intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên nhịn ăn để thanh lọc cơ thể?

Chia sẻ: Bu Bubam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

139
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhịn ăn không phải là cách duy nhất để thanh lọc cơ thể và không phải ai cũng áp dụng được. Cơ thể muốn hoạt động, cần được cung cấp dinh dưỡng và năng lượng. Khi nhịn ăn trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm chậm các quá trình chuyển hóa, giúp tái tạo năng lượng. Do không còn nhiên liệu từ bên ngoài cung cấp qua thức ăn, cơ thể sẽ tạo năng lượng từ các nguồn dự trữ, giúp phá vỡ các mô mỡ, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, với một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên nhịn ăn để thanh lọc cơ thể?

  1. Có nên nhịn ăn để thanh lọc cơ thể? Nhịn ăn không phải là cách duy nhất để thanh lọc cơ thể và không phải ai cũng áp dụng được. Cơ thể muốn hoạt động, cần được cung cấp dinh dưỡng và năng lượng. Khi nhịn ăn trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm chậm các quá trình chuyển hóa, giúp tái tạo năng lượng. Do không còn nhiên liệu từ bên ngoài cung cấp qua thức ăn, cơ thể sẽ tạo năng lượng từ các nguồn dự trữ, giúp phá vỡ các mô mỡ, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, với một số người, việc thanh lọc cơ thể bằng cách nhịn ăn chỉ có hiệu quả phần nào, nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác... Có thể dẫn đến ngừng tim Bác sĩ Vũ Quỳnh Nga (Trưởng khoa Nội Bệnh viện Tim Hà Nội)
  2. Trong những ngày nhịn ăn, đầu tiên bạn sẽ thấy một vài biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ và lo lắng. Nếu nhịn ăn dài ngày, có thể gây suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải, suy gan, suy thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê. Với những người thể trạng yếu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Những người huyết áp thấp không được nhịn ăn. Các bệnh nhân tăng huyết áp hoặc có bệnh tim mạch đang dùng thuốc, những người có bệnh gan, thận hoặc đái tháo đường cũng không nên nhịn ăn. Việc nhịn ăn trong 1-2 ngày
  3. thường không gây hại, mặc dù cũng có những ngoại lệ. Với người nhịn ăn để giảm cân, nếu nhịn không hợp lý, dài ngày sẽ gây suy dinh dưỡng và có thể lại ăn quá nhiều khi ngừng nhịn ăn và gây tăng cân trở lại nhanh chóng. Trước khi nhịn ăn vài ngày: - Nên kiêng rượu, cà phê và thêm đường vào khẩu phần ăn. - Chỉ nên ăn nhẹ và tăng cường rau, hoa quả tươi. - Người mới nhịn ăn nên bổ sung thêm nước (nước trắng hoặc nước hoa quả), nên uống tối thiểu 1,5 lít mỗi ngày. Trong những ngày nhịn ăn: - Khi uống nước có thể thêm chanh để có thêm hương vị và giúp loại bỏ tốt hơn các chất độc ra khỏi cơ thể. - Có thể dùng nước hoa quả hoặc thêm đường vào nước chanh để cung cấp thêm năng lượng. Sau khi nhịn ăn: - Trở lại chế độ ăn nhẹ 2–3 ngày, thêm chất đạm với số lượng tăng dần để cơ thể thích nghi dần. - Vẫn nên uống nhiều nước và tránh các đồ ăn nhiều chất béo, đồ xào, rán, các loại nước có ga để việc nhịn ăn có hiệu quả tốt nhất. Không nhất thiết phải nhịn
  4. Bác sĩ chuyên khoa II Cao Độc Lập (Phó giám đốc Bệnh viện Hồng Ngọc) Thực tế trên thế giới có nhiều người nhịn ăn uống vẫn sống tốt. Có người không ăn trong một số ngày nhất định và chỉ dùng nước hoa quả (gọi là “tiết thực”); có người chỉ uống nước lọc trong những ngày nhịn ăn (gọi là “tuyệt
  5. thực”). Thậm chí, có người - ví như Ram Bahadur Bamjan, một thiếu niên 16 tuổi người Nepal - đã ngồi thiền 6 tháng liền không ăn uống. Tuy vậy, nhịn ăn không phải là cách duy nhất để thanh lọc cơ thể và không phải ai cũng áp dụng được. Cơ thể muốn hoạt động, cần được cung cấp dinh dưỡng và năng lượng. Khi bạn không ăn, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ mỡ và cơ để bù vào, bạn sẽ giảm cân và cơ sẽ teo tóp lại. Khi nhịn ăn, cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng là niêm mạc ruột. Nhung mao của ruột non luôn cần thức ăn để nuôi dưỡng mình, sau đó sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận khác như gan, thận, tụy, não bộ… Với một số người, việc thanh lọc cơ thể có tác dụng phần nào, nhưng mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan khác cũng rất lớn. Có nhiều cách khác nhau để thanh lọc cơ thể mà không nhất thiết phải nhịn ăn - Thanh lọc tự nhiên: Uống đủ nước (mỗi kilogam cơ thể cần 33ml nước mỗi ngày), tập thể dục thể thao, xông hơi để tiết nhiều mồ hôi… - Dùng thực phẩm: Gạo lức, rau củ quả sạch (bắp cải, hoa atiso, củ cải, mã đề, hoa cúc…). Bạn hãy chọn cách nào tiện thực hiện nhất (ví dụ như nhịn vào ngày nghỉ cuối tuần để tránh ảnh hưởng đến công việc). Ngoài ra, bạn cũng nên tham vấn bác sĩ xem nên chọn phương pháp nào để phù hợp nhất với thể trạng của mình.
  6. Chỉ nên áp dụng cho người béo phì Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng) Nhịn ăn để thanh lọc cơ thể chỉ áp dụng khi cơ thể tích lũy nhiều chất béo, chất chuyển hóa trung gian độc hại do đang mắc một bệnh rối loạn chuyển hóa nào đó. Tuy nhiên, nhịn ăn để thanh lọc, chữa bệnh không đồng nghĩa
  7. với nhịn đói hoàn toàn mà chỉ là áp dụng một chế độ ăn kiêng để điều trị một trong các bệnh như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, gout… và tùy từng bệnh mà áp dụng thực đơn khác nhau. Nhìn ở khía cạnh dinh dưỡng, bạn chỉ nên áp dụng chế độ ăn thấp năng lượng để giảm cân thanh lọc cơ thể. Nguyên tắc cơ bản trong áp dụng chế độ ăn rất thấp năng lượng là: khi một khẩu phần có sự thiếu hụt năng lượng giữa tiêu hao và ăn vào trên 1.000kcal. Việc thực hiện chế độ này chỉ nên kéo dài 12-16 tuần và nó có hiệu quả giảm cân rất nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn này có những hạn chế: sẽ gặp các tác dụng phụ của việc giảm cân nhanh như tăng uric máu, bệnh gout, sỏi bàng quang và các biến chứng về tim mạch. Do vậy, chỉ áp dụng cách này cho người béo phì thật sự. Khi thanh lọc cơ thể bằng chế độ ăn thấp năng lượng bạn vẫn phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như các acid amin, các chất béo không no, vitamin, khoáng chất, chất xơ. Thực phẩm có tác dụng thanh lọc gồm các loại chất xơ như gạo lức, rau củ quả như bông atiso, bắp cải, bông cải xanh, rong biển…, các loại thảo dược, nước mát dân gian giúp làm mát gan, tăng cường giải độc gan như trà atiso, nước mía, bông mã đề, bông cúc… Không nên nhịn ăn nếu: - Đang ốm, đang có bệnh cấp tính. - Đang bị suy kiệt hoặc có bệnh mãn tính như lao, suy tim, viêm thận mãn…
  8. - Có bệnh ác tính: Đừng lầm tưởng rằng việc nhịn ăn sẽ không cung cấp thức ăn cho khối u, bởi thực tế, khối u vẫn lấy chất dinh dưỡng từ các bộ phận khác của cơ thể để phát triển to lên. - Đang mang thai hoặc đang cho con bú. - Là trẻ em hoặc thanh thiếu niên mới lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2