intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có phải trẻ hư do bạn bè xấu?

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước khi ngăn cấm con kết bạn với ai, hãy khách quan trả lời tại sao bạn không thích bạn của nó? Một số cha mẹ vì sự “thiên vị vô thức”, đã chủ quan cho rằng con mình hư là do xúi giục của bạn bè xấu, trong khi thủ phạm chuyên gây sự có thể là con. Có quan niệm cho rằng việc hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc vào bạn bè cùng trang lứa nhiều hơn gia đình. Những năm đầu, trẻ hoàn toàn bắt chước cách xử sự của cha mẹ. Nhưng khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có phải trẻ hư do bạn bè xấu?

  1. Có phải trẻ hư do bạn bè xấu? Trước khi ngăn cấm con kết bạn với ai, hãy khách quan trả lời tại sao bạn không thích bạn của nó? Một số cha mẹ vì sự “thiên vị vô thức”, đã chủ quan cho rằng con mình hư là do xúi giục của bạn bè xấu, trong khi thủ phạm chuyên gây sự có thể là con. Có quan niệm cho rằng việc hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc vào bạn bè cùng trang lứa nhiều hơn gia đình. Những năm đầu, trẻ hoàn toàn bắt chước cách xử sự của cha mẹ. Nhưng khi trẻ lớn hơn một chút và bắt đầu kết bạn, trẻ có thể bị ảnh hưởng từ bạn chúng. Nếu gặp những đứa trẻ hư, hay gây gổ, con bạn cũng có thể trở nên hung hăng, bướng bỉnh hoặc ngược lại sẽ rất nhút nhát, sợ sệt. Nếu trẻ được gửi đi học nhà trẻ, mẫu giáo, các bậc
  2. phụ huynh có thể yên lòng hơn với cách chăm sóc, giáo dục ở nhà trường. Với những phương pháp sư phạm khoa học, trẻ sẽ được hướng dẫn chọn bạn và những trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Trong khoảng 4,5 đến 5 tuổi, trẻ bắt đầu tranh giành vị trí “trung tâm” trong các mối quan hệ bằng cách chứng tỏ khả năng, sức mạnh của mình trong các trò chơi, thậm chí bắt nạt bạn.Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá nóng nảy, vận dụng quyền hành đánh con hay dọa nạt bạn bè của chúng. Ngoài ra, sự cưng chiều quá mức của cha mẹ có thể làm hư trẻ. Một số gia đình cho rằng hành động dám ”bắt nạt” những đứa trẻ khác là biểu hiện của lòng can đảm. Trẻ có thể dựa vào điều này để làm mưa làm gió và ngày càng bướng bỉnh hơn. Tuy nhiên, không thể vì quá lo lắng việc con bị bắt nạt mà cha mẹ lúc nào cũng ra sức che chở, bảo vệ chúng một cách mù quáng. Đến một lúc nào đó, con bạn phải hòa nhập vàocuộc sống xã hội, sự bỏ bê hay nuông chiều quá mức cũng sẽ bất lợi cho việc
  3. hình thành nhân cách của trẻ. Cha mẹ nên quan tâm, uốn nắn, nhưng cũng biết khuyến khích trẻ học tự lập, không ỷ lại hoàn toàn vào bố mẹ. Muốn như thế, cha mẹ phải học cách hiểu để ứng xử thích hợp với trẻ. Xét lại hành động của mình: Tính cách, ứng xử của cha mẹ phần nào ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Một số bậc cha mẹ vì sự thiên vị một cách vô thức đã chủ quan cho rằng con mình hư là do bạn bè xúi giục, trong khi thủ phạm chuyên gây sự có thể chính là con bạn. Vì vậy, trước khi tỏ ý ngăn cấm con mình kết bạn với ai đó, hãy khách quan trả lới câu hỏi tại sao bạn không thích bạn của con? Ngoài ra, đừng can thiệp quá sâu vào mối quan hệ của con. Hãy khuyến khích, hướng dẫn trẻ tự giải quyết những rắc rối. Điều ấy sẽ có lợi khi trẻ lớn lên. Đừng quá thành kiến với trẻ:
  4. Trẻ em luôn nhớ rất rõ những điều người lớn nhận xét, và một khi bạn có thành kiến với chúng thì chúng cũng sẽ có thành kiến với bạn. Nên đối thọai, đừng áp chế trẻ: Các bậc cha mẹ thường mắc phải sai lầm là sử dụng lối giáo dục áp chế. Đa số cha mẹ thường không dành thời gian giải thích cặn kẽ và chia sẽ những kinh nghiệm với trẻ. Thậm chí, ngay cả khi trẻ thắc mắc, một số cha mẹ đã gạt phăng và còn cho trẻ cố cãi bướng. Nếu cha mẹ cố tình áp chế, không chịu giải thích và tìm hiểu tâm tư của trẻ, có thể dẫn đến việc trẻ ngày càng trở nên bướng bỉnh và lầm lì hơn, gây nên những hậu quả không tốt trong tương lai. Đừng lạm dụng quyền lực: Trong giáo dục, quyền lực có một giới hạn nhất định ở phạm vi hướng dẫn và uốn nắn. Việc lạm dụng quyền lực để biến trẻ trở thành theo ý bạn là một sai lầm . Khi trẻ lớn lên và bắt đều có tư duy, trẻ trở thành một thành phần của xã hội. Trẻ phải tự hòa nhập vơi cuộc sống và cả một con đường tương lai
  5. dài phía trước. Cha mẹ hãy là nơi nương tựa tinh thần vững chắc, chắp cánh cho trẻ bay xa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2