intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có một em bé trong bụng mẹ!

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mang thai khi “tập 1” mới trong độ tuổi tập đi hoặc sắp vào mẫu giáo cũng đồng nghĩa với những thử thách và mệt mỏi của bạn nhiều lên gấp đôi. Các bé còn nhỏ tuổi sẽ không hiểu được rằng có một em bé đang lớn lên trong bụng mẹ, lý do đơn giản là vì chúng không nhìn thấy điều đó. Thậm chí ngay cả khi bạn đã mang thai đến tháng thứ chín, bụng đã to bằng cái nhà thì bé cũng chỉ nhận ra rằng mình gặp phải nhiều khó khăn hơn khi ngồi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có một em bé trong bụng mẹ!

  1. Có một em bé trong bụng mẹ! Mang thai khi “tập 1” mới trong độ tuổi tập đi hoặc sắp vào mẫu giáo cũng đồng nghĩa với những thử thách và mệt mỏi của bạn nhiều lên gấp đôi. Các bé còn nhỏ tuổi sẽ không hiểu được rằng có một em bé đang lớn lên trong bụng mẹ, lý do đơn giản là vì chúng không nhìn thấy điều đó. Thậm chí ngay cả khi bạn đã mang thai đến tháng thứ chín, bụng đã to bằng cái nhà thì bé cũng chỉ nhận ra rằng mình gặp phải nhiều khó khăn hơn khi ngồi trong lòng bạn mà thôi. "Báo cho con một tin này…"
  2. Do vậy, sẽ dễ dàng hơn, và thường cũng vui hơn, nếu bạn lôi kéo cả các bé vào kế hoạch “gia đình mang thai”, nhằm chuẩn bị cho bé với một cuộc sống có em: 1. Thông báo sớm. Với các “tập 1” còn nhỏ quá, thông báo cho bé biết tin bạn mang thai có thể khiến bé cảm thấy bối rối hay thất vọng vì “chờ hoài vẫn chưa thấy em bé”, tuy nhiên, bé càng lớn thì bạn nên nói cho bé biết về chuyện bạn mang thai càng sớm. 2. Nói với bé về trẻ sơ sinh. Có nhiều cách để bạn nói cho bé về trẻ sơ sinh, chẳng hạn trẻ sơ sinh sẽ khóc như thế nào (và sẽ khóc khá nhiều), chắc chắn con bạn sẽ thích điều này nếu như bạn kể cho bé nghe với một giọng điệu và cử chỉ hài hước. Đồng thời, đừng quên giải thích cho bé về một vài điều cơ bản, ví dụ như “Con có thể giúp mẹ trông em bé. Em bé không thể tự mình làm được bất cứ việc gì, và em chỉ có thể chơi với
  3. con khi đã lớn hơn một tí. Em bé cần được bế bồng chăm sóc rất nhiều, cũng giống như ngày xưa mẹ vẫn bế con ấy.” 3. Tạo điều kiện cho con ở gần những em bé sơ sinh. Việc này sẽ giúp con bạn biết được một cách trực quan em bé là thế nào, trông thế nào, và “tạo ra” những tiếng động thế nào. Thỉnh thoảng để bé quan sát cách bạn bế một em bé để biết được rằng em bé cần được chăm sóc và yêu thương. 4. Cho con xem những quyển sách về trẻ sơ sinh (loại sách dành cho trẻ em). Những quyển sách với nội dung và hình ảnh đơn giản dễ hiểu cung cấp những bài học cần thiết dành cho các bé về từng giai đoạn phát triển của em bé trong bụng mẹ. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe cô công chúa nhỏ của mình hỏi: “Hôm nay em bé đã lớn thêm được bao nhiêu rồi vậy mẹ?” Và cùng với đó, bạn có thể cho con xem những bức ảnh khi bé còn nhỏ xíu và kể cho bé nghe về những việc bạn đã làm trong quá trình nuôi nấng bé. Hãy nói những câu kiểu như: “Mẹ phải bế và chăm sóc em bé rất nhiều, bởi các em bé còn nhỏ rất cần được như vậy.”
  4. 5. Chia sẻ với bé những cảm giác và cảm xúc của bạn khi mang thai. Tùy vào độ tuổi và mức độ nhận thức của bé, hãy nói cho bé biết vì sao bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, dễ nổi nóng, thiếu kiên nhẫn, và bất cứ trạng thái tâm lý nào khác thường khi mang thai. Bạn có thể nói với bé rằng: “Em bé trong bụng cần nhiều năng lượng để phát triển, và đó là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và ngủ nhiều hơn…” hoặc “Các loại hormones mà em bé cần để lớn lên thường khiến mẹ có những cảm xúc thật lạ…” 6. Đưa con bạn cùng đến gặp bác sĩ. Trẻ em khoảng gần 3 tuổi đã có thể biết cách cư xử phù hợp khi đến phòng khám hay bệnh viện, và bé cũng có thể học được nhiều điều từ những chuyến viếng thăm đặc biệt này. Đối với những bé lớn hơn và đã đi học, bạn có thể đưa bé đi cùng trong cả những lần khám thai định kỳ, bạn và bé sẽ cùng nhau nghe được những nhịp tim đầu tiên của thai nhi, nghe lời bác sĩ dặn dò… như thế bé sẽ cũng cảm thấy háo hức và liên quan nhiều hơn vào quá trình mang thai của mẹ.
  5. 7. Cho bé vuốt ve bụng bầu của bạn. Thông thường, đến khoảng tháng thứ năm hoặc sáu của thai kỳ, bạn có thể cho các con mình cảm nhận sự chuyển động của "Em bé ơi, chị đây!" em bé trong bụng. Vào thời (Ảnh: Inmagine) điểm em bé trong bụng chuyển động nhiều nhất, bạn có thể gọi bé lại bên cạnh để cùng quan sát và lắng nghe xem em bé trong bụng đang “nghịch ngợm” như thế nào. 8. Khuyến khích bé gần gũi hơn với em bé trong bụng. Hãy rủ con bạn nói về em bé sắp ra đời. Nếu bạn đã biết được giới tính của thai nhi và đã đặt tên cho em bé, hãy dùng tên đó khi nhắc đến em bé. Hoặc bạn cũng có thể cho phép các con đặt những cái tên thật đáng yêu cho em bé trong bụng. Theo các nhà khoa học, thai nhi khi được khoảng 23 tuần tuổi đã có thể biết lắng nghe, vì vậy, đây chính là thời điểm rất tốt để các bé lớn có thể trò chuyện với em của mình và em bé cũng có thể làm quen dần với
  6. các anh chị. Sau khoảng 3 tháng, tiếng nói của bọn trẻ sẽ trở nên rất quen thuộc với em bé vẫn còn đang nằm trong tử cung, và hai bên bắt đầu cảm thấy gần gũi với nhau. Các nghiên cứu cho thấy thiên hướng tự nhiên của trẻ sơ sinh là hướng về những giọng nói quen thuộc mà chúng có thể nhận ra sau khi sinh. 9. Biết được những giới hạn của bạn. Hãy xác định rằng dù bạn có làm mọi cách thì cũng không thể quan tâm đến mọi người được như trước khi bạn mang thai. Sớm hay muộn thì bé sẽ nhận ra chúng phải chia sẻ mẹ với một “đối thủ” khác. Tuy nhiên, may mắn là thời kỳ mang thai chính là khoảng thời gian bạn tương đối rảnh rỗi và có điều kiện để chuẩn bị cho “tập 1” cuộc sống khi có em. Hãy để các con giúp đỡ bạn, vì đây cũng là cách rất tốt để chúng gần gũi hơn với em bé trong bụng và bắt đầu thích nghi với vai trò làm anh, chị. Các bé sẽ dành thêm thời gian, năng lượng cho em mình, và như thế, bé sẽ biết yêu em hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2