intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên 'khai' thật mức lương khi phỏng vấn?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

135
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu có nên nâng mức lương của mình lên cao so với thực tế khi trả lời nhà tuyển dụng hay không. Sue Fuller – vị giám đốc của công ty tư vấn EDL đã đúc kết một số kinh nghiệm về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên 'khai' thật mức lương khi phỏng vấn?

  1. Có nên 'khai' thật mức lương khi phỏng vấn? Nhiều người vẫn băn khoăn liệu có nên nâng mức lương của mình lên cao so với thực tế khi trả lời nhà tuyển dụng hay không. Sue Fuller – vị giám đốc của công ty tư vấn EDL đã đúc kết một số kinh nghiệm về vấn đề này. Ở Mỹ, nhiều người không thích bàn đến vấn đề lương lậu, thu nhập hay nói chung là liên quan đến tiền nong trong các cuộc trao đổi, phỏng vấn. Bạn thích nhưng phép lịch sự và tế nhị khiến bạn không muốn nói đến điều này khi phỏng vấn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trong các cuộc phỏng vấn xin việc, bạn không gặp phải những câu hỏi về mức lương, ngược lại bạn thường
  2. xuyên gặp phải những câu hỏi liên quan đến vấn đề thu nhập của bạn kể từ lúc bắt đầu bước vào môi trường công việc. Không ít người nghĩ rằng, ở công ty mới, sẽ không ai biết về mức lương cũ của bạn thậm chí có người cho rằng, đó là thông tin chỉ có bạn và tài khoản ATM của bạn biết mà thôi bởi đa số các công ty hiện nay, mức lương của mỗi người đa phần đều trong vòng bí mật. Theo Fuller, trong các bản tin tuyển dụng, một số nhà tuyển dụng sẽ ghi mức lương và yêu cầu công việc cũng như trình độ các ứng viên. Bạn có thể chấp nhập apply với mức lương đó hoặc phản hồi lại với nhà tuyển dụng rằng “nên thỏa thuận một mức lương phù hợp với kinh nghiệm và trách nhiệm công việc mà bạn đảm nhiệm”. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn mức nhà tuyển dụng đề ra nhưng đó cũng là cách tạo ấn tượng tốt để nhà tuyển dụng không bỏ qua mình ngay từ những vòng đầu. Nên nhớ, khi nhà tuyển dụng gửi cho bạn bản mô tả công việc trong đó có đề cập đến mức lương thì mục đích của họ là để tìm hiểu ứng viên để có sự sắp xếp phù hợp. Trong trường hợp này, điều quan trọng là bạn phải chỉ ra được mức lương mình được hưởng ở các công ty từng làm, nếu lúng túng, rất có thể bạn sẽ bị loại. Đặc biệt, lúc này bạn không nên do dự về việc công bố con số chính xác về thu nhập của mình chỉ vì sợ mất đi cơ hội được nhận
  3. mức lương cao hơn với công việc tốt hơn. Bởi nếu công việc hiện tại của bạn có thu nhập cao hơn, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc xem có nên đưa ra một mức lương tương xứng như thế cho bạn hay không. Còn ngược lại, nếu lương hiện tại của bạn thấp hơn mức nhà tuyển dụng, mức offer của họ đưa ra chắc chắn sẽ có lợi cho bạn. Fuller nhấn mạnh: “Vì thế, câu trả lời hay nhất là nói thật cho nhà tuyển dụng biết mức lương hiện tại hoặc mức lương gần đây nhất bạn nhận được. Bạn hãy nhớ rằng, lúc này nhà tuyển dụng không có ý thương lượng về lương mà chỉ là thu thập thông tin, tìm hiểu thêm về ứng viên mà thôi. Những điều nên tránh Khi được hỏi về mức lương mong muốn, đừng kể lể dài dòng bạn đã từng kiếm được bao nhiêu, hay nói cách khác đừng liệt kê “lịch sử các mức lương” của mình. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra một sự đánh giá về khả năng của bản thân cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nảy ra ý tưởng có một cuộc trao đổi trực tiếp với bạn trước khi quyết định một mức lương phù hợp. Fuller cho rằng, bất cứ lúc nào nhà tuyển dụng động đến vấn đề này, bạn đừng nên nói dối mà hãy thành thật về mức lương hiện tại. Bởi nhà tuyển
  4. dụng có thể xác minh vấn đề này chỉ trong vòng vài phút sau đó và nói dối chỉ khiến hình ảnh của bạn xấu đi. Dù bạn có đưa ra con số cao hơn, cũng không có nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ đáp ứng cho bạn theo mức thu nhập đó. Cẩn thận, có thể nhà tuyển dụng đang tìm cách hiểu rõ hơn về con người bạn đấy. Thay vào đó, “khi có offer nhà tuyển dụng đưa ra, bạn có thể thương lượng một số điểm như: 6 tháng xét tăng lương một lần, xem xét cơ phát triển nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ khác”. Hơn thế, bạn đừng bao giờ đưa ra những câu hỏi tạo áp lực cho nhà tuyển dụng, ví dụ như về các khoản nợ của công ty, vấn đề vay vốn… Nếu bạn không tin tưởng vào những gì vừa trao đổi trong cuộc phỏng vấn cũng như không có lòng tin vào sự phát triển của công ty trong tương lai, tốt nhất là không nên chấp nhận lời mời của nhà tuyển dụng. Bởi bạn thử nghĩ xem, nếu không có lòng tin, liệu bạn có thể làm gì để đóng góp cho công ty cũng như thể hiện khả năng của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2