Có nên giảm giá khi kinh doanh xuống dốc?
lượt xem 52
download
Việc giảm giá có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của bạn một cách nhanh chóng, đặc biệt nếu bạn đang ở trong tình trạng thiếu ngân sách quảng cáo hay cần mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, động thái mạo hiểm này không phải lúc nào cũng là sách lược tốt nhất, bởi việc giảm giá thường ảnh hưởng tiêu cực tới doanh số bán hàng khi mùa khuyến mãi đi qua, chưa kể nó còn ra tín hiệu cho khách hàng là có thể ép bạn phải nhượng bộ và hạ giá xuống thấp hơn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Có nên giảm giá khi kinh doanh xuống dốc?
- Có nên giảm giá khi kinh doanh xuống dốc? Việc giảm giá có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của bạn một cách nhanh chóng, đặc biệt nếu bạn đang ở trong tình trạng thiếu ngân sách quảng cáo hay cần mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, động thái mạo hiểm này không phải lúc nào cũng là sách lược tốt nhất, bởi việc giảm giá thường ảnh hưởng tiêu cực tới doanh số bán hàng khi mùa khuyến mãi đi qua, chưa kể nó còn ra tín hiệu cho khách hàng là có thể ép bạn phải nhượng bộ và hạ giá xuống thấp hơn. Quan trọng hơn, điều này có thể sẽ làm mất vị thế và làm xấu đi hình ảnh thương hiệu của bạn.
- “Những quyết định liên quan đến giá sản phẩm không phải là liều thuốc cấp cứu để bạn sử dụng mỗi khi bế tắc”, Reed Holden - chủ tịch Strategic Pricing Group và đồng tác giả cuốn sách “Chiến lược và chiến thuật thiết kế giá” - nhận định. “Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, bạn hãy nghĩ đến việc tiết kiệm chi phí và tạm dừng các kế hoạch mở rộng nếu chúng không có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển trong tương lai. Như vậy, bạn có thể giữ được vốn liếng mà không cần phải thu hẹp sản xuất quá nhiều”. Một chiến lược giá thông minh không chỉ có tác dụng củng cố hoạt động kinh doanh của bạn ngay trong thời điểm hiện tại, mà còn đảm bảo tốc độ phát triển trong tương lai. Nhằm gia tăng doanh số bán hàng mà không cần phải hạ giá sản phẩm, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây: Luôn có sự hình dung rõ ràng về bức tranh toàn cảnh Lợi nhuận không phải là lăng kính duy nhất để bạn soi vào việc thiết kế giá sản phẩm. Ngoài lợi nhuận, bạn còn cần quan tâm đến: - Khối lượng: Nhiều người quên tính đến sự tác động của giá bán đến khối lượng hàng hóa, cũng như khối lượng đến chi phí. Trong thời kỳ kinh doanh ảm đạm, việc cố gắng giảm chi phí bằng cách tăng giá bán hàng có thể là sai lầm chết người. - Ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng. - Ảnh hưởng đến toàn ngành: Giảm giá không đi kèm với việc giảm chi phí có thể phá vỡ mức lợi nhuận của toàn ngành. Làm rõ các mục tiêu bán hàng “Đừng sử dụng các chiến thuật về giá của ngày hôm qua để bước vào trận đánh trên thương trường hôm nay”, Holden nói. Các giám đốc thường vấp phải khái niệm mà Holden gọi là “mức giá tử thần” khi để đạt được các mục tiêu đặt ra, công ty sẵn sàng giảm giá những sản phẩm chủ lực, có giá trị nhất. Lấy ví dụ trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. Nhờ có mức giá bán thấp mà nhu cầu về sản phẩm này rất cao. Tuy nhiên về lâu dài, ngành này không thể lấy lại tỷ suất lợi nhuận như ban đầu.
- Thay vì lên kế hoạch bán hàng, bạn hãy đặt mục tiêu cho mỗi đồng vốn bỏ ra cho từng sản phẩm, từng phân khúc thị trường và mỗi khách hàng riêng lẻ. Muốn vậy, có thể bạn sẽ phải đầu tư vào hệ thống tài chính nhằm theo dõi tất cả mọi khoản chi phí, kể cả những chi phí trực tiếp. Bên cạnh đó, việc này có thể khiến bạn từ chối mục tiêu về mở rộng thị phần. Tuy nhiên, chiếm thị phần lớn hơn không phải bao giờ cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được sẽ tăng lên. Bạn có thể thấy điều đó qua những hoạt động gần đây của Sears và GM. Bạn nên lưu ý đến việc thay đổi chính nền tảng của hoạt động thiết kế giá. Đa số chuyên gia cho rằng việc thành lập giá bán trên cơ sở giá trị, lợi ích kinh tế hoặc tâm lý… của sản phẩm sẽ có tác dụng hơn hẳn việc thành lập giá bán dựa trên chiến lược hướng đến đối thủ, chi phí hay khách hàng. Bạn cần nhớ rằng cơ sở giá trị đối với khách hàng có thể bị thay đổi dễ dàng, nếu môi trường kinh tế có sự thay đổi. Khi mọi việc tiến triển tốt đẹp, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để được giao hàng đúng thời điểm cần thiết, song vào thời kỳ suy thoái, thì chính hoạt động bán hàng sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên. Nhận thức được vị trí và ưu thế cạnh tranh của bản thân Trong lúc khó khăn, việc định giá sản phẩm cần dựa trên vị trí của bạn trong toàn ngành công nghiệp và trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn. Nếu ưu thế cạnh tranh của bạn là chi phí thấp, thì việc giảm giá có thể giúp bạn mở rộng thị phần, đồng thời đem lại cho bạn lợi thế trong thời điểm bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mới. Các hãng Dell Computer, Southwest Airlines và Wal-Mart đều sử dụng giá như một thứ vũ khí. Thế nhưng sai lầm chung mà họ mắc phải là sử dụng giá như ưu thế cạnh tranh đối với các sản phẩm có giá trị cao, cung cấp dịch vụ miễn phí hay giảm giá quá nhiều cho những khách hàng lớn. Như vậy là vô tình họ đang xóa bỏ dần nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận cao và lại còn thu hẹp khả năng nâng mức lợi nhuận trong tương lai. Tối ưu hóa chiến lược phân vùng thị trường Bạn hãy thiết lập giá “hạng nhất”, “hạng thương gia” và “hạng phổ thông” như các hãng hàng không vẫn làm. Khách hàng hạng nhất sẽ nhận được một giá trị bổ sung lớn kèm theo những khoản giảm giá nho nhỏ, còn hạng phổ thông sẽ chỉ nhận được giá
- trị tối thiểu. Cách phân chia dựa trên độ nhạy cảm về giá như vậy sẽ tạo thêm cơ hội để bán hàng, trong khi các cơ hội có thể làm cân bằng lại những thiệt hại trong các lĩnh vực khác, đặc biệt khi sự khác biệt về giá trị sản xuất giữa các khu vực là không đáng kể. Các mức giá có thể được phân chia không chỉ theo giá trị cộng thêm, mà còn theo thời gian, địa điểm hay khối lượng hàng hóa mua sắm. Bạn càng có nhiều cơ hội để thử nghiệm trò chơi giá cả này, với điều kiện là không làm tổn hại đến thương hiệu, thì bạn càng đảm bảo được tính bền vững của lợi nhuận. Chính sách giá cả linh hoạt là một phần của chiến lược phân vùng thị trường để định giá; giá cả được điều chỉnh nhanh chóng để kịp thời thích ứng với những thay đổi về cung – cầu. Mặc dù thực tế này có thể không phù hợp với mọi công ty, song những người ủng hộ ý kiến này trong lĩnh vực phần mềm đã tỏ ra bất ngờ khi nhận thấy với lượng hàng bán ra như trước đây, họ vẫn có thể tăng doanh số. Công ty tư vấn Accenture khẳng định rằng chỉ cần tăng giá bán lên 1%, bạn đã có thể tăng lợi nhuận lên 11% trong khi vẫn giữ nguyên khối lượng hàng bán ra. Biết giữ chân các khách hàng trung thành Việc đánh mất khách hàng đặt bạn trước mối đe dọa kép: giá trị của cơ sở khách hàng bị giảm sút và bạn lại phải tăng chi phí để thu hút khách hàng mới. Do đó, bên cạnh việc giữ chân những khách hàng tốt nhất, bạn cần phát triển chương trình lôi kéo khách hàng bằng cách bổ sung nhiều giá trị cộng thêm. Bạn có thể tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm mới hay một số chương trình khách hàng khác dành cho những khách hàng cao cấp, trung thành hay khách hàng lớn. Điều đó không chỉ giúp gia tăng những giá trị mà bạn đưa ra, mà còn làm cho khách hàng cảm thấy khó mà chuyển sang nhà cung cấp khác được. Lấp những lỗ thủng làm thất thoát lợi nhuận Các công ty thường hay bỏ qua việc tính toán chi phí phát sinh trong lĩnh vực dịch vụ, vận chuyển và nhiều công đoạn khác. Bạn hãy lập đơn hàng sao cho việc thực hiện sẽ không làm tiêu tán toàn bộ lợi nhuận của bạn. Hãy rút ngắn khoảng cách thời gian giữa thời điểm đặt hàng và nhận tiền thanh toán. Trong khi lên danh sách những
- dịch vụ miễn phí như giao hàng hay điều kiện thanh toán, bạn chú ý đừng làm tổn hại đến quyền lợi của khách hàng. Trong những giao dịch mua bán riêng biệt, những đề nghị tương tự sẽ làm tăng cơ hội thu lợi nhuận, đồng thời tạo ra cho khách hàng một điểm mốc để tính toán các giá trị mà trước đây họ không quan tâm, bởi chúng được cung cấp miễn phí. Trong giai đoạn suy thoái, khi doanh số giảm sút, người bán hàng thường phải chịu áp lực từ phía người mua. Thậm chí người bán còn sẵn sàng giảm giá tối đa để bán được hàng, bất chấp cả những ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Do đó, lý tưởng nhất là các cuộc thương lượng về giá cần được đặt trên những quy tắc rõ ràng: khối lượng, điều kiện chuyên chở, thanh toán, các giá trị mà người bán đưa ra, và hoàn toàn không phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của phía mua hàng. Để tránh tình trạng giảm giá bất lợi như trên, hoa hồng dành cho người bán hàng không nên dựa trên doanh số, mà dựa trên sự đóng góp của họ vào lợi nhuận của công ty 74. Đảo lộn và sắp xếp lại trận địa Khi bạn đàm phán với khách hàng, hãy lồng vào đó các sự kiện nhắc nhớ đến giá cả. - Hãy tăng khối lượng đơn hàng tối thiểu để tăng thu nhập và giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm. - Hãy bổ sung các hàng hóa có thể làm tăng giá trị dành cho đối tác. Ví dụ, hệ thống định vị toàn cầu Cadillac OnStar là thiết bị cần thiết trong mọi chiếc xe hơi. - Thay vì giảm giá, hãy đề nghị một hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo nguồn thu nhập trong tương lai và tính ổn định của hoạt động sản xuất. Bảo vệ thương hiệu của mình Thương hiệu trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn kinh tế suy thoái, bởi đây chính là chỗ dựa và cũng là tấm khiên bảo vệ bạn. Các công ty mỹ phẩm thường bán chạy hơn trong thời kỳ này. Nguyên nhân khá đơn giản: tuy là món hàng cao cấp, song người tiêu dùng vẫn có thể mua được nó ngay trong lúc khó khăn nhất, do số tiền
- bỏ ra không quá lớn. Chưa kể loại hàng hóa này còn tạo ra cho người mua một sự nâng đỡ nào đó về mặt tâm lý. Do đó, với những sản phẩm “nho nhỏ” như vậy, bạn không nên hạ giá, bởi vì bạn hoàn toàn có thể bán chúng mà không cần giảm giá, đồng thời thông qua các lời giới thiệu hay kênh phân phối để làm gia tăng mức độ nhận biết về sản phẩm. Bất chấp những mạo hiểm liên quan đến các quyết định sai lầm, vẫn chỉ có 11% trong số 124 người tham gia cuộc khảo sát do PPS tiến hành trả lời rằng ở công ty họ, lãnh đạo là người trực tiếp chịu trách nhiệm về việc thiết lập giá cả. “Ở những công ty kinh doanh thành công, tổng giám đốc bao giờ cũng phải trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo chiến lược về giá ngay từ giai đoạn đầu tiên”, Holden kết luận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA
2 p | 1445 | 217
-
Kế hoạch kinh doanh ẩm thực
3 p | 575 | 190
-
Khi nào cần thay đổi mô hình kinh doanh?
5 p | 303 | 103
-
Bí quyết để có kế hoạch kinh doanh hiệu quả
5 p | 170 | 72
-
Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế
8 p | 188 | 60
-
GIA TĂNG ÁP LỰC ĐỂ HOẠT ĐỘNG MARKETING HIỆU QUẢ TRONG THỜI KỲ KINH TẾ KHÓ KHĂN
3 p | 170 | 33
-
Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế thời khủng hoải
9 p | 163 | 33
-
Bí quyết giám sát nhân viên của các công ty Nhật (Phần cuối)
6 p | 132 | 20
-
Bí quyết tránh giảm giá thành
2 p | 100 | 17
-
Giảm giá khi nền kinh tế suy thoái: Chiến thuật sai lầm
13 p | 113 | 16
-
Kinh doanh trong thời khủng hoảng
6 p | 96 | 15
-
Có nên cắt giảm ngân sách marketing thời khốn khó?
4 p | 91 | 11
-
Định giá hớt váng
3 p | 173 | 10
-
Nhượng quyền thương hiệu hoặc cơ hội kinh doanh – Đưa ra sự lựa chọn (Phần 1)
11 p | 95 | 7
-
E- CEO
4 p | 68 | 6
-
Hãy nghĩ trước khi bạn nói: cách tốt nhất để tránh giảm giá
5 p | 85 | 4
-
Giá thấp không phải lúc nào cũng là bạn tốt !?
7 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn