phút), khoảng 4% hệ xuất khẩu không bị ảnh hưởng lớn vì không phải là thống đường sắt quốc gia, trên 9% đường quốc lộ cao đơn vị xả thải trực tiếp, trừ ngành than. Ngành dệt sẽ tốc và khoảng 12% tỉnh lộ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng. bị ảnh hưởng tiêu cực do có cường độ phát thải tương Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiệt hại rất lớn, đối cao, nhưng suy giảm sẽ được bù đắp bằng cách khi 28% hệ thống giao thông và 27% đường tỉnh lộ bị từng bước tăng các mặt hàng xuất khẩu xanh trên cơ rủi ro. Mực nước biển dâng cao đe dọa làm hỏng nền sở tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. móng của hải cảng và sân bay tại các vùng đất thấp Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt miền duyên hải. Xâm nhập mặn làm giảm vòng đời của Nam có thể bị ảnh hưởng qua các chính sách giảm công trình giao thông, đặc biệt là các kết cấu thép, do nhẹ của các đối tác thương mại lớn. Bởi lẽ, người tiêu hiện tượng ăn mòn kim loại và các vật liệu khác. Triều dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cường có thể gây ra ngập lụt, ảnh hưởng đến giao như Mỹ hoặc EU ngày càng đòi hỏi các quy trình sản thông và đời sống đô thị của người dân, nhất là ở vùng xuất phải sạch hơn và hàng hóa thân thiện với môi đồng bằng sông Cửu Long. trường hơn. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp FDI tham gia trong các chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp mẹ đã cam kết các biện pháp xanh hơn về môi trường và xã hội. Những cam kết đó sẽ dần ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất dọc theo chuỗi giá trị. Ví dụ như tập đoàn Apple đang chuyển đổi toàn bộ chuỗi cung ứng của họ sang sử dụng 100% năng lượng sạch, trong khi đó Foxconn là một trong những nhà cung ứng lớn của Apple hiện đang dịch chuyển các dây chuyền sản xuất của họ sang Việt Nam sẽ phải đáp ứng các yêu cầu Hình 1. Cường độ phát thải của ngành công nghiệp giảm cacbon. Trong thực tế các khu công nghiệp, nơi chế biến, chế tạo năm 2019 đặt cơ sở sản xuất của hầu hết các công ty FDI tại Việt Nguồn: UNDP [6] Nam là nơi chứa tỷ trọng lớn các ngành công nghiệp Mặt khác, mặc dù Việt Nam được xếp hạng tương đối chế biến, chế tạo và đóng góp khoảng một phần tư cao về cường độ phát thải trong các lĩnh vực công tổng lượng khí thải cacbon. Việt Nam hiện có 372 khu nghiệp chế biến, chế tạo, nhưng theo phân tích của công nghiệp, trong đó có 17 khu kinh tế vùng duyên Ngân hàng Thế giới, mức thải khí gây hiệu ứng trực hải. Đó là nơi tạo ra khoảng 30% tổng sản lượng công tiếp ở cấp độ doanh nghiệp lại tương đối nhỏ. Ngược nghiệp và phần lớn kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. lại, lượng khí thải hiện nay có nguyên nhân chủ yếu Các khu công nghiệp cũng đóng góp khoảng 25% tổng liên quan đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gián lượng khí thải cacbon hằng năm. Theo kinh nghiệm tiếp, qua mua điện, hơi nước, sưởi ấm hoặc làm lạnh của các quốc gia khác trong khu vực, tổng lượng khí [6]. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp khó có thể thải từ các khu công nghiệp trên tạo ra sẽ tăng lên theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022 77
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC thời gian. Chẳng hạn, tại Trung Quốc, các khu công xuất và đơn vị nhập khẩu cần thực hiện đánh giá tuân nghiệp đóng góp từ 33 - 50% tổng lượng khí thải [8]. thủ trước khi bán sản phẩm tự do trên thị trường. Đến Trong điều kiện quan điểm của người tiêu dùng ở các năm 2020, Việt Nam có trên 1.300 phòng thí nghiệm, thị trường xuất khẩu đang có sự chuyển dịch cùng với bao gồm bảy phòng thí nghiệm nước ngoài, được những cam kết mới về môi trường trong các chuỗi giá cấp chứng nhận cung cấp dịch vụ đánh giá tuân thủ. trị toàn cầu, nếu Việt Nam không có hành động ngay Các phòng thí nghiệm tại các quốc gia ASEAN về thí thì các chuỗi giá trị toàn cầu đó sẽ dịch chuyển hoạt nghiệm điện và điện tử được công nhận theo cơ chế động sản xuất sang nơi khác. công nhận lẫn nhau theo ngành. Đồng thời, Việt Nam đã cấp phép cho 72 cơ quan chứng nhận và 84 tổ chức 3. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM kiểm tra và xác nhận. Hiện có năm cơ quan chứng Tổng kim ngạch thương mại (xuất nhập khẩu) của Việt nhận sản phẩm thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Nam về hàng hóa môi trường cho thấy tốc độ tăng chất lượng. Trung tâm chứng nhận Việt Nam giúp các trưởng đáng kể trong hai thập niên qua, nhưng dường doanh nghiệp tuân thủ về chứng nhận đáp ứng các như đang đi ngang trong những năm gần đây. Tỷ trọng tiêu chuẩn trong nước, nước ngoài. Bốn Trung tâm Kỹ xuất khẩu hàng hóa môi trường của Việt Nam trên tổng thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện kiểm kim gạch xuất khẩu tăng mạnh từ 0,87% năm 2015 tra hàng nhập khẩu và xuất khẩu về tuân thủ các tiêu lên mức kỷ lục 3,0% vào năm 2017, sau khi đó đã chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đây là nền tảng quan giảm còn 2,3%. Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, tổng kim trọng để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các sản ngạch xuất khẩu hàng hóa môi trường đã tăng từ 18,1 phẩm môi trường. triệu USD năm 2002 lên 6,5 tỷ USD năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa môi trường của Việt Nam đã tăng từ 5,4 tỷ USD năm 2015 lên 12,9 tỷ USD năm 2020, tức khoảng 2,3 lần. Hàng hóa môi trường chiếm 4,9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó hàng hóa trung gian chiếm 85% tổng nhập khẩu hàng hóa môi trường năm 2020. Hàng hóa trung gian và hàng thành phẩm có tỷ trọng tương đương trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa môi trường năm 2020 [8]. Hình 3. Tỷ trọng hàng hóa môi trường trong tổng kim ngạch xuất nhập của Việt Nam Nguồn: Ngân hàng Thế giới [8,11] Mặt khác, nhiều cải cách trong nước đã và đang khuyến khích tăng cường năng lực sản xuất các sản phẩm môi trường trong nước và xuất khẩu. Thuế đánh trên nhiên liệu hóa thạch, như các sản phẩm xăng dầu, than, túi nilon và các sản phẩm thuốc trừ sâu là khác nhau (mặc dù thấp) là cách khuyến khích để chuyển Hình 2. Xuất nhập hàng hóa của Việt Nam dịch sang năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Luật Bảo (Đơn vị: Triệu USD) vệ môi trường và các quy định liên quan của Việt Nam là bước đi quan trọng nhằm đẩy mạnh tăng trưởng Nguồn: Ngân hàng Thế giới [8, 11] xanh bền vững và phát triển năng lượng tái tạo. Việt Yếu tố quan trọng tạo ra kết quả trên là do Việt Nam Nam đã ban hành nhiệm vụ thiết kế thị trường giao áp thuế quan bình quân ở mức thấp (0,33%) cho hàng dịch khí thải trong nước và hệ thống đo lường, báo cáo hóa môi trường. Thuế quan bình quân của Việt Nam và xác nhận. Theo Luật Bảo vệ môi trường mới có hiệu được áp dụng đơn giản cho tất cả các sản phẩm ở lực từ ngày 01/01/2022, các doanh nghiệp được yêu mức 12% trong năm 2020, hàng hóa môi trường có cầu sử dụng công nghệ để kiểm soát ô nhiễm. Hàng thuế quan bằng 0 tại Việt Nam [9]. Đây cũng là chiến hóa trong nước hoặc nhập khẩu có bao gói cần có lược của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng các sản khả năng tái chế hoặc có giá trị tái chế. Các quy định phẩm và dịch vụ, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ môi này được thiết kế để hỗ trợ các mục tiêu giảm khí thải trường. Đến năm 2019, Việt Nam có 12.888 tiêu chuẩn cacbon tại Việt Nam và khuyến khích các dự án năng quốc gia, trong đó có khoảng 60% tiêu chuẩn hài hòa lượng tái tạo tại Việt Nam. Mặc dù chưa tác động trực với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Các cơ sở sản tiếp đến giao thương hàng hóa và dịch vụ môi trường, 78 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
- NGÀNH KINH TẾ nhưng những quy định đó tạo động lực mạnh mẽ cho điều kiện tiếp cận các dịch vụ và công nghệ số trong các nhóm doanh nghiệp giao thương và sử dụng hàng ngành nông nghiệp từ các nền kinh tế phát triển, đồng hóa và dịch vụ môi trường. thời hỗ trợ đổi mới sáng tạo để nâng cao sản lượng và giảm khả năng chuyển đổi sử dụng đất theo hướng Cơ hội từ thực hiện cam kết hội nhập: bất lợi. Vì hiện nay, khung quy định chính sách của Ngoài ra, việc tuân thủ hàng loạt các hiệp định thương Việt Nam có nhiều các biện pháp phi thuế quan có thể mại song phương và khu vực của Việt Nam cũng có gây cản trở giao thương hàng hóa (giấy phép nhập vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thương mại khẩu; các quy định về xác định trị giá hải quan đối với sạch của Việt Nam. Theo quy định về thương mại và hàng hóa; giám định hàng hóa trước khi xếp hàng; các phát triển bền vững trong Hiệp định Thương mại tự do quy tắc xuất xứ;…), đặc biệt là những hàng hóa có Việt Nam - EU, EU và Việt Nam cam kết khuyến khích ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Đồng thời, biện bảo vệ môi trường ở mức cao, đồng thời không hạ pháp phi thuế quan được áp dụng cho mọi sản phẩm, thấp mức độ bảo vệ môi trường hoặc hạ thấp các luật nên cần theo dõi có hệ thống những biện pháp đó trên về môi trường để thu hút đầu tư và thương mại. Cụ thể, quan điểm hài hòa và giảm chi phí. Điều này giúp đẩy liên quan đến biến đổi khí hậu, hai bên ghi nhận cam mạnh lưu lượng thương mại và khuyến khích doanh kết theo thỏa thuận Paris, Công ước Khung về biến nghiệp gia nhập ngành. đổi khí hậu của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Tokyo. Hai bên thống nhất cải thiện năng lực nhằm chuyển Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết các Hiệp đổi sang nền kinh tế có khả năng chống chịu với biến định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) như CPTPP, đổi khí hậu và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà EVFTA, RCEP,... dẫn đến hoạt động hội nhập kinh tế kính. EU và Việt Nam thống nhất chia sẻ thông tin và quốc tế đi vào chiều sâu, thực chất hơn, doanh nghiệp các biện pháp trong nước về thiết kế và vận hành cơ xuất khẩu ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu chế định giá cacbon, đẩy mạnh các thị trường cacbon cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại trong nước và quốc tế, đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, các thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy các quy công nghệ khí thải thấp và năng lượng tái tạo [10]. Vấn định của Việt Nam tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn đề này cũng được Việt Nam cam kết thực hiện trong kỹ thuật năm 2006 đã bất cập và làm tăng rào cản Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình thương mại đối với hàng hóa môi trường, nên cần có Dương (CPTPP). Hiệp định CPTPP quy định Việt Nam cơ chế minh bạch rà soát quy định về những hàng hóa và các quốc gia thành viên cam kết theo đuổi bảo vệ và dịch vụ đó, đồng thời so sánh với thông lệ trong môi trường ở cấp độ cao, thực thi hiệu lực các luật khu vực và trên toàn cầu. Qua đó, ban hành các tiêu môi trường một cách hiệu quả, không hạ thấp các luật chuẩn để hài hòa hoặc theo hướng áp dụng quy định môi trường để khuyến khích đầu tư hoặc thương mại, tương đương cho hàng hóa môi trường trong phạm vi đồng thời nâng cao tính minh bạch và sự tham gia của các hiệp định thương mại hiện có tại ASEAN và công công chúng. Việt Nam cần tiến hành các biện pháp nhận lẫn nhau về đánh giá tuân thủ và kiểm tra cho nhằm kiểm soát chất gây suy giảm tầng ozon, phù hợp những sản phẩm đó. với nghĩa vụ của các thành viên theo các thỏa thuận Thứ ba, Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đa phương hiện nay như Nghị định thư Montreal [10]. thực hiện phương án công nhận lẫn nhau bằng cấp về Bên cạnh đó là các điều khoản về công nhận tầm quan môi trường, nhằm hài hòa các thủ tục về thị thực và trọng của giao thương hàng hóa và dịch vụ môi trường, giấy phép làm việc cho chuyên gia môi trường. hiệp định chỉ ra những rào cản tiềm năng đối với giao thương hàng hóa và dịch vụ môi trường. Những yếu tố Ngoài ra, các chính sách nhằm thúc đẩy thương mại này là cơ hội lớn của Việt Nam khi thực hiện chiến lược hàng hóa và dịch vụ môi trường cần được bổ sung quốc gia về xuất khẩu sạch trong tương lai. bằng các hoạt động trong nước nhằm tăng cường năng lực sản xuất trong nước, nâng cao giá trị gia tăng 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH trong nước cho hàng hóa môi trường và hội nhập với Để có các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại các chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất trong khu vực. về môi trường trong bối cảnh tác động của biến đổi khí Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Việt Nam đang có ưu hậu đến năng suất và sản lượng của các ngành hàng thế trở thành một trong những ứng viên hàng đầu về xuất khẩu hàng đầu của quốc gia như công nghiệp chế địa chỉ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Việt biến, chế tạo, nông nghiệp và dịch vụ vận tải (vì các Nam nên nắm bắt những cơ hội liên quan đến tham hoạt động kinh tế này tập trung theo địa bàn ở các gia các hiệp định thương mại tự do và các chuỗi giá trị vùng thấp ven biển), Việt Nam cần có các chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh trong tất cả thương mại có thể giúp tạo thuận lợi cả theo hướng các sản phẩm xuất khẩu của mình. Các hiệp định như giảm nhẹ và thích ứng như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Thứ nhất, giảm thuế quan đối với hàng hóa công nghệ Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có và tự do hóa các chính sách quản lý nhà nước để tạo các cam kết về môi trường của tất cả các thành viên Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022 79
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC về thông lệ giao thương các mặt hàng xuất khẩu. Là (FDI) vào Việt Nam hoặc chuyển giao công nghệ cho thành viên của của các hiệp định này, Việt Nam đã cam các doanh nghiệp Việt Nam, giúp đẩy mạnh hội nhập kết thực hiện các biện pháp kiểm soát giao thương vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. những chất có ảnh hưởng nhiều đến tầng ozon. Theo quy định về thương mại và phát triển bền vững trong 5. KẾT LUẬN Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có Thương mại là một phần quan trọng trong giải pháp hiệu lực từ tháng 8/2020, Việt Nam đồng ý với EU sẽ cho vấn đề biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang trải qua tham vấn vì những lợi ích chung như thúc đẩy tiết kiệm và sẽ cần được xử lý trong những năm tới. Thương năng lượng, công nghệ khí thải thấp và năng lượng mại sạch hơn, thương mại hàng hóa môi trường, hàng tái tạo. Hiện nay, Việt Nam đã có những chính sách hóa thân thiện với môi trường có thể giúp Việt Nam về thuế quan, hạn ngạch thương mại, các hàng rào đạt được các cam kết về khí hậu và thực hiện mục kỹ thuật, trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, chống tiêu trở thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm bán phá giá,… Tuy nhiên, theo khảo sát của Tổ chức 2045 như mục tiêu đã nêu trong Chiến lược phát triển Action Aid năm 2022 cho thấy, hiện đang có khoảng kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030. Mặc dù còn nhiều cách nhất định giữa chính sách và thực thi chính sách thách thức trong giai đoạn hiện nay, nhưng Việt Nam thuế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên cũng có nhiều cơ hội để phát triển thương mại sạch thế giới. Do đó, Việt Nam cần điều chỉnh và hoàn thiện khi tham gia các hiệp định thương mại. Để thực hiện thể chế thương mại để nắm bắt cơ hội từ các hiệp định được mục tiêu này, Chính phủ cần xây dựng lộ trình thương mại tự do để thúc đẩy các sản phẩm và dịch chiến lược tổng thể để đưa ra những định hướng, kế vụ môi trường cũng như phát triển năng lượng tái tạo. hoạch, lộ trình cho các bộ, ngành và địa phương nhằm Cụ thể: (i) tiếp tục ban hành, bổ sung, hoàn thiện và triển khai đầy đủ, kịp thời các cam kết của Việt Nam cơ cấu lại các sắc thuế nội địa, để đảm bảo phần nào với các đối tác, giúp hiện thực hóa lợi ích của các hiệp bù đắp được sự giảm thu trong ngân sách Nhà nước định này cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, khi chúng ta thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu. Việt tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các thông Nam cũng cần tiếp tục hoàn thiện danh mục biểu thuế tin về thị trường hướng tới nhiều đối tượng người dân nhập khẩu theo hướng phù hợp hoàn toàn với danh và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Tổ chức Hải quan về nội dung cam kết của Việt Nam và xu thế tiêu dùng thế giới; (ii) đối với các chính sách trong lĩnh vực phi của thế giới. Mặt khác, cần rà soát pháp luật trong thực thuế quan, cần gắn với tình hình thực tiễn, kết hợp thi thương mại sạch, sửa đổi, bổ sung các văn bản, với các cam kết, hệ thống phi thuế quan của Việt Nam quy phạm pháp luật đúng với lộ trình đã cam kết trong có thể được xây dựng thành các nhóm lớn (Nhóm 1: các hiệp định để xây dựng môi trường kinh doanh minh Những biện pháp phi thuế quan phổ thông trong khuôn bạch hơn, thuận lợi hơn với thông lệ quốc tế nhằm thu khổ WTO; Nhóm 2: Những biện pháp kỹ thuật; Nhóm hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài từ EU và các 3: Những chính sách vĩ mô khác có tác động điều tiến nước khác vào Việt Nam. gián tiếp xuất nhập khẩu: Cơ chế tỷ giá hối đoái, thanh toán, lãi suất, tín dụng ngân hàng, chính sách đầu tư,...); (iii) rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới TÀI LIỆU THAM KHẢO các tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, bao bì sản phẩm, tiêu chuẩn về vệ [1]. https://moh.gov.vn sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp kiểm dịch động [2]. Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám thống kê, thực vật phù hợp với các yêu cầu của WTO, FTA và NXB Thống kê, Hà Nội. thông lệ quốc tế; (iv) duy trì yêu cầu nội địa hoá như là [3]. Ban Tuyên giáo Trung ương khóa XIII (2021), một trong các điều kiện của đầu tư, nhưng cần giảm Tài liệu học tập các Văn kiện Đại hội Đảng khóa bớt số ngành, số sản phẩm thuộc đối tượng của chính XIII, Chuyên đề Chiến lược phát triển kinh tế - xã sách này, chỉ tập trung vào một số ít những sản phẩm hội 10 năm 2021-2030, NXB Chính trị Quốc gia quan trọng, thật cần thiết để kích thích sự phát triển Sự thật. của ngành có liên quan, tạo ra những sản phẩm có [4]. https://vietnamplus.vn/toan-van-bai-phat-bieu- thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta -cua-thu-tuong-tai-hoi-nghi-cop26/750338.vnp cũng phải đưa ra lộ trình bãi bỏ những quy định về nội [5]. https://wtocenter.vn/thong-ke/13814-Viet Nams- địa hoá đối với tất cả các sản phẩm. ftas-summary-as-of-april-2019 Đồng thời, khi tham gia giao thương các sản phẩm [6]. UNDP (2021), Rapid Assessment of the môi trường, Việt Nam đã thể hiện được năng lực cạnh COVID-19 Socio-Economic Impact on Vulnerable tranh của mình tại Bắc Mỹ và Đông Á, cụ thể trong Households in Viet Nam, United Nations những sản phẩm năng lượng tái tạo. Điều đó sẽ nâng Development Programme, September World Bank. cao cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 80 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
- NGÀNH KINH TẾ [7]. Rentschler, Jun; de Vries Robbé, Sophie; [9]. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pa- Braese, Johannes; Nguyen, Dzung Huy; ges_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFU- van Ledden, Mathijs; Pozueta Mayo, Beatriz CM110902 (2020), Resilient Shores: Vietnam’s Coastal [10]. Trung tâm WTO và hội nhập, phòng Thương mại Development Between Opportunity and Disaster và Công nghiệp Việt Nam (2019, 2020), Văn kiện Risk. World Bank, Washington, DC. © World Hiệp định CPTPP và các tóm tắt, Tóm lược Hiệp Bank. https://openknowledge.worldbank.org/ định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu handle/10986/34639. Âu (EVFTA), Hà Nội. [8]. Nguyen Van Tue, Tang The Cuong, Nguyen Khac [11]. Bộ Công Thương (2021, 2020, 2019), Báo cáo Hieu, Tran Thuc, Huynh Thi Lan Huong, Bui Huy xuất nhập khẩu Việt Nam. Phung, Nguyen Mong Cuong, et al. (2019), The Third National Communication of Vietnam to the UNFCCC, Government of Viet Nam, Hanoi. THÔNG TIN TÁC GIẢ Nguyễn Minh Tuấn - Năm 2015: Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Kinh tế - xã hội. - Điện thoại: 0912795162 Email: minhtuancnsd@yahoo.com. Phạm Thị Hồng Hoa - Năm 2017: Tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế chính trị quốc tế. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, Trưởng khoa Giáo dục chính trị và Thể chất. - Lĩnh vực quan tâm: Kinh tế xã hội. - Điện thoại: 0384080136 Email: honghoa_dhsd@yahoo.com. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022 81
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Th.S Nguyễn Thị Phương Mai
6 p | 157 | 18
-
Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do
6 p | 140 | 14
-
Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
6 p | 105 | 12
-
Cơ hội và thách thức trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam
12 p | 88 | 9
-
Công nghiệp hỗ trợ ngành Điện - Điện tử Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập
7 p | 105 | 8
-
Việt Nam hội nhập AEC: Cơ hội và thách thức cho phát triển
12 p | 99 | 8
-
Cơ hội và thách thức trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì các mục tiêu phát triển bền vững nhằm thích ứng với bối cảnh mới ở Việt Nam: Một số phân tích, nhận xét ban đầu
13 p | 11 | 6
-
Chính phủ điện tử ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập
4 p | 89 | 5
-
Một số cơ hội và thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
9 p | 17 | 5
-
FDI lĩnh vực công nghiệp chế biến các nước TPP: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam
14 p | 42 | 5
-
Phát triển nguồn nhân lực nữ giai đoạn 2011 - 2020: Cơ hội và thách thức
3 p | 80 | 4
-
Cơ hội và thách thức phát triển mô hình đô thị nén bền vững tại Việt Nam
5 p | 26 | 4
-
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam - Cơ hội và thách thức
5 p | 13 | 3
-
Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020
13 p | 52 | 3
-
Tham gia Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế mới cho doanh nghiệp Việt Nam
4 p | 6 | 3
-
Xu hướng kinh tế tuần hoàn: Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics Việt Nam
11 p | 3 | 2
-
Tham gia TPP - Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam
8 p | 67 | 2
-
Xác định lại vai trò và trách nhiệm trong quy trình sản xuất thống kê phù hợp mới: Cơ hội và thách thức trong thống kê Canada (tiếp theo)
6 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn