intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên thừa nhận điểm yếu với nhà tuyển dụng?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

218
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một câu hỏi luôn khiến các ứng viên run nhất: Hãy nói cho tôi biết điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?. 70% các ứng viên sẽ bắt đầu hoang mang, vật lộn với “đống” nhược điểm của mình, toát mồ hôi và rồi quyết định im lặng… Một câu trả lời mới tệ làm sao! Các ứng viên đang nghĩ rằng: Dại gì phải nói ra nhược điểm của mình, nó sẽ làm mình mất điểm. Nhà tuyển dụng nghĩ rằng: Ứng viên này kém bản lĩnh, thiếu chân thật và kém thông minh. Vậy là không đợi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên thừa nhận điểm yếu với nhà tuyển dụng?

  1. Có nên thừa nhận điểm yếu với nhà tuyển dụng? Một câu hỏi luôn khiến các ứng viên run nhất: Hãy nói cho tôi biết điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?. 70% các ứng viên sẽ bắt đầu hoang mang, vật lộn với “đống” nhược điểm của mình, toát mồ hôi và rồi quyết định im lặng… Một câu trả lời mới tệ làm sao! Các ứng viên đang nghĩ rằng: Dại gì phải nói ra nhược điểm của mình, nó sẽ làm mình mất điểm. Nhà tuyển dụng nghĩ rằng: Ứng viên này kém bản lĩnh, thiếu chân thật và kém thông minh. Vậy là không đợi bạn nói, nhà tuyển dụng đã nhìn ra điểm yếu của bạn rồi. Một câu trả lời khác cũng tệ không kém: “Tôi là một người tham công tiếc việc”. Bạn sẽ bị cho là khoác lác hoặc là đang sao chép lại câu trả lời của người khác. Và nhà tuyển dụng rất có thể sẽ nói rằng: “Cái đó lại là điểm mạnh của tôi. Thế bạn còn điểm yếu nào khác không?”. Tình thế lúc này còn “nguy hiểm” hơn.
  2. Nếu bạn lâm vào hoàn cảnh này, hãy làm theo những lời khuyên sau đây: Hiểu lý do nhà tuyển dụng đặt câu hỏi Thực chất, nhà tuyển dụng hỏi thế để tìm hiểu xem “Điều gì không ổn đối với bạn?” và “Chúng tôi sẽ gặp rủi ro gì khi nhận bạn?”. Nhưng cũng có thể họ hỏi chỉ để xem bạn sẽ phản ứng như thế nào. Họ không quan tâm nhiều đến câu trả lời của bạn bằng việc xem bạn sẽ giữ được sự bình tĩnh và suy nghĩ khi bị áp lực như thế nào. Thành thực Thành thực không chỉ làm lợi cho nhà tuyển dụng mà còn đảm bảo bạn sẽ không phải làm một công việc mà bạn ghét. Nếu bạn nói: “Tôi luôn bị nhức đầu và rối trí mỗi khi phải làm việc với quá nhiều số liệu”. Vậy là nếu bạn được nhận, bạn sẽ không phải làm những công việc liên quan đến sổ sách. Đừng thú nhận điều gì lớn Ứng viên thường thốt ra những thông tin thật quá mức cần thiết, gây bất lợi cho chính mình, chẳng hạn: “Tôi thường xuyên đi muộn”, “Tôi gặp khó
  3. khăn trong việc làm quen với đồng nghiệp”. Bạn vô tình đang tiết lộ rằng mình là một nhân viên “có vấn đề”. Thừa nhận những điểm yếu nhỏ Thừa nhận rằng bạn là người thiếu kiên nhẫn nhưng kín đáo “khoe” rằng bàn làm việc năng suất cao. Hãy nói về nhược điểm của bạn theo một hướng tích cực. Thay vì nói rằng bạn thiếu kiên nhẫn với người khác, hãy trả lời rằng “Tôi là người hướng tới kết quả và thấy mình cần phải kiên nhẫn hơn với những ai không như thế”. Sau khi nói ra điểm yếu của bạn, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ làm gì để vượt qua nó. Ví dụ như, nếu việc sắp xếp thời gian là điểm yếu của bạn, bạn có thể nói “Do tôi quá bận nên việc điều chỉnh thời gian thường gây ra vấn đề đối với tôi, vì thế gần đây tôi đã mua một chiếc PDA để giúp tôi tổ chức được tốt hơn”. Hoặc “Tôi thường hay bối rối khi nói trước đám đông, nhưng tôi hiện đang theo học các lớp luyện kỹ năng nói và giờ thì tôi đã cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều với việc này”.
  4. Rèn luyện Hãy tập trả lời câu hỏi này trước buổi phỏng vấn. Như thế bạn sẽ có thể trình bày câu trả lời súc tích và trôi chảy nhất. Và cuối cùng, nếu bạn quyết định thành thực 100% về điểm yếu lớn nhất của mình, hãy xem thử câu trả lời dưới đây của một luật sư người Mỹ: “Điểm yếu lớn nhất của tôi? Tôi sẽ nói rằng đó là chocolate, đặc biệt là chocolate sữa. Một mẩu chocolate sữa có thể khiến tôi bủn rủn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2