intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Hanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

1.448
lượt xem
217
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

AFTA là khu vực tự do thương mại của ASEAN. Khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN vào ngày 28/7/1995 thì Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA từ 1/1/1996. Thách thức khi tham gia vào AFTA là Việt Nam phải đưa ra lộ trình cắt giảm thuế quan của các mặt hàng thương mại chế tạo đối với các quốc gia thành viên ASEAN trong bối cảnh nội lực còn chưa đủ mạnh. Những khó khăn này là một phần nhỏ của những khó khăn trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO và sau đó là thực hiện các cam...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA

  1. Những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AFTA (ASEAN Free Trade Area) AFTA là khu vực tự do thương mại của ASEAN. Khi Việt Nam gia nh ập vào ASEAN vào ngày 28/7/1995 thì Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA t ừ 1/1/1996. Thách th ức khi tham gia vào AFTA là Vi ệt Nam phải đưa ra lộ trình cắt giảm thuế quan của các mặt hàng th ương m ại chế t ạo đ ối v ới các qu ốc gia thành viên ASEAN trong bối cảnh nội lực còn chưa đủ mạnh. Những khó khăn này là m ột phần nh ỏ c ủa những khó khăn trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO và sau đó là th ực hi ện các cam k ết đ ối v ới WTO. Việc tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đ ường h ội nh ập v ới khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội m ới cũng nh ư nhi ều thách th ức to l ớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi s ự nỗ lực cả t ầm vĩ mô và vi mô đ ể khai thác tri ệt đ ể các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức đưa đến. Những cơ hội cho Việt Nam khi tham gia AFTA bao gồm: 1. Nền kinh tế Việt Nam sẽ có những lợi ích đáng kể t ừ việc tự do hóa th ương mại, 2. Các ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận đ ến thị tr ường các n ước ASEAN. Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể có của nó đ ối với các nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và tiến trình thực hi ện AFTA của Việt Nam, AFTA có thể có nh ững tác động trên các mặt chính sau: 1. Nhập khẩu: Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ng ạch nh ập kh ẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chi ếm t ỷ trọng l ớn. Các m ặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác đ ộng tr ực ti ếp tới việc NK những mặt hàng này. Ngoài ra, một số hàng NK có kim ng ạch đáng k ể ở Việt Nam nh ư xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên trước mắt s ẽ nằm ngoài ph ạm vi tác động của AFTA. Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng t ừ danh m ục loại tr ừ t ạm th ời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nh ất là nh ững h ạn chế về số lượng nhập khẩu). Khi đó, nhập khẩu, nhất là những mặt hàng tiêu dùng t ừ các n ước ASEAN vào Việt Nam, sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất trong n ước không c ạnh tranh l ại được. 2. Xuất khẩu: (a) Xuất khẩu sang các nước khác thuộc ASEAN : Về mặt lý thuyết và cũng như trong dài hạn, AFTA có tác động làm tăng s ức c ạnh tranh c ủa hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thu ế quan. Tuy nhiên trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu (XK) của Vi ệt Nam sang các n ước này không lớn do các nguyên nhân sau:  Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu (XK): Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất khẩu (XK) c ủa Vi ệt Nam và đây là một con số đáng kể. Tuy nhiên, những mặt hàng được hưởng thuế suất CEPT l ại chỉ chi ếm g ần 20% kim ngạch XK sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch XK của Việt Nam năm 2001. Ngoài ra, mức tăng XK của những mặt hàng này sang các nước ASEAN khác cũng không l ớn. H ơn n ữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình đ ộ thua kém h ơn, Vi ệt Nam ch ỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo của ch ủng loại, m ẫu mã và do đó, ch ỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác.  Xét về bạn hàng: 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore. Ph ần l ớn hàng Vi ệt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác. Nh ưng ở n ước này, h ệ th ống thuế xu ất nhập khẩu trước AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hi ện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các n ước ASEAN khác s ẽ ch ưa làm thay đổi nhiều XK Việt Nam nếu xét theo khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK th ấp.
  2. Do vậy, có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được s ự dịch chuyển cơ cấu s ản xuất và XK theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hóa có sức cạnh tranh và nằm trong danh m ục c ắt gi ảm của CEPT, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận l ợi về yếu t ố giá c ả khi muốn XK sang ASEAN. (b) XK sang các nước ngoài ASEAN: Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của Vi ệt Nam sang các th ị tr ường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất XK với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. M ặt khác, v ới t ư cách một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác nh ững l ợi th ế m ới trong quan h ệ thương mại với nước lớn. Ví dụ, Việt Nam sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan ph ổ c ập c ủa M ỹ (General System of Preference - GSP). Bởi GSP quy định "giá trị một s ản phẩm đ ược s ản xu ất t ại m ột nước thành viên của một hiệp hội kinh tế, khu vực thương mại tự do (nh ư AFTA) thì đ ược coi là s ản phẩm của một nước" và một sản phẩm NK vào Mỹ được hưởng GSP nếu "giá trị nguyên li ệu NK đ ể s ản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành thủ t ục h ải quan vào M ỹ". Đi ều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập nguyên liệu từ các nước thành viên khác đ ể s ản xuất hàng XK sang Mỹ, và hàng XK sẽ được hưởng GSP nếu giá trị nguyên li ệu dưới 65% giá tr ị s ản ph ẩm. Và do đó, AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ - đ ất n ước có kim ng ạch NK v ượt 1000 tỷ USD mỗi năm. Tuy vậy, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường thế giới l ại khá tương đồng với Việt Nam, do đó họ cũng được hưởng những lợi ích tương t ự. Vì v ậy, khi tham gia AFTA, Việt Nam vẫn phải tiếp tục chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong ASEAN không chỉ trên thị trường khu vực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2