intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO MẬT ONG BẠC HÀ MÈO VẠC – HÀ GIANG

Chia sẻ: Hosi Thai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

133
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ dẫn địa lý là một cách tiếp cận Nghiên cứu – Phát triển để bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế của hàng nông sản có chất lượng đặc thù do các điều kiện tự nhiên và con người của khu vực địa lý đó quyết định. Chất lượng đặc thù của sản phẩm chỉ được duy trì nếu sản xuất trong vùng địa lý đó, nếu sản xuất ở nơi khác sẽ bị thay đổi (hoặc do yếu tố tự nhiên, hoặc do kỹ thuật sản xuất). Sản phẩm được bảo hộ sẽ được độc quyền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO MẬT ONG BẠC HÀ MÈO VẠC – HÀ GIANG

  1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO MẬT ONG BẠC HÀ MÈO VẠC – HÀ GIANG Bùi Kim Đồng, Hoàng Hữu Nội, Lê Trường Giang1 TÓM TẮT Nằm trong số 20 mật đa hoa chính của Việt Nam, m ật ong b ạc hà “Mèo V ạc” là s ản phẩm quý hiếm trong và ngoài nước. Mật có màu vàng chanh, lỏng sánh hoặc kết tinh, mùi thơm đặc trưng của hoa bạc hà, vị ngọt mát . Chất lượng lý hóa đều đạt và vượt tiêu chuẩn mật ong quốc tế: H2O ≤ 21%, Fructoza < 65 g/100g, Glucoza < 65 g/100g, Sacoraza ≤ 5 mg/100g, HMF từ 40 – 60 mg/kg, Chất không tan ≤ 0,1 g/100g và không có dư lượng kháng sinh. Chất lượng đặc thù của sản phẩm gắn li ền với cây ngu ồn m ật b ạc hà ( Elsholtzia cypriani) và kỹ thuật nuôi truyền thống của đồng bào dân tộc thi ểu số. Bạc hà là m ột lo ại cỏ dại, thân thảo, mọc vào tháng 7 - 8, ra hoa tháng 10 - 12 và ch ết l ụi cu ối tháng 12 – 1. Cây bạc hà ưa ẩm, không chịu úng, mọc trên đất núi đá có độ cao từ 1.000 – 1.500 m và trong mùa sinh trưởng gần như không có m ưa. Vùng bảo h ộ ch ỉ d ẫn đ ịa lý “Mèo V ạc” c ủa sản phẩm mật ong bạc hà 163.468 ha nằm ở các xã của 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ khóa: Chỉ dẫn địa lý, mật ong bạc hà, Mèo Vạc. I. Đặt vấn đề Chỉ dẫn địa lý là một cách tiếp cận Nghiên cứu – Phát triển để bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế của hàng nông sản có chất lượng đặc thù do các đi ều ki ện t ự nhiên và con người của khu vực địa lý đó quyết định. Chất lượng đặc thù c ủa s ản ph ẩm ch ỉ đ ược duy trì nếu sản xuất trong vùng địa lý đó, n ếu sản xuất ở nơi khác sẽ b ị thay đ ổi (ho ặc do y ếu tố tự nhiên, hoặc do kỹ thuật sản xuất). Sản phẩm được bảo hộ sẽ được độc quyền sử dụng tên địa danh là tài sản công, làm công cụ ti ếp cận bất c ứ th ị tr ường nào, ch ống l ại s ự canh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng c ủa người sản xu ất. Ng ười tiêu dùng được chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, b ảo đảm an toàn thực phẩm... Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là cách ti ếp c ận m ới trong vi ệc b ảo t ồn đa dạng sinh học, các kiến thức bản địa và ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặt khác, CDĐL còn là công cụ giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của những vùng khó khăn dựa vào lợi thế tiểu sinh thái theo hướng thị trường. M ật ong bạc hà là s ản ph ẩm có giá tr ị kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa sinh kế c ủa đ ồng bào các dân t ộc thi ểu s ố c ủa Cao nguyên đá Đồng Văn. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu trong 3 năm (2009-2011) c ủa Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển Hệ thông Nông nghiệp về “Xây dựng chỉ dẫn đ ịa lý Mèo V ạc cho sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh Hà Giang”: II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu chính tập trung vào vi ệc xây d ựng c ơ sở khoa h ọc và th ực tiễn phục vụ cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà, cụ thể: i) Nghiên cứu danh tiếng của sản phẩm; ii) Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đặc thù của sản phẩm; iii) Nghiên cứu các yếu tố con người tạo nên chất l ượng đ ặc thù c ủa s ản phẩm; iv) Xác định đặc tính sinh vật học của giống ong và cây nguồn mật bạc hà; v) Nghiên cứu các yếu tố địa lý tạo nên chất lượng đặc thù của cây b ạc hà; vi) Xây d ựng b ản đ ồ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã kết hợp nhiều phương pháp để giải quyết từng nội dung nghiên cứu: Phương pháp chuyên gia (đặc tính sinh vật học của ong và cây b ạc hà, ch ất l ượng c ảm quan của sản phẩm, chuẩn hóa quy trình nuôi ong, chế biến/bảo quản m ật), Đi ều tra PRA (các dấu hiệu nhận biết sản phẩm, tổng hợp các thực hành tốt c ủa người sản xu ất v ề k ỹ thuật nuôi ong và khai thác mật), nghiên cứu ngành hàng (danh tiếng và chất lượng của sản phẩm), đánh giá cảm quan theo TCVN (màu sắc, mùi, v ị, k ết tinh, đ ộ đ ậm đ ặc c ủa m ật), phân tích phòng thí nghiệm (H2O, fructoza, glucoza, sacoraza, chất không tan, axit tự do, 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp, Viện cây Lương thực và cây Thực phẩm 1
  2. HMF…), kính hiển vi điện tử ( thành phần các loại phấn hoa), nghiên c ứu đất c ủa FAO (mô tả phẫu diện và phân tích cấp hạt, pH, P2O5ts, P2O5dt, K2Odt, K2Ots…), phân tích thống kê (mối tương quan giữa các yếu tố địa lý với cây nguồn m ật và ch ất l ượng s ản phẩm), GIS (khoanh vùng địa lý khu vực mang chỉ dẫn địa lý)... III.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Danh tiếng của mật ong bạc hà “Mèo Vạc” Mật ong là một loại thực phẩm do các loài ong m ật chuyển đổi từ mật của các loài hoa hoặc chất tiết thực vật kết hợp với các chất đặc biệt khác . Chất lượng mật phụ thuộc vào cây nguồn mật, khu vực địa lý, giống ong, phương thức nuôi và các thành ph ần hóa học khác (E. HUCHET, 1996). Mật ong bạc hà “Mèo Vạc” có nguồn gốc thực vật từ cây bạc hà Elsholtzia cypriani. Sản phẩm nổi tiếng với tính biệt dược (chữa các bệnh hô hấp, dạ dày, thấp khớp, bỏng, tính kháng sinh) và quý hiếm (chỉ chiếm gần 4% sản lượng mật của Việt Nam). Những nước nhập khẩu mật lớn trên thế gi ới (EU, Mỹ, Nhật…) phải tiêu dùng mật ong bạc hà nhân tạo. Cây bạc hà dại chỉ phân bố tại vùng biên gi ới Vi ệt - Trung (Phạm Hồng Thái, 2010), nằm trong 146 cây nguồn mật của Việt Nam (Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999). Mật ong bạc hà thuộc nhóm 20 loại mật đa hoa chính c ủa Vi ệt Nam, chỉ có duy nhất tại Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Phùng H ữu Chính, Phạm Thị Huyền, 2005) và chỉ có 1 vụ sản xuất duy nhất trong năm (từ cuối tháng 9 đ ến giữa tháng 12). Bản thân cây bạc hà với tinh dầu (Aetheroleum Menthae) trưng cất được sếp vào Dược điển Việt Nam (Nguyễn Tất Lợi, 1997). Chất lượng đặc thù của mật ong “Mèo Vạc” còn gắn liền với phương thức nuôi truyền thống có t ừ lâu đ ời c ủa người Mông tại Cao nguyên đá Đồng Văn (bắt ong làm tổ bằng một số loại gỗ không có mùi như gỗ cây sở, không sử dụng thuốc kháng sinh …). Do quý hiếm nên sản phẩm mới chỉ được người tiêu dùng của tỉnh Hà Giang và du khách thăm quan biết đến. Bảng 1. Quy mô nuôi và sản lượng mật ong bạc hà Sản lượng Huyện Số đàn (lít/năm) Quản Bạ 1.112 7.339 Yên Minh 2. 550 16.830 Mèo Vạc 3. 622 23.905 Đồng Văn 2. 946 19.443 Tổng 10230 67. 518 Quy mô nhỏ Quy mô trung bình (Nguồn: Tổng hợp kết của nghiên cứu của đề tài năm 2011) 2. Chất lượng đặc thù của mật ong bạc hà “Mèo Vạc” Tổng hợp các kết quả điều tra, đánh giá cảm quan, phân tích các chỉ tiêu lý hóa, đối chiếu với tiêu chuẩn mật ong quốc tế và ý kiến của các hội thảo, đề tài đã xây dựng các tiêu chí về chất lượng cảm quan đặc thù của mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”. Chất lượng cảm quan của sản phẩm được miêu tả như sau: Màu vàng chanh hoặc vàng Oliu và không biến đổi sau 1 năm từ ngày sản xuất; Có mùi thơm đặc trưng của hoa bạc hà; Vị ngọt mát và dịu, không khé; Mật tồn tại dưới dạng lỏng (đầu vụ sản xuất) hoặc kết tinh nếu bảo quản lâu ngày (Hình 1). Hình 1. Những đặc điểm nhận dạng mật ong bạc hà “Mèo Vạc” Màu vàng chanh Màu vàng Oliu Dạng dung dịch lỏng Dạng kết tinh Về chất lượng lý hóa, các phân tích cho thấy: H2O từ 20,89 - 26,35% (chuẩn quốc tế 21%, nếu khai thác mật khi 90% bánh tổ vít nắp thì H2O < 21%); Đường tổng hợp HMF 2
  3. (Hydroxymethylfurfuran) từ 43,36 - 52,73 mg/kg mật (đạt chuẩn quốc tế 40 – 60 mg/kg); Fructoza từ 30,71 - 36,26 g/100g mật (đạt chuẩn quốc tế < 65g/100g); Glucoza t ừ 32,75 - 38,26 g/100g mật (đạt chuẩn quốc tế < 65g/100g); Sacoraza moyenne 5,16 mg/100g m ật (không đạt tiêu chuẩn cho phép 5g/100g do một số mẫu sử dụng thức ăn đường bổ sung ở đầu vụ); Chất không tan từ 0,135 - 0,165mg/100g mật (vượt quá tiêu chuẩn cho phép < 0,1g/100g mật, chủ yếu là xác và sáp ong... không được loại bỏ hết trong quá trình l ọc mật. Nếu lọc bằng lưới 3 lớp sẽ giảm được); C hỉ một lượng nhỏ mẫu có hàm lượng Tetracyline 0,007mg/kg mật vượt tiêu chuẩn quốc tế, còn lại đều không phát hi ện (ch ỉ s ảy ra đối với hộ có sử dụng thuốc kháng sinh để phòng chống bệnh cho ong). Các chỉ tiêu lý hóa đặc trưng của mật ong bạc hà “Mèo Vạc” được xây dựng trong bảng 2. Bảng 2. Các chỉ tiêu lý hóa của mật ong bạc hà Mèo Vạc TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tiêu chuẩn Các kỹ thuật đi kèm 1 Thủy phần (H2O) % < 21% Quay mật khi 90% bánh tổ vít nắp 2 Fructoza g/100g mật < 65 3 Glucoza g/100g mật < 65 4 Sacoraza mg/100g mật ≤5 Không cho ăn bổ sung đường 5 HMF mg/kg mật 40 - 60 6 Chất không tan g/100g mật ≤ 0,135 Quay và lọc mật bằng lưới 3 lớp 7 Tetracyline mg/kg mật 0 Loại cầu và bánh tổ khi ong bị bệnh (Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích của đề tài năm 2010) 3. Các yếu tố quyết định chất lượng của mật ong bạc hà “Mèo Vạc” 3.1.Giống ong i) Tại Cao nguyên đá Đồng Văn, người nuôi sử dụng 2 gi ống ong Ý và ong Nội địa để khai thác mật từ hoa bạc hà. Tuy nhiên, giống ong Ý ch ỉ đ ược 1 s ố tr ại nuôi ong di cư sử dụng tại huyện Quản Bạ và huyện Yên Minh. Ong Ý có thể hình to, khỏe và vòi dài nên khả năng hút mật hoa rất tốt, phải bổ sung thức ăn bằng đường làm cho hàm lượng Sacoraza vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/100g, màu vàng đỏ… Hai huyện, Đồng Văn và Mèo Vạc đều nuôi 100% bằng giống ong n ội địa ( Apis cerana), sử dụng hoàn toàn nguồn thức ăn tự nhiên mà không cần b ổ sung bằng đường. Chính vì vậy, nó tạo nên chất lượng đặc thù c ủa m ật ong b ạc hà “Mèo V ạc”. G iống ong bản địa (Apis cerana) thích nghi tốt với điều kiện sinh thái khác nhau ở Vi ệt Nam (Ph ạm Hồng Thái, 2010). Ong chúa có trọng lượng mới nở 150 mg/con, số ống tr ứng t ừ 90 – 110, đẻ từ 200 - 1200 trứng/ngày đêm. Ong thợ có trọng lượng từ 60-120 mg/con, kích th ước l ỗ tổ từ 4,470 – 4,780 mm. Kích thước lỗ tổ ong đực từ 5,374 ± 0,030 mm (Phùng Hữu Chính, Hà Quang Hùng - 2008). Hình 2. Hình thái của các giống ong mật tại Cao nguyên đá Đồng Văn Giống ong nội địa tại vùng sản xuất Giống ong Ý tại vùng sản xuất 3.2. Cây nguồn mật 3.2.1. Mối quan hệ giữa cây nguồn mật và chất lượng mật ong bạc hà Mật ong tại Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc loại đa hoa. Quan trắc thực địa cho th ấy có các loại cây nguồn mật sau: Bạc Hà, Cỏ Kim (Đơn Buốt), Hoa Ngũ sắc (Hoa cứt lợn), Sở… Tuy nhiên, kết quả phân tích bằng kính hi ển vi đi ện t ử cho th ấy trong m ật ong b ạc hà có các loại hạt phấn sau: Bạc Hà, Đơn Buốt, Hoa Ngũ sắc (Hoa cứt lợn), Cỏ Lào và những hạt phấn chưa xác định được nguồn gốc thực vật (bảng 3). 3
  4. Bảng 3. Tỷ lệ các loại hạt phấn trong mật ong bạc hà Mâũ Bac̣ hà Đơn buôt́ Lợn Cỏ lao Không rõ ̉ Tông Màu sắc mật 6 29% 34% 11% 5% 20% 100% Đỏ 7 50% 0% 50% 0% 0% 100% Xanh Oliu 9 38% 0% 38% 8% 15% 100% Vàng chanh 10 30% 50% 2% 0% 18% 100% Vàng đỏ 11 58% 8% 33% 0% 0% 100% Xanh Oliu 12 56% 0% 20% 0% 24% 100% Xanh Oliu 13 33% 0% 33% 0% 33% 100% Vàng chanh 14 20% 20% 20% 0% 40% 100% Đỏ 15 36% 7% 21% 0% 36% 100% Vàng chanh 16 50% 0% 50% 0% 0% 100% Xanh Oliu 17 20% 60% 0% 0% 20% 100% Vàng đỏ 18 50% 50% 0% 0% 0% 100% Xanh Oliu 19 50% 0% 50% 0% 0% 100% Xanh Oliu 20 33% 33% 0% 0% 33% 100% Vàng đỏ 21 0% 35% 9% 0% 57% 100% Đỏ đậm 25 42% 9% 12% 0% 38% 100% Vàng chanh 26 29% 6% 18% 0% 47% 100% Vàng đỏ 27 89% 1% 2% 0% 9% 100% Trắng mỡ lợn 28 20% 0% 20% 20% 40% 100% Vàng đỏ 29 43% 37% 3% 0% 17% 100% Vàng chanh 30 2% 21% 0% 0% 77% 100% Đỏ đậm 31 33% 0% 33% 0% 33% 100% Vàng chanh 32 33% 17% 0% 0% 50% 100% Vàng đỏ Nguồn: Số liệu phân tích của đề tài tại Trung tâm Nghiên cứu Ong – ĐHNN Hà Nội Cây nguồn mật là yếu tố quyết định đến màu sắc c ủa mật ong (SCHWEITZER, 2005). Màu sắc vàng chanh hoặc Oliu của mật là do nguồn thức ăn từ hoa b ạc hà tạo ra (Phùng Hữu Chính, Phạm Thị Huyền, 2005; Phạm Hồng Thái, 2008). M ật độ cây bạc hà cũng được đo đếm tại khu vực lấy mẫu mật ong. Xử lý thống kê kiểm định ANOVA với độ tin cậy 95%, cho thấy: i) Không có tương quan chặt giữa tỷ lệ các hạt phấn với thành phần lý hóa của mật ong; ii) Tỷ lệ hạt phấn và mật độ cây bạc hà có ảnh đến màu sắc của mật ong (tương quan thuâṇ giữa tỷ lệ hạt phấn bạc hà, mật độ cây bạc hà với màu vàng chanh cuả ̣ Những mẫu mật có tỷ lệ hạt phấn bạc hà từ 33 - 67% cho màu m ật t ừ vàng chanh mât). đến vàng Oliu; iii) Những mẫu mật có tỷ lệ hạt phấn bạc hà n ằm trong ngưỡng trên nhưng tỷ lệ hạt phấn đơn buốt lớn hơn 30% thì không được coi là m ật ong bạc hà. Vì n ếu để lâu, những mẫu này sẽ có có màu vàng đỏ đến đỏ đậm, thâm trí màu đen (Bảng 4). Bảng 4. Tương quan giữa màu sắc mật với thành phần hạt phấn và mật độ cây nguồn mật Vàng đỏ - Vàng chanh Vàng chanh - Vàng Oliu nhạt % hạt phấn bạc hà 0.338035095 0.380590614 % hạt phấn đơn buốt 0.133141245 0.184192574 % hạt phấn ngũ sắc (Ageratum conyzoides) 0.226414167 0.154917984 % hạt phấn cỏ lào 0.018420885 0 Mật độ cây bạc hà 51.85714286 72 Mật độ cây đơn buốt 7.428571429 15.875 Mật độ cây Ageratum conyzoides 10.57142857 3.85 4
  5. Nguồn: Kết qủa xử lý thống kê của đề tài 3.2.2. Đặc điểm sinh vật học của cây bạc hà Bạc hà tại Cao nguyên đá Đồng Văn là cây cỏ dại, thân thảo, chi kinh giới Elsholtziae, họ hoa môi Lamiaceae và tên loài Elsholtzia cypriani (Pavol, Wu et Chow), tên tiếng Anh Elsholtzia grass, tên tiếng Việt Bạc hà dại.Thân cây tròn hoặc hơi vuông, cao 42 – 109 cm, đường kính gốc 0,5 – 1,2 cm. Cây bụi phân cành, chủ yếu là cành c ấp I (5-32 cành), có th ể phân cành cấp II (23 – 160 cành) hoặc cấp III. Mỗi ngọn có một cụm hoa hình bông dài với tổng số bông từ 35 – 560. Bông ngọn dài nhất 6,81 ± 1,70 cm, bông cành c ấp I dài 4,83 ± 1,42 cm. Lá mọc đối, phiến hình mũi mác, mép lá khía răng c ưa không đ ều t ừ 8 - 16 răng. Phiến lá dài 6,03 ± 1,57 cm, rộng 1,85 ± 0,35 cm, cu ống lá dài 10 mm, m ặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt (Hình 3). Hình 3. Miêu tả chi tiết cây bạc hà dại Cây bạc hà Rễ bạc hà Mặt dưới lá Mặt trên của lá Hoa thuộc loại cụm hỗn hợp, xếp thành 3 hoa/cụm, khi n ở tạo thành hàng d ọc, khi hàng đầu tiên tắt thì hàng tiếp theo nở. Đặc tính này tạo c ảm giác hoa n ở lâu và khả năng cung cấp mật phấn tốt cho ong mật. Hoa (kinh giới dại bông tròn) l ưỡng tính theo công thức K5C5A4G2 (5 đài, 5 tràng, 5 thùy, 4 vòi nhị 2 cao và 2 th ấp, nhị hình hạt đ ậu). Vòi nhụy sẻ thành 2 đầu. Mỗi một cụm hoa dài là 52,79 ± 4,11 mm và số l ượng 593,63 ± 66,71 hoa/bông phức, và 19 – 1209 hoa/bông đơn). Mỗi nhị chứa 369,38 – 1927,50 hạt phấn và 1.477,09 – 7.709,57 hạt phấn/hoa (Hình 4). Hình 4. Hoa và phấn hoa bạc hà dại Hoa bạc hà Một hoa đơn trong Chiều dài của bông Hình dáng hạt phấn cụm hoa phức (100x) Hình 5. Các giống bạc hà tại vùng nghiên cứu Bạc hà mọc tự nhiên, tự nảy mầm từ tháng 7 và 8, ra hoa vào tháng 11, 12 và chết lụi vào tháng 12 - 1.Tại Cao nguyên đá Đồng Văn, có 2 loại bạc hà khác nhau: loại hoa hình đuôi cáo và hoa bàn chải (Hình 5). Giống hoa hình đuôi Giống hoa hình bàn cáo chải 5
  6. 3.3. Kỹ thuật nuôi ong, khai thác mật Quy trình kỹ thuật nuôi, khai thác và bảo quản mật ong bạc hà “Mèo Vạc” được kết hợp giữa các kỹ thuật bản địa và quy trình nuôi ong m ật nói chung. Bài báo này ch ỉ nh ấn mạnh những kỹ thuật đặc biệt để duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm, bao gồm: - Không bổ sung thức ăn bằng đường kết tinh trong thời kỳ khai thác (m ật có màu đ ỏ và hàm lượng Sacoraza vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/100g ). Nếu nguồn hoa bạc hà khan hiếm, có thể sử dụng chính mật ong bạc hà để bổ sung thức ăn cho ong. - Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong phòng chống bệnh cho ong. N ếu ong bị bệnh, cần loại bỏ đàn hoặc cầu bị nhiễm bệnh ra khỏi đàn. - Chỉ tiến hành khai thác mật khi 90% cầu mật vít n ắp đ ể đảm hàm lượng H2O < 21%. - Khi khai thác mật, sử dụng phương pháp quay và lọc mật bằng lưới 3 lớp đ ể lo ại bỏ tạp chất và ấu trùng chết lên mem làm mật chua. - Không pha trộn các loại mật ong khác với mật ong bạc hà vì sẽ làm thay đổi màu sắc của mật. - Chỉ sử dụng giống ong nội địa để nuôi vì nếu dùng ong ngoại sẽ cần thêm thức ăn bổ sung là đường, làm cho hàm lượng Sacoraza vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/100g. 4. Các yếu tố địa lý ảnh hưởng đến sự phân bố của cây nguồn mật bạc hà 4.1. Sự phân bố của cây bạc hà tại cao nguyên Đồng Văn Về mặt lý thuyết, ong mật có thể bay đi kiếm thức ăn cách tổ xa nh ất 200 km. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả nuôi, người ta thường chọn vị trí đặt đàn ong gần cây ngu ồn mật nhất nếu có thể. Vị vậy, sự phân bố và phát triển của cây bạc hà sẽ quyết đ ịnh đ ến sản lượng và chất lượng mật. Mức độ cung cấp mật từ các cây nguồn mật được tổng hợp trong bảng 5, sự phân bố của cây bạc hà được thể hiện trong bản đồ 1 Bảng 5. Sự phân bố của một số cây nguồn mật tại Cao nguyên đá Đồng Văn Cây nguồn mật Bạc Hà Đơn buôt́ Hoa ngũ sắc Khać Thời gian sinh trưởng 7-1 Cả năm Cả năm 8 - 12 Thời gian ra hoa 10 - 12 Cả năm 10 - 12 10 - 12 Địa điểm Cả vùng Cả vùng Yên Minh, Đồng Đồng Văn Văn Mật độ cho mật ++++ ++++ + + Nguồn : Phạm Hồng Thái (2010) Ghi chú: Mức độ nhiều : ++++, khá : +++, trung bình : ++ và ít : + Bản đồ 1. Sự phân bố của cây bạc hà tại Cao nguyên đá Đồng Văn 6
  7. . 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của cây bạc hà 4.2.1. Địa hình Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là “Công viên Địa chất toàn cầu”. Địa hình có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc r ất lớn, b ị chia c ắt mạnh bởi các dãy núi đá, thung lũng, sông suối… Cây bạc hà đ ược phân b ố hoàn toàn t ự nhiên tại những vùng có độ cao tuyệt đối từ 1000 -1500 m và không xuất hiện ở những khu vực nằm ngoài độ cao này (Bản đồ 2). Chính độ cao và địa hình này đã t ạo ra s ự khác bi ệt về tiểu vùng khí hậu, đặc điểm hình thành đất và ảnh hưởng đến đi ều kiện sinh tr ưởng của cây nguồn mật bạc hà Địa hình khu vực nghiên cứu Bản đồ 2. Sự phân bố cây bạc hà theo độ cao 4.2.2. Nông hóa, thổ nhưỡng Tại Cao nguyên Đồng Văn, bạc hà chỉ phân bố ở những nơi nhất định. Các mẫu đất trong vùng đều thuộc nhóm thịt nặng, có các chỉ tiêu dinh d ưỡng thấp, đ ặc bi ệt là đ ất có cây bạc hà sinh trưởng: pHKCl 4,61 – 5,54; K2ODT 4,52 – 11,32 mg/100g đất; P2O5 DT 5,42 - 14,26 mg/100g đất và NTP 2,51 - 11,62 mg/100g đất. Không có sự khać nhau có ý nghiã về các chỉ tiêu nông hóa qua xử lý thống kê (ANOVA, p = 95%): N TP, P2O5DT, K2ODT giữa các mẫu đất. Vì vậy, chưa đủ cơ sở để kết luận các yếu tố nông hóa có ảnh h ưởng đ ến s ự phân bố của cây bạc hà. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất rõ về phẫu diện gi ữa đất có cây bạc hà và phẫu diện đất không có cây bạc hà mọc (Bảng 6) 7
  8. Bảng 6: So sánh các phẫu diện đất đặc trưng Đất không có cây bạc hà mọc Đất có cây bạc hà mọc và sinh trưởng - Núi đất - Núi đá - Đất chặt cứng - Đất rời rạc, tơi xốp - Tầng A và tầng AB - Tầng A và tầng AB lẫn không lẫn đá nhiều đá, sỏi, cuội - Tích tụ chất hữu cơ - Không có tích tụ hữu cơ tầng AB - Tầng B lẫn đá vôi tảng - Tầng B lẫn ít đá, cuội to nhỏ - Tầng mặt thoát nước rất - Tầng mặt thoát nước tốt kém - Hàm lượng sét tăng theo - Hàm lượng sét không chiều sâu thay đổi theo chiều sâu - Càng suống sâu độ ẩm - Đất khô tăng Như vậy, cây bạc hà sinh trưởng trên loại đất núi đá, tầng mặt có k ết c ấu t ơi x ốp và thoát nước tốt, đất nghèo chất hữu cơ và ẩm. Điều này hoàn toàn phù h ợp v ới đ ặc đi ểm sinh vật học của cây - một loại thân thảo có bộ rễ trùm và yếu, không có kh ả năng m ọc sâu trong lòng đất, cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. 4.2.3. Khí hậu Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc khu vực thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Bạc hà là cây ưa ẩm nên chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của lượng mưa, đặc bi ệt lượng m ưa từ tháng 5 đến tháng 10. So sánh giữa khu vực có cây bạc hà và không có cây bạc hà cho thấy: i) Cây bạc hà mọc và phát triển tại vành đai mưa từ 1.200 -1.600 mm; ii) Nếu vành đai mưa < 1.200 mm hoặc > 1.600 mm không có hoặc có rất ít cây bạc hà m ọc (độ ẩm quá thấp hoặc quá cao). Bản đồ 3. Mưa và phân bố của cây bạ hà 5. Xác định khu vực địa lý mang chỉ dẫn mật ong bạc hà “Mèo Vạc” Để xác định khu vực địa lý mang CDĐL “Mèo Vạc” , đề tài đã xây dựng 3 bản đồ chuyên đề về chất lượng của sản phẩm: i) Chất lượng danh tiếng; ii) Chất lượng cảm quan; và iii) Chất lượng lý hóa. Khu vực địa lý được xác định bằng cách chồng ghép 3 bản đồ trên và kết quả được thể hiện ở bản đồ 4. Bản đồ 4. Khu vực mang CDĐL “Mèo Vạc” - Vùng Chỉ dẫn địa lý là khu vực có chất lượng đặc thù của mật ong đã được xây dựng. - Vùng bảo hộ nhưng cần lưu ý là vùng mà hầu hết các chỉ tiêu cảm quan và lý hóa đáp ứng với bản tiêu chuẩn chất lượng đã được xây dựng. Tuy nhiên, có những mẫu mật mà hàm lượng Tetracyline, chất không tan, đ ường Sacoraza 8
  9. vượt ngưỡng cho phép. Cần có các biện pháp quản lý nếu những hộ này muốn tham gia sử dụng “Chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc” bằng việc thực hiện đúng quy trình k ỹ thu ật đã đ ược xây dựng. Khu vực bảo hộ có tọa độ từ 20056’15’’- 23022’00’’ N và 104058’14’’- 105033’19’’ E, có tổng diện tích 163.468 ha thuộc địa phận 4 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang, trong đó: - Huyện Mèo Vạc, bao gồm các xã: Tả Lủng, Sủng Trà, Sủng Máng, Lũng Chinh, Lũng Pù, Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, TT Mèo Vạc, P ả Vi, Th ượng Phùng, P ải L ủng, Xín Cái, Sơn Vỹ. - Huyện Đồng Văn, bao gồm các xã: Lũng Cú, Má Lé, Lũng Táo, Đồng Văn, Sà Phìn, Sủng Là, Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo, Lũng Thầu, Vần Chải, Thài Phìn Tủng, Tả Phìn, Tả Lủng, Sinh Lủng, Sảng Tủng, Lũng Phìn, Hồ Quáng Phìn, Sủng Trái - Huyện Yên Minh, bao gồm các xã: Hữu Vinh, Sủng Thài, Đ ường Th ượng, S ủng Tráng, Lao Và Chải, Thắng Mố. - Huyện Quản Bạ, bao gồm các xã: Tùng Vài, Thanh Vân, Tam Sơn, Cán Tỷ, Quyết Tiến, Đông Hà, Thái An, Lùng Tám, Quản Bạ IV. KẾT LUẬN Mật ong bạc hà “Mèo Vạc” là một đặc sản của Cao nguyên đá Đồng Văn, có danh tiếng và chất lượng đặc thù, thuộc dạng quý hiếm ở Vi ệt Nam và trên th ế gi ới v ới công dụng thực phẩm và y dược đem lại cho người tiêu dùng. Chất lượng đặc thù của mật ong bạc hà “Mèo Vạc” gắn liền với cây nguồn m ật bạc hà dại chỉ phân bố duy nhất tại Cao nguyên đá Đồng Văn, được khai thác m ật t ừ tháng 10 – tháng 12, kỹ thuật nuôi ong truyền thống gần như trong môi trường tự nhiên và điều kiện khí hậu khô hạn, địa hình núi đá cao. Chất lượng đặc thù nhất của sản phẩm gồm: Màu vàng chanh, có mùi đ ặc tr ưng c ủa hoa bạc hà, vị ngọt mát không khé, nhiều chỉ tiêu hóa học đạt vượt tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế. Việc xây dựng CDĐL cho sản phẩm được dựa trên các cơ sở khoa h ọc v ề m ối tương quan giữa chất lượng sản phẩm – điều kiện tự nhiên – kỹ thuật nuôi ong bản địa. Bộ tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm được xây dựng (cảm quan, lý hóa) là cơ sở để nhận dạng sản phẩm trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh và giải quyết các tranh chấp thương mại. Đối với những người nuôi ong mà mật có m ột số chỉ tiêu lý hóa chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế (H20 > 21%, Sacoraza > 5mg/100g mật, chất không tan > 0,1g/100g mật) hoàn toàn có thể cải thiện được nếu thực hiện đúng như quy trình kỹ thuật đã được đề tài chuẩn hóa. Việc sử dụng thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho ong c ần nghiên c ứu áp d ụng hợp lý hoặc có thể sử dụng các biện pháp truyền thống để hướng tới một sản phẩm hoàn toàn “hữu cơ”. Đề tài đã hoàn thành bộ hồ sơ đăng bạ CDĐL cho sản phẩm, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng CDĐL cho mật ong bạc hà Mèo Vạc theo đúng n ội dung, tiến độ và kinh phí được phê duyệt. SCIENTIFIC BASIS OF GEOGRAPHICAL INDICATIONS CONSTRUCTION FOR MINT BEE’S HONEY “MEO VAC” – HA GIANG Bui Kim Dong, Hoang Huu Noi, Le Truong Giang1 ABSTRACT "Meo Vac" mint beehoney is a valuable and rare product not only in Vietnam but also in the Word. The special quality are found: lemon yellow coulor, liquid or crystalline existence, distincted aroma of mint flowers, light-sweet taste. The physical and chemical quality are equal or higher than the international honey standard: H2O ≤ 21%, fructose < 65 g/100g, glucose
  10. from July to August, flowers from October to December and dies in late December to January in next year. Peppemint grows well in wet and not waterlogged conditions. Living enviroment of peppermint involved rocky moutain soid, highly from 1000 to 1500 m and no rain during the growing season. The protected area of geographical indications "Meo Vac mint honey” is 163.468 ha, which includes some communes of 4 districts (Meo Vac, Dong Van, Yen Minh and Quan Ba) in Ha Giang province. Keywords: Geographical Indications, honey, mint, Meo Vac. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quốc hội nước CHXHCN Việt nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ. Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999. Kỹ thuật nuôi ong nội địa APIS CERANA ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 306 trang. Phạm Hồng Thái, 2008. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội Apis cerana Fabricius phân bố ở Việt Nam và đ ề xu ất hướng sử dụng nguồn gen trên vào công tác chọn tạo giống ong mật của nước ta . Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học (tái bản năm 2006). Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996. Đất Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 171 trang. Casabianca et Valceschini, 1997. La construction de la qualité ; Rapport final d’AIP - INRA – SAD, 344 p. Sauvageot, 1994. Les sciences de l’aliment et le concept de typicité ou le chercheur en sciences de la nature a-t-il quelque chose à déclarer sur la typicité d’un produit alimentaire ? Sciences des aliments 14, pp. 557-571. BARBIER M, 1968. Biochimie de l'abeille. Biologie et physiologie générale in traité de biologie de l'abeille. Tome 2. Ed Masson et Cie. 536p. BECKER M et SCHWEITZER P, 2000. Fermentation des miels. Intérêt du dosage du glycérol. CETAM Lorraine. Revue l'abeille de France .N° 856 .04p. BIRI M, 1976. L'élevage moderne des abeilles. Ed vecchi S.A paris. 321p. BOGDANOV S, 1999. Stockage - cristallisation et liquéfaction du mile. Centre suisse de recherche apicole. 5p. BOGDANOV S, LULLMANN C, MARTIN P, 1999. Qualité du miel et norme international relative au miel. Rapport de la commission international du miel. Abeille Cie N° 71-4. 12 p. CERVANTES R, GONZALEZ S.A, SAURI, 2000. Les effets du traitement thermique sur la qualité du miel pendant l'entreposage. Ed APIACTA. 35(4). P 162-170. CETAM LORRAINE, 2002. Les contrôles de qualité du miel. Laboratoire d'analyse et d'écologie apicole. Avec autorisation d'abeille de France N° 882. 05 p. COUGNET P, 2007. Guide nature et apiculture. Contrôler le facteur "humidité dans la miellerie " revue abeille et Cie. N° 117. p 18. DONADIEU Y, 1999. Gelée royale: thérapeutique naturelles. 7éme Ed Maloine S.A. Paris. 30 p. HUCHET E, COUSTEL J, GUINOT L, 1996. Les constituants chimiques du miel. Méthode d'analyse chimique. Département de science et l'aliment. Ecole Nationale Supérieure des Industries Agricoles et Alimentaire. France. 16 p. LAGACHERI M et CABBANES B, 2001. Les plantations mellifères. Revue l'abeille de France. N° 635. LOUVEAUX, 1968. Composition propriété et technologie du miel. Les produits de la ruche in traité de biologie de l'abeille. Tome 03.Ed Masson et Cie. 389 p. MARCEAU J, NOREAU J et HOULE E, 1994. Les HMF et la qualité du miel. Volume 15 numéros 2. Fédération des Apiculteurs du Québec. Service de zootechnie, MAPAQ. 04 p. MAURIZIO, 1968. La formation du miel. Les produits de la ruche in traité de biologie de l'abeille. Tome 03. Ed Masson et cie. 389 p. 10
  11. POLUS P, 2007. Récolte et conditionnement du miel. Revue l'abeille de France N°937. Laboratoire d'analyse et d'écologie apicole. 13 p. PREDRIX J.L, 2003. Critères de qualités du miel. Bulletin de liaison N°41. SCHWEITZER P, 2001. La couleur du miel. Revue l'abeille de France N°872. Laboratoire d'analyse et d'écologie apicole. 08 p. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2