intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên trồng thanh long ruột đỏ?

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

153
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu thị trường giữ giá thanh long ruột đỏ 15.000 - 20.000 đ/kg quanh năm như năm ngoái thì thanh long ruột đỏ cho nhà vườn thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với trồng thanh long ruột trắng. Câu chuyện thanh long ruột đỏ năm 2008 giá cao và “có hậu” như thế nhưng vì sao hiện nay vẫn rất ít người trồng thanh long ruột đỏ? Một số nhà vườn muốn trồng thanh long ruột đỏ vẫn quanh quẩn với câu hỏi: có nên trồng hay không? Trồng thanh long ruột đỏ rồi khi có trái...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên trồng thanh long ruột đỏ?

  1. Có nên trồng thanh long ruột đỏ? Nếu thị trường giữ giá thanh long ruột đỏ 15.000 - 20.000 đ/kg quanh năm như năm ngoái thì thanh long ruột đỏ cho nhà vườn thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với trồng thanh long ruột trắng. Câu chuyện thanh long ruột đỏ năm 2008 giá cao và “có hậu” như thế nhưng vì sao hiện nay vẫn rất ít người trồng thanh long ruột đỏ? Một số nhà vườn muốn trồng thanh long ruột đỏ vẫn quanh quẩn với câu hỏi: có nên trồng hay không? Trồng thanh long ruột đỏ rồi khi có trái bán được không? Khi đó giá bán bao nhiêu, đến bao giờ thu hồi vốn...?. Nhà vườn thanh long nói chung và ở Tiền Giang, Long An nói riêng, bình quân có 3.000 - 5.000 m2 đất, nếu trồng thanh long ruột trắng rồi mà muốn chuyển sang thanh long ruột đỏ thì phải phá vườn cũ trồng vườn mới. Nhà vườn “suy nghĩ trên mảnh đất của mình” là điều hết sức đúng đắn và đáng mừng trong nền kinh tế thị trường, nhưng ra quyết định đúng và kịp thời mới là quan trọng. Một số thông tin
  2. sau giúp bà con định hướng đúng trong việc quyết định có trồng thanh long ruột đỏ hay không. Lợi thế “thương hiệu” thanh long Việt Nam Sản lượng thanh long nước ta hiện là lớn nhất so với các nước và đang chi phối thị trường xuất khẩu thế giới mặt hàng này. Đây là thế mạnh khó có nước nào sánh được. Trên thực tế, tuy có những khiếm khuyết trong một vài lô hàng như nhiễm ruồi đục trái, nấ m đồng tiền và cá biệt có lô hàng tồn dư quá mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng ngành hàng thanh long Việt Nam qua hàng chục năm đã loại bỏ căn bản khiếm khuyết và tạo dựng uy tín trên thương trường. Nhờ các quy trình canh tác tạo ra trái thanh long có lá tai dài, dày, vỏ chắc hơn, màu vỏ tươi hơn, bảo quản nhiều ngày hơn và vận chuyển được xa hơn đồng nghĩa với uy tín cao hơn, thanh long Việt Nam hiện có mặt trên thị trường 30 nước và vùng lãnh thổ. Khảo sát thị trường châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan..., thanh long truyền thống của Việt Nam (giống thanh long vỏ đỏ ruột trắng) có uy tín chất lượng và hình thức cao hơn so với thanh long hàng hóa của các nước. Mỹ cho phép chỉ thanh long đạt yêu cầu sản xuất an toàn Global GAP từ Việt Nam qua chiếu xạ được nhập khẩu vào Mỹ. Chú ý khâu giống
  3. Các nhà khoa học trong và ngoài nước hiện đã cho ra đời các giống thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, vỏ đỏ ruột tím, vỏ vàng ruột trắng. Giá thị trường của thanh long ruột đỏ cao đương nhiên là cơ sở quan trọng phản ánh nhu cầu cao của người tiêu dùng đối với thanh long ruột đỏ (trong mức sản lượng cung cấp nhất định), là một điều kiện quan trọng quyết định nên trồng. Khảo sát của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) trong các năm gần đây cho thấy thanh long ruột đỏ trên thị trường Trung Quốc có giá cao gấp từ 2 - 2,5 lần thanh long ruột trắng khi trọng lượng trái từ 350 g trở lên và có bộ lá tai dài, dày, màu xanh. Ngược lại thanh long ruột đỏ có trọng lượng nhỏ hơn 350 g và những trái thanh long ruột đỏ có trọng lượng trên 350 g nhưng lá tai mỏng, ngắn, màu đỏ, giá chỉ bằng hoặc thấp hơn thanh long ruột trắng. Trong nước hiện nay, nếu trồng giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 kết hợp biện pháp canh tác đặc biệt thì đáp ứng yêu cầu trên; các giống khác có thể còn có ít nhiều khiếm khuyết. Điều này giải thích vì một số nhà vườn tại Bình Thuận mua nhầ m giống thanh long ruột đỏ không đạt chất lượng đã phải đốn bỏ. Tại Long An, vì một số dòng/giống thanh long ruột đỏ chất lượng kém phát tán vào sản xuất không được kiểm soát xuất xứ, chất lượng giống, lãnh đạo ngành nông nghiệp huyện Châu Thành đã đưa ra khuyến cáo không dùng giống thanh long ruột đỏ không rõ nguồn gốc, nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà vườn và bảo vệ uy tín của trái thanh long Việt Nam.
  4. Tổ chức sản xuất thanh long ruột đỏ Hiện nay, nhu cầu thanh long ruột đỏ trên thị trường xuất khẩu tuy có, nhưng sự khẳng định phải từ đơn đặt hàng của doanh nghiệp nhập khẩu hoặc từ các cơ hội giao dịch như hội chợ quốc tế, chương trình khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm, tìm kiế m khách hàng. Được biết, khá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở TP.HCM, Bình Thuận, Long An và Tiền Giang có nhu cầu về thanh long ruột đỏ nhưng sự “hợp đồng” sản xuất và tiêu thụ chưa đồng thuận. Phía nhà vườn không dám mạnh dạn sản xuất vì sợ lúc nào đó không tiêu thụ là “chết”. Phía doanh nghiệp không dám bao tiêu, phần do nhà vườn tính giá cao, phần sợ nhà vườn “bẻ chĩa” khi giá thị trường lên. Chuyện thất hứa với khách hàng đã từng “dính” ngay cả với thanh long ruột trắng sản lượng rất lớn. Trong nước, thanh long ruột đỏ hiện đang tiêu thụ tốt ở các khách sạn lớn, các siêu thị trung tâm có người nước ngoài mua sắm và người tiêu dùng có thu nhập cao. Cả hai loại thị trường nói trên đều cần thanh long ruột đỏ có áp dụng quy trình “Thực hành nông nghiệp tốt - GAP”, trong đó cây giống là cây có nguồn gốc, không biến đổi gen, trồng trên đất “an toàn” nguồn nước tưới tốt, phân bón và thuốc trừ sâu bệnh được phép sử dụng cho thanh long, đúng liều lượng, đúng ngày cách ly trước khi thu hái...
  5. Tạo thành nhóm sản xuất thanh long ruột đỏ GAP hay HTX tổ chức cho xã viên sản xuất thanh long ruột đỏ (có đăng ký cụ thể diện tích trồng) để dễ bề giao dịch khối lượng lớn, sẽ đạt được niềm tin giữa nhà vườn và doanh nghiệp xuất khẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2