intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có thể sống trong sự mâu thuẫn được không?

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi tôi hai mươi tuổi nghĩa là vào cái tuổi tinh thần quá dễ chịu ảnh hưởng ở ngoài, không thể có một phán đoán độc lập được, tôi khổ sở lắm vì không tìm được một chân lí nào tuyệt đối, bất di bất dịch trong số bao nhiêu chân lí tôi được biết. Đọc một cuốn sách chống chiến tranh ư? Tôi thành ngay một thanh niên chuộng hòa bình. Rồi đọc một cuốn khác trình bày sự cần thiết của chiến tranh thì chủ trương hòa bình của tôi lung lay liền. Hoặc sau khi tin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có thể sống trong sự mâu thuẫn được không?

  1. Có thể sống trong sự mâu thuẫn được không? Hồi tôi hai mươi tuổi nghĩa là vào cái tuổi tinh thần quá dễ chịu ảnh hưởng ở ngoài, không thể có một phán đoán độc lập được, tôi khổ sở lắm vì không tìm được một chân lí nào tuyệt đối, bất di bất dịch trong số bao nhiêu chân lí tôi được biết. Đọc một cuốn sách chống chiến tranh ư? Tôi thành ngay một thanh niên chuộng hòa bình. Rồi đọc một cuốn khác trình bày sự cần thiết của chiến tranh thì chủ trương hòa bình của tôi lung lay liền. Hoặc sau khi tin tưởng rằng con người thời nay phải xông vào mọi vấn đề nóng hổi của thời đại, rồi đọc một cuốn sách về các nhà ẩn sĩ Nga thì tôi lại tin chắc rằng chỉ có cuộc đời trầm tư là đáng sống. Tuổi thanh xuân đòi vấn đề gì cũng phải giải đáp minh bạch. Có hay không, trắng hay đen, thế thôi. Thanh niên chỉ muốn hoặc sùng bái hoặc bài xích. Không muốn những màu phơn phớt, những câu: "Không những vậy... mà còn...". Nghĩa là họ không muốn sống trong sự mâu thuẫn. Sự đòi hỏi của tuổi xuân đó còn lại ít nhiều trong suốt đời ta. Như vậy không những tự nhiên mà còn cần thiết và hữu ích nữa.
  2. Bây giờ chúng ta tự hỏi câu này: loài người phải là một sinh vật cao cả, "vạn vật chí linh" không, hay chỉ là một sinh vật tội nghiệp, yếu đuối, đầy những khuyết điểm? Sao, bạn đáp sao?... Có lẽ bạn sẽ bảo rằng người cũng có nhiều hạng, có người cao cả, có người đê tiện. Nhưng như vậy đâu phải là trả lời tôi. Tôi hỏi bạn loài người cao cả hay đê tiện, đâu có hỏi người này ra sao, người nọ ra sao, tôi hỏi là hỏi loài người kia mà. Và đây tôi xin đáp: loài người vừa cao cả vừa đê tiện. Chúng ta thử tự xét mình, chúng ta có thể có những hành vi anh dũng mà cũng có thể mắc những tội nặng, có thể anh hùng mà cũng có thể đê tiện; có thể cư xử như những vị thánh hoặc như bọn tiêu tư sản hẹp hòi; có thể minh triết mà cũng có thể điên khùng. Nhiều khi chúng ta không tự biết mình ra sao, cho tới một ngày bỗng nhiên có sự phát giác tàn nhẫn và ta mới nhận ra chân diện mục của mình. Vậy để trả lời câu hỏi: con người đáng khen hay đáng khinh, tôi xin đáp ngay: đáng khen mà cũng đáng khinh. Làm sao có thể như vậy được? Có thể vừa lớn vừa nhỏ sao? Vây, đúng vậy! thí dụ: ngọn núi kia cao không? Đối với một con kiến thì nó rất cao, đối với một con chim thì không; nếu ta phải leo nó dưới ánh nắng gay
  3. gắt thì thấy nó cao; nhưng nếu ngồi một cái máy cáp (téléphérique) đưa ta lên tới ngọn thì lại thấy nó thấp. Thuyết tương đối cần cho triết học ngày nay cũng cho vật lí học hiện đại, nó có thể giúp ta tới gần được sự thực. Nhưng về câu hỏi: "Ông sướng hay khổ?". Một người nào đó có thể đáp: tôi có nhiều nỗi lo lắng trong công việc làm ăn, nhưng bù lại, về phía gia đình tôi được nhiều hạnh phúc, rốt cuộc tôi thấy sung sướng. Đi sâu vào mỗi vấn đề thì sẽ thấy vấn đề nào cũng có nhiều cách đáp chứ không phải một cách duy nhất. Chúng ta sẽ phải nhận rằng sự mâu thuẫn - ở trong bản thân ta cũng như ở ngoài - quả là cần thiết mặc dầu làm cho ta khó chịu. Chúng ta thử tưởng tượng một cuộc tranh luận giữa hai nhà bác học. Quan điểm của họ tương phản nhau. Giá họ và tất cả các nhà bác học khác cùng một quan điểm với nhau thì có lẽ tiện đấy, nhưng chính họ bất đồng ý kiến nên khoa học mới tấn bộ được. Vậy tranh luận là để làm gì? Để đưa ra chính đề và phản đề, bắt bẻ những luận cứ của nhau, rồi hai bên mới cùng tiến thêm một bước trên con đường đưa tới chân lí.
  4. Đem áp dụng vào đời tư thì thấy kết quả sẽ đại loại như vầy: tôi cho rằng cần phải có kỉ luật, bình tĩnh, mực thước, nhưng gặp lúc nếu cần thì cũng nên bất chấp tất cả, không giữ mực thước nữa. Chẳng hạn về ái tình. Các đam mê đều cần thiết đấy chứ. Có đam mê mới biết hi sinh, mạo hiểm, liều lĩnh, hăng say, làm việc và sẵn sàng nhận cái chết nữa. Vậy thì mực thước và không mực thước đâu là chân lí? Chân lí ở cả trong hai thái độ đó, tùy hoàn cảnh và tùy tuổi. Có lúc mực thước rồi không mực thước; có lúc vừa mực thước vừa không mực thước. Người ta có thể yêu một cách say đắm mà vẫn giữ khuôn phép được. Cũng như về tôn giáo, có thể tín ngưỡng rồi lại ngờ vực. Cũng như vừa yêu tha nhân vừa ngờ vực họ. Hoặc có thể phụng sự tổ quốc mà chống đối với chính sách khuếch sung binh lực của quốc gia. Cũng vậy, chúng ta có thể lưu tâm tới các vấn đề của thời đại mà không coi đó là trung tâm mọi hoạt động của ta. Chính nhờ tạo ra cái không khí trì nghi, bất quyết đó mà sự mâu thuẫn mới là nguồn gốc của sự tấn bộ. Cho nên chúng ta không nên xét cái gì cũng theo một mặt, do đó chỉ chấp nhận có mỗi một chân lí, thói đó rất thường khi khi ta cư xử với người đồng thời với con cái và cả với ta nữa.
  5. Không thể nào đạt đến chân lí thật sự là chân lí, chân lí duy nhất được. Chúng ta chỉ có thể đạt tới những giá trị đại khái của "những chân lí tương đối" thôi. Nhưng không phải vì nó tương đối mà nó không đúng. Đời sống cực kì phức tạp, muốn nhận định nó cho công bằng th ì không nên giản dị hóa nó một cách thô sơ, mà trái lại phải chấp nhận sự phức tạp của nó. Ngẫm cho cùng sự mâu thuẫn không phải ở trong đời sống cũng không ở trong những biểu hiện của đời sống mà ở trong tinh thần ta, nó không đủ sức chọi với đời sống. Chính trí tuệ của ta tách rời ra những cái vốn có liên hệ mật thiết với nhau, còn giác quan của ta thì thấy được cái hợp nhất, cái toàn thể (...) Chúng ta bắt buộc phải sống trong sự mâu thuẫn, nhưng không nên vì vậy mà thất vọng, vì sống mãnh liệt trọn vẹn đời sống có nghĩa là chỉ biết một phần của chân lí, cái phần mà ta nên biết thôi. Như triết gia Kierkegaard đã nói: "Có thể sống được trong sự mâu thuẫn là tỏ rằng tinh thần mình lành mạnh".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2