Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 1
lượt xem 8
download
Thuốc chữa táo bón Rau xanh giúp nhuận tràng. Tôi năm nay 61 tuổi, gần 1 tháng qua tôi bị táo bón mặc dù vẫn uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh. Đi nội soi đại tràng thì bác sĩ bảo không có tổn thương và chẩn đoán tôi bị táo bón do giảm nhu động ruột. Bác sĩ cho tôi uống mấy loại thuốc, trong đó có thuốc bisacodyl và giải thích đây là thuốc chính để điều trị, có tác dụng làm tăng nhu động đại tràng. Vậy tôi xin hỏi, ngoài bisacodyl thì còn thuốc nào khác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 1
- Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 1: Thuốc chữa táo bón Rau xanh giúp nhuận tràng. Tôi năm nay 61 tuổi, gần 1 tháng qua tôi bị táo bón mặc dù vẫn uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh. Đi nội soi đại tràng thì bác sĩ bảo không có tổn thương và chẩn đoán tôi bị táo bón do giảm nhu động ruột. Bác sĩ cho tôi uống mấy loại thuốc, trong đó có thuốc bisacodyl và giải thích đây là thuốc chính để điều trị, có tác dụng làm tăng nhu động đại tràng. Vậy tôi xin hỏi, ngoài bisacodyl thì còn thuốc nào khác có tác dụng tương tự không? Trần Văn Thương (Hà Tĩnh) Các thuốc chống táo bón tác động lên nhiều yếu tố khác như làm thay đổi tính chất của phân, làm tăng thêm khối lượng hoặc làm thay đổi độ đặc, tác động
- lên nhu động ruột, tác động lên phản xạ đi đại tiện... Thông thường người ta chia ra làm 5 loại chính đó là các chất xơ và nhày; thuốc nhuận tràng làm trơn và mềm phân; thuốc nhuận tràng thẩm thấu; thuốc nhuận tràng kích thích và thuốc nhuận tràng có tác dụng tại chỗ. Trong đó các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động là các acid ricinoleic, acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau như ức chế không cạnh tranh với các men ruột đặc biệt là natri, kali ATPase làm gia tăng AMP vòng, gia tăng tính thấm tế bào, giảm hấp thu nước và tăng tiết dịch trong lòng đại tràng. Cần lưu ý là các thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Phenolphtalein: Liều 0,1g/ngày, gây đại tiện sau 6 - 8 giờ, làm rối loạn hấp thu nước ở tiểu tràng và đại tràng. Bisacodyl gây ra chuyển động đại tràng và gây tiết dịch đại tràng bằng cách tác động trực tiếp lên niêm mạc đại tràng. Dung nạp tốt, có thể dùng từng đợt ngắn. Viên nén 5mg, 10mg; viên bọc đường 10mg; liều dùng 5 - 15mg trước khi đi ngủ hoặc nửa giờ trước bữa ăn sáng. Nhóm anthraquinolic có các sản phẩm tự nhiên là các aglycol của các cây cascara, rhubarbe... những thuốc xổ thực vật này không hấp thu ở ruột non, chúng chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết prostaglandin nội sinh, tuy nhiên thuốc bị phân hủy bởi các vi khuẩn ở đại tràng
- nên các thuốc này mất tác dụng khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn chí ở ruột. Các thuốc này có thể dùng đơn độc hay phối hợp, thuốc cascara sagrada viên nang 30mg dùng 1 - 2 viên/ngày trước khi đi ngủ. Ưu điểm và hạn chế của kháng histamin thế hệ 2 Tôi bị dị ứng, có dùng chlopheniramin nhưng thấy rất buồn ngủ. Có thông tin cho rằng nếu dùng kháng histamin thế hệ 2 sẽ khắc phục được nhược điểm này, lại an toàn. Điều đó có đúng không? Thanh Hải(Hải Phòng) Các thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng như mày đay, ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi, viêm kết mạc dị ứng; Dùng để chữa ngứa trong một số bệnh ngoài da (eczema), điều trị dị ứng do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt, một số triệu chứng trong Histamin phóng thích ra từ sốc phản vệ và phù mạch. Đối với các kháng các mast cells. histamin cũ (thế hệ 1) như alimemazin, chlopheniramin, promethazin... do qua được hàng rào máu não nên tác dụng phụ thường gặp là buồn ngủ. Vì vậy không dùng trong những lúc đòi hỏi cần sự tỉnh táo như đi xe, làm việc trên cao...
- Các kháng histamin mới (thế hệ 2) như: acrivastin, cetirizin, loratadin, mizolastin và terfenadin ít gây buồn ngủ và tổn thương tâm thần - vận động hơn các kháng histamin cũ, vì các thuốc trên rất ít qua hàng rào máu não nhưng một số thuốc thuộc nhóm này có thể gây loạn nhịp tim nguy hiểm. Thuốc nào cũng có ưu và nhược điểm nhất định. Vì thế bạn không nên tự ý dùng thuốc, cần đi khám để được bác sĩ cho dùng thuốc thích hợp.
- Tại sao uống thuốc chống tăng huyết áp mà huyết áp vẫn tăng? Tôi bị tăng huyết áp, có uống một đợt thuốc điều trị nhưng thấy huyết áp vẫn không ổn định.... Vậy có thuốc nào chữa khỏi tăng huyết áp không và phải dùng thuốc như thế nào? Hồng Dương(Nam Định) Hiện tại có rất nhiều loại thuốc chống tăng huyết áp như nhóm thuốc lợi tiểu (chlorothiazid, amilorid, hydrochlorothiazid, furosemid), thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển (benazepril, moexipril, captopril), thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (cadesartan, eprosartan), thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn bêta 1, thuốc ức chế giao cảm trung ương, thuốc giãn mạch trực tiếp... Việc dùng thuốc như thế nào, liều lượng và số lần dùng trong ngày phải do bác sĩ điều trị quyết định. Bạn không được tự ý mua về dùng. Nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp: Phải dùng thuốc đều đặn, liên tục, lâu dài (thậm chí là suốt cả cuộc đời) và phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị. Ngoài điều trị bằng thuốc, cần giảm cân (đối với người thừa cân, béo phì), ăn trái cây, rau quả, sản phẩm bơ sữa ít chất béo, giảm cholesterol và mỡ (nhất là mỡ bão hòa). Cần vận động thể lực (như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày) và không nên hút thuốc lá....
- Trường hợp uống thuốc mà vẫn không kiểm soát được huyết áp, có thể do các nguyên nhân sau: Đo huyết áp không đúng, do tăng thể tích máu quá mức, nguyên nhân do thuốc (chưa đúng thuốc, liều chưa thích hợp, kết hợp thuốc không đúng), do béo phì, uống nhiều rượu và đặc biệt là không tuân thủ điều trị hoặc trong quá trình điều trị tăng huyết áp có phối hợp với các thuốc chữa bệnh khác như các thuốc kháng viêm không steroid, cocain, amphetamine, thuốc đồng giao cảm, thuốc ngừa thai, hormone steroides thượng thận...
- Tác dụng phụ của thuốc dùng tại chỗ Tôi bị sẩn ngứa thành đám ở vùng cẳng chân, đã đi khám bệnh và được chẩn đoán là bị eczema vùng da cẳng chân. Bác sĩ cho dùng thuốc bôi có chứa corticoid. Tôi đã nghe nói về tác dụng không mong muốn của corticoid dùng đường tiêm và đường uống. Vậy, xin hỏi dùng thuốc tại chỗ như thế này có gây ảnh hưởng gì không? Võ Hồng Hải (Hải Dương) Glucocorticoid (GC) tự nhiên là hormon do tuyến vỏ thượng thận sản xuất, gồm hai chất là hydrocortison và cortison. Ở nồng độ sinh lý chúng có vai trò quan trọng duy trì chuyển hóa năng lượng, duy trì huyết áp, giúp cân bằng nội môi, tăng sức chống đỡ của cơ thể với stress và duy trì các chức năng khác Tổn thương do eczema. của cơ thể. Sự thiếu GC sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng như suy nhược, hạ đường huyết, sốc và có thể tử vong nếu không được điều trị tích cực. Người ta dựa vào công thức của hydrocortison để sản xuất rất nhiều GC tổng hợp (như solumedrol, prednisolon, dexamethason, betamethason) dùng cho mục đích kháng viêm và các bệnh liên quan đến cơ chế
- miễn dịch, đưa glucocorticoid lên hàng thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. GC có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên khi nói đến các chế phẩm có chứa GC dùng tại chỗ là chủ yếu nói đến tác dụng chống viêm và chống dị ứng của thuốc. Bên cạnh các tác dụng tích cực thì cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn do thuốc đem lại, vì thế khi sử dụng thuốc tại chỗ cần lưu ý một số điểm sau: Trên mắt: thuốc gây tăng nhãn áp (thường do dạng thuốc nhỏ mắt và thường xảy ra ở người cận thị hay tiểu đường), đục nhân mắt. Vì vậy, cần khám mắt định kỳ trong thời gian sử dụng GC. Không được nhỏ các chế phẩm chứa GC khi bị nhiễm virut hoặc nấm. Cần thận trọng với bệnh nhân nhiễm Herpes simplex mắt vì có thể gây thủng giác mạc. Miệng: Dùng GC dạng xịt gây nhiễm nấm Candida ở miệng, ho, khó phát âm và khàn tiếng. Bệnh nhân cần súc miệng sau khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ nói trên. Trên da: GC được dùng trị bệnh về da như vẩy nến, eczema, bỏng da do mặt trời hay do nhiệt, viêm da dị ứng... Các tác dụng không mong muốn ở GC dạng bôi có rất nhiều như teo da, mỏng da, da ửng đỏ hoặc có nhiều vết lằn, có vết bầm và giãn mạch, làm trầm trọng trứng cá đỏ (Rosacea), mất sắc tố da từng phần, che đậy nhiễm khuẩn và xuất hiện nấm da. Do đó, với các thuốc GC dùng ngoài da không được dùng trong các dạng ngứa không phải do viêm, vì GC không
- phải là thuốc chống ngứa, không được dùng chữa mụn vì có thể gây những tác dụng phụ có hại, không được dùng trị trứng cá đỏ, nấm da, không được dùng bôi chỗ trầy xước. Bạn bị eczema và bác sĩ đã chỉ định cho bôi thuốc có chứa corticoid, bạn chỉ nên bôi thuốc đúng theo toa và đi khám lại theo lời dặn của bác sĩ điều trị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 thắc mắc về dinh dưỡng cho người chơi thể thao
6 p | 138 | 18
-
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 3)
7 p | 106 | 15
-
5 thắc mắc thường gặp về mất ngủ
6 p | 116 | 15
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 3
11 p | 98 | 14
-
Những thắc mắc thường gặp khi bé sốt
5 p | 100 | 13
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 7
9 p | 111 | 12
-
Những thắc mắc thường gặp về cân nặng khi mang bầu
6 p | 127 | 12
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – kỳ 2
7 p | 92 | 11
-
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 4
11 p | 77 | 11
-
Những vấn đề về mắt của phụ nữ mang thai
5 p | 106 | 9
-
Những thắc mắc thường gặp về các bệnh đường hô hấp
4 p | 116 | 8
-
Ung thư cổ tử cung: 10 thắc mắc thường gặp
6 p | 104 | 8
-
10 thắc mắc thường gặp về phẫu thuật lasik
3 p | 92 | 7
-
Những điều nên biết về hiện tượng chóng mặt
4 p | 106 | 6
-
5 thắc mắc thường gặp về thai sản
6 p | 76 | 5
-
Những thắc mắc khi dùng nước súc miệng
6 p | 64 | 4
-
Những thắc mắc thường gặp về cúm H1N1
3 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn