Cơ sở khoa học và thực tiễn ứng dụng sinh học trong chăn nuôi gia cầm: Phần 2
lượt xem 5
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Chăn nuôi gia cầm sinh học" cung cấp cho người đọc các nội dung: Xây dựng khẩu phần cho gia cầm sinh học, chọn giống trong chăn nuôi gia cầm sinh học, chọn giống trong chăn nuôi gia cầm sinh học, quản lý hệ thống chăn nuôi gia cầm sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ sở khoa học và thực tiễn ứng dụng sinh học trong chăn nuôi gia cầm: Phần 2
- Chương 5 XÂY DựNG KHẨU PHẦN CHO GIA CẦM SINH HỌC Khác với chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi gia cẩm sinh học khuyến khích phát triển mô hình khép kín, công tác sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn được trồng và chế biến ngay tại trang trại hoặc tại địa phương. Chính vi vậy, một số hiểu biết và kỹ năng rất cần thiết đối với người chăn nuôi gia cầm sinh hpc đó là: Biết lụa chọn nguyên liệu phù hợp, biết cách xây dựng khẩu phần ăn bằng các nguyên liệu đã chọn, nắm được một số cách phối trộn, chế biến thức ăn theo phương pháp thủ công... Nội dung cơ bản của chương này là đề cập đến cách xây dựng khẩu phần ăn trên cơ sở nhu cầu tối thiểu của tùng loại gia cầm được chăn nuôi theo phương pháp sinh học. Để xây dụng khẩu phần ăn có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loài, giống và giai đoạn, tương tạ như các phương thức chăn nuôi khác, chăn nuôi gia cầm sinh học cũng chia giai đoạn để sản xuất thức ăn như sau: Gà đẻ Gà thịt Gà tây thịt Vịt/ngỗng Chim cút Đà điểu trứng GĐ sinh GĐ gà con GĐ gà con GĐ vịt, ngỗng GĐ chim GĐ đà điểu trưởng con cút con con GĐ hậu bị GĐ sinh GĐ sinh GĐ sinh GĐ sinh GĐ sinh trưởng trưởng trường trường trường GĐđẻ GĐkết GĐkết GĐkết trứng thúc thúc thúc Mục tiêu quan trọng nhất của chăn nuôi gia cầm sinh học là tạo ra môi trường bền vững, do đó để có thể kiểm soát chặt chẽ, người chăn nuôi sinh học 216
- mong muốn tự cung cấp hầu hết hoặc tất cả đầu vào theo yêu cầu, bao gồm cả thức ăn. Tuy nhiên, điều đó là không thể thực hiện được, đặc biệt là chăn nuôi hộ gia đình và những trang trại nhỏ. Ngay cả những trạng trại có diện tích lớn cũng chỉ có thể sản xuất được một số loại thức ăn theo yêu cầu nhưng lại không đủ các thiết bị trộn thức ăn cần thiết để cung cấp đủ số lượng khẩu phần. Chỉ có các ữang trại vừa có diện tích đủ để trồng nhiều loại cày trồng khác nhau vừa được đầu tư lớn mới có thể tự sản xuất thức ăn tại chỗ. Một mô hình hiện nay đã được triển khai tại một số địa phương nước ta đó là sự hợp tác giữa trang trại chăn nuôi với một nhà máy sản xuất thức ăn. Toàn bộ nguyên liệu và công thức thức ăn đều do trang trại cung cấp, nhà máy chỉ sản xuất thức án dựa trên các yêu cầu mà trang trại đặt ra. Để giúp người chăn nuôi gia cầm sinh học giải quyết bài toán thức ăn, chúng tôi nêu ra các tình huống cụ thể một số loại hình trang trại để người nuôi lưu ý và áp dụng dưới đây. 5.1. Những trang trại không tự sản xuất thức ăn Đây là những trang trại hoàn toàn dựa vào việc mua thức ăn. Thức ăn nên mua ở những nhà máy có uy tín, các chủ trang trại có thể cung cấp cho nhà sản xuất thức ăn những thông tin trong cuốn sách này để họ sản xuất những loại thức ăn theo yêu cầu. Thức ăn mua trên thị trường có thể được sản xuất dựa trên công thức của nhà sản xuất, cùa khách hàng hoặc của các chuyên gia. Đa số các nhà máy sản xuất thức ãn đều cố gắng đáp ứng mong muốn của khách hàng và thậm chí có thể sản xuất thức ăn dựa trên công thức do khách hàng yêu cầu. Thức ăn nên mua thường xuyên, không nên dụ trữ tại kho của trang trại trong thời gian dài. Một trong những thuận lợi của việc mua thức ăn hoàn chỉnh đó là những thông tin bổ ích trên nhãn hiệu, bao gồm cả những thành phần của thức ăn hỗn hợp (một vài nước cung cấp đầy thủ thông tin về công thức phối trộn) và bảng phân tích dinh dưỡng được xác nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền. Trên thế giới, những thông tin dưới đây bắt buộc nhà sản xuất thức ăn phải công bố trên bao bì nếu muốn lưu thông trên thị trường (thức ăn hoàn chỉnh và các chất bổ sung): 217
- (1). Khối lượng hàng hóa (2). Tên sàn phẩm và tên nhãn hàng hóa (3). Bảng phân tích thành phần dinh duỡng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (protein thô, lysine, mỡ thô, xơ thô, canxi, photpho, muối, selen và kẽm). Một bảng chuyển đổi từ xơ thô sang xơ dạng không hòa tan trong môi truờng trung tính. (4). Dùng tên thông thường cho mỗi thành phần sử dụng trong nhà máy sản xuất thức ăn. Trong một vài truờng hợp pháp luật cho phép sử dụng thuật ngữ chung cho một nhóm thành phần mà chúng có chức năng tương tự, kèm theo báo cáo danh mục các nguyên liệu được sử dụng. Quy định này chua có sự thống nhất giữa các nước. Nhìn chung các nước Châu Âu thường có yêu cầu khắt khe hơn so với các nước Bắc Mỹ và các vùng khác. (5). Tên, địa chỉ liên hệ của nhà máy hoặc người có trách nhiệm phân phối thức ăn. (6). Hướng dẫn sử dụng (7). Bảng cảnh báo về mức độ an toàn và tác dụng của thúc ăn. Nhãn hiệu thương mại của thức ãn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho người chăn nuôi gia cầm sinh học. Tại Việt Nam, tất cả các loại thức ăn sản xuất công nghiệp trên bao bì bắt buộc phải ghi rõ hàm lượng năng lượng trao đổi nhưng đa số các nước trên thế giới yêu cầu này là không bắt buộc, chính vì vậy người chăn nuôi không thể tính được năng lượng trao đổi của thức ăn nếu không có chỉ dẫn về hàm lượng các loại nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu cung cấp năng lượng. Hiện nay, người ta khuyến khích không đưa thông tin về lysine lên nhãn sản phẩm. Theo nguyên tắc của một số nước, khi bỏ một số thông tìn trên nhãn sản phẩm cần phải chứng minh bằng các kết quả được phân tích trong phòng thí nghiệm và đuợc sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Quy định này được một số nước Châu Âu chấp nhận, tuy nhiên Canada và Mỹ vẫn chưa đồng ý áp dụng cho việc sản xuất thức ăn thương mại. 218
- Những trang trại phải mua thức ăn hoàn chinh từ một nhà máy sản xuất thức ăn sẽ tránh được việc tự phối trộn thức ăn, tuy nhiên họ sẽ phải chấp nhận chương trình quản lý chất lượng khá chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền. 5.2. Những trang trại sử dụng ngũ cấc sẵn có Những trang trại tự sản xuất đủ ngũ cốc nhưng thiếu loại ngũ cốc cung cấp protein có thể mua thức ăn đậm đặc giàu protein từ bên ngoài để bù đắp phần thiếu hụt. Bảng 5.1 là một công thức thức ăn đậm đặc mẫu được thiết kế sử dụng cho gà mái đẻ. Khi mua loại thức ăn này cần có bảng hướng dẫn phối trộn. Ở Bắc Mỹ, yêu cầu thông tin được ghi trên nhãn thức ăn đậm đặc kể cả những thành phần phụ tương tự thức ăn hỗn hợp hoàn chinh. Ngoài việc mua thức ăn đậm đặc, các trang trại có thể mua các chất bổ sung dưới dạng đơn lẻ hoặc hỗn hợp. Lưu ý rằng một số hợp chất có thể sử dụng cho nhiều loại gia cầm nhung ngược lại có những hợp chất sử dụng cho một loại gia cầm. Chi nên mua các chất bổ sung tại các cơ sở có địa chi rõ ràng, có ghi đầy đủ thành phần các chất trên nhãn bao bì sản phẩm. Ngoài ra, các trang trại cũng cần lưu ý bất cứ chất bổ sung nào được mua cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn sinh học. Bảng 5.1: Thành phần thức ăn đậm đặc cho gà đẽ (Nguồn Blair và es, 1973) Nguyên liêu g/kg (90% vật chất khô) Bột cá 170 Bộ đậu tương 350 Bột cỏ 177 Bột đá 230 Dicalcium phosphate 47 Muối (NaCl) 6 Premix khoáng vi lượng 10 Premix vitamin 10 219
- Một trong những lợi ích của việc sử dụng chất bổ sung là dễ dàng trong việc phối hợp thức ăn dựa trên nguyên tắc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt (không xay nghiền). Điều này tránh được việc trang trại phải mua thiết bị phối trộn thức ăn. 5.3. Trang trại tự sản suất ngũ cốc và nguồn protein Để kiểm soát toàn bộ quá trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn sinh học, nhiều chủ trang trại muốn tự phối trộn thức ăn tại chỗ, vì vậy họ cần trang bị hệ thống phối trộn thức ăn đơn giản (hình 5.1). Đe phối trộn thức ăn, phải có công thức phối trộn. Rất khó có thể đưa ra một công thức mẫu vì liên quan đến việc trang trại có một hoặc nhiều loại thúc ăn có thể cung cấp protein để phối trộn với các loại ngũ cốc phù hợp. Trong trường họp này, nếu cần thiết chì cần mua thêm 1 loại premix, thí dụ sẽ được giới thiệu ở phần sau của chương này. Mục 5.4 dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành phối ừộn thức ãn tại các trang trại muốn sản xuất thức ăn tại chỗ. 5.4. Các bước tiến hành sản xuất thức ăn trong trang trại Sản xuất thức ăn là quá trình thay đổi các thành phần thức ăn tạo nên khẩu phần cân bằng phù hợp với nhu cầu của tùng loại gia cầm. Quá trình đó được thực hiện bởi thiết bị chuyên dùng nhằm phối hợp các loại thức ăn theo tỷ lệ phù hợp để sản xuất ra thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thông thường thức ăn sau khi được phối trộn sẽ được đóng dạng viên hoặc ở dạng bột (cám) khi dùng cho gia cầm. 5.4.1. Công thức phối trộn thức ăn cho gà Đa số các nhà sản xuất thức ăn đều sứ đụng công thức đã được các nhà khoa học công bố. Đối với chăn nuôi sinh học thi điều này khó thực hiện vì đây là lĩnh vực mới, có ầ rất ít các công thức thức ăn được \ công bố rộng rãi. Tuy nhiên, để I1 giúp người chăn nuôi tự sản xuất thức ăn, chúng tôi giới thiệu một vài công thức được áp dụng tại các nước dưới đây Hình 5.1: Máy phối trộn thức ăn loại 220
- 5.4.1.1. Gà mái đẻ Lampkin (2011) đã giới thiệu một công thức thức ăn điển hình cho đàn gà đẻ giai đoạn sinh trưởng từ 8-10 tuần tuổi và cho gà đến 10 ngày trước khi đẻ. Trong 40 tuần đẻ đầu tiên cần cho ăn với lượng protein cao (180g CP/kg), giai đoạn tiếp theo lượng protein thấp hơn (160g CP/kg). Ví dụ ờ bảng sau đây đuợc thiết kế dựa trên tiêu chuẩn của UKROFS (Anh) và Châu Âu với khẩu phần có và không bồ sung axit amin (bảng 5.2 và 5.3). Bảng 5.2: Tỷ lệ phối trộn thức ăn cho gà hậu bị nuôi sinh học tại Anh và Châu Âu (Nguồn Lampkin, 2011) Thành phần (g/kg) Giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn hậu bị EU có EU không EU không UKPROFS UKPROFS axitamin axitamin axitamin Ngũ cốc 400 373 228 282 299 Bột mì 100 100 100 300 300 Bã rượu, bia - 4 - 126 5 Đậu/đậu Hà Lan 150 150 106 18 101 Đậu tương 178 167 317 - - Hạt có dầu - 50 124 100 100 Cỏ khô/cỏ linh lăng 50 50 50 100 100 Bột cá 15 - - - - Dầu thực vật 3 1 - 30 28 Men bia 39 36 18 3 15 Nguồn canxi, phốt 30 33 27 16 19 pho Muối 29 30 28 23 31 Premix 3 3 3 2 2 khóang/vitamin 221
- Thành phẩn (g/kg) Giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn hậu bị Lysine/Methionine 2 3 - - - Giá trị dinh dưỡng (gfcg) CP 211 201 250 176 150 ME (MJ/kg) 11.5 11.5 11.5 11 11 Lysine 13 13 16 7 8 Methionine 6 6 5 3 3 Axit linoleic 17 18 22 29 29 Canxi 12 12 12 8 8 Phốt pho dễ tiêu 5 5 5 5 5 Công thức này nhấn mạnh một điềm quan trọng là nếu loại trừ các axit amin tinh khiết ra khỏi khẩu phần sinh học thi phải bổ sung một lượng lớn protein trong khẩu phần (thí dụ trong khẩu phần sinh trưởng bổ sung 250g/kg CP thay thế cho 201 hoặc 21 lg khi dùng axit amin tinh khiết). Việc thay thế này sẽ ảnh hưởng đến giá thành thức ăn, mặt khác việc sử dụng quá nhiều protein sẽ dẫn đến tăng thải nitơ (N) ở trong phân và làm tăng ô nhiễm môi trường. Bảng 5.3: Tỷ lệ và giá trị dinh dưỡng cho gà đẻ chăn nuôi sinh học tại Anh và Châu Âu (Nguồn Lampkin, 2011) Nguyên liệu (g/kg) UKROFS EU cỏ axit amin EU không aritamin Ngũ cốc 202 303 237 Bột mì 300 297 300 Bã rượu, bia 63 6 - Đậu/đậu Hà Lan 148 150 150 Đậu tương - - 63 Cỏ khô/cỏ linh lăng 50 50 50 222
- Nguyên liệu (g/kg) UKROFS EU có axit arnin EU không axh amin Dầu thực vật 77 34 36 Men bia 36 50 45 Nguồn canxi, phốt pho 92 82 87 Muối 29 25 29 Premix khoáng/vitamin 3 2 2 Lysine/Methionine 1 1 - Giá trị dinh dirỡng (g/kg) CP 160 160 170 ME (MJ/kg) 11 11 11 Lysine 8 8 10 Methionine 3 3 3 Axit linoleic 49 27 31 Canxi (Ca) 35 35 35 Phôtphodễtìêu 5 5 5 Tác giả Bennett (2006) đã công bố khẩu phần sinh học cho những trang trại nhỏ, có hoặc không bổ sung axit amin tình khiết (Bảng 5.4), ví dụ này rất hữu ích cho người chăn nuôi lựa chọn công thức phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chăn nuôi sinh học tại địa phương, đặc biệt phù hợp với các trang trại tự túc được ngũ cốc và các nguyên liệu thức ăn giàu protein. Tác giả cho biết khẩu phần không bổ sung methionine sẽ cho năng suất trứng thấp hơn và trứng nhỏ nhơn, gà dễ bị stress và mổ cắn lẫn nhau. Khẩu phần với 160g CP/kg được khuyến cáo sử dụng cho đàn gà bắt đầu đẻ đến khi tỷ lệ đẻ đạt 85%, và sau đó sử dụng khẩu phần 140 g CP/kg. 5.4.1.2. Gà thụ Tác giả Lewis và cs, (1997) đề xuất công thức thức ăn cho gà broiler Label Rouge (bảng 5.5). Mặc dù khẩu phần không áp dụng cho chăn nuôi sinh học, nhưng rất dễ để điều chỉnh phù hợp với yêu cầu chất lượng thức ăn sinh 223
- học. Theo Lampkin (2011) đã giói thiệu chương trình thức ăn tiêu biểu cho gà thịt tại Anh khẩu phần này giảm mức protein và axit amin nên khả năng sinh tmởng chậm hơn so với sản xuất công nghiệp (bảng 5.6). Bennett (2006) đã đua ra khẩu phần sinh học có và không bổ sung axit amin tinh khiết được thiết kế cho gà thịt ờ các trang trại nhỏ (bảng 5.7). Khẩu phần có hàm lượng protein thấp hơn so với khẩu phần sản xuất công nghiệp. Tác giả cũng cho biết khẩu phần không cung cấp methionine tình khiết sẽ mất cân đối axit amin và kết quả làm cho khả năng sinh truởng chậm hơn và bộ lông thưa hơn đến khi gà đạt 6-8 tuần tuổi. Chuơng trình chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn gà con; Giai đoạn khởi động đến 4 tuần tuổi; Giai đoạn 2 tuần sinh truởng tiếp theo (sử dụng hỗn hợp thức ăn 50% khẩu phần cho gà sinh truờng và 50% cho giai đoạn kết thúc) và giai đoạn cuối cùng (sử dụng khẩu phần cho giai đoạn kết thúc đến khi xuất bán). Tác giả cũng giới thiệu 1 công thức đơn giản cho khẩu phần nuôi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, trong khẩu phần này không bổ sung axit amin. Bảng 5.4: Khẩu phần tham khảo cho gà đè sinh học tại Canada và Châu Âu (Nguồn Bennett, 2006) Khởi động Công thức 1: Công thức 2: Nguyên liệu Đẻ trên 85% đẻ 160g/kg Đậu tương Đậu tinmg và (g/kg) 140g/kg CP CP xay thô đậu Hà Lan Lúa mi 474 561 744 526 Đậu Hả Lan 333 327 - 220 Đậu tương (đã 77 - - 147 chín) Bột đậu tương - - 150 - xay thô Bột đả 92 92 84 83 Dicalcium 14,3 10,8 10,5 11,2 Phosphate DL-Methionine 3,1 2,7 2,6 3,0 224
- Khỏrỉ động Công th ú t 1: Công thức 2: Nguyên liệu Đẻ trên 85% đẻ 160g/kg Đậu tương Đậu tương và (g/kg) 140g/kg CP CP xay thô đậu Hà Lan Muối (NaCl) 1,6 1,5 - - Premix 5,0 5,0 10,0 10,0 khoáng/vitamin Bảng S.S: Thành phần thức ăn cho gà broiler theo tiêu chuẩn Label Rouge (Nguồn Lewis và cs, 1997) Nguyên liệu Giai đoạn Giai đoạn sinh Giai đoạn (g/kg) gà con trưởng kết thúc Ngô 400 400 400 Lúa mì 220 250 300 Bột mì 70 110 120 Đậu tương 280 210 150 nghiền thô Bột đả 3 3 3 Dicalcium 14 14 14 Phosphate Sodium 2,2 2,2 2,2 bicarbonate Muối (NaCl) 2,2 2,1 2,1 DL-Methionine 1 1 - Hỗn hợp 10,5 10,5 10,5 Vitamin Giá trị dinh dưỡng (g/kg) ME (MJ/kg) 12,12 12,16 12,27 CP 202 177,5 155,9 Lysine 10,6 8,8 7,2 225
- Nguyên liệu Giai đoạn Giai đoạn sinh Giai đoan (g/kg) gà con trưởng k ầ thúc Methionine 3,3 2,9 2,6 Xơ thô 31 32 32 Canxi 9 8,9 8,8 Photpho dễ tiêu 4,5 4,4 4,4 Natri 1,6 1,5 1,5 5.4.1.3. Công thức thức ăn cho gà tây Những dòng gà tây lai thường yêu cầu khẩu phần thức ăn có hàm lượng protein rất cao, tuy nhiên các nhà sản xuất sinh học yêu cầu hạn chế protein nhằm kéo dài thời gian đạt khối lượng xuất bán. Tác giả Bennett (2006) giới thiệu khẩu phần ăn hạn chế protein đồng thời không bổ sung axit amin vào khẩu phần (Bảng 5.8). Khẩu phần dùng cho gà con đến 6 tuần tuổi và sau đó cho gà đến 10 tuần tuổi, giai đoạn kết thúc khi gà tây mái đạt khối lượng 9 kg và con trống đạt 12 kg. Tác giả: khuyến cáo nên sử dụng 170 hoặc 150 g CP/kg cho thức ăn giai đoạn kết thúc. Bảng 5.6: Khấu phần ăn tham khảo và dinh dưỡng cho gà thịt chăn thả tự do (Nguồn Lampkin, 2011) Nguyên liệu Gà con Sinh trưởng Kết thúc (g/kg) EU EU EU không không không UKROFS UKROFS UKROFS axit axit axit amin amin amin Ngũ cốc 450 312 250 143 550 614 Bột lúa mì 100 100 300 300 - - Ngô xay thô giàu - - - - - 85,0 glulen Bãbiahtợu 24 - - - 5 - Đậu/đậu Hà Lan 100 100 100 37 100 - 226
- Nguyên liệu Gà con Sinh trirờng Kết thúc (g/kg) Đậu tương 107 238 137 270 153 175 Hạt có dầu - 108 7 98 14 91 Cỏ khô/cỏ linh 50 50 50 50 50 13 lăng Bột cá 64 - 16 - - - Dầu thực vật 32 - 50 28 29 3 Men bia 35 33 33 19 37 50 Nguồn canxi, 13 25 23 23 29 29 photpho Muối (NaCl) 22 31 30 30 27 27 Premix 3 3 2 2 3 4 khoáng/vitamin Lysin/methionin 1 - 2 - 1 - Giá trị dinh dưỡng (g/kg) Protein thô 207 238 189 220 171 205 ME (MJ/kg) 12 12 12 12 12 12 Lysin 13 14 11 14 11 10 Methionin 5 4 5 4 4 3.4 Axit linoleic 29 19 41 37 29 18 Canxi 10 10 10 10 10 10 Photpho dễ tiêu 5 5 5 5 5 5 227
- Bảng 5.7: Khẩu phần cho gà nuôi sinh học để quay ờ Canada (Nguồn Bermett, 2006) Giai đoạn Giai đoạn cuối Giai đoạn gà cuổi Khẩu phần, Nguyên liệu 140 g/kg CP (đậu con 180 g/kg 140 g/kg CP không có axit (g/kg) tương và đậu Hà CP (đậu Hà amin Lan) Lan) Lúa mì 651 760 667 768 Đậu Hà Lan 250 100 293 - Đậu tương, đẵ 146 100 - - chín Bột đậu tương - - - 192 Bột đá 14.1 14.4 14.5 10.8 Dicalcium 18.6 15.9 16 17.1 Phosphase Muối ăn (NaCl) 3 2.9 3.1 2 L-Lysin HCL 0.5 0.9 0.4 - DL-Methionine 1.9 0.5 1 - Premix 5 5 5 10 vitamin/khoang Hỗn hợp 0.5 0.5 0.5 - Enzyme Bảng 5.8: Khẩu phần cho chăn nuôi gà tây sinh học ở Canada (Nguồn Bennett, 2006) Giai đoạn sinh Giai đoạn gà Giai đoạn Giai đoạn Nguyên liệu (g/kg) trưởng con (0-6 tuần) gà giò kết thúc (7-10 tuần) Lúa mì 490 590 752 586 Đậu Hà Lan - 62 - 205 228
- Giai đoạn sinh Giai đoạn gà Giai đoạn Giai đoạn Nguyên liệu (g/kg) trưởng con (0-6 tuần) gà giò kết thúc (7-10 tuần) Đậu tương, đã chín 62 - - - Bột đậu tương 398 310 212 172 Bột đá 14 10.4 9.7 9.8 Dicalcium 24.1 14.9 14.3 14.3 Phosphase Muối ăn (NaCl) 2.9 2.8 2.6 2.9 Premix 10 10 10 10 vitamin/khoáng 5.4.1.4. Công thức thức ăn cho vịt và ngỗng Nhu cầu dinh dưỡng của vịt và ngỗng nuôi sinh học vẫn chưa được xác định một cách chính xác, vì vậy đa số công thức hiện tại đều được suy ra từ nhu cầu dinh dưỡng của gà. Nhìn chung, giá trị ME của các nguyên liệu thức ăn cho vịt tuơng đuơng giá trị GE cho gà trừ nguyên liệu có xơ cho vịt lớn hơn khoảng 5%. Nói chung vịt nuôi thịt (như Bắc Kinh) được chăn với khẩu phần giống khẩu phần của gà hậu bị, tức là từ mới nở đến 2 tuần tuổi khẩu phần có protein thô từ 180-220 g/kg và 2900 kcal/kg ME, những tuần tiếp theo đến khi xuất bán sử dụng khẩu phần với 160g/kg CP và 3000kcal/kg ME. Nhu cầu khoáng cũng tương tự hoặc thấp hơn so với gà hậu bị, yêu cầu vitamin cao hơn so vói gà broiler (đặc biệt là niacin). Tiêu thụ thức ăn thường gấp 2 lần so với gà broiler, vì vậy tiềm năng sinh trưởng cao, khối lượng sống cao hơn khoảng 50% so với gà broiler ờ cùng lứa tuổi. Chân yếu là một vấn đề cần quan tâm trong chân nuôi vịt (có thể liên quan đến tốc độ lớn nhanh) và để khắc phục vấn đề này cần cho ăn khẩu phần đủ cholin và niacin. Tỷ lệ mỡ dưới da cao sẽ làm giảm chất lượng thịt vịt. Đe hạn chế tỷ lệ mỡ cần điều chỉnh tỷ lệ giữa protein và năng lượng để đảm bảo chất luợng thịt xẻ vịt sẽ tương đương thịt xẻ gà broiler và gà tây. Khẩu phần có tỷ lệ protein cao sẽ cho thịt xẻ có độ nạc cao hơn. 229
- Đối vói vịt giống, có thể sử dụng khẩu phần gà giống đé trứng và tăng thêm vitamin, nhưng phải thường xuyên hạn chế thức ăn để điều khiển khối lượng và nâng cao năng suất trứng và chất lượng tình trùng vịt đực. Đối với chăn nuôi sinh học luôn có xu hướng hạn chế thúc ăn so với chăn nuôi công nghiệp để gia cầm phát triển một cách tự nhiên, đạt được khối lượng tối ưu trong một khoảng thời gian nhất định thay vì đạt được khối lượng tối đa trong thòi gian ngắn nhất như chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, đối với nhiều nước trên thế giới việc hạn chế thức ăn cần được nghiên cứu kỹ và có sự kiểm ừa, chấp nhận bởi cơ quan có trách nhiệm. Nguyên liệu sử dụng trong khẩu phần cho vịt tương tụ như sử dụng trong khẩu phần cho gà, ngoại trừ bột hạnh nhân nên tránh sử dụng vi chúng chứa nhiều aílatoxin (một loại mycotoxin). Vịt thường rất mẫn cảm với loại độc tố này, đặc biệt khi sử dụng thức ăn có hàm lượng protein thấp. Ngoài ra, bột calona chỉ được sử dụng với lượng thấp bởi vì vịt mẫn cảm với axit uric và goitrogen hơn gà. Khẩu phần có thể là dạng viên hoặc dạng cám nghiền, dạng viên được khuyến cáo sử dụng để tránh lãng phí và hạn chế thức ăn đóng thành bánh ở mỏ vịt. Neu lựa chọn sử dụng cám dạng khô thỉ phải ưộn với nước và cho ăn nhu một loại thức ãn ướt. Tác giả Scott và Dean, (1999) khuyến cáo thức ăn viên nên có đường kính tối đa 4 X 7,9 mm cho vịt mới nở và cho vịt Bắc Kinh đến 2 tuần tuổi, sau đó dùng thức ăn viên có đuờng kính tối đa 4,8 X 12,7 mm. Bảng 5.9: Khẩu phần có proteỉn thấp cho vịt sinh trưởng (Nguồn Scott và Dean, 1999) Nguyên liệu (g/kg) Giai đoạn vit con GĐ sinh trưởng và kết thúc Ngô 354 478 Thóc 100 - Bột lúa mì 44 156 Cám lúa mì 200 151 Cám gạo 100 100 Bột ngô giàu gluten 16,3 - 230
- Nguyên liệu (g/kg) Giai đoạn vịt con GĐ sinh trưởng và kết thúc Bột hoa hướng dương - 50 Bột cá, cá mòi dầu 85 50 Men bia 91,7 - Bột đả 2,1 5,7 Dicalcium phosphate - 1,8 Muối (NaCl) 1,5 1,4 Hỗn hợp khoáng vi lượng 1,0 1,0 Hỗn hợp vitamin 5,0 5,0 Bảng 5.10: Khẩu phần năng lượng thấp cho vịt đẻ và vịt giống* (Nguồn Scott và Dean, 1999) Nguyên liệu (g/kg) Giai đoạn phát triên Giai đoạn đẻ trứng** Ngô 179 539 Thóc 150 - Bột lúa mì - 61,5 Cám lúa mì 505 100 Cám gạo 100 50 Bột hoa hướng dương 4,7 31,8 Bột cá, cá mòi dầu 47,5 90 Men bia - 50 Bột đá 6,2 60,1 Dicalcium phosphate - 10 Muối (NaCl) 1,6 1,6 Hỗn hợp khoáng vi lượng 1,0 1,0 Hỗn hợp vitamin 5,0 5.0 * Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của gà **Đã điều chình ữánh bột thịt và bột xương 231
- Ngỗng là loại gia cầm có thể ăn cỏ, nhưng chúng chi sử dụng hiệu quả được những thành phần có thể hòa tan. Khẩu phần thức ăn viên cho vịt có thể sử đụng cho ngỗng, đặc biệt ở những trang trại nhỏ. Nếu chăn hoàn toàn khẩu phần đã được chuẩn bị sẵn, ngỗng sẽ giảm ăn cỏ, vi vậy trong chuơng trinh thức ăn thông thường cho ngỗng giai đoạn 3 tuần đầu nên cho chúng ăn tất cả thức ăn chúng muốn trong vòng 15 phút, và 3 - 4 lần/ngày. Tiếp sau đó đến khi xuất bán chương trình cho ăn sẽ giảm 2 lần/ngày. Chương trình này áp dụng cho trang trại có đủ đồng cò có chất lượng tốt. Ngỗng thích ăn cỏ 3 lá, cỏ xanh tự nhiên, cỏ đuôi mèo, cỏ linh lăng và những cỏ dại có lá nhỏ khác. Giai đoạn trước khi xuất bán từ 3-4 tuần nên sử dụng khẩu phần kết thúc của gà tây hoặc gà broiler nếu chúng đã đuợc cho ăn chủ yếu trên đồng cỏ. Phần lớn những người chăn nuôi quy mô nhỏ tại Châu Âu thường sử dụng chương trình cho ăn đơn giản dựa trên thông tin sẵn có từ những năm 1970 để áp dụng cho vịt và ngỗng hơn là những khuyến cáo hiện tại, họ có thể sử dụng khẩu phần đơn lẻ cho giai đoạn bắt đầu, giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn đẻ trứng, như khuyến cáo của Bolton và Blair, (1974) (Bảng 5.11). Bảng 5.11: Công thức thức ăn cho vịt sinh truửng, vịt giống, và vit đẽ ở Anh (Nguồn Bolton và Blair, 1974) Giai đoạn vit con Giai đoạn đẻ Nguyên liệu (g/kg) Và sinh trưởng và làm giống* Lúa mạch 100 - Ngô 100 40 Thóc 302 500 Cám lúa mì 185 147 Bột đậu tương 30 61 Bột cá trích 50 - Bột canola 9 32 Bột ngô giàu gluten 100 100 Bột cỏ - 25 232
- Mỡ (nguồn gốc thực vật) 49 - Men bia 50 20 Bột đá 9 57 Dicalcium phosphate 8 10 Muối (NaCl) 3 3 Hỗn hợp khoáng vi 2,5 2,5 lượng Hỗn hợp vitamin 2,5 2,5 * Lạc, bột thịt, bột xuơng và methionine tinh khiết đã loại ra so với công thúc ban đầu. 5.4.1.5. Gà lôi và chim cảnh Nhu cầu protein cho gà lôi, chim cút và gà Nhật nuôi sinh học tương tự nhu nhu cầu của gà tây vì thế khẩu phần cho gà tây có thể sừ dụng cho những loài này. 5.4.1.6. Loài chim chạy Aganga và cs, (2003) đã đề xuất khẩu phần cho đà điểu sinh trưởng thông qua bảng 5.12 (Khuyến cáo của nhóm tác giả không bao gồm khẩu phần cho đà điểu làm giống). Bảng 5.12: Khẩu phần thức ăn cho đà điều sinh trưởng (Nguồn Aganga vàcs, 2003) Giai đoạn Nguyên liệu (g/kg) 1-3 tuần tuồi 4-13 tuần tuôi 14-40 tuần tuổi Duy trì Bột ngô 600 520 550 550 Bột cá 100 65 16.3 - Dầu thực vật 200 130 32.5 - Bột thịt* - 30 15 10 Cỏ linh lăng 60 260 370 410 Lysine 2.5 1.63 0.41 - 233
- DL-Methionine 2 1.22 0.31 - Premix Vitamin 2.5 1.22 0.41 1 Monocalcium phosphate 13.68 1.7 13.3 17 Bột đá 10.6 - 5 8 Muối ăn (NaCl) 1.5 2 2.2 2.3 * Đối với khẩu phần sinh học có thể dùng nguyên liệu trên để thay thế. 5.4.2. Lập công thức thức ăn Các bước sau đây được áp dụng cho việc lập công thức thức ãn tại các trang trại có nguồn nguyên liệu tự sản xuất nhưng không ổn định: Bước 1: Xác định mức năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác trong khẩu phần dựa trên nhu cầu cho từng loại gia cầm. Bước 2. Xác định thành phần dinh dưỡng của những nguyên liệu sẵn có. Bước 3. Điều chỉnh khẩu phần theo hướng giảm tỷ lệ các loại nguyên liệu có dinh dưỡng thấp, khó bảo quản và không có tính ngon miệng. Buớc 4. Ước tính giá của những nguyên liệu sẵn có (trừ giá của những khẩu phần không quan trọng. 5.4.3. Trộn thức ăn hoàn chỉnh Buớc đầu tiên trong việc chuẩn bị trộn thúc ăn là chuẩn bị danh sách các nguyên liệu sẵn có và thành phần của chúng; Bước tiếp theo là lên công thức trộn phù hợp các nguyên liệu, nhằm tạo hỗn hợp đạt được giá trị mong muốn và đầy đủ dinh dưỡng cho các loại gia cầm; Buớc thứ ba là chuẩn bị đủ số lượng các nguyên liệu theo công thức đã định ở bước 2; Bước cuối cùng là tiến hành pha trộn chúng lại với nhau để tạo khẩu phần hỗn hợp. 5.4.3.1. Chọn nguyên liệu Đê tạo ra thức ăn hỗn hợp có chất lượng cao thi việc lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Trong chăn nuôi sinh học thỉ ngũ cốc là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất cả về chủng loại và tỷ lệ trong khẩu phần. Ngũ côc sử dụng không được đóng bánh, không có nấm mốc, côn trúng, đá và có tỷ lệ hạt vỡ thấp vì hạt vỡ dễ nhiễm nấm mốc hơn là hạt nguyên. Ngũ cốc bảo 234
- quản trong kho chỉ nên chứa tối đa 120-140g nước/kg. Việc phá hoại của các loài gậm nhấm và nấm mốc là hai vấn đề cần quan tâm nhất khi bảo quản ngũ cốc. Loài ngậm nhấm sẽ ăn ngũ cốc và thải chất thải của chúng vào ngữ cốc sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng thu nhận thức ăn và có thể chứa cả samonella. Nấm mốc phát triển khi hạt ngũ cốc có ẩm độ cao sẽ sản sinh ra mycotoxin, đây là loại độc tố rất nguy hiểm đối với gia cầm. Khó khăn nhất trong việc lựa chọn nguyên liệu tại các trang trại sinh học đó là khả năng đáp ứng sẵn có của nguyên liệu. Yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó là chất lượng nguyên liệu và tiếp đó cần nhấn mạnh đến việc lựa chọn, sử dụng công thúc thúc ăn có độ tin cậy cao. Trong thực tế rất khó có thể phân tích thành phần hóa học chi tiết của mỗi mẻ nguyên liệu do vậy phải thừa nhận giá trị dinh dưỡng đã được các tác giả khác công bố (như đã chỉ ra trong các bảng ở chương 4). Để phù hợp với thực tế tại mỗi trang trại, cho phép có sự dao động nhất định thành phần các nguyên liệu, đồng thời chuẩn bị sln các phương rr, , , „ , , , i „ I Hình 5.2: M ột sô loại ngũ côc án thay thế phù hợp. Giá trị dinh dưỡng chính xác cho mỗi khẩu phần rất quan trọng trong việc sản xuất thức ăn tại chỗ, vì thức ăn tự sản xuất phải cung cấp đủ yêu cầu dinh dưỡng cho gia cầm. Trong các công bố về giá trị dinh dưỡng của từng loại ngũ cốc, các tác giả thường đua ra giá trị trung bình của mỗi loại dinh dưỡng nhưng cũng công bố cà mức dao động của số trung bình. Khi áp dụng để lập công thức thức ăn không nên dùng giá trị trung bình mà nên áp dụng mức tối thiểu để đảm bảo thức ăn phối trộn có đủ dinh dưỡng nhu mục tiêu đã định. Ví dụ, các tác giả Patience và Thacker (1989) đã công bố giá trị trung bình protein thô của 26 mẫu lúa mạch là 115 g/kg, khoảng dao động từ 101 - 133 g/kg . Độ lệch tiêu chuẩn liên quan đến các giá trị này là 9,1.Trong 9mẫu ngô cho dữ 235
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cơ sở khoa học của việc sử dụng cây thuốc và hợp chất chiết xuất từ thảo dược
6 p | 268 | 93
-
Mô hình kỹ thuật chăn nuôi vịt - cá - lúa: Phần 1
40 p | 284 | 57
-
Cơ sở khoa học và thực tiễn trong chăn nuôi gia cầm sinh học: Phần 1
219 p | 12 | 6
-
Cơ sở khoa học bước đầu chuyển hóa rừng trồng keo lai cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn ở Đông Nam Bộ
9 p | 59 | 5
-
Cơ sở khoa học và thực tiễn trong chăn nuôi gia cầm sinh học: Phần 2
194 p | 19 | 5
-
Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp: Một số lý luận và thực tiễn
8 p | 53 | 5
-
Cơ sở khoa học áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu DEA trong đánh giá hiệu quả quản lý vận hành hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ
10 p | 21 | 4
-
Giáo trình Sinh hoá học với cơ sở khoa học của công nghệ gen (Giáo trình cao học nông nghiệp): Phần 1
218 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu cơ sở khoa học bước đầu cho việc thả rạn nhân tạo phục hồi nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thái Bình
11 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông
9 p | 15 | 3
-
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nông nghiệp ở Việt Nam
4 p | 11 | 3
-
Cơ sở khoa học định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản
14 p | 15 | 3
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền núi huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
10 p | 4 | 2
-
Tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật họ hồ đào (Juglandaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La
6 p | 11 | 2
-
Tập trung đất nông nghiệp tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn
11 p | 6 | 2
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
7 p | 62 | 1
-
Cơ sở khoa học cho đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với quả na của tỉnh Lạng Sơn
7 p | 5 | 1
-
Cơ sở khoa học và thực tiễn về thu gom, xử lý, sử dụng chất thải rắn chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ cho cây trồng theo hướng nông nghiệp tuần hoàn
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn