intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 3

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

95
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Erythromycin và những tương tác thuốc nguy hiểm Có những tương tác thuốc có thể dẫn đến tử vong. Tôi bị bệnh đau nửa đầu thường dùng thuốc ergotamin. Lần dùng thuốc này, tôi lại bị viêm họng, định uống thêm thuốc erythromycin (người nhà tôi vẫn dùng kháng sinh này vừa rẻ tiền và hiệu quả), nhưng dược sĩ bán thuốc khuyên tôi nên uống kháng sinh khác, vì erythromycin tương tác có hại với ergotamin và đã bán cho tôi loại kháng sinh đắt tiền. Đề nghị SK&ĐS cho biết có đúng là hai thứ thuốc kỵ nhau, hay là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 3

  1. Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 3: Erythromycin và những tương tác thuốc nguy hiểm Có những tương tác thuốc có thể dẫn đến tử vong. Tôi bị bệnh đau nửa đầu thường dùng thuốc ergotamin. Lần dùng thuốc này, tôi lại bị viêm họng, định uống thêm thuốc erythromycin (người nhà tôi vẫn dùng kháng sinh này vừa rẻ tiền và hiệu quả), nhưng dược sĩ bán thuốc khuyên tôi nên uống kháng sinh khác, vì erythromycin tương tác có hại với ergotamin và đã
  2. bán cho tôi loại kháng sinh đắt tiền. Đề nghị SK&ĐS cho biết có đúng là hai thứ thuốc kỵ nhau, hay là người bán thuốc chỉ muốn bán loại thuốc khác đắt tiền? Lưu Thị Hợp (Tam Điệp - Ninh Bình) Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc họ macrolid, đã được dùng từ nhiều năm nay, trị nhiều chứng bệnh do nhiễm khuẩn từ viêm hầu họng, đường tiêu hóa, tiết niệu... đến lậu, giang mai. Thuốc kháng sinh này đã trở nên quá quen thuộc, với giá tiền rẻ, được nhiều người ưa dùng. Thuốc bán trên thị trường có hàng trăm tên biệt dược phần lớn có chữ ery ở đầu, gọi tắt ery nhiều người hiểu là erythromycin (xin viết tắt là Ery). Mấy năm gần đây các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu phát hiện được nhiều loại thuốc nếu dùng cùng một lúc với Ery sẽ gây ra tương tác nguy hiểm, thậm chí tử vong. Kết quả nghiên cứu của GS. Wayne Ray thực hiện tại Trường đại học y khoa Nashville, thuộc Viện đại học Vanderbilt (Mỹ) cho thấy, khi dùng Ery cùng lúc với một số thuốc khác sẽ làm tăng nồng độ Ery trong máu, tăng nguy cơ đột tử do tim gấp 5 lần. Theo kết quả nghiên cứu cứ 10.000 bệnh nhân dùng Ery kết hợp với thuốc khác thì có 6 người tử vong. Đây là nguy cơ khá cao và không thể chấp nhận được. Nguyên nhân là do các loại thuốc này làm chậm sự thoái biến của Ery, do đó nồng độ Ery trong máu tăng, khi ấy kali bị giữ lại trong tế bào cơ tim tạo ra nhịp đập bất thường (xoắn đỉnh) dễ dẫn đến tử vong.
  3. Những loại thuốc khi dùng đồng thời với Ery có thể gây tử vong được ghi nhận gồm: các thuốc tim mạch như verapamil, diltiazem... Các thuốc kháng sinh như clarithromycin (biaxin). Thuốc chống nấm như ketoconazol, fluconazol, itraconazol. Thuốc chống dị ứng astemisol, terfenadin... Thuốc kích thích nhu động dạ dày - ruột cisaprid. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại thuốc được liệt kê trong danh mục cảnh báo như: ergotamin, carbamazepin, amiodaron, sotalol... Có thể nói ít có loại thuốc nào như Ery lại có nhiều tương tác nguy hiểm đến thế. Người dược sĩ bán thuốc đó nói đúng (Ery tương tác với ergotamin) bạn không nên coi thường, tự ý dùng nhiều loại thuốc cùng lúc. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Dùng thuốc, nhất là nhiều loại thuốc cần qua thăm khám bệnh, được thầy thuốc kê đơn và chỉ dẫn rõ ràng.
  4. Đau đầu do căng thẳng - Dùng thuốc gì? Đau đầu do rất nhiều nguyên nhân gây nên, từ những căn nguyên rất thường gặp tưởng như vô hại như căng thẳng, nhiễm lạnh đến những nguyên nhân rất nguy hiểm như máu tụ nội sọ, dị dạng mạch máu não, u não... Đau đầu do căng thẳng (tension - type headache) là loại đau đầu mang tính chu kỳ thường kéo dài tới 2 tuần trong 1 tháng hoặc 6 tháng trong 1 năm. Nguyên nhân thường là do căng thẳng tâm lý, các cơ vùng cổ, vai gáy căng cứng. Cơn đau có đặc điểm kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày với tính chất: Đau như ép, như bó (không đau theo mạch đập). Cường độ đau từ nhẹ đến vừa. Thường đau hai bên. Cơn đau thường không tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ. Người bệnh thường không có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Người bệnh cũng không sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc chỉ có một trong hai triệu chứng này. Trước tiên cần phải loại bỏ nguyên nhân gây đau đầu. Sau đó có thể dùng các thuốc như: - Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, noramidopyrin, paracetamol... - Các thuốc giãn cơ vân, có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Cần dùng thuốc sau bữa ăn. Thận trọng khi dùng thuốc cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già. Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
  5. - Các thuốc an thần kinh như diazepam, sulpiride, tuy nhiên các thuốc này không nên dùng kéo dài vì có thể gây quen thuốc. - Các thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn não như piracetam, vinpocetin... Tóm lại, khi có các triệu chứng đau đầu người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa thần kinh để xác định đúng nguyên nhân gây đau đầu và dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  6. Chữa bệnh hắc lào - Thuốc gì? Tôi bị hắc lào, ngứa ngáy rất khó chịu. Tôi có thể dùng thuốc gì để chữa? Ngô Đức Hùng (Bắc Giang) Hắc lào là một loại nấm nông thường gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực. Nguyên nhân do vệ sinh kém. Biểu hiện là các đám tổn thương lúc đầu có màu hơi đỏ, ranh giới rõ rệt, có bờ viền, trên bờ viền có những mụn nước nhỏ. Vùng có nấm da thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, gây chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo. Các thuốc thường dùng điều trị hắc lào như: ASA, BSA, BSI... Đây là những loại thuốc cổ điển. Khi bôi các thuốc này thường có hiện tượng đau rát, thuốc gây lột da và có thể làm sạm da. Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại thuốc bôi chống nấm tốt hơn như: ecoconazol, miconazol, clotrimazol... (nhưng thuốc có thể gây dị ứng cần thận trọng khi dùng). Trường hợp nặng hay tái phát nhiều lần có thể dùng phối hợp thêm thuốc uống chống nấm. Việc dùng thuốc gì và liều
  7. lượng như thế nào cần phải được thầy thuốc chuyên khoa da liễu khám và chỉ định. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
  8. Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào? Năm nay tôi 36 tuổi, thời gian gần đây hay bị khó chịu ở vùng giữa bụng nhưng không đau, ăn vào thì thấy khó chịu hơn. Ngoài ra tôi còn bị căng chướng bụng trên, ăn chóng no, đầy bụng sau bữa ăn. Tôi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa kiểu rối loạn vận động. Tôi đã uống thuốc theo đơn của bác sĩ, nhưng khi ngừng thuốc một thời gian thì bị lại. Xin cho biết có thuốc nào điều trị triệt để được bệnh này không? Hoàng Xuân Ổn (Nghệ An) Trước hết, bạn cần tránh uống rượu, cà phê, thuốc lá (nếu có dùng) vì những thứ này thường làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều mỡ, bởi loại thức ăn này làm chậm tống đẩy của dạ dày và dễ bị trào ngược thực quản. Không ăn cay, chua, ăn chậm nhai kỹ, ăn bữa chính buổi tối 3 giờ trước khi ngủ, tư thế nằm đầu cao. Không dùng các thuốc aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc an thần. Về thuốc, bạn có thể dùng các thuốc kháng acid dạ dày như sucralfat, misoprostol, bismuth... Các thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Song, hiện các thuốc ức chế bơm proton (PPIs) hiệu quả hơn, có các loại omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, esomeprazole, rabeprazole. Nếu có vi khuẩn H.pylori thì kết hợp điều trị với 2 thuốc kháng sinh.
  9. Dùng các thuốc đồng vận (prokinetics): Domperidon có tác dụng làm tăng áp lực cơ thắt dưới, ít có triệu chứng của hệ thần kinh trung ương vì thuốc không qua hàng rào máu - não. Metoclopramid dùng trước bữa ăn. Thuốc có thể gây khô miệng, lo lắng, có triệu chứng ngoại tháp, rối loạn vận động ở người cao tuổi. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chống trầm cảm để điều hòa quá trình kích thích ruột. Tuy nhiên, việc dùng thuốc như thế nào cần có hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc.
  10. Insulin và tác dụng Tôi bị mắc đái tháo đường týp 1, hằng ngày phải tiêm insulin. Xin cho biết insulin có tác dụng gì, có bao nhiêu loại insulin và tại sao trong một ngày, lại phải tiêm các loại insulin khác nhau? Trần Kim Xuyến (Bắc Giang) Insulin là một nội tiết tố có khả năng làm hạ đường máu bằng cách giúp đường vào trong tế bào để sản xuất ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Insulin được tế bào bêta của đảo tụy langerhans tiết ra. Việc bài tiết Chăm sóc cho bệnh nhân đái insulin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tháo đường. trong đó sự thay đổi đường máu có vai trò quan trọng. Ví dụ sau khi ăn, lượng đường máu tăng lên, lúc này tế bào bêta sẽ tăng tiết insulin để tăng vận chuyển đường vào trong tế bào, tăng sản xuất ra năng lượng cho cơ thể. Trường hợp bị mắc bệnh đái tháo đường týp 1, khả năng bài tiết của tế bào bêta giảm hoặc không còn, làm cho lượng đường máu tăng cao vượt quá ngưỡng thận và hậu quả là có đường trong nước tiểu.
  11. Dựa vào thời gian bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm, thời gian có tác dụng duy trì đường máu, người ta chia các loại insulin có tác dụng nhanh, bán chậm, siêu chậm. Mỗi loại có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Do yêu cầu của điều trị, ngày nay người ta còn có loại insulin hỗn hợp, trộn lẫn insulin nhanh và bán chậm với các tỷ lệ khác nhau. Để tiện sử dụng, ngày nay người ta đã sản xuất các dạng insulin khác nhau, sử dụng qua các đường khác nhau như: insulin đường uống, insulin đường khí dung, insulin đường xịt qua niêm mạc mũi, insulin đường tiêm truyền thống (tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch). Với đường tiêm, hiện nay trên thị trường có tới hơn 20 loại insulin. Như vậy, loại insulin nhanh, màu trong, tác dụng nhanh, có thể xem như giống với insulin được bài tiết bởi tế bào bêta của tụy. Loại này thường được chỉ định chủ yếu trong cấp cứu hoặc dùng để trộn phối hợp với các loại insulin khác. Trong điều trị, khuyến cáo không nên dùng loại có tác dụng nhanh trước khi đi ngủ, đề phòng cơn hạ đường máu xảy ra khi đang ngủ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2