intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 2

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây, tự nhiên tôi thấy da dẻ mình cứ nhợt nhạt, không hồng hào, tươi tắn. Mọi người nói tôi bị thiếu máu và khuyên nên dùng một đợt thuốc chống thiếu máu. Vậy có những thuốc nào dùng điều trị bệnh này? Mỹ Hạnh (Bắc Giang) Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc hematocrit dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới khỏe mạnh. Tuy nhiên để xác định thiếu máu, bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm để xem có thực sự phải thiếu máu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 2

  1. Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 2: Thuốc chữa thiếu máu Gần đây, tự nhiên tôi thấy da dẻ mình cứ nhợt nhạt, không hồng hào, tươi tắn. Mọi người nói tôi bị thiếu máu và khuyên nên dùng một đợt thuốc chống thiếu máu. Vậy có những thuốc nào dùng điều trị bệnh này? Mỹ Hạnh (Bắc Giang) Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc hematocrit dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới khỏe mạnh.
  2. Tuy nhiên để xác định thiếu máu, bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm để xem có thực sự phải thiếu máu hay không hoặc thiếu máu loại nào (nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc). Cần phải xác định nguyên nhân gây thiếu máu, vì có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng này như do chấn thương, sau phẫu thuật, do giun móc, tóc, rong kinh, trĩ, loét dạ dày - tá tràng, do tan máu ở người có bất thường về hemoglobin, thiếu G 6PD, bệnh tự miễn, do thuốc hoặc hóa chất, sốt rét hoặc do tuỷ xương kém hoạt động hoặc không hoạt động hoặc do thiếu hụt các thành phần tổng hợp hemoglobin, sản xuất hồng cầu... Các thuốc chữa thiếu máu thường dùng như sắt, vitamin B12, acid folic, erythropoietin... Ngoài ra vitamin B2, vitamin B6, đồng và cobalt cũng có tác dụng chống thiếu máu. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị thiếu máu cần phải kết hợp điều trị nguyên nhân gây thiếu máu và bồi dưỡng cơ thể. Nên nhớ sắt, vitamin B12, acid folic... có rất nhiều trong thực phẩm. Chốc đầu - Dùng thuốc gì?
  3. Con tôi bị chốc thành từng đám ở trên đầu, chảy mủ, mùi rất khó chịu. Bệnh này có nguy hiểm không và phải dùng thuốc như thế nào? Trần Văn Chất (Hải Dương) Bệnh chốc là một trạng thái nhiễm khuẩn lớp nông của da, do liên cầu và tụ cầu vàng gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em và ở cả người lớn. Ở trẻ em, chốc ở vùng đầu thành từng đám vẩy vàng sẫm, dính bết tóc, dưới lớp vảy mủ là trợt đỏ rớm ướt. Chốc có thể kèm theo sốt, hạch sưng vùng tương ứng, đôi khi chốc ở trẻ em có biến chứng viêm cầu thận cấp. Điều trị ban đầu: đắp gạc chấm rửa bằng dung dịch sát khuẩn như natri clorid 0,9%, dung dịch rivanol 0,1%, berberin 0,1%, yarish. Sau đó bôi dung dịch xanh-methylen 1% hoặc milian. Bôi mỡ kháng sinh như neomycin, bactroban, fucidin cho đến khi khỏi. Nếu cần thiết có thể kết hợp dùng kháng sinh theo đường uống như cephalexin, amoxicillin... Tác dụng phụ của acyclovir Tôi bị phỏng nước ở da vùng liên sườn gây đau rát khó chịu. Tôi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị Zona vùng liên sườn, bác sĩ cho tôi dùng thuốc
  4. acyclovir bôi ngoài da. Xin hỏi thuốc này có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng? Đào Thị Phương (Hà Nội) Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Là dẫn xuất guanosin vào Hình ảnh tổn thương do bệnh cơ thể dưới tác dụng của thymidin Zona. kynase và một số enzym khác tạo thành acyclovir triphosphat, đây là chất một mặt ức chế cạnh tranh với AND polymerase của virut nên ức chế sự nhân đôi của AND; mặt khác nó gắn vào cuối chuỗi ADN và đóng vai trò là chất kết thúc chuỗi AND, vì vậy nó ức chế sự nhân lên của virut. Điểm đáng chú ý là nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50 - 100 lần ở tế bào lành và ADN của virut nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat với tế bào lành ít hơn rất nhiều so với tế bào bị nhiễm virut. Acyclovir có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi... và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc. Thời gian bán thải từ 3 - 4 giờ, nên thường sau 4 - 5 giờ sẽ dùng thuốc một lần.
  5. Thuốc có tác dụng đặc hiệu trên các virus Herpes như HSV1, HSV2, VZV, EBV; vì vậy thuốc được chỉ định dự phòng và điều trị các bệnh do nhiễm HSV1, HSV2 ở da, niêm mạc, thần kinh và sinh dục; điều trị bệnh Zona cấp do VZV; dự phòng và điều trị nhiễm virut ở người suy giảm miễn dịch, cấy ghép cơ quan, bệnh thủy đậu. Tuy nhiên trong khi dùng thuốc cần lưu ý, không kết hợp với zidovudin vì gây tăng trạng thái ngủ lơ mơ, không kết hợp với probenecid do làm tăng khả năng đào thải acyclovir. Khi dùng thuốc có thể xuất hiện các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, ban ngoài da, có thể xuất hiện ảo giác, ngủ lịm, động kinh...
  6. Vitamin B8 chữa bệnh mụn trứng cá Vitamin B8 còn có tên gọi khác là vitamin H, thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Vitamin này có nhiều trong gan bò, sữa, cá, lòng đỏ trứng, chuối, khoai tây... Trong cơ thể, vitamin B8 được tổng hợp một phần nhờ vi khuẩn ruột. Hiện nay, vitamin B8 đã được tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Vitamin B8 có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa cacbonhydrat và lipid, là đồng yếu tố cho các phản ứng cacboxyl hóa pyruvat, acetylcoenzym A..., tham gia và vận chuyển CO2. Các quá trình này giúp cho sự chuyển hóa cacbonhydrat và tổng hợp acid béo ngoài cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho tích lũy mỡ ở gan. Như vậy, chức năng chính của vitamin B8 là tham gia chuyển hóa mỡ và bã nhờn ở da, dinh dưỡng da và niêm mạc. Thiếu vitamin này gây viêm da, viêm lưỡi, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, rụng tóc... nên nó được chỉ định dùng trong điều trị các bệnh như trứng cá, viêm lưỡi, viêm miệng, tăng tiết bã nhờn. Vitamin H kết hợp các thuốc khác để điều trị chứng hói đầu. Trên thị trường có các chế phẩm dạng viên nén loại 5mg để uống và loại ống 5mg/ml dùng để tiêm. Tùy theo tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại nào và liều lượng dùng là bao nhiêu. Dẫu là một loại vitamin, nhưng cũng có những tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng quá liều, cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc.
  7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm Trầm cảm là một bệnh phổ biến, thường gặp trong dân số với tỷ lệ 2 - 4%. Bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập và các chức năng xã hội của người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh biểu hiện với những triệu chứng buồn chán, bi quan, ngại tiếp xúc với mọi người, không muốn giao tiếp, làm việc mệt mỏi, kém tập trung vào công việc, giảm sút hiệu quả làm việc, mất đi những sở thích cũ, mất ngủ, ăn không ngon miệng, gầy sút cân... Trường hợp bị trầm cảm nặng có thể có hành vi tự sát. Điều trị trầm cảm cần phải sử dụng nhiều liệu pháp khác nhau trong đó quan trọng là việc sử dụng thuốc chống trầm cảm. Vậy khi dùng thuốc chống trầm cảm thì cần phải lưu ý gì? Thuốc chống trầm cảm đang sử dụng hiện nay được chia làm ba loại là chống trầm cảm ba vòng, loại ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) và một số thuốc khác được xếp vào một nhóm riêng như mirtazapin, venlafaxin, bupropinon... Khi dùng thuốc chống trầm cảm cần phải biết được lưu ý đến các tác dụng không mong muốn do chúng gây ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2