intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh?

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

209
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bà con mình truyền miệng “ăn gạo lứt chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư, bệnh khớp và gần như bá bệnh”. Thực hư thế nào và có nên ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh? So với gạo chà trắng, gạo lứt cung cấp chất xơ gấp 3,5 lần trong khi mối liên quan giữa việc ăn ít chất xơ với ung thư đại tràng đã được các nhà khoa học ở Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khẳng định. Những khám phá mới về gạo lứt Đừng coi gạo lứt là “tiên dược”, hãy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh?

  1. Có nên ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh? Bà con mình truyền miệng “ăn gạo lứt chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư, bệnh khớp và gần như bá bệnh”. Thực hư thế nào và có nên ăn gạo lứt để phòng và chữa bệnh? So với gạo chà trắng, gạo lứt cung cấp chất xơ gấp 3,5 lần trong khi mối liên quan giữa việc ăn ít chất xơ với ung thư đại tràng đã được các nhà khoa học ở Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khẳng định.
  2. Những khám phá mới về gạo lứt Đừng coi gạo lứt là “tiên dược”, hãy coi nó như một trong những biện pháp hỗ trợ mà thôi Gạo lứt chứa vitamin nhóm B quan trọng trong chuyển hóa vật chất. Cụ thể nó chứa vitamin B6, B1, B2, B3 và chứa cả axit folic. Trong cám gạo có một loại dầu thường gọi là dầu cám gạo. Dầu cám chứa tocotrienol fator (TRF) có tác dụng trừ khử những yếu tố gây huyết khối trong lòng mạch (chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim). Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc Viện Wisconsin, Hoa Kỳ đã báo cáo: khi thử nghiệm TRF trên những người có cholesterol máu cao thì cholesterol giảm 12- 16%. Trong chất dầu cám còn chứa vitamin E được xác nhận là có khả năng chống lão hóa tế bào nhờ tác dụng “bẫy” gốc tự do của nó. Ngoài ra dầu cám còn chứa selen vừa chống lão hóa vừa chống lại sự hủy hoại, biến dị tế bào nên có khả năng chống ung thư. Glutathion trong cám có tác dụng chống bụi phóng xạ. Khi ăn gạo lứt, phức hợp carbohydrate sẽ tiêu hóa và biến thành đường chậm nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn như gạo chà sạch cám. Vì thế người bị tiểu đường nên ăn gạo lứt. Trong gạo lứt còn có những chất khoáng như canxi, manhê, mangan, kẽm, kali, natri cùng những acid amin cần thiết như axit pantotenic giúp tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh... Theo GS Hiroshi Kayahara (ĐH Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm gạo lứt trong nước sạch 22 giờ thì các chất bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo lứt ở
  3. trạng thái nảy mầm (trong khi gạo đã chà vỏ cám không có) và mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama- aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần. Từ năm 2000 trở lại đây khoa y học cổ truyền của Nhật và khoa y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm. Tại sao lại ăn cơm gạo lứt muối mè? Bởi phần lớn người bệnh mãn tính hay bệnh hiểm nghèo cơ thể đều ở trạng thái quá âm nên phải ăn thực phẩm dương. Gạo lứt tính bình, mè đen tính bình, rang lên sẽ thuộc dương, muối cũng thuộc dương, chỉ nên trộn vào mè với tỉ lệ vừa phải. Hai món này ăn chung sẽ cải thiện tình trạng âm của cơ thể. Trong hạt mè đen có 40-55% dầu, 5-6% nước, 20-22% protein, 5% kali, 1,7mg đồng, 1% canxi oxalat, pentozan, lecithin, phytin và cholin. Lecithin của mè có tác dụng nhũ hóa cholesterol nên làm giảm cholesterol máu. Dầu mè chứa nhiều axit béo chưa no có lợi cho tim mạch. Mè còn chứa selen, vitamin E, axit folic và vitamin nhóm B. Mangan trong mè ngoài việc tham gia quá trình tái tạo sụn còn “có chân” trong cấu trúc của super oxyd dimustase (SOD) - một enzyme
  4. quan trọng trong quá trình oxy hóa... Tuy nhiên những người bị loét dạ dày, tá tràng không nên ăn vì chất xơ trong gạo lứt nhiều, nếu không nhai kỹ sẽ làm tăng nhu động ruột khiến bạn rơi vào cảnh “đi nhanh về chậm” thì lại phản tác dụng. Nếu chỉ ăn gạo lứt muối mè có ổn? Bạn vẫn phải đa dạng hóa thực phẩm, nên ăn các loại rau củ để tăng cường vitamin. Quan niệm xưa là ăn uống phải đủ ngũ chất: tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước; ăn đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng; ăn đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Vì thế dù ăn gạo lứt muối mè bạn vẫn nên ăn thêm rau các loại, uống nước trái cây, ăn đậu hũ, uống sữa đậu nành hay sữa chua mới đảm bảo quân bình âm dương giúp cơ thể khỏe mạnh. Với những người có bệnh, nếu định chuyển sang ăn gạo lứt muối mè nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cụ thể. Uống trà gạo lứt, tốt “bộ đồ lòng” Các nhà khoa học Nhật Bản còn khuyến cáo nên uống trà gạo lứt. Gạo lứt sạch mua về, không vo mà bỏ vào chảo rang nhỏ lửa cho đến khi vàng sậm. Bạn lấy một muỗng canh nấu với 1 lít nước, đun sôi để lửa riu riu trong chừng năm phút là có món trà thơm ngon. Những người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là bộ đồ
  5. lòng hay bị bác Tào Tháo viếng thăm, phụ nữ mãn kinh bị lạnh chân, khó ngủ đều có thể dùng loại nước uống này. Tuy nhiên những người bị nóng, nổi mụn thì không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2