intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên sử dụng chất tạo bọt khi tắm cho bé?

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một bà mẹ băn khoăn: “Bé nhà mình mới 2 tuổi và rất thích mình sử dụng xà bông để tắm cho bé vì có các bong bóng nước nhiều màu sắc. Mình có đọc trên báo, thấy có loại chất tạo bọt, mùi thơm. Mình có nên sử dụng để tắm cho bé không?”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên sử dụng chất tạo bọt khi tắm cho bé?

  1. Có nên sử dụng chất tạo bọt khi tắm cho bé? Một bà mẹ băn khoăn: “Bé nhà mình mới 2 tuổi và rất thích mình sử dụng xà bông để tắm cho bé vì có các bong bóng nước nhiều màu sắc. Mình có đọc trên báo, thấy có loại chất tạo bọt, mùi thơm. Mình có nên sử dụng để tắm cho bé không?”.
  2. Cần chú ý tắm sạch bằng nước sau khi tắm xà bông cho bé (google image) Trả lời, Chất tạo bọt khi tắm có liên quan tới chứng nhiễm
  3. khuẩn đường tiểu vì thế các chuyên gia gợi ý nên hạn chế sử dụng chúng cho bé dưới 3 tuổi. Nguyên tắc hoạt động của chất tạo bọt này cũng giống như khi ta dùng xà bông. Nó có chứa chất khử mùi và tạo mùi thơm, có thể làm rát đường tiểu nếu nó không được rửa sạch hoàn toàn. Theo các chuyên gia thì, khi không được rửa sạch, nó khiến cho bé bị đau khi đi tiểu vì thế mà bé sẽ tránh đi tiểu mặc dù rất buồn tiểu, chính điều này khiến cho bé bị nhiễm khuẩn niệu đạo. Thông thường, bé gái thường bị nhiều hơn bé trai. Đối với các bé trai, các bé không được cắt bao quy đầu cũng bị nhiều hơn đối với các bé đã cắt bao quy đầu. Dưới đây là một số biện pháp giúp ngừa chứng nhiễm khuẩn niệu đạo ở bé trai và bé gái:
  4. - Không để bé ngâm cả thân mình trong chậu đầy nước xà bông hoặc nước có chất tạo bọt. - Khuyến khích bé đi tiểu sau khi tắm. Điều này làm vi khuẩn bị thải ra ngoài. - Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc phàn nàn về việc bé đi tiểu sau khi tắm nước có chất tạo bọt thì bạn nên hạn chế việc sử dụng chất này. Thật khó để biết xem bé có bị nhiễm khuẩn đường tiểu hay không đặc biệt là đối với một số bé còn quá nhỏ để nói với bạn về những triệu chứng đó. Bé có thể sốt nhưng lại không có dấu hiệu khác của việc cảm cúm. Bé cũng có thể làm ướt tã giấy thường xuyên hơn hoặc nước tiểu có mùi, ra chút máu. Nếu bé đã biết nói, bé có thể bảo bạn là bé cảm thấy đau khi đi tiểu. Một vài bé trở nên cáu gắt, buồn nôn
  5. thậm chí là tiêu chảy, một số khác mất đi sự thèm ăn. Vì nhiễm khuẩn đường tiểu có thể dẫn tới những bệnh về thận nên nếu bạn nghi ngờ bé có bệnh thì đưa bé tới khám bác sĩ ngay lập tức. Theo Eva
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2