Đào Thủy Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
65(03): 67 - 72<br />
<br />
CÓ MỘT DÕNG SÔNG VĂN CHƯƠNG NHƯ THẾ!<br />
Đào Thủy Nguyên<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Có một dòng sông văn chương đêm ngày thao thiết chảy giữa hai bờ buồn vui của đời sống. Đó là<br />
dòng sông văn chương của nhà văn Tô Hoài. Chín mươi năm đời người với bảy mươi năm đời<br />
viết, Tô Hoài đó để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ: trên 160 đầu<br />
sách và hàng nghìn bài báo. Tô Hoài được coi là "cây bút hàng đầu của nền văn học thiếu nhi Việt<br />
Nam", ông cũng là "cây đại thụ" của làng văn Việt Nam hiện đại. Với ý thức "chuyên sâu vào<br />
những thực tế nhất định", Tô Hoài đó "thâm canh" và gặt hái được nhiều thành công ở nhiều mảng<br />
sáng tác lớn: truyện viết cho thiếu nhi, truyện về làng quê, truyện về miền núi, truyện hồi ức kỷ<br />
niệm. Dòng sông văn chương Tô Hoài đó và sẽ còn đem phù sa bồi đắp tâm hồn các thế hệ bạn<br />
đọc hôm nay và mai sau.<br />
Từ khóa: Tô Hoài, đời văn, đóng góp, truyện viết cho thiếu nhi, truyện viết cho người lớn.<br />
<br />
Trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại<br />
có một dòng sông văn chương đêm ngày thao<br />
thiết chảy giữa hai bờ buồn vui của cuộc đời.<br />
Dòng sông ấy lặng lẽ đem phù sa bồi đắp cho<br />
bờ bãi, đem nước mát tưới tắm cho cây trái,<br />
đem trải nghiệm của đời sống làm giàu có và<br />
phong phú cho đời sống tinh thần con người<br />
thời đại. Ấy là dòng sông văn chương của nhà<br />
văn Tô Hoài. Chín mươi năm đời người với<br />
bảy mươi năm đời viết, Tô Hoài đã đi qua thế<br />
kỷ XX đầy biến động bằng tài năng và bản<br />
lĩnh riêng, và rồi lại ung dung tự tại bước vào<br />
thế kỷ XXI. Không lạc thời, không yếm thế,<br />
không cạn nguồn văn, ông vẫn múa bút trên<br />
văn đàn với những trang viết bậc thầy làm<br />
sững sờ người đọc. Chữ nghĩa cứ nhẹ nhõm,<br />
giản dị như không mà sức nặng văn chương<br />
thì chưa hẳn đã dễ bề cân đo, đong đếm.<br />
Tuổi đời của nhà văn Tô Hoài là của "trời<br />
cho" nhưng tuổi viết thì một phần quan trọng<br />
là do sự luyện rèn, sự cần mẫn chi chút của<br />
ông trong nghề nghiệp mà có. Với Tô Hoài,<br />
sống và viết là cuộc song hành không ngừng<br />
nghỉ. Sống để viết và còn viết là còn sống.<br />
Viết để tham dự vào cuộc đời, viết để một lần<br />
nữa được sống hết mình, được sẻ chia với<br />
những buồn vui của con người thời đại... Viết<br />
trở thành một nhu cầu tự thân, thành nghiệp<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 954 188;<br />
<br />
Email: thuynguyen_tn2007@yahoo.com.vn<br />
<br />
dĩ đeo đuổi Tô Hoài từng ngày từng giờ. Giấc<br />
ngủ chưa thể chế ngự được ông nếu như ngày<br />
hôm ấy nhà văn chưa thêm vào gia tài văn<br />
chương của mình một vài trang viết nhỏ. Sự<br />
dẻo dai, bền bỉ và ý thức lao động nghệ thuật<br />
nghiêm túc đã đem đến cho Tô Hoài một khối<br />
lượng tác phẩm đồ sộ với trên 160 đầu sách<br />
và hàng nghìn bài báo. Cho đến nay, chưa có<br />
một nhà văn Việt Nam nào vượt qua được Tô<br />
Hoài về con số kỷ lục này. Nhưng điều đáng<br />
nói là: Những trang viết của ông đã đến và ở<br />
lại trong lòng độc giả. Bạn đọc yêu mến Tô<br />
Hoài không chỉ bởi số lượng trang viết dầy<br />
dặn mà còn bởi cái chất văn, giọng văn và<br />
cảm quan nghệ thuật đặc sắc của ông. Văn<br />
chương Tô Hoài như một dòng sông. Dòng<br />
sông ấy có cái ban sơ trong lành của tuổi ấu<br />
thơ hồn nhiên, mộng ảo; có cái thi vị, lắm<br />
đam mê, nhiều khát vọng của tuổi trẻ và tình<br />
yêu. Và giờ đây, nhiều hơn cả là cái gập<br />
ghềnh, trăn trở của những trải đời, trải người,<br />
thông tỏ mọi lẽ hay - dở, được -mất trong cõi<br />
đời nhiều bất trắc này. Đọc văn Tô Hoài, ta sẽ<br />
gặp một con người, sẽ hiểu một cuộc đời và<br />
từ đó ta sẽ gặp nhiều con người, nhiều cuộc<br />
đời khác, sẽ hiểu thêm, sẽ thương hơn, buồn<br />
hơn và cũng tự hào hơn về một thời đại với<br />
nhiều thăng trầm biến đổi, nhiều hạnh phúc<br />
và cả đớn đau. Lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch<br />
sử tâm hồn con người Việt Nam trong thế kỷ<br />
XX đầy biến động được Tô Hoài ghi lại bằng<br />
cái nhìn vừa tỉnh táo vừa say mê, bằng một<br />
trái tim vừa nhiệt thành vừa đau đáu những<br />
<br />
67<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Thủy Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
suy tư khắc khoải... vì thế, nó tìm được đông<br />
đảo người tri ngộ.<br />
Văn Tô Hoài hướng tới cả hai đối tượng: trẻ<br />
em và người lớn. Khác với nhiều cây bút xem<br />
việc viết cho trẻ em chỉ là công việc "tay<br />
trái". Với Tô Hoài, viết cho thiếu nhi là một<br />
niềm say mê không hề nản mỏi. Tô Hoài viết<br />
cho thiếu nhi từ tuổi hai mươi, đến nay đã<br />
chín mươi mùa xuân ông vẫn miệt mài với<br />
những trang cổ tích dành cho tuổi nhỏ.<br />
Trước Cách mạng, Tô Hoài đã có nhiều<br />
truyện đồng thoại hấp dẫn và có nội dung tiến<br />
bộ viết cho trẻ em: Dế mèn phiêu lưu ký, Võ<br />
sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Ngọn cờ<br />
lau...Tô Hoài thường viết về những loài vật<br />
nhỏ bé, gần gũi và gắn bó với sinh hoạt của<br />
người dân quê. Đó là những hình ảnh ẩn dụ<br />
về người nông dân Việt Nam. Những cá trê,<br />
cá chép, những gà ri, gà chọi, những mèo,<br />
chó, chuột, rồi dế mèn, dế trũi... trong sáng<br />
tác của Tô Hoài thường làm cho người đọc<br />
liên tưởng đến chuyện của con người. Không<br />
cao giọng lên gân, không màu mè kiểu cách,<br />
giản dị mà thấm thía, truyện loài vật của Tô<br />
Hoài gợi cho các em những liên tưởng kín đáo<br />
mà sâu xa về nhiều vấn đề của xã hội loài<br />
người: về thân phận con người, về hạnh phúc<br />
cá nhân, về nhân sinh nhân thế... Truyện cho<br />
trẻ em, vì thế, mà cũng vô cùng hấp dẫn đối<br />
với người lớn.<br />
Sau hoà bình, Tô Hoài vẫn hóm hỉnh và tinh<br />
tế khi viết truyện loài vật, nhưng ông còn bộc<br />
lộ thêm những tài năng mới khi khai thác nội<br />
dung những câu chuyện thần thoại, truyền<br />
thuyết làm đề tài cho những tác phẩm dài hơi<br />
của mình. Bộ ba tiểu thuyết: Đảo hoang,<br />
Chuyện nỏ thần, Nhà Chử là những đóng<br />
góp mới của Tô Hoài cho nền văn học thiếu<br />
nhi Việt Nam. Sáng tạo lại truyện cổ tích là<br />
một xu hướng mới của văn học Việt Nam từ<br />
sau 1975. Đây là hướng đi cần thiết đáp ứng<br />
nhu cầu tinh thần của lứa tuổi thiếu niên - lứa<br />
tuổi đang khao khát vén tấm màn huyền thoại<br />
để hiểu biết sự thật về cuộc sống của cha ông<br />
ta ngày xưa. Trên cơ sở các sự kiện đã được<br />
tái hiện trong tích cổ, Tô Hoài đã phát huy<br />
cao độ trí tưởng tượng phong phú và huy<br />
động một cách tài tình nhiều vốn sống tiềm ẩn<br />
của mình làm sống lại cả một thời kỳ dựng<br />
<br />
65(03): 67 - 72<br />
<br />
nước của dân tộc với những nhân vật đã đi<br />
vào huyền thoại như An Dương Vương, Mị<br />
Châu, Trọng Thuỷ... Ở tuổi ngoài 80, tâm hồn<br />
Tô Hoài vẫn còn rất trẻ. Năm 2004, ông trình<br />
làng tập sách 101 truyện ngày xưa, rồi sau đó<br />
tách, in thành 10 cuốn truyện tranh đẹp mắt.<br />
Giữa lúc truyện tranh nước ngoài đang chiếm<br />
ưu thế trên giá sách thiếu nhi, những truyện<br />
cổ tích được sáng tạo lại của Tô Hoài vẫn tạo<br />
được sức hút riêng với lứa tuổi măng non.<br />
Truyện thiếu nhi của Tô Hoài quả là món quà<br />
quý cho lứa tuổi măng non. Chúng giúp cho<br />
các em có thêm những hiểu biết mới mẻ và<br />
thú vị về nhiều lĩnh vực của đời sống, góp<br />
phần bồi đắp cho trí tưởng tượng của các em<br />
bay cao bay xa, mang đến cho các em những<br />
bài học giản dị mà sâu sắc về nhiều vấn đề<br />
quan trọng của cuộc sống và con người.<br />
Tô Hoài được coi là cây bút hàng đầu của nền<br />
văn học thiếu nhi Việt Nam, ông cũng là "cây<br />
đại thụ" của làng văn Việt Nam hiện đại. Với<br />
ý thức "chuyên sâu vào những thực tế nhất<br />
định"(1), Tô Hoài đã thâm canh và gặt hái<br />
được nhiều thành công ở nhiều mảng sáng tác<br />
lớn: truyện về làng quê, truyện về miền núi,<br />
truyện hồi ức kỷ niệm.<br />
Tô Hoài sinh ra, lớn lên và gắn bó thân thiết<br />
với một làng quê nghèo có nghề dệt lụa thủ<br />
công truyền thống. Những con người cần lao<br />
chất phác và những mảnh đời khốn cùng, tang<br />
thương đã trở thành một phần máu thịt và tâm<br />
hồn ông. Rất tự nhiên, ông viết về làng quê<br />
mình như một nhu cầu tự thân, như một khát<br />
khao hối thúc.<br />
Trong sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng<br />
(các tiểu thuyết: Quê người, Giăng thề và<br />
nhiều truyện ngắn như: Nhà nghèo, Buổi<br />
chiều ở trong nhà, Nhà có ma, Mùa ăn chơi,<br />
Khách nợ, Một người đi xa về, Một chuyến<br />
định đi xa, Lá thư tình đầu tiên, Ông giăng<br />
không biết nó...), làng quê không hiện lên với<br />
những xung đột xã hội gay gắt như trong sáng<br />
tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan hay<br />
Nam Cao. Làng quê trong sáng tác của Tô<br />
Hoài được miêu tả chân thực như nó vốn có<br />
giữa hai bờ buồn - vui của cuộc đời thường<br />
nhật. ở đó có cả nỗi buồn và niềm vui, có<br />
những số phận hẩm hiu nhưng cũng có những<br />
điều may mắn, có những "mùa ăn chơi" vui<br />
<br />
68<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Thủy Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
vẻ và đáng tự hào, có những phong tục tập<br />
quán đẹp, những phong cảnh nên thơ trữ tình,<br />
những ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ...<br />
nhưng nhiều hơn cả trong những năm tháng tối<br />
tăm nhất của lịch sử dân tộc vẫn là những cảnh<br />
đời điêu đứng, những số phận bất hạnh, những<br />
chuyện đau buồn lỡ dở, cùng túng xót xa ...<br />
Ngòi bút Tô Hoài thiên về những cảnh đời<br />
thường, những buồn vui đời thường của<br />
những con người bé nhỏ. Trong thời kỳ văn<br />
học được đánh giá theo quan điểm giai cấp,<br />
cách viết này bị xem là thiếu tính chiến đấu.<br />
Giờ đây, theo cách nhìn khách quan, toàn<br />
diện ta có thể nhận ra chiều sâu tư tưởng từ<br />
những câu chuyện đời thường vụn vặt của Tô<br />
Hoài. Biết bao vấn đề về thân phận con người,<br />
về vận mệnh đất nước, về tương lai dân tộc và<br />
nhân loại được đặt ra một cách kín đáo thông<br />
qua những nghiền ngẫm suy tư của nhà văn<br />
trên nền tảng những câu chuyện đời thường.<br />
Trong những năm kháng chiến chống Pháp,<br />
do bận rộn với công tác đoàn thể và có<br />
những chuyển hướng mới trong sáng tạo<br />
nghệ thuật, Tô Hoài phải tạm gác lại mảng<br />
sáng tác này. Từ hoà bình lập lại, ông có<br />
điều kiện trở về với đề tài cũ và lại có những<br />
khám phá, những sáng tạo không ngừng trên<br />
một hiện thực không còn mới với ông và các<br />
bạn văn cùng thời.<br />
Tiểu thuyết Mười năm ra đời năm 1958 với<br />
những cố gắng mới của Tô Hoài nhưng không<br />
ngờ lại bị phê phán gay gắt, bị liệt vào loạt tác<br />
phẩm "có vấn đề". Vậy "vấn đề" là ở chỗ nào?<br />
Mười năm bộc lộ cả chỗ mạnh và chỗ yếu<br />
của ngòi bút Tô Hoài. Tác phẩm khái quát cả<br />
một thời kỳ lịch sử quan trọng của một vùng<br />
quê dệt lụa từ thời kỳ mặt trận dân chủ cho<br />
đến khi cách mạng thành công. Từ đó, tác giả<br />
muốn chỉ ra con đường vận động cách mạng<br />
của những người dân nghèo vùng ven thành.<br />
Nhưng ý đồ đó của ông chưa được thể hiện<br />
bằng những trang viết có sức thuyết phục.<br />
Quá trình chuyển biến cách mạng của một<br />
làng quê nghèo với những mâu thuẫn, những<br />
biến cố, những quá trình hợp quy luật của sự<br />
vận động cách mạng chưa được phản ánh sâu<br />
sắc, còn nông cạn và thiếu sót nhiều mặt.<br />
Nguyên nhân của những non yếu này có lẽ là<br />
ở vấn đề vốn sống, ở sự hiểu biết chưa thật<br />
<br />
65(03): 67 - 72<br />
<br />
đầy đủ của Tô Hoài về thực tiễn đấu tranh<br />
cách mạng. Tuy nhiên, Tô Hoài lại có những<br />
trang viết đầy sinh sắc khi viết về những buồn<br />
vui thường nhật của người dân quê trong<br />
những chuyển động của đời sống xã hội. Rõ<br />
ràng là ở mảng sống Tô Hoài đã "thuộc", đã<br />
trải, luôn luôn nhà văn tìm được những cảm<br />
hứng sáng tạo mới, giàu sức thuyết phục.<br />
Năm 1978, tiểu thuyết Quê nhà ra đời tiếp<br />
tục mạch sáng tác về đề tài làng quê. Tác<br />
phẩm dựng lại không khí lịch sử khi thực dân<br />
Pháp bắt đầu đặt chân lên đất Hà thành. Như<br />
một cuốn phim quay chậm, người đọc được<br />
chứng kiến những phản ứng nhạy bén và<br />
quyết liệt, những biện pháp chống phá kẻ thù<br />
giản đơn mà có hiệu quả của những người dân<br />
nghèo vùng ven thành.<br />
Với bộ ba tiểu thuyết: Quê nhà, Quê người,<br />
Mười năm và những truyện ngắn xuất sắc về<br />
đề tài làng quê, Tô Hoài đã giúp người đọc có<br />
cái nhìn chân thực và đầy đủ hơn về cuộc<br />
sống và con người nơi thôn quê Việt Nam<br />
trong những năm tháng dân tộc ta phải chịu<br />
ách áp bức bóc lột nặng nề nhất của cả đế<br />
quốc, thực dân và phong kiến.<br />
Trong khi Tô Hoài tự đánh giá mặt mạnh của<br />
mình là ở mảng sáng tác về đề tài làng quê thì<br />
lại có nhiều ý kiến cho rằng: Phần đóng góp<br />
quan trọng và thành công nhất trong sáng tạo<br />
nghệ thuật của Tô Hoài là những tác phẩm<br />
viết về miền núi. Tô Hoài được coi là người<br />
có công đầu trong việc "khai khẩn vùng đất<br />
mới" này và đã có được những thành tựu<br />
quan trọng. Tuy nhiên, để có được những<br />
trang viết sinh động và giàu chất hiện thực,<br />
Tô Hoài đã phải trải qua một quá trình phấn<br />
đấu, rèn luyện trên nhiều mặt.<br />
Trong hai tập truyện ngắn viết những năm<br />
đầu kháng chiến chống Pháp (Núi cứu quốc 1948 và Xuống làng - 1951), ta bắt gặp<br />
những trang văn đẹp và khá chân thực về đất<br />
nước và con người miền núi: Khung cảnh núi<br />
rừng Việt Bắc tuy hoang sơ, khó khăn còn<br />
nhiều nhưng không hiếm nét thi vị, thơ mộng;<br />
Con người Việt Bắc còn lạc hậu, tăm tối<br />
nhưng hồn nhiên, nghĩa tình, chân thành và<br />
chung thuỷ... Tuy nhiên, sau này nhìn lại<br />
những trang viết ấy, Tô Hoài cũng nhận thấy:<br />
<br />
69<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Thủy Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nhiều chỗ ông còn biểu hiện thái độ "quá<br />
chuộng lạ, thích lạ, thích khoe chữ"(2)<br />
Trong quá trình thâm nhập thực tế, Tô Hoài<br />
ngày càng có ý thức gắn bó với miền núi. Ông<br />
"ba cùng" với đồng bào các dân tộc miền núi<br />
để học tiếng của họ, học cách nghĩ của họ.<br />
Ông còn nhận thêm những công tác đoàn thể<br />
thích hợp ở các địa phương. Phương pháp làm<br />
việc ấy dần tạo điều kiện cho ông đi sâu vào<br />
bản chất của các sự việc và con người, tránh<br />
được những cảm xúc vội vã và những quan<br />
sát chủ quan. Cuối những năm kháng chiến<br />
chống Pháp, sau chuyến đi thực tế dài ngày<br />
lên vùng đồng bào các dân tộc miền Tây, Tô<br />
Hoài trả "món nợ lòng" với miền núi bằng tập<br />
Truyện Tây Bắc (1953). Tác phẩm được trao<br />
giải nhất Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt<br />
Nam 1954 - 1955 này đã đánh dấu bước<br />
chuyển quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật<br />
của Tô Hoài. Tác phẩm được đánh giá cao trên<br />
cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.<br />
Truyện Tây Bắc là bản cáo trạng chứa chất<br />
hờn căm đối với bọn chúa đất phong kiến,<br />
bọn thực dân xâm lược - những kẻ bạo tàn đã<br />
vùi dập sắc đẹp, phá nát tình yêu, hạnh phúc<br />
và cướp đoạt sức lao động của nhân dân bằng<br />
mọi thủ đoạn hiểm độc. Tác phẩm cũng thể<br />
hiện một cách thuyết phục bằng hình tượng<br />
nghệ thuật quá trình thức tỉnh cách mạng của<br />
đồng bào miền núi dưới sự lãnh đạo của<br />
Đảng. Đứng về phía khát vọng hạnh phúc của<br />
con người, nhà văn đã tố cáo xã hội bất công<br />
và tàn bạo; đã cảm thông và bênh vực những<br />
số phận bất hạnh trong cuộc đời. Nhà văn<br />
cũng thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu vẻ<br />
đẹp tâm hồn của những con người bị áp bức,<br />
niềm tin vào sức sống bất diệt của con người,<br />
vào khả năng phản kháng lại thực tại đen tối<br />
để thực hiện khát vọng hạnh phúc của những<br />
người dân lao động miền núi.<br />
Truyện Tây Bắc hấp dẫn người đọc bởi những<br />
khám phá sâu sắc và tinh tế về thế giới tâm hồn<br />
nhân vật. Đặc biệt, tác phẩm lôi cuốn người đọc<br />
bởi chất thơ đậm đà trong sáng toát ra từ nội<br />
dung tác phẩm, từ khát vọng tự do hạnh phúc<br />
của nhân dân lao động miền núi, từ tâm hồn<br />
trong sáng hồn hậu của các nhân vật, và từ<br />
những bức tranh về thiên nhiên, về sinh hoạt<br />
phong tục của đồng bào miền núi Tây Bắc.<br />
<br />
65(03): 67 - 72<br />
<br />
Nếu Truyện Tây Bắc miêu tả thành công quá<br />
trình vận động cách mạng của đồng bào miền<br />
núi Tây Bắc trong cách mạng dân tộc dân chủ<br />
thì Miền Tây (xuất bản năm 1967, nhận giải<br />
thưởng "Hoa sen" của Hội nhà văn Á - Phi<br />
năm 1972) lại đặt ra được nhiều vấn đề quan<br />
trọng của các dân tộc vùng cao trong những<br />
năm đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.<br />
Miền Tây thêm một lần nữa khẳng định thành<br />
công của Tô Hoài ở đề tài miền núi.<br />
Với tình cảm yêu mến thiết tha và gắn bó<br />
chân thành với đất nước và con người miền<br />
núi, với tài năng ngày thêm chín muồi, Tô<br />
Hoài đã tạo nên những trang viết vừa giàu<br />
chất lãng mạn vừa đậm chất hiện thực về một<br />
vùng đất giàu đẹp nhưng còn ít được khai phá<br />
và về những con người hiền lành, chất phác,<br />
chân thành, chung thuỷ. Tô Hoài đã đem đến<br />
cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về<br />
miền núi. Ông truyền cho chúng ta niềm<br />
yêu thương, sự cảm thông, cảm phục và trân<br />
trọng trước vẻ đẹp của đất nước và con<br />
người vùng cao.<br />
Tô Hoài bắt đầu viết hồi ký từ tuổi 20. Từ<br />
Cỏ dại (1944) đến nay ông còn có thêm<br />
nhiều tập hồi ký đặc sắc khác như: Tự<br />
truyện (1978), Cát bụi chân ai (1992),<br />
Chiều chiều (1999)...<br />
Cỏ dại là những trang ký ức buồn về một<br />
tuổi thơ tẻ nhạt và lam lũ trong dòng chảy trôi<br />
chậm chạp và tù đọng của xã hội Việt Nam<br />
những năm tiền cách mạng. Tự truyện viết<br />
tiếp những hồi ức về tuổi học trò nghịch<br />
ngợm nhưng đã sớm thấm thía nỗi buồn<br />
chung của thế hệ, của dân tộc. Tiếp theo là<br />
những trang viết về tuổi thanh niên lăn lóc<br />
kiếm sống, rồi những ngày thất nghiệp ê chề<br />
và sau đó là những tháng năm say sưa với<br />
công tác đoàn thể khi đã tìm thấy lý tưởng<br />
cho cuộc đời mình.<br />
Hai tác phẩm ra đời những năm 90 của thế kỷ<br />
XX tập trung vào những kỷ niệm gắn bó với<br />
bạn bè đồng nghiệp trên những hành trình của<br />
đường đời Tô Hoài (Tô Hoài công dân và Tô<br />
Hoài nhà văn). Đó là những giọt sống của một<br />
con người đã từng gắn bó tha thiết với cuộc<br />
đời, với thời đại... Ba người khác (2007)<br />
tiếng là tiểu thuyết nhưng "có thể coi là một<br />
<br />
70<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Thủy Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mảng ký ức trong cuộc đời nhà văn Tô<br />
Hoài"(3). Qua cái nhìn của người trong cuộc,<br />
hiện thực đến tàn nhẫn về những sai lầm của<br />
Cải cách ruộng đất đã được phơi bày. "Chính<br />
những giày vò, trăn trở, khổ tâm từ những<br />
thảm trạng kinh hồn của Cải cách ruộng đất<br />
thuở nào vẫn âm ỉ, dền réo ngày một nặng<br />
hơn qua chặng đường dài - là dưỡng chất tạo<br />
nên tác phẩm này"(4).<br />
Hồi ký Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi sự<br />
chân thật của một ngòi bút có bản lĩnh. Nó thể<br />
hiện một khả năng ghi nhận cuộc sống vừa rõ<br />
nét vừa sâu sắc, thể hiện một cách nhìn cuộc<br />
đời vừa giản dị vừa thâm thuý...Viết hồi ký,<br />
Tô Hoài luôn tôn trọng sự thật khách quan.<br />
Không chỉ nói cái hay, cái tốt, ông không<br />
ngần ngại "lộn trái" tất cả để người đọc thấy<br />
rõ hơn cả cái xấu, cái dở, cái sa sút... đã từng<br />
có lúc xuýt đẩy ông và một số bạn bè xuống<br />
bùn đen ô trọc. Ông kể lại từng bước cuộc vật<br />
lộn để vượt lên chính mình, để ngày càng đến<br />
gần hơn cái "chất người" chân chính và chất<br />
nghệ sĩ chân chính của ông và của những<br />
người thuộc thế hệ ông. Cũng với cách nhìn<br />
đó, Tô Hoài giúp người đọc có được cái nhìn<br />
thật hơn, gần hơn và đầy đủ hơn về nhiều<br />
"cây đại thụ" của văn chương Việt Nam hiện<br />
đại như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân,<br />
Nguyên Hồng, Xuân Diệu...Với những cá tính<br />
rất riêng và những tài năng khác nhau, họ<br />
thực sự là những "nhân vật lớn" làm nên lịch<br />
sử văn học dân tộc trong một thời kỳ nhiều<br />
thử thách nhưng họ cũng thật nhỏ nhoi với<br />
những số phận riêng, với những buồn vui lận<br />
đận đời thường của "những mảnh đời" nhiều<br />
gian truân vất vả.<br />
Hồi ký của Tô Hoài chiêm nghiệm lại những<br />
hay - dở, được - mất của một thời đã qua<br />
trong những thăng trầm của dòng chảy lịch sử<br />
bằng một thứ văn đan xen nhiều giọng: khi<br />
khách quan lạnh lùng, khi nồng ấm tình<br />
nghĩa, khi xót xa trầm lắng, khi hài hước<br />
châm biếm... Nhưng, ôn hoà và trầm tĩnh là<br />
giọng điệu chủ của các tác phẩm. Giọng điệu<br />
ấy cùng với tài chọn lọc chi tiết để dựng cảnh,<br />
dựng không khí và tài thiết kế những cuộc đối<br />
thoại ngắn nhưng lại có khả năng mở ra rất<br />
rộng trường liên tưởng cho người đọc... đã<br />
<br />
65(03): 67 - 72<br />
<br />
khiến cho hồi ký của Tô Hoài đi được vào<br />
những mạch ngầm của đời sống. Người đọc<br />
có thể tìm hiểu và nắm bắt được không chỉ là<br />
tính cách, là sở trường sở đoản của những<br />
nhân vật tầm cỡ trong làng văn - những con<br />
người "thuộc về một thế hệ đặc biệt, đứng<br />
chân trên hai thời kỳ lịch sử"... mà còn hình<br />
dung được khá đầy đủ diện mạo, không khí<br />
(chính trị và xã hội) với những tiếng khóc<br />
tiếng cười, những suy nghĩ, những quan niệm,<br />
những ràng buộc, những cách hành xử đúng sai "vừa ngây thơ vừa nghiệt ngã" của một<br />
thời quá khứ "hiu hắt và vất vả".<br />
Ở vào "cái tuổi triền núi bên này" - theo cách<br />
nói của Tô Hoài, từng là người chứng kiến,<br />
cũng là người trực tiếp tham dự vào những<br />
biến động chính trị quan trọng của lịch sử dân<br />
tộc suốt già nửa thế kỷ, hồi ký của Tô Hoài<br />
được viết ra như một lời nhắn gửi tha thiết,<br />
một lời tâm sự chân thành, hay là những<br />
chiêm nghiệm, những sám hối xót xa về biết<br />
bao vấn đề nhân sinh và thế sự... của một nhà<br />
<br />
71<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />