Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 7
lượt xem 10
download
Người ta có sử dụng một số chất chống lão hóa (chống gốc tự do) như: acid alphalipoic, coenzym Q10, betacaroten, vitamin E, vitamin C, selenium. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả thì còn là vấn đề. Các chất chống gốc tự do (GTD) tạo thành mạng lưới, kích hoạt lẫn nhau nên cần dùng chúng dưới dạng phối hợp. Công thức thường dùng hiện nay là phối hợp 4 chất: betacaroten (15mg), vitamin E (400 IU), vitamin C (500mg), selenium (50mcg). Công thức tối ưu được đề nghị gồm 4 chất acid alphalipoic (50-100 mg),...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 7
- Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 7: Dùng chất chống lão hóa như thế nào? Người ta có sử dụng một số chất chống lão hóa (chống gốc tự do) như: acid alphalipoic, coenzym Q10, betacaroten, vitamin E, vitamin C, selenium. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả thì còn là vấn đề. Các chất chống gốc tự do (GTD) tạo thành mạng lưới, kích hoạt lẫn nhau nên cần dùng chúng dưới dạng phối hợp. Công thức thường dùng hiện nay là phối hợp 4 chất: betacaroten (15mg), vitamin E (400 IU), vitamin C (500mg), selenium (50mcg). Công thức tối ưu được đề nghị gồm 4 chất acid alphalipoic (50-100 mg), vitamin C (500-1000mg), vitamin E (400 IU), coenzym Q10 (30-50mg).
- Hàm lượng các chất phải cao (như trên) mới chống được GTD. Những sản phẩm có chứa các chất trên nhưng hàm lượng thấp chỉ có ý nghĩa bổ sung vitamin và vi chất giúp cho quá trình chuyển hóa. Khi cần tăng cường quá trình chuyển hóa chỉ nên dùng các biệt dược chứa vitamin muối khoáng vi lượng (pharmaton, polivitamin...) nhưng khi cần chống GTD thì dùng hỗn hợp các chất chống GTD với hàm lượng cao (vivace, belaf...). Cần xác định rõ mục đích khi chọn thuốc để tránh nhầm lẫn về hàm lượng. Tuy có nhiều trong rau xanh nhưng betacaroten dễ nhạy cảm với ôxy, bị mất đi một phần khi nấu nướng, lại là chất tan trong dầu nên khó hấp thu; trong thuốc thường dùng dưới dạng hỗn dịch. Selenium dưới dạng hữu cơ trong thực phẩm tốt hơn, ít độc hơn dạng vô cơ, dễ bị mất khi nhiệt độ cao, khó kiểm soát, dùng liều thấp không có hiệu lực, dùng liều cao độc; trong thuốc thường dùng dạng men khô có hàm lượng selenium ổn định. Khi mua các sản phẩm chống GTD cần xem kỹ thành phần có đúng các dạng đó không? Dùng quá liều chất chống GTD là có hại. Ví dụ: dùng thừa selenium sẽ bị rụng lông, tóc, móng. Dùng quá liều cho người có thai càng hại hơn. Do vậy chỉ được dùng chất chống GTD trong liều lượng cho phép. Các nhà khoa học xem chất chống GTD như là một loại thức ăn bổ dưỡng hơn là thuốc. Dùng đúng liều thì không có hại, có thể dùng kéo dài.
- Chất chống GTD dùng để chống lão hóa, hỗ trợ trong phòng chống bệnh và không thay cho các thuốc đặc hiệu. Hiểu tiềm năng và giới hạn này sẽ dùng chúng hiệu quả hơn, tránh sự ngộ nhận, nhầm lẫn.
- “Nước ăn chân” dùng thuốc gì? Thời tiết nóng ẩm và những cơn mưa, những trận bão lụt của mùa hè... là môi trường thuận lợi cho bệnh “nước ăn chân” phát triển, đặc biệt ở những người ra mồ hôi chân, đi giầy kín, người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão... Nước ăn chân, còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường bắt đầu xuất hiện ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và 4 với biểu hiện bong xước da, có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân, sau đó lan sang các kẽ ngón chân khác hay lên mu bàn chân hoặc xuống lòng bàn chân. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy khó chịu. Có thể dùng các thuốc sau: - Dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70 độ), ngày bôi 1 đến 2 lần. Cấm dùng để uống. - Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70 độ). Dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng có bệnh, ngày bôi 1-2 lần. - Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol... Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi 3-4 lần /ngày.
- Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như: griseofulvin, nizoral, hoặc sporal... Ngoài ra, ở nước ta nhiều cây thuốc cũng được sử dụng để điều trị nấm: rễ cây táo rừng, trầu không, kim ngân, chút chít, ké đầu ngựa, lá muồng trâu... Có thể vò nát một trong các thứ trên, xát nhẹ vào chân hoặc nấu thành nước để ngâm chân cũng có kết quả rất tốt.
- Có nên dùng tetracyclin tra mắt thường xuyên? Tôi năm nay đã 76 tuổi, bị viêm kết mạc. Bác sĩ đã từng cho nhỏ thuốc cloramphenicol 0,4%, thuốc ticoldex, nhưng vẫn không khỏi. Có lần tôi đọc báo thấy nói nhỏ cloramphennicol 0,4% thường xuyên thì bị thiếu máu bất sản, còn nhỏ ticoldex nhiều với một chất kháng viêm steroid có hoạt tính cao là dexamethason thì dễ bị tăng nhãn áp và bị glôcôm góc đóng, nên không dám dùng. Tôi bèn dùng mỡ tetracyclin 1% tra mắt thường xuyên. Xin tòa soạn cho biết dùng mỡ tetracyclin 1% tra mắt thường xuyên có hại gì không? Nguyễn Trọng Thái(Phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Ở tuổi 76 thì đa phần các bệnh nhân sẽ có biểu hiện viêm kết mạc - bờ mi hoặc tương tự như vậy, xin giải thích ngay để bác hiểu: - Bờ mi bị viêm do tình trạng nhiễm độc mạn tính ánh nắng mặt trời, tình trạng tăng tiết bã nhờn hay tắc các tuyến ngoại tiết của mi và sụn mi. Viêm bờ mi được biết đến là bệnh mạn tính, hay gặp, khó giải quyết đối với các bác sĩ chuyên khoa mắt. - Kết mạc thường lỏng lẻo, tính sạn vôi, sừng hóa và sung huyết mạn tính do khô mắt - vấn đề cũng rất hay gặp ở người cao tuổi. Do vậy, thái độ xử trí đúng đắn nhất đối với bác cũng như những bệnh nhân trạc tuổi bác sẽ là:
- - Vệ sinh mắt, vệ sinh bờ mi cẩn thận hàng ngày: rửa mắt với nước muối 0,9%, rửa mặt bằng khăn và nước sạch, chườm nóng mi trước khi đi ngủ. - Dùng bổ sung nước mắt nhân tạo, chất bôi trơn, chất làm ẩm mắt ngày 4 lần, đặc biệt là trước khi đi ngủ. - Vấn đề của bác là khô mắt, lão hóa chứ không phải là nhiễm trùng nên không nhất thiết phải dùng kháng sinh. Còn đối với tetracyclin có tác dụng phụ gây độc với xương và răng, nhưng do thuốc tra nhỏ mắt có nồng độ hoạt chất quá thấp nên khả năng gây hại toàn thân cũng rất hạn chế. Vậy bác đừng nên lo lắng quá với 1 hoặc 2 lọ thuốc mà bác đã dùng cũng như hãy yêu cầu bác sĩ giải thích hay đổi thuốc nếu bác thấy nghi ngại. Riêng với các thuốc có steroid thì tất cả chúng ta hãy nên thận trọng. Nên dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong trường hợp phải dùng kéo dài hay nhắc lại hãy nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hay bác sĩ của bạn. Chúc bác chóng bình phục!
- Thuốc trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi? Em bị trầm cảm thể nhẹ. Thời gian tới em dự định sinh em bé. Xin báo tư vấn giúp em có thể sinh con được không, bệnh trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi và có di truyền không. Em dùng thuốc trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguyễn Vân Anh (Nam Định) Tiếc rằng không có trầm cảm thể nhẹ, chỉ có trầm cảm mức độ nhẹ, vừa và nặng mà thôi. Mức độ của trầm cảm không được đo bằng tính chất của triệu chứng mà được đánh giá bằng số lượng triệu chứng. Nếu bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán Người bị trầm cảm nên của trầm cảm thì sẽ được đánh giá mức độ điều trị bệnh trước khi có thai. như sau: - Trầm cảm nhẹ có 5 - 6 triệu chứng. - Trầm cảm vừa có 7 - 8 triệu chứng - Trầm cảm nặng có 9 triệu chứng. Người ta đã chứng minh rằng khi mang thai và sinh con, bệnh trầm cảm chắn chắn sẽ tái phát mặc dù trước đó bệnh nhân đã được điều trị ổn định hoàn toàn. Trầm cảm khởi phát và tái phát sau đẻ khiến người mẹ gặp vô vàn khó khăn
- khi chăm sóc em bé. Bạn cũng cần biết rằng trầm cảm là một bệnh di truyền điển hình. Ở phụ nữ, tỷ lệ trầm cảm điển hình là 9%, nhưng nếu người đó có mẹ hoặc bố bị trầm cảm thì tỷ lệ trầm cảm lên đến 24%. Tuy nhiên, không có gì phải hoảng sợ cả. Bệnh trầm cảm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì thường khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng. Ngày nay, có nhiều loại thuốc chống trầm cảm rất an toàn cho thai nhi (ví dụ fluoxetin). Bạn nên đến bác sĩ tâm thần để khám xem mình có bị trầm cảm không. Nếu có thì cần có kế hoạch điều trị kịp thời trước khi có thai. Theo ý kiến của tôi, người bị trầm cảm cần được điều trị ổn định hoàn toàn trong thời gian ít nhất 1 năm trước khi có thai để có được sức khoẻ sinh sản tốt nhất. Chúc bạn may mắn!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 thắc mắc về dinh dưỡng cho người chơi thể thao
6 p | 135 | 17
-
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 3)
7 p | 105 | 15
-
5 thắc mắc thường gặp về mất ngủ
6 p | 115 | 14
-
Những thắc mắc thường gặp khi bé sốt
5 p | 99 | 12
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 3
11 p | 94 | 12
-
Những thắc mắc thường gặp về cân nặng khi mang bầu
6 p | 124 | 11
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 2
7 p | 86 | 9
-
Những vấn đề về mắt của phụ nữ mang thai
5 p | 104 | 8
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 4
11 p | 69 | 8
-
Những thắc mắc thường gặp về các bệnh đường hô hấp
4 p | 112 | 7
-
Ung thư cổ tử cung: 10 thắc mắc thường gặp
6 p | 102 | 7
-
10 thắc mắc thường gặp về phẫu thuật lasik
3 p | 89 | 6
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 1
9 p | 107 | 6
-
Những điều nên biết về hiện tượng chóng mặt
4 p | 105 | 5
-
5 thắc mắc thường gặp về thai sản
6 p | 76 | 5
-
Những thắc mắc khi dùng nước súc miệng
6 p | 64 | 4
-
Những thắc mắc thường gặp về cúm H1N1
3 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn